Chứng khoán

Chiến Lược Đầu Tư Chứng Khoán

chien luoc dau tu chung khoan sach ebook1.THÔNG TIN SÁCH/EBOOK CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

Tác giả : David Brown – Kassandra Bentley

Download sách Chiến Lược Đầu Tư Chứng Khoán full ebook PDF/PRC/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH CHỨNG KHOÁN

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

” Cuốn sách nói nên sự rủi do cũng như biến động cổ phiếu theo xu thế thị trường , đòi hỏi nhà đầu tư cần phải có cái nhìn chiến lược về thị trường chứng khoán , mình cho rằng đây là cuốn sách rất hữu ích dạy cách chơi chiến lược để tránh thô lỗ cũng như rủi do ở mức thấp nhất , cách viết hơi khô khan đòi hỏi sự tập trung để hiểu hết những từ ngữ thuật ngữ trong nghành chứng khoán . cuốn sách cũng cho mình rất nhiều kinh nghiệm trong phong cách đầu tư , cuốn sách này rất bổ ích ! “

” Đây có thể coi là quyển cẩm nang cho các nhà đầu tư chứng khoán khi giới thiệu rất chi tiết các chiến lược và phong cách đầu tư chứng khoán. Quyển sách sẽ mang lại cho các nhà đầu tư cái nhìn bao quát về lĩnh vực đầu tư chứng khoán, giúp các nhà đầu tư xây dựng nên những cột mốc để định vị hướng đi của mình trong một thị trường được đánh giá là rủi ro nhất nhưng cũng hâp dẫn nhất – thị trường chứng khoán.Điều đáng tiếc duy nhất ở quyển sách này chính là ở khâu biên tập và biên dịch. Dù là quyển tái bản, nhưng một số thuật ngữ chưa được sử dụng chính xác, nhiều lỗi chính tả, đánh máy gây ức chế cho người đọc. Mong rằng Alphaboooks sẽ chau chuốt hơn trong các sản phẩm của mình. ”

” Quyển sách là cẩm nang quý giá mà bất kỳ một nhà đầu tư (mới) nào cần có, từ đó có thể tìm tòi, học hỏi thêm nhiều kiến thức liên quan đến lĩnh vực chứng khoán để có thể vận hành trơn tru hơn những phương pháp phù hợp với bản thân mỗi người. Riêng tôi cảm nhận được sức mạnh nội tâm từ quyển sách mang lại, cho dù hiện tại tôi vẫn chưa vận hành thuần thục những nội dung mà tác giả truyền tải, nhưng ít nhất quyển sách cũng giúp tôi đinh hình được phong cách của mình, tự tin và vận dụng nó. ”

Vài đoạn trích trong sách :

Trước khi nói về các chiến lược đầu tư, chúng ta cần thảo luận về nguyên nhân và cách thức biến động của giá cổ phiếu.

Ai cũng biết, trong một chừng mực nào đó, giá cổ phiếu có liên quan đến doanh thu. Nhưng thực tế, giá cổ phiếu tăng hay giảm lại phụ thuộc vào sự thay đổi nhận thức của thị trường về lợi nhuận của cổ phiếu trong tương lai và mức độ tin tưởng vào khả năng đạt được doanh thu đó của các nhà đầu tư. Nếu biến động giá cổ phiếu chỉ phụ thuộc vào việc một công ty có đáp ứng được các mục tiêu doanh thu hay không thì giá cổ phiếu của một công ty không đạt được mục tiêu doanh thu trên một cổ phiếu (EPS) dù chỉ là một xu sẽ giảm mạnh theo cùng một tỷ lệ. Ví dụ, nếu công ty A dự đoán kiếm được 12 xu trong quý hai (mức dự đoán theo thỏa thuận) nhưng chỉ đạt được 11 xu, thấp hơn 8% so với dự đoán. Như vậy, giá cổ phiếu của công ty cũng sẽ giảm xấp xỉ với tỷ lệ phần trăm như vậy. Nhưng thực tế lại thường khác hẳn.

Khi doanh thu của một công ty thấp hơn dự đoán 1 xu, giá cổ phiếu của công ty đó sẽ giảm 30, 40 hay thậm chí 50% hoặc hơn nữa. Tại sao vậy? Bởi vì doanh thu giảm xuống là điềm báo chẳng lành cho những gì sắp diễn ra trong thời gian tới (chẳng hạn, công ty không đạt được mức tăng trưởng doanh thu mục tiêu). Nói cách khác, các nhà đầu tư lo sợ tỷ lệ tăng trưởng kỳ vọng 20% của công ty trong vài năm tới sẽ chỉ còn là 10 hay 15%. Nhận thức này tuy không hợp lý nhưng vẫn làm giảm niềm tin của các nhà đầu tư vào tiềm năng doanh thu trong tương lai của công ty, do đó, dẫn tới sự sụt giảm nghiêm trọng của giá cổ phiếu.

