Review

Putin – Sự Trỗi Dậy Của Một Con Người

Thể loại Sách chính trị
Tác giả Trương Dự
NXB NXB Từ Điển Bách Khoa
Công ty phát hành Pandabooks
Số trang 440
Ngày tái bản 06-2008
Giá bánXem giá bán

Nội dung

Về tướng mạo, Putin không phải là người đàn ông đẹp khiến người khác vừa gặp đã yêu, nhưng ông lại có một sức cuốn hút độc đáo. Trong trái tim phụ nữa Nga, Putin là người đàn ông gợi cảm nhất, đầy sức cuốn hút nhất toàn nước Nga.

Sự trỗi dậy nhanh chóng của Putin trên chính trường Nga đã được coi là một kỳ tích. Từ Saint Petersburg đến Moscow chỉ ba năm, ông đã trở thành lãnh tụ mới của nước Nga. Nước Nga tràn đầy sự kỳ vọng đối với ông, dân chúng đánh giá về ông còn vượt trên cả Yeltsin.

Vậy sức cuốn hút của Putin là ở chỗ nào? Tại sao ông lại tiến nhanh trên con đường chính trị như vậy? Liệu Putin có xứng đáng với sự kỳ vọng của người dân Nga hay không? Nước Nga dưới sự lãnh đạo của Putin liệu có thể tìm lại được quá khứ hào hùng như thời Liên Xô cũ hay không? Câu trả lời đang ở phía trước của chúng ta và đang chờ Putin giải đáp.

[taq_review]

Trích đoạn

“Cuộc Chiến Chống khủng bố” Của Pu-tin

Cuộc chiến tranh chính diện với Che-sni-a lần thứ hai tuy đã tạm kết thúc vào năm 2000, nhưng lực lượng vũ trang bất hợp pháp của Che-sni-a chưa bị loại bỏ hoàn toàn, do còn có hàng ngàn phần tử phiến loạn vũ trang, trong đó có hơn 500 phần tử cực đoan nước ngoài trốn vào rừng núi để chống lại lâu dài quân Nga, vì vậy quân Nga đóng lại tại Che-sni-a đã bước vào giai đoạn tác chiến truy quét bọn phỉ còn rơi rớt.

Những phần tử vũ trang “Che-sni-a độc lập” vào rừng đánh du kích này không phải là những kẻ ngồi chơi xơi nước, chúng có sức khoẻ, cao to lực lưỡng, thông thuộc địa hình, được huấn luyện kỹ càng, trang bị tốt, hung hãn tàn nhẫn, trong đó đặc biệt có hơn một ngàn người do Ba-sa-ép và Kha-táp chỉ huy giỏi chiến đấu ở vùng rừng núi là có sức chiến đấu mạnh nhất. nhiệm vụ của chúng, ngoài đánh du kích với quân Nga vào rừng truy quét ra, chủ yếu là tổ chức thành từng toán nhỏ, thâm nhập vào các vùng Grô-dnưi và các nơi khác của Che-sni-a và nội địa Nga để tiến hành các hoạt động khủng bố, như nổ bom phá hoại, ám sát và bắt cóc con tin, liên tục quấy rối và đánh lén quân Nga. Vì vậy mặc dù số người không nhiều, nhưng khả năng sát thương phá hoại của chúng lại cực kỳ lớn. Sau khi chiến sự Che-sni-a kết thúc, hoạt động tấn công khủng bố của chúng chưa dừng lại lấy một ngày, hơn nữa thường tập trung lực lượng để đối phó với cư dân địa phương ủng hộ quân Nga, đặc biệt là quan chức, lãnh tụ tôn giáo và dân thường làm việc cho chính phủ liên bang Nga. Chỉ riêng tháng 6 năm 2000, khi chính phủ lâm thời Che-sni-a thành lập, đã xảy ra một loạt vụ tấn công khủng bố, chẳng hạn như cô em họ của Ba-sa-ép và một nữ thổ phỉ khác lái chiếc xe tải chất đầy thuốc nổ TnT lao vào doanh trại cảnh sát đặc chủng Nga, tiến hành vụ nổ tự sát, gây thương vong cho nhiều người; một toán phần tử khủng bố khác lái chiếc xe tải có chứa 500 ki-lô-gam thuốc nổ lao vào toà nhà chung cư của cảnh sát đặc chủng thành phố A-gon ở Che-sni-a phá huỷ hoàn toàn toà nhà, giết chết tại chỗ 27 cảnh sát đặc chủng, làm bị thương hơn 30 người, sau vụ nổ những phần tử vũ trang đã mai phục trước ở gần đó đã điên cuồng bắn vào doanh trại quân đội; ngày 20 tháng 6, một lãnh tụ tôn giáo bị giết, hai cảnh sát Che-sni-a bị đánh chết và bị cắt đầu để uy hiếp, một trẻ em Mu-slim do báo cáo với quân Nga về tình hình bọn phỉ đã bị báo thù. ngày 28 tháng 6, hai chị em gái làm việc tại chính quyền quận cũng bị giết, Ca-đơ-rốp được Pu-tin bổ nhiệm làm Trưởng hành chính Che-sni-a cũng nhiều lần bị tấn công ám sát.

