Lịch sử - địa lý

Bóng Nước Hồ Gươm Tập 2

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Chu Thiên

Download sách Góc Nhìn Lịch Sử Bóng Nước Hồ Gươm Tập 2 ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : LỊCH SỬ – ĐỊA LÝ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                 Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng PDF                    Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Buổi sáng đầu xuân quang đẹp. Mặt trời lên cao tỏa ánh nắng vàng tươi ấm dịu làm tưng bừng hẳn bầu không khí sớm mai. Gió hiu hiu nhẹ nhàng từ bên phía Bát Tràng thổi lướt qua sông Cái vào ven đê rung rinh phe phẩy những bụi cây, cành lá bên đường. Những con chim nhỏ bay liệng tắm nắng và lách chách, ríu rít nhảy chuyền qua từng cành, từng bụi cây. Và mải mê với nắng và mồi, chúng rất dạn người, thường đưa mắt ranh mãnh nhìn khách qua đường. Nhưng khách đi đường phần nhiều ở dưới thuyền mới lên bộ, đều vội vã đi ngay, không ai để ý gì đến cảnh vật chung quanh, nên cũng chẳng ai vạ gì hoài hơi đi khua quấy đàn chim nhỏ đang nô giỡn hát vui với ánh mặt trời. Chỉ có người, áng chừng một văn nhân mơ mộng cũng đi từ dưới bãi lên đê, nhưng hễ thấy con chim nào bất kể là chim sẻ hay chim vành khuyên, chào mào hay sáo, con nào cũng tỏ ra bạo dạn, cứ giương mắt ra nhìn có vẻ chế giễu, là ông ta xô đến đuổi ngay làm cho những con chim ấy cuống cuồng bay đi, vừa bay vừa hót như có ý nguyền rủa.

− Chết! Chết tiệt!

Nghe hay hay, người khách bật cười tự nhủ:

− Mày rủa ông chết à? Đầu năm xuân mới mà mày độc địa thế à? Rồi mải đuổi theo ý nghĩ đang nung nấu trong lòng: “Chúng mày sống vui vẻ nhởn nhơ, dễ ông không được sống vui vẻ nhởn nhơ à? Vô lý! Ai cũng có quyền tìm được cách sống sung sướng, chúng mày không được nguyền rủa ông chết! Chúng mày sẽ phải chết trước! Nghe không?”.

Khoái chí vì những ý nghĩ ngộ nghĩnh ấy, ông vừa đi vừa nhặt những hòn đất rắn, gạch vụn ở đường, vừa ném đuổi những con chim nhảy nhót trên cành hay ở vệ đường làm cho những người qua lại cũng phải phì cười về cái tính lẩn thẩn ấy. Nhưng không phải ông lẩn thẩn đâu. Ông nghĩ thế thật, và ông cứ nhẩn nha như thế đi lên phía Đồn Thủy, định nhân buổi trời xuân trong đẹp này, (vả lại là buổi rỗi rãi không ai biết đến mình) để xem quang cảnh nơi nhượng địa kia thế nào? Mười lần tai nghe không bằng một lần mắt thấy, ta thử đi qua một lượt mục kích xem sao! Dòng suy nghĩ đi xa, ông không ném chim nữa, và cũng đã đến nơi rồi: kìa dưới sông, trên làn nước đỏ sẫm gạch cua chảy xiết, hơn chục cái thuyền ván, cột buồm sừng sững, trên ngọn mỗi cột một lá cờ ba sắc trắng, đỏ, xanh thẫm phần phật bay theo chiều gió, như cố nhoai cho thành một hàng dài. Bên ngoài dãy thuyền là ba cái tàu lớn hai tầng sơn trắng, ống khói tròn như cái cót lúa ở giữa nóc tàu đang từ từ bốc lên một làn khói mỏng. Ở phía mũi tàu quay ra giữa sông một lá cờ ba sắc lớn hơn một cái chiếu đang phất phơ trước gió, trông có vẻ như cờ lệnh của viên tướng chỉ huy, chỉ huy cả đoàn thuyền. Các thuyền đều im lặng tắm trong nắng sớm. Riêng trên những tàu là náo nhiệt những binh lính đi lại, lên xuống, xì xồ và hát nghêu ngao như bò rống. Tiếng hát vọng lên đến trên bờ, thì ở trên này cũng có tiếng xì xồ hát đáp lại cũng như bò rống, hổ gầm, ông khách bật lên tiếng cười chế nhạo, tự nghĩ:

− Thế mà cũng hát với hỏng.

Nhưng ông ngừng ngay vì chợt trông thấy ở trên bãi, bên trong hàng rào tre, rào cánh sẻ có tiếng hô nhịp “ắc đê,… ắc đê”1 và nhìn thấy từng hàng đội binh lính bước đi đều đặn. Nhìn theo đoàn người nhịp nhàng tiến bước, ông đưa mắt nhìn bao quát cả cái khu nhượng địa mới xây dựng này. Ồ! Cái nơi đất bãi bồi ngoài bến Tây Luông mà mấy năm trước mình đã qua đây chỉ thấy cát và bùn, thì bây giờ đã thành một khu dinh cơ bát ngát và nguy nga: một nhà gạch hai tầng ở giữa cao vượt lên trên hàng cây, từng ô cửa chữ nhật sơn xanh đóng khung lên những bức tường vàng, chung quanh là những dãy nhà ngang dọc, cũng mái ngói tường gạch, cửa xanh trên nền tường vàng… Và bên ngoài nữa, gần sát với đê La Thành, bức tường thấp bên trên cắm rào sắt và rào gỗ cũng sơn xanh, trông thẳng tắp. Tất cả cái khung cảnh xinh xắn, diêm dúa, mới mẻ ấy nối tiếp ngay với đoàn tàu thuyền kia nổi bật lên thành một khu cảnh trí riêng biệt, như một thế giới khác ở bên sông Hồng, sát nách cái thành trì cổ lỗ. Thì ra người Tây họ văn minh hơn mình thật, họ gọn gàng, ngăn nắp, và nhất là cũng đất ấy lại là khu đất ngoài bờ sông dễ lở, cũng những vật liệu ấy, mà họ khéo xây đắp lên một nơi như tiểu thần tiên vậy, không đồ sộ lộng lẫy, nhưng mà đẹp, đẹp hơn cả dinh quan Tổng đốc trong thành. Họ giỏi hơn mình thật, đi đến đâu là họ lập thành cơ ngũ vững vàng hẳn hoi! Ô kìa! Mà sao đến buôn bán mà lại chả thấy hàng hóa gì mấy, mà lại toàn là binh lính và súng ống tập tành thế này? Ông khách gật gù tự đáp, tự cho như là một sự khám phá mới lạ:

− Binh dĩ vệ thương, thương dĩ dưỡng binh2.

Đúng rồi! Phải có sức mạnh mới buôn bán được! Làm gì cũng vậy, cũng cần phải có sức mạnh, có quyền, có thế! Mà đây họ lập cơ ngơi cố thổ thế này, lại tập tành rèn luyện thế kia là họ định tạo đủ sức mạnh ở mãi đây đây!


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button