ListTheo chủ đề

7 sách hay về an toàn thực phẩm vô cùng thiết yếu cho mọi bạn đọc

An toàn thực phẩm là một khía cạnh quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và hạnh phúc của chúng ta. Với sự phong phú của thông tin có sẵn, việc tìm kiếm các nguồn thông tin và đáng tin cậy về chủ đề này có thể là quá sức. Đó là lý do tại sao chúng tôi đã tuyển chọn một danh sách 7 cuốn sách đặc biệt về an toàn thực phẩm mà mọi cá nhân, từ đầu bếp tại nhà đến các chuyên gia trong ngành công nghiệp thực phẩm, nên đọc. 

Ăn Để Sướng Hay Ăn Để Sợ

Ăn Để Sướng Hay Ăn Để Sợ (Tập 1)

Nhằm giải quyết những mối băn khoăn, lo lắng của mọi người trong việc lựa chọn thực phẩm sạch, ăn thông minh để bảo vệ sức khỏe. Tác giả Vũ Thế Thành đã tập hợp những bài viết, quan điểm dựa trên các luận chứng khoa học về an toàn thực phẩm. Giúp người đọc tự trả lời những câu hỏi thường thức về an toàn vệ sinh thực phẩm đang bị mạng lưới truyền thông dẫn dắt gây hoang mang như:

  • Dùng lò vi sóng gây ung thư?
  • Có siêu phẩm ngừa ung thư hay không?
  • Nước nắm truyền thông và công nghiệp, khác nhau chỗ nào?
  • Ăn nhiều đậu nành gây sạn thận?

Người Nội Trợ Thời @

Người Nội Trợ Thời @

…. Thực phẩm bẩn hiện đang tràn lan trên thị trường, xuất hiện nhan nhản xung quanh cuộc sống của chúng ta. Tác hại mà nó gây ra khôn lường, đó có thể là các triệu chứng cấp tính hoặc bán cấp tính, nhiễm độc, rối loạn chức năng mà không rõ nguyên nhân…

“Người nội trợ thời @” mách bạn cách chế biến an toàn vệ sinh thực phẩm để có những bữa ăn sạch, đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình. Hãy làm người nội trợ thông minh, hạn chế tốt nhất có thể sự tấn công của những thực phẩm gây hại.

Ăn Uống Thông Minh

Ăn Uống Thông Minh

Khi mức sống ngày càng được cải thiện thì cách ăn uống của người dân cũng có nhiều thay đổi. Nhịp sống hiện đại khiến chúng ta luôn bị áp lực thời gian đè nặng, vì vậy cứ quơ quào cái gì đó “nhanh và tiện” (thường là kém lành mạnh nhất) để “qua cơn đói lòng”; nhưng rồi một thời gian sau ta lại cảm thấy hối tiếc bởi vì những gì ta đã ăn hiện đang làm tổn hại đến sức khỏe của mình.

Bên cạnh đó, để thỏa cái ăn, một trong “tứ khoái” của con người, mà biết bao người đã biến thức ăn, vốn dĩ chỉ để cung cấp năng lượng và dưỡng chất, trở thành “độc tố”. Dinh dưỡng đầy đủ là yếu tố căn bản cho một sức khỏe tốt. Thiếu ăn dẫn tới suy dinh dưỡng và một số bệnh tật; song, ăn uống vô độ cũng góp phần không nhỏ trong việc sinh ra những bệnh “quý tộc”, như tim mạch, Quả không sai khi cho rằng “họa từ miệng ra, bệnh từ miệng vào”.

Thời kỳ cơ cực, lúc con người chỉ dám cầu được “ăn no”, đã qua lâu. Chúng ta cũng có đến hai thập kỷ được thỏa lòng “ăn ngon”, “ăn cho đã thèm”, nhưng bệnh tật theo đó cũng gia tăng. Nay, chúng ta đang hướng tới mục tiêu “ăn thông minh” – ăn ngon, ăn đúng, ăn đủ, ăn sạch và ăn tiết kiệm.Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 1947), “sức khỏe là tình trạng hoàn hảo về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không phải chỉ là không có bệnh tật”.

Như vậy, mục tiêu khỏe mạnh thật sự không thể tách rời khỏi mục tiêu ăn uống thông minh:

  • Ăn ngon – bên cạnh kỹ thuật chế biến còn phải thấm đượm cả “gia vị” tình cảm của người nấu
  • Ăn đúng – ăn cân đối các nhóm thực phẩm
  • Ăn đủ – ăn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm chính
  • Ăn sạch – lựa chọn thực phẩm an toàn, và ăn “xanh” để bảo vệ môi trường
  • Ăn tiết kiệm – ăn đủ nhu cầu dinh dưỡng, vừa thể hiện thái độ trân trọng đối với thiên nhiên, vừa chia sẻ với người khốn khó, và phòng tránh được tình trạng thừa cân – béo phì.

Ăn Thông Minh là cuốn sách cô đọng, súc tích, trình bày sinh động vô số thông tin hữu ích giúp việc ăn uống trở thành phương tiện hữu hiệu nhất để có một cơ thể khỏe mạnh. Cuốn sách chứa đựng những nguyên tắc vàng giúp người đọc hiểu được việc ăn uống đúng và đủ cùng với chế độ ăn uống lành mạnh sẽ cải thiện đáng kể sức khỏe như thế nào.

Ẩm Thực – Con Dao Hai Lưỡi (Tập 1): Lời Đồn Thổi, Hãy Bỏ Ngoài Tai

Ẩm Thực – Con Dao Hai Lưỡi (Tập 1): Lời Đồn Thổi, Hãy Bỏ Ngoài Tai

Chắc hẳn bạn đã không ít lần đứng tần ngần trong siêu thị và tự hỏi: Thực phẩm nào mới là bổ dưỡng thực sự? Thực phẩm nào có hại cho sức khỏe? Biết phải chọn thực phẩm nào đây? Các vấn đề an toàn thực phẩm đó không chỉ là nỗi lo lắng của riêng bạn mà còn là của rất nhiều người tiêu dùng khác.

Bộ sách gồm 8 cuốn cho mỗi chủ đề khác nhau nhằm giúp các bạn phần nào gạt bỏ những băn khoăn, thắc mắc về các loại thực phẩm. Sách cung cấp thông tin cơ bản về độ an toàn, thành phần dinh dưỡng và công dụng của thực phẩm. Hãy ứng dụng những kiến thức hữu ích về ẩm thực để lựa chọn những thực đơn thông minh cho gia đình bạn!

Nấu Ăn Thông Minh – Tập 2 : Đừng Để Thực Phẩm Trở Thành Mối Nguy Hại

Nấu Ăn Thông Minh – Tập 2 : Đừng Để Thực Phẩm Trở Thành Mối Nguy Hại

Hiểu biết về thực phẩm ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt khi đời sống hiện nay tồn tại nhiều mối nguy đáng lo ngại từ thực phẩm nhiễm bẩn đến các thông tin “vàng thau lẫn lộn” lan tràn. Bộ sách Nấu ăn thông minh ra đời nhằm chia sẻ đến bạn đọc những kiến thức nền tảng về thực phẩm, lý giải cho những phản ứng xảy ra trong quá trình chế biến cũng như cách thức bảo quản thức ăn. Nắm được những nguyên tắc cơ bản cũng chính là bạn đã nắm trong tay bí quyết để làm chủ thực phẩm.

Bộ sách gồm hai tập, tập 1 – Chúng ta ăn gì mỗi ngày? và tập 2 – Đừng để thực phẩm trở thành mối nguy hại. Tập 1 – Chúng ta ăn gì mỗi ngày? sẽ mang đến cho bạn đọc những hiểu biết khái quát về các thành phần cơ bản trong thực phẩm bao gồm nước, protein, carbohydrate, chất béo và vitamin; cũng như thế giới các loại thực phẩm bạn thường dùng hằng ngày như thịt, cá, trứng, sữa, từ những lợi ích, mối nguy đến cách chế biến phù hợp.

Kiến thức chỉ có giá trị thông qua thực hành. Trong tập 2 – Đừng để thực phẩm trở thành mối nguy hại, tác giả sẽ giới thiệu cho bạn các kỹ thuật chế biến cụ thể như luộc, hấp, chiên, nướng, kèm theo những chia sẻ về bí quyết để rau luộc giữ được màu xanh non mời gọi hay cách để có đĩa thịt nướng hấp dẫn và không bị khô … Cuốn sách còn hướng dẫn những mẹo dùng gia vị hợp lý và cách dùng tủ lạnh hiệu quả giúp giả thiểu chi phí mà vẫn đảm bảo an toàn vệ sinh.

Những kiến thức được trình bày trong sách theo hình thức hỏi – đáp, gần gũi và hữu ích với những ai mong muốn mang đến bữa ăn bổ dưỡng cho bản thân và gia đình, đặc biệt những lưu ý về dinh dưỡng cho những đối tượng nhạy cảm như trẻ em, người bệnh tiểu đường, người có nguy cơ tim mạch cao…

Ai Làm Nhiễm Bẩn Thực Phẩm Của Tôi

Ai Làm Nhiễm Bẩn Thực Phẩm Của Tôi

Song song với lịch sử tiến hóa của loài người là sự thay đổi hình thái của thực phẩm. Từ các loại thực phẩm thô không qua chế biến ở thời đồ đá, đến nay thực phẩm đã biến thành các món ăn ngon được chế biến cầu kỳ, để từ đó hình thành nên các hình thức văn hóa ẩm thực khác nhau. Trong thế kỷ 20, thực phẩm đã trải qua sự thay đổi chưa từng thấy trong lịch sử. Chẳng hạn, 70% lượng calo người Mỹ đưa vào cơ thể có nguồn gốc từ thực phẩm được chế biến quá mức – thức ăn tiện lợi, vốn là hỗn hợp của đường, muối, chất béo, chất phụ gia và ngũ cốc tinh chế. Trong khi đó, những thành phần có lợi đối với sức khỏe lại bị thất thoát trong quá trình chế biến, chẳng hạn như vitamin và chất chống ô-xy hóa.

Những thực phẩm được gia công chế biến ngoài việc tạo ra cho chúng ta gánh nặng về lượng calo đưa vào cơ thể, uy hiếp đến sức khỏe, thì sự an toàn cũng đáng nghi ngờ: thịt xay có thể bị nhiễm khuẩn Escherichia coli; thịt gia cầm cũng có thể mang mầm bệnh có tên gọi là “Campylobacter”; vỏ trứng dính lông hoặc phân cũng có thể mang vi khuẩn Salmonolla; ngay trong rau củ và trái cây tươi cũng có thể tồn tại một loại động vật nguyên sinh có tên là “Cryptosporidium”. Hầu như tất cả các loại thực phẩm của chúng ta không còn an toàn nữa rồi.

Hồi chuông cảnh báo về vấn đề an toàn thực phẩm đã được gióng lên. Mỗi chúng ta cần phải coi trọng những vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm. Trên thực tế, phương pháp hiệu quả nhất để đảm bảo an toàn thực phẩm là cần phải “canh giữ cẩn mật” nhà bếp, bởi vì nhà bếp là “cửa ải” cuối cùng trước khi thức ăn đi vào cơ thể. Phương pháp nấu ăn và thói quen ăn uống lành mạnh có thể giảm bớt những căn bệnh lây qua đường thức ăn, nói không với những phụ gia thực phẩm có hại đối với sức khỏe cũng có tác dụng phòng ngừa “bệnh vào từ miệng”.

Để Ăn Không Phải Băn Khoăn

Để Ăn Không Phải Băn Khoăn

“Độc giả sợ thực phẩm gây ung thư. Còn tôi, tôi hãi truyền thông về an toàn thực phẩm.”

– Vũ Thế Thành

Ăn gì khỏi sợ? – chưa bao giờ câu hỏi ấy lại nóng bỏng như ngày hôm nay. Nhưng nỗi sợ ấy có bao nhiêu phần trăm đến từ kiến thức khoa học, vào bao nhiêu phần trăm tạo nên bởi truyền thông giật gân? Tiếc thay, truyền thông giật gân dường như đang là kẻ áp đảo, và với một tốc độ phi thường, nó sản xuất ra hàng loạt những “huyền thoại”: mì gói – ung thư, dưa muối – ung thư, cơm gạo – tiểu đường, hàu – cường dương, lô hội – chữa bách bệnh, tôm ăn với rau củ có vitamin C – ngộ độc…

Được trình bày dưới dạng đối đáp ngắn gọn, hóm hỉnh, câu chuyện khoa học về an toàn thực phẩm bỗng trở nên vô cùng thú vị và dễ tiếp cận. Cuối cùng, ăn một cách có hiểu biết hay ăn theo đồn đại, đó là tùy ở bạn.

Lời kết

7 cuốn sách về an toàn thực phẩm này cung cấp những hiểu biết và kiến thức có giá trị về tầm quan trọng của việc duy trì các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Từ việc hiểu khoa học đằng sau các bệnh do thực phẩm gây ra cho đến tìm hiểu các mẹo thực tế về xử lý và bảo quản thực phẩm đúng cách, những cuốn sách này là nguồn tài nguyên cần thiết cho bất kỳ ai tham gia vào ngành công nghiệp thực phẩm hoặc chỉ đơn giản là quan tâm đến việc đảm bảo sức khỏe của chính họ và những người thân yêu của họ.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button