Bạn có thể cho rằng mức sụt giảm 30, 40 hay 50% giá cổ phiếu mỗi quý là cái giá quá đắt và không công bằng đối với một công ty chỉ thiếu 1 xu trong kế hoạch, nhưng nó có ảnh hưởng đến sự thay đổi mức tăng trưởng kỳ vọng trong tương lai. Nếu bạn xem lại biểu đồ I.1 trong Phần giới thiệu, bạn sẽ thấy khoản đầu tư 10.000 đô la sẽ tăng trưởng tương ứng với từng tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận khác nhau. Với tỷ lệ tăng lợi nhuận 20%, khoản đầu tư của bạn sẽ tăng 16 lần trong hơn một năm, gấp bốn lần so với mức tăng lợi nhuận 10%. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ tăng trưởng của công ty đang giảm từ 20% xuống 10%, tức là giảm một nửa, thì không có nghĩa là giá cổ phiếu của công ty sẽ giảm 50% hoặc nhiều hơn.

Như bạn thấy, doanh thu hiện tại là nhân tố dễ nhận biết nhất khi định giá cổ phiếu trên thị trường. Vỏ bọc cấu trúc dễ đổ vỡ này là nhận thức của thị trường về các khoản doanh thu trong tương lai và niềm tin đạt được chúng của các nhà đầu tư.

Nhận thức của thị trường bị tác động bởi rất nhiều yếu tố. Một bản báo cáo nghiên cứu tuyệt vời với các khoản doanh thu cao có thể khiến thị trường bất ngờ và chú ý đến công ty đó. Điều tương tự cũng diễn ra khi một công ty tung ra sản phẩm mới hay có sự tham gia của đội ngũ quản lý mới, năng động và tháo vát. Các yếu tố này đều được coi là động lực tăng doanh thu trong tương lai. Mối quan hệ này được thể hiện trong tỷ số giá trên thu nhập (P/E). P/E được tính bằng cách chia giá cổ phiếu của công ty cho thu nhập tính trên mỗi cổ phiếu (EPS) trong năm trước đó. Trên thực tế, P/E là mức thị trường đồng ý trả cho doanh thu tương lai của công ty và phụ thuộc vào nhận thức của thị trường về những khoản doanh thu đó. Đây chính là lý do tại sao chúng ta cần xem xét sự chênh lệch lớn giữa tỷ số P/E của các loại cổ phiếu.

Hãy xem xét ví dụ về Công ty Phần mềm Advent và Công ty Morgan Stanley. Theo dự đoán, lợi nhuận thu về khi mua cổ phiếu Advent trong năm tài khóa 2001 là khoảng 0,9 đô la. Cũng trong năm đó, lợi nhuận dự đoán của Morgan Stanley là 3,88 đô la. Tháng 8/2001, khi chúng tôi viết chương này, tỷ số P/E của Advent là 51, dựa trên lợi nhuận dự kiến và giá cổ phiếu là khoảng 46 đô la/cổ phiếu. Còn Morgan Stanley có tỷ số P/E bằng 13, dựa trên lợi nhuận dự kiến và giá cổ phiếu khoảng 50 đô la/cổ phiếu. Các con số này cho thấy, thị trường sẵn sàng trả giá cao gấp 51 lần lợi nhuận cho Advent nhưng chỉ cao gấp 13 lần lợi nhuận cho Morgan Stanley. Tại sao lại như vậy? Tại sao các nhà đầu tư lại trả giá cho loại cổ phiếu chỉ có lợi nhuận là 90 xu cao gần bằng cổ phiếu đem lại lợi nhuận xấp xỉ 4 đô la? Đó chính là do nhận thức của thị trường về doanh thu của Advent trong tương lai!

Thị trường nhận thấy tỷ lệ tăng doanh thu tương lai của Advent sẽ cao hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình hiện nay. Trên thực tế, tăng trưởng doanh thu của Advent trong năm 2002 đạt gần 40%, tăng trung bình 33%/năm trong ít nhất là năm năm. Ngược lại, kỳ vọng tăng trưởng đối với cổ phiếu của Morgan Stanley lại thấp hơn nhiều. Tỷ lệ tăng trưởng EPS trong năm năm trước (1995 – 2000) của công ty là 14%, nhưng người ta dự đoán tỷ lệ này chỉ còn 5% trong hai năm tới. Thực tế, dự báo doanh thu năm 2001 sẽ giảm khoảng 20% so với năm trước.

Tuy nhiên, nhận thức luôn thay đổi. Nhận thức của thị trường về tương lai một công ty có thể thay đổi nhanh chóng và tác động mạnh đến giá cổ phiếu. Ví dụ trên về hai công ty Advent và Morgan Stanley là ở thời điểm tháng 8/2001. Vào thời điểm bản thảo của chúng tôi được chuyển cho nhà xuất bản, tháng 11/2001, Advent tuyên bố lợi nhuận thu được trên một cổ phiếu trong quý ba là 14 đô la, trong khi đó dự đoán ban đầu là 21 đô la. Như bạn có thể thấy trong biểu đồ I.1, trước tuyên bố doanh thu quý ba của Advent, phản ứng của thị trường gần giống như khi xuất hiện tin đồn doanh thu ngừng tăng trưởng trên thị trường phố Wall. Cho dù Advent đổ lỗi cho sự kiện ngày 11/9, nhưng giá cổ phiếu đã liên tục giảm từ giữa tháng 7 và rơi vào đợt giảm giá mạnh trong tuần đầu tiên của tháng 9. Sau ngày 11/9, giá cổ phiếu còn giảm mạnh hơn nữa.


 

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button