Lịch sử - địa lý

Góc Nhìn Sử Việt: Cần Vương Lê Duy Mật Kháng Trịnh

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Phan Trần Chúc

Download sách Góc Nhìn Sử Việt: Cần Vương Lê Duy Mật Kháng Trịnh ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : LỊCH SỬ – ĐỊA LÝ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lịch sử văn hóa của một dân tộc không phải của riêng cá nhân nào, chính vì vậy, việc bảo tồn, gìn giữ và phát triển lịch sử văn hóa cũng không phải riêng một người nào có thể gánh vác được, nó thuộc về nhận thức chung của toàn xã hội và vai trò của từng nhân tố trong mỗi chặng đường lịch sử. Lịch sử là một khoa học. Lịch sử không phải là việc thống kê sự kiện một cách khô khan rời rạc. Bởi mỗi sự kiện trong tiến trình đó đều có mối liên kết chặt chẽ với nhau bằng sợi dây vô hình xuyên suốt không gian và thời gian tạo nên lịch sử của một dân tộc.

Dân tộc Việt Nam trải hơn một nghìn năm Bắc thuộc, gần trăm năm dưới ách cai trị của thực dân, đế quốc, nhưng con cháu bà Trưng, bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… vẫn kiên trì bền chí, tin tưởng ở quá khứ hào hùng, không ngừng tranh đấu hướng tới tương lai rộng mở vì độc lập tự do của đất nước.

Một dân tộc, một quốc gia muốn trường tồn và phát triển, ngoài việc đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật, điều quan trọng hơn nữa là phải có một nền tảng giáo dục vững chắc. Trong đó, giáo dục về lịch sử và lòng tự hào dân tộc là cần thiết để ghi khắc trong tâm trí các thế hệ, đặc biệt là tầng lớp thanh niên, ý thức về nguồn gốc dân tộc, truyền thống văn hóa và nội lực quốc gia, đồng thời giúp định hình góc nhìn thấu đáo về vai trò của từng giai đoạn, triều đại và nhân vật – dù gây tranh cãi – tạo nên lịch sử đó.

Chính vì những giá trị to lớn đó, vấn đề học tập, tìm hiểu lịch sử nước nhà hiện đang là mối quan tâm hàng đầu của Nhà nước và toàn xã hội. Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Quỹ Phát triển Sử học Việt Nam, Tạp chí Xưa và Nay… và rất nhiều những tổ chức khác đã và đang kiên trì con đường thúc đẩy sự phát triển của nền khoa học lịch sử quốc gia, phổ biến tri thức lịch sử, góp phần giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc tới toàn xã hội.

Đồng hành với mối quan tâm của toàn xã hội, Công ty Cổ phần Sách Alpha – một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất bản, với tôn chỉ “Tri thức là sức mạnh” – đặc biệt quan tâm tới việc góp phần nâng cao hiểu biết của người dân về truyền thống văn hóa lịch sử đất nước.

Theo nhiều kết quả khảo sát, đánh giá nhu cầu của bạn đọc cho thấy, “lỗ hổng lịch sử” ở không ít người trẻ hiện nay hoàn toàn có thể bù lấp một phần dựa trên nhiều nguồn tư liệu, công trình nghiên cứu, sách cổ sách quý hiện đang được các Viện nghiên cứu, các tổ chức, cá nhân lưu giữ. Để chung tay tái hiện một cách rõ nét những mảnh ghép lịch sử dân tộc, Công ty Cổ phần Sách Alpha đã triển khai dự án xuất bản mang tên Góc nhìn sử Việt với mục đích xuất bản lại và xuất bản mới một cách có hệ thống các công trình, tư liệu, sách nghiên cứu, sách văn học có giá trị… về lịch sử, bước đầu hình thành nên Tủ sách Alpha Di sản.

Một buổi chiều về mùa đông năm Đinh Tỵ. Luồng gió bấc đưa lại những giọt mưa nhỏ xíu, nhưng mau hạt, như hàng ức triệu mũi tên cùng gieo xuống mặt nước Tây Hồ.

Chùa Trấn Quốc, một thắng cảnh vào bậc nhất, nhì ở Thăng Long bị bao phủ trong tà áo hoàng hôn, chỉ còn lờ mờ như một hòn đảo nổi trên làn nước bạc.

Hồi chuông thu không vừa dứt tiếng, sư Trí Thông, vị sư trụ trì chùa này, cũng vừa cắm xong một tuần hương vào tất cả các ban thờ, ung dung khép cánh cửa chùa lại mà lui xuống tăng xá.

Trong chùa: im lặng. Cái im lặng nặng nề vì khí ẩm ướt của nước hồ và nước mưa, thỉnh thoảng mới bị khua động, vì tiếng xào xạc của mấy con chim sẻ không chịu nổi giá lạnh, ẩn ở nóc chùa.

Trên bệ gạch, Đức Phật Như Lai cũng như các vị Bồ Tát hình như đều ưng thuận cái vị trí mà mấy bác thợ ngõa1 đã định cho mình nên vẫn lẳng lặng giương đôi mắt gỗ nhìn những luồng khói hương quằn quại bốc lên mái nhà.

Duy có pho tượng Ngọc Hoàng khác hẳn.

Sau đôi mắt thủy tinh của đức Thượng đế vẫn có một đôi lòng đen liếc đi liếc lại, làm cho mỗi bên mắt pho tượng này có tới hai con ngươi như mắt Tấn Văn Công đời Xuân Thu, nhưng chỉ có một con ngươi chuyển động, còn con ngươi thứ hai thì vẫn đứng liệt trên miếng thủy tinh. Đôi con mắt này chú ý vào tất cả những cử động của sư Trí Thông và hình như cũng chẳng muốn cho sự già có mặt lâu ở trong chùa nên khi cánh cửa vừa khép hẳn thì, Ngọc Hoàng Thượng đế liền biểu lộ sự nóng ruột bằng một hơi thở mạnh, làm rung động cả những tua vải ngũ sắc đính vào chung quanh cỗ mũ bình thiên mà nhiều chỗ nước thiếp vàng đã tróc hẳn, để lộ ra màu vàng xạm của chất gỗ.

Nhưng pho tượng chỉ được hưởng sự phóng khoáng đó trong khoảnh khắc vì toàn thân tượng thốt lại trấn định như cũ, trừ đôi con mắt là phần vẫn giữ được cái sinh khí nồng nàn.

Phía ngoài, tiếp với những tiếng giày giòn giã nện xuống thềm gạch, cánh cửa chùa bỗng lại mở rộng. Một người ăn mặc rất giản dị bước vào. Người này vừa qua khỏi ngưỡng cửa được hai bước thì từ phía sau, đã ló ra chiếc đầu nhẵn thín của sư cụ Trí Thông. Nhà sư từ dưới tăng xá nghe tiếng giày, hớt hải chạy lên. Khi khách quay lại, Trí Thông cố kìm hơi thở, chắp tay vái chào:

– Xin tướng công đại xá cho nhà chùa đã không sớm biết để ra nghinh tiếp.

– Sư cụ bất tất phải giữ lễ quá. Lúc này chúng ta còn có thời giờ đâu nữa mà để ý vào những lối thù tạc dung thường.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button