Lịch sử - địa lý

Bước Ra Từ Huyền Thoại

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Nguyễn Đức Tố Lưu

Download sách Bước Ra Từ Huyền Thoại ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : LỊCH SỬ – ĐỊA LÝ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng PDF                    Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Cây có cội, nước có nguồn. Một người mồ côi đã bị coi là bất hạnh, huống hồ gì là cả một dân tộc bị “làm cho” thành mồ côi. Mơ hồ về quá khứ dòng giống tổ tiên mình, hàng giờ hàng phút hít thở trong bầu không khí văn hóa tâm linh chính cha ông để lại mà ngỡ mình là cây không rễ, sống nhờ sống bám như thân chùm gửi…

Quá khứ không phải là điều đã qua và qua rồi là hết. Lịch sử một đất nước, một dân tộc như phần rễ cây chìm trong lòng đất, không nhìn thấy nhưng lại quyết định khả năng vươn cao của cây. Rễ có sâu, có to thì thân và cành lá mới xum xuê vững chãi. Nền văn minh chói ngời của cha ông một thời soi đường cho cả Thiên hạ là sức mạnh tinh thần to lớn thúc đẩy con cháu ngày nay xốc tới.

Mặc cảm, tự ti vì thân phận chư hầu xưa, tiểu nhược quốc nay là lực cản hết sức lớn lao nằm ngay trong não bộ người Việt, không dễ gì vượt qua để có thể nhìn xa trông rộng. Thế cho nên cứ mãi loanh quanh kiểu “gà què ăn quẩn cối xay”… Nghèo nàn và dốt nát cứ tác động qua lại mãi khiến đất nước ngày càng lún sâu hơn trong cái vòng xoáy chậm phát triển, ngày càng tụt lại đàng sau trong cuộc Maraton toàn cầu hướng tới tương lai.

Mồ côi đã là điều bất hạnh. Biết mà biết sai về quá khứ dòng giống còn tệ hại hơn bội phần. Sai ngay về cái ta và cái ta có là cái sai hết cỡ. Lộn lạo luôn cả về “ta” và “giặc”. Đến tổ tiên mà còn bị giặc đoạt mất thì “ta” còn cái gì, biết cái gì nữa?

Sách sử chép, Đế Minh cao tổ nòi giống “ta” là cháu 3 đời Viêm Đế Thần Nông… Rõ rành rành như thế nhưng trong tư tưởng “ta” bao lâu nay lại coi “Viêm Hoàng tử tôn”, tức người Trung Hoa, là giặc là thù mãi… Lẫn lộn Hán – Tàu với Trung Hoa, không nhìn thấy Hoa là Việt, Việt cũng là Hoa, chẳng qua là tộc danh ở 2 thời kỳ, thời Hùng Việt Vương – Tuấn Lang và tiếp nối bởi Hùng Hoa Vương – Hải Lang. Ở đây sự cảm nhận sai lầm vì thông tin bị gây nhiễu đã lấn át hoàn toàn lý trí. Sai lâu ngày quá hoá ra đúng sao? Sự thể đến nỗi thế kỷ 15 – 16 có bậc trí giả thu thập ghi chép lại những truyền tụng trong dân gian về điều xảy ra trong quá khứ dân tộc Việt cũng không dám tin là thật. Sự bán tín bán nghi lộ ra ngay trong tên gọi tác phẩm. Lĩnh Nam chích quái, chuyện quái lạ ở cõi trời Nam, và Việt Điện u linh, u linh không là mờ mờ ảo ảo sao?

Cuốn sử Việt đầu tiên là Việt sử lược, tác giả khuyết danh và soạn ở bên Tàu thời Mông Cổ… Kẻ đã 3 lần toan xoá sổ dân tộc Việt mà lại viết sử nước Việt thì có gì đáng tin? Khuyết danh phải chăng vì đấy là cuốn sử viết theo đơn đặt hàng? Người Tàu để nó trong 4 cái kho hàng Tứ khố toàn thư cốt đánh bẫy những ai nghiên cứu tìm hiểu quá khứ người Việt, nước Việt? Muốn tìm điều chân thực mà lại tham khảo đống “hàng gian hàng giả” hỏi thu được cái gì, viết ra cái gì?

Muốn hay không cũng phải thừa nhận Việt sử lược là cái nền của dòng Việt sử chính thống hiện lưu hành. Chính vì thông tin mang trong những trang sử hàn lâm này mà những điều thu thập được trong dân gian trở thành không đáng tin hay không dám tin. Người can đảm lắm cũng phải thốt lên “chích quái”, “u linh”, vì so ra thì thấy khác xa một trời một vực với những điều giới sử quan “bác học” đã viết…

Có thể nói tiến bộ khoa học kỹ thuật vận động nghịch chiều với độ xác tín của dòng sử Việt chính thống hiện nay. Hay nói trắng ra, càng ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào nghiên cứu quá khứ nước Việt, người Việt lại càng tìm thấy nhiều hơn những điều không đúng như sách sử đã viết. Mặt cái trống đồng nói khác, quả chuông, viên gạch nói khác. Từ bộ xương tới cán dao đồng cũng chỉ ra điều khác. Ca dao tục ngữ nói khác, thần tích thần phả càng nói khác… Sự việc này cũng dễ lý giải thôi. Làm gì có sự chân xác trong cái đống hàng gian hàng giả “made in China” mà dựa vào nó để viết sử?

Không theo vết xe cũ mà nhiều người trước đã đi trong việc tìm hiểu quá khứ Việt, nhà nghiên cứu Bách Việt trùng cửu (tên thật Nguyễn Đức Tố Lưu) mở ra hướng khảo cứu mới, tìm thông tin lịch sử Việt trong dân gian như: ngôn từ, ca dao tục ngữ, thần tích thần phả… Dòng sử dân gian này do không hay rất ít ảnh hưởng bởi tư liệu lịch sử Tàu nên chắc chắn là chân thực. Có chăng chỉ là một chút sai lạc do thời gian uốn nắn.

Những khám phá, những điều mới nhận ra bước đầu được tập hợp và trình bày trong tác phẩm Bước ra từ huyền thoại. Quyển sách được gửi đến người đọc như là sự gợi mở để mọi người cùng nhau xem xét, cùng nhau suy ngẫm, hy vọng rằng “một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”…

Quá khứ là quá khứ của chúng ta, tổ tiên là tổ tiên của chúng ta, gia sản cha ông để lại là gia sản của chúng ta. Tác giả khi cho xuất bản cuốn sách chắc hẳn mong được mọi người đón nhận và rồi tác phẩm không còn là của riêng tác giả mà trở thành quyển sách của chúng ta.

Liệu xưa nay nước Việt vẫn là tiểu nhược quốc?

Liệu người Việt xưa nay vẫn là giống lạc hậu?

Bước ra từ huyền thoại sẽ dẫn ta đi tìm câu trả lời để từ đấy giải phóng tư tưởng, dứt điểm hoàn toàn căn bệnh tâm lý “tiểu nhược – lạc hậu”, mở ra một trời mới, đất mới cho mọi người Việt chúng ta.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button