Bước vào tháng 7, hoạt động tấn công khủng bố kiểu này lại càng tăng lên, trong thành phố Grô-dnưi trung bình mỗi ngày có 10 quả mìn các loại điều khiển bằng tay hoặc điều khiển từ xa nổ, khiến cho hơn 100 sĩ quan binh lính và cảnh sát Bộ nội vụ của Nga bị thương vong. ngày 6 tháng 7 Tổng thống Pu-tin đã triệu tập lãnh đạo các bộ quyền lực như Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, Bộ nội vụ, Bộ Tổng thanh tra, Bộ An ninh quốc gia và người đứng đầu chính phủ Che-sni-a họp về vấn đề này, thảo luận hoạt động khủng bố hoành hành ở Che-sni-a và vấn đề đấu tranh chống khủng bố của Nga, quyết định sẽ áp dụng biện pháp nghiêm khắc hữu hiệu hơn để tiến hành đấu tranh truy quét bọn phỉ, chống khủng bố.

Lúc này, theo trinh sát của cơ quan tình báo, vẫn còn có hơn 2000 phần tử khủng bố ở vùng rừng núi và cài cắm lại ở Che-sni-a, trong đó có hơn 500 tên là những phần tử tôn giáo cực đoan đến từ các nước ả-rập và áp-gha-ni-xtan. nhưng do chính phủ Nga và quân đội cảnh sát tăng cường truy quét và trấn áp, nên sau khi vào mùa thu, hoạt động khủng bố đã có phần giảm bớt. đến ngày 24 tháng 11, ngoài vài trăm lính đánh thuê nước ngoài còn kiên trì kháng cự ngoan cố ra, số còn lại chỉ có hơn 500 người. Vì vậy Bộ trưởng Quốc phòng Nga Xéc-gây-ép nói một cách lạc quan rằng hành động truy quét chống khủng bố tại Che-sni-a đã gần kết thúc, mùa đông năm 2000 có thể tiêu diệt toàn bộ bọn phỉ còn sót lại. Mọi người biết được tin này đều vô cùng hưng phấn, vì hành động truy quét phỉ cuối cùng đã sắp sửa giành được thắng lợi, hoạt động khủng bố đáng sợ cũng sắp sửa bị ngăn chặn, cuộc sống thiếu sự bảo đảm an ninh coi như đã kết thúc.

Thế nhưng, Xéc-gây-ép đã quá lạc quan, người Nga và người Che-sni-a đã mừng quá sớm. Vừa mới bước vào tháng 1 của năm 2001, trừ những người bị sát hại ra, số con tin bị các phần tử khủng bố “Che-sni-a độc lập” bắt lại tương đối lớn, chỉ tính riêng số con tin được phía Nga giải cứu đã có tới hơn 500 người, trong đó có 56 người nước ngoài, có 3 người Anh và 1 người niu Di-lân bị hại.

