ListTheo chủ đề

Những cuốn sách viết về áo dài truyền thống Việt Nam nên đọc

Mỗi dân tộc đều có những trang phục truyền thống riêng biệt, dân tộc Việt Nam cũng vậy và hình ảnh gắn liền với người con gái Việt Nam hiền dịu đó chính là chiếc áo dài. Điểm đặc biệt của trang phục này là sự đơn giản nhưng tinh tế, là cái hồn của cả một dân tộc với nền văn hóa ngàn năm lịch sử sẽ được miêu tả đầy đủ nhất trong những tập sách viết về áo dài đặc sắc dưới đây.

Áo Dài Việt Nam Truyền Thống, Đời Thường, Cách Điệu – Việt Hùng

Xem giá bán
Áo Dài Việt Nam Truyền Thống – Đời Thường – Cách Điệu giới thiệu đến bạn đọc những mẫu áo dài của nhà thiết kế Việt Hùng – nhà thiết kế chuyên nghiệp hàng đầu của Việt Nam. Việt Hùng, tác giả của cuốn sách viết về áo dài, đã phù phép và biến tấu đưa áo dài Việt Nam thăng hoa từ đời thường sang cách điệu rồi trở về truyền thống với những mẫu mã đa dạng, độc đáo.

Nét Cũ Duyên Xưa – Bùi Quang Thắng

Xem giá bán
Trang phục dân gian của người Việt ‒ đặc biệt là trang phục phụ nữ vẫn còn gìn giữ được tương đối nhiều những nét đặc sắc, thậm chí có cả những tập tục đã xuất hiện từ thời Đông Sơn cách đây mấy ngàn năm. Song song với việc lưu truyền phong tục cũ, người dân Việt Nam tự ngàn đời cũng vẫn bền bỉ thẩm thấu những tinh hoa văn hóa bốn phương, rồi chuyển biến chúng thành những nét đặc sắc của mình. Không cầu kỳ như những vàng son nhung gấm, mão miện hài hia của vua chúa và giới chức quan lại, nhưng những chiếc nón lá, nón cụ quai tơ, nón thúng quai thao, yếm đào, khăn vấn, áo tứ thân, áo dài, guốc sơn, guốc tre… những thứ y phục quá đỗi bình dị của tầng lớp thường dân vẫn luôn là nơi nâng niu những nét duyên thuần Việt nhất, nơi lưu giữ những hình ảnh đặc thù cho bản sắc văn hóa trang phục Việt.

Cuốn sách nhỏ này được viết ra bằng niềm yêu văn hóa dân gian nói chung, trang phục dân gian nói riêng, với ước vọng làm sáng rõ thêm những nét đẹp thuần Việt trong trang phục dân gian của phụ nữ, cũng như cung cấp cho bạn đọc những câu chuyện xác thực và lý thú về lai lịch của những thứ y phục tưởng chừng đã quá đỗi quen thuộc như nón thúng, áo dài, hay những bước thăng trầm trong câu chuyện tóc dài – tóc ngắn của người Việt. Những mong văn hóa dân gian, trong đó có trang phục dân gian, sẽ mãi là nét son tô đậm thêm và tô đẹp hơn hình ảnh Việt Nam trên tấm bản đồ văn hóa nhân loại.

Áo Bay Khép Mở Nhiều Tâm Sự – Nhiều tác giả

Xem giá bán
Theo bước chân trường tồn của đôi bờ sông Hương, mái chùa Thiên Mụ, tà áo dài Huế cùng chiếc nón bài thơ đã trở thành một biểu tượng đẹp của xứ mộng mơ. Những tà áo tím bên dòng Hương Giang hay những tà áo trắng của nữ sinh Đồng Khánh qua bến đò Thừa Phủ, qua cầu Trường Tiền… tím buồn và trắng vui, khép mở bao niềm tâm sự. Áo dài Huế gần gũi không chỉ với nữ sinh Đồng Khánh hay phụ nữ khuê các mà còn rất mặn mà với giới bình dân mua gánh bán bưng. Trong tấm áo dài bạc màu vì một nắng hai sương, nối tay, nối vạt vì thiếu vải hay may bằng nhung điều quyền quý, người phụ nữ vẫn phảng phất nét đoan trang, dịu dàng đến e ấp, nhẹ như tà áo bay bay trong gió thời gian..

Ngàn Năm Áo Mũ – Trần Quang Đức

Xem giá bán
Ngàn năm áo mũ là một nghiên cứu công phu và đầy tham vọng của Trần Quang Đức: dựng lại bức tranh trang phục Việt Nam trong cung đình và ngoài dân gian trong khoảng một nghìn năm từ thời Lý đến thời Nguyễn (1009-1945). Trang phục cung đình luôn được quy định nghiêm ngặt và có nhiều đổi thay qua các triều đại. Ngàn năm áo mũ lý giải nguyên do và phân tích mức độ mô phỏng trang phục Trung Hoa trong quy chế trang phục của các triều đại Việt Nam, mô tả chi tiết, tỉ mỉ nhiều dạng trang phục như bộ Tế phục Cổn Miện uy nghi của các vị hoàng đế, các bộ Triều phục, Thường phục Lương quan, Củng Thần, Ô Sa, Bổ phục trang trọng của bá quan, hay Lễ phục Vĩ Địch, Phượng quan lộng lẫy của hoàng hậu v.v.. Trong khi đó trang phục dân gian không biến động nhiều, phổ biến là kiểu áo giao lĩnh, tứ thân, hay lối ăn mặc cởi trần đóng khố của đàn ông và yếm, váy giản tiện của đàn bà tồn tại qua hàng trăm năm lịch sử. Sự kiện vua Minh Mạng cấm “quần không đáy” là một biến cố lớn lao, để rồi chiếc áo dài năm thân đi vào đời sống dân gian và bây giờ trở thành trang phục quan trọng bậc nhất của người Việt.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button