Đến tháng 2, các vụ nổ bom, mìn các loại liên tiếp xảy ra, gây thương vong về người càng nhiều. Các phần tử khủng bố còn tán phát truyền đơn ở Grô-dnưi, A-gon và các vùng khác của Che-sni-a, nói sẽ nghiêm trừng tất cả những “người Che-sni-a thông đồng với địch” trong đó có cả Ca-tơ-rốp, nhà lãnh đạo chính phủ lâm thời Che-sni-a. ngày 15 tháng 3, một chiếc máy bay chở khách TU-154 chở 170 khách và 12 nhân viên tổ lái đã bị bắt cóc tại Thổ nhĩ Kỳ. ngày 24 tháng 3, tại ba thành phố ở Bắc Cáp-ca-dơ gần biên giới Che-sni-a đồng thời xảy ra các vụ nổ ôtô tấn công, số người thương vong là 10 người. Trung tuần tháng 4, vào vài ngày trước khi Pu-tin chuẩn bị tới Che-sni-a thị sát, người đứng thứ hai, phó trưởng hành chính của chính phủ lâm thời Che-sni-a Chê-ni-ép và phó kiểm sát trưởng Vla-đi-mia lần lượt bị sát hại. phần tử khủng bố Che-sni-a lấy đó để thị uy và cảnh cáo đối với chính phủ Nga, Tổng thống Pu-tin và những người Che-sni-a ủng hộ Nga. Tờ “Thời báo niu oóc” ngày 28 tháng 4 của Mỹ đưa tin: “phần tử phiến loạn Che-sni-a độc lập ở Grô-dnưi đang gấp rút tiến hành chiến tranh du kích tại vùng địch hậu, chúng dùng thủ pháo, mìn phục kích quân Nga, hơn nữa còn điên cuồng tung tin nói lực lượng phiến quân trong rừng sẽ tiến công Grô-dnưi. đồng thời chúng ngày một biến hoạt động khủng bố thành hành động huỷ diệt chuyên nhằm vào dân thường, các vụ giết người xảy ra liên tiếp. Tuần trước có một người không rõ thân phận đã lia súng trước đám đông ở quảng trường trung tâm, làm chết một loạt người. Quyền kiểm sát trưởng thành phố rô-chư cũng bị ba người đàn ông bịt mặt bắn 20 phát súng, chết tại một quán cà phê. phần tử khủng bố đặc biệt thù hận những người Nga, chỉ riêng trong một tuần đã có nhiều phụ nữ Nga bị giết hại trên đường phố, và số người Nga bị giết trong tháng 3 ít nhất là 12 người.

Để ngăn chặn xảy ra tấn công khủng bố, trong thành phố Grô-dnưi chỗ nào cũng có binh sĩ Nga kiểm tra súng đạn, ban ngày họ tiếp tục tiến hành “truy quét” kiểu tấn công, kiểm tra bắt giữ những kẻ khả nghi ở từng nhà một, nhưng vì sợ bị bọn phỉ tấn công, đến tối họ núp hết cả vào sau các Ba-ri-e và điểm hoả lực đã được gia cố chắc chắn, và các căn cứ quân sự ở bên ngoài thành phố mà không dám ra ngoài. ngay cả nhà của nhân viên phụ trách công tác an ninh của chính phủ Che-sni-a cũng bị một toán phần tử vũ trang bao vây, vào một buổi tối, ông ta và các bảo vệ đã bắn nhau với bọn phỉ, quân cảnh Nga cũng không dám tới chi viện. Thế nên hàng ngày, khi màn đêm buông xuống, Grô-dnưi liền biến thành thế giới của những phần tử khủng bố các loại, chúng nghênh Ngang tiến hành các hoạt động như phá hoại, ám sát, cướp bóc, thậm chí tiến công cả các ba-ri-e và trại lính của quân Nga, các loại tiếng súng và tiếng bom nổ rền trên bầu trời thành phố. điều này đã khiến cho mọi người càng hoảng sợ hơn và hoang mang hơn, Grô-dnưi trở thành thành phố khủng bố mà mối nguy hiểm rình rập khắp nơi, chết chóc liên tục.

Ngày 7 tháng 5 năm 2001, Pu-tin lên làm Tổng thống được tròn một năm, đúng vào ngày hôm đó, quân Nga đã tiến hành một cuộc chiến đấu kịch liệt nhất với phần tử vũ trang “Che-sni-a độc lập” kể từ cuối năm 2000 đến thời điểm đó. Theo thống kê của chính quyền Nga, trong 862 ngày, kể từ ngày 1 tháng 10 năm 1999, cuộc chiến tranh Che-sni-a lần thứ hai bắt đầu cho đến ngày 16 tháng 5 năm 2001, đã có 3096 sĩ quan, binh lính của quân Nga hy sinh trong cuộc chiến tranh chống “Che-sni-a độc lập” chống khủng bố, truy quét phỉ, số người bị thương là 9187 người. nếu như cộng thêm con số thương vong của hai tháng trước khi chiến tranh xảy ra, thì số người chết trận là 3323 người, số người bị thương là 9979 người, nhưng nghe nói con số này chỉ bằng 1/3 con số thương vong thực tế.

Đến cuối năm 2001, do sự kiện 11 tháng 9 xảy ra, sự tấn công khủng bố của lực lượng vũ trang Che-sni-a có phần giảm bớt. Vì vậy sau khi bước vào năm 2002, Tổng thống Nga Pu-tin, Bộ trưởng Quốc phòng I-va-nốp và Tổng tham mưu trưởng Cờ-va-si-nin nhiều lần bày tỏ trong các trường hợp khác nhau: Xét tình hình Che-sni-a đã tương đối yên tĩnh, quân Nga đóng tại Che-sni-a sẽ chia thành từng đợt rút khỏi đó, nhiệm vụ duy trì trật tự trị an khu vực Che-sni-a do bộ đội Bộ nội vụ Nga, bộ đội đặc chủng Cục An ninh liên bang và cảnh sát địa phương Che-sni-a phụ trách. Thế nhưng, không biết là bọn phỉ có ngụ ý hay là trùng hợp ngẫu nhiên, mỗi lần sau khi tầng lớp lãnh đạo của Nga bày tỏ thái độ rút quân, thì ở Che-sni-a lại xảy ra sự kiện khủng bố nghiêm trọng, dẫn đến kế hoạch rút quân của Nga cứ bị lần nữa mãi.

Ngày 27 tháng 1 năm 2002, một chiếc máy bay trực thăng của bộ đội nội vụ Nga bị rơi tại Che-sni-a, 14 người trên máy bay đều gặp nạn, trong đó bao gồm cả Thứ trưởng Bộ nội vụ Nga, Trung tướng ru-sin-khơ, đây cũng là tướng cao cấp nhất của quân Nga gặp nạn ở Che-Sni-a.

Ngày 28 tháng 2 năm 2002, quân đội liên bang Nga nhận được tin, một nhóm lực lượng vũ tranh Che-sni-a hơn 2000 người, sau khi đột phá vòng vây từ trọng trấn phía nam của Che-sni-a, lại tập kết ở khu vực U-rút-xken-tơ, chuẩn bị đột phá vòng vây từ nơi này, tiến vào Đa-gét-xtan tác chiến. Thủ lĩnh của toán phỉ này chính là phần tử khủng bố nổi tiếng Che-sni-a Kha-táp. Sở chỉ huy quân Nga, qua phân tích kỹ càng, nhận định thung lũng rộng 200 mét ở gần ngôi làng này là tuyến đường duy nhất mà nhóm lực lượng vũ trang này đột phá vòng vây, do đó điều tới vùng này một tiểu đoàn tăng cường lính dù, tổng cộng 90 người, trấn thủ khu vực này. Bộ chỉ huy truyền đạt lệnh tử thủ cho tiểu đoàn này, nhất định phải kiên thủ trận địa, không cho phép tha bất kỳ một tên địch nào.

Sáng ngày 29 tháng 2, lính dù đã chiếm lĩnh được hai đầu núi ở gần ngôi làng, phong tỏa đường rút của bọn phỉ. ngày hôm đó, lực lượng vũ trang Che-sni-a liền tập trung binh lực gồm hơn 1500 người phát động tấn công vào hai ngọn núi này. Các chiến sĩ lính dù đứng trước quân địch đông gấp mấy chục lần vẫn không hề run sợ, dựa vào địa hình có lợi, tập trung hoả lực quyết đấu với lực lượng vũ trang Che-sni-a. Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt, hai bên đều có khá nhiều người thương vong. ngày hôm 29, quân Nga đã có 31 người bị bắn chết. ngày hôm sau, lực lượng vũ trang Che-sni-a lại một lần nữa tổ chức xông lên, nhưng lại bị quân Nga đánh lùi, quân Nga cũng có 26 người bị chết. ngày 2 tháng 3, lực lượng vũ trang Che-sni-a lại một lần nữa phát động cuộc tiến công mạnh hơn. lúc đó, trên trận địa của quân Nga chỉ còn lại 33 người, trong đó còn có khá nhiều người đã bị trọng thương. lực lượng vũ trang Che-sni-a kêu gọi đầu hàng, nhưng tướng sĩ Nga từ chối thẳng thừng. Khi cuộc chiến đấu ác liệt kết thúc, quân Nga lại có 16 người hy sinh. Một tiểu đoàn cuối cùng chỉ còn có 6 người còn sống sót, toàn bộ 13 sĩ quan của tiểu đoàn này gặp nạn, trong đó có cả sĩ quan chỉ huy.

Sĩ quan, binh lính Nga tỏ ra hết sức dũng cảm trong chiến đấu. Một sĩ quan chỉ huy tên là rô-man-nốp bị mìn cắt đứt hai đùi, anh đã nghiến răng chịu đau, dùng vải buộc chặt phía trên đùi rồi tiếp tục chiến đấu, mãi cho tới hơi thở cuối cùng. Sau khi trận địa quân Nga bị công phá, một tay súng máy tên là Vla-đi-kin bị rơi vào tay địch, bị đánh đập dã man, bọn địch cho rằng anh đã chết, bèn vứt bên sườn núi. Sau khi Vla-đi-kin tỉnh lại, mò tìm được súng máy của mình, đuổi kịp bọn địch từ phía sau, xả súng bắn một chập, vài tên phỉ gục xuống, hai chiến hữu của anh bị bắt làm tù binh được cứu thoát. Vla-đi-kin may mắn sống sót, do đó nhận được danh diệu “Anh hùng Nga”.

Trong cuộc chiến đấu này, tiểu đoàn lính dù tổng cộng đã tiêu diệt được hơn 400 tên phỉ Che-sni-a, giành được thời gian quý báu cho quân đội liên bang Nga hoàn thành việc bao vây đối với toán phỉ này. phía quân Nga hoàn toàn hiểu rằng, nếu như toán phỉ này đột phá vòng vây thành công, quân Nga rất có thể sẽ mất đi sự kiểm soát đối với chúng, tình hình Che-sni-a có thể vì thế mà phức tạp hơn. nhưng trong cuộc chiến đấu này cũng có 85 lính dù bị thiệt mạng.

Đúng vào ngày cuộc chiến đấu sắp sửa kết thúc, một cánh bộ đội cảnh sát đặc chủng đến từ khu vực Mát-xcơ-va rơi vào vòng vây do lực lượng vũ trang Che-sni-a sắp sẵn ở Grô-dnưi, gây ra thảm kịch 20 người thiệt mạng, 29 người bị thương.

Ngày 19 tháng 8 năm 2002, một chiếc máy bay trực thăng M-26 của quân Nga bị phần tử vũ trang Che-sni-a bắn rơi ở ngoại ô Grô-dnưi, khiến 118 quân nhân thiệt mạng. đây là lần thương vong nặng nề nhất của quân đội liên bang kể từ khi Nga thực hiện hành động chống khủng bố ở Che-sni-a.

Ngày 23 tháng 10, sự kiện bắt cóc con tin ở Mát-xcơ-va lại khiến cho 128 dân thường thiệt mạng.

Sau khi cuộc khủng hoảng con tin ở Mát-xcơ-va xảy ra, i-va- nốp một mặt yêu cầu quân đội đóng ở Che-sni-a làm tốt công tác chuẩn bị truy quét bọn phỉ Che-sni-a, một mặt khác vẫn kiên quyết tuyên bố không thay đổi kế hoạch giảm bớt số lượng quân đội đóng ở Che-sni-a đã định trước.

Ngày 3 tháng 11, Bộ trưởng Quốc phòng Nga I-va-nốp ra lệnh cho quân Nga đóng tại Che-sni-a: Tạm dừng thực hiện kế hoạch chia thành giai đoạn rút quân khỏi Che-sni-a, quân Nga tới đây sẽ triển khai hành động quân sự chống khủng bố “gay gắt nhưng có tính mục tiêu”. đây là thái độ cứng rắn nhất mà phía Nga đưa ra nhằm tiến hành truy quét quy mô lớn đối với phần tử khủng bố Che-sni-a sau sự kiện con tin ở Mát-xcơ-va, khiến cho người ta có cảm giác dường như “cuộc chiến tranh Che-sni-a lần thứ ba” sắp sửa nổ ra.

Đồng thời phần tử khủng bố đã nhiều lần bắn tên lửa vào máy bay trực thăng vũ trang của quân Nga. Theo thống kê của quân Nga, địa điểm máy bay của quân Nga bị tấn công đa số là đại bản doanh quân Nga ở Che-sni-a – gần căn cứ quân sự Can-ca- ra, mục tiêu bọn phỉ lựa chọn là những máy bay trực thăng vũ trang ra vào căn cứ, vũ khí sử dụng và thủ pháp tiến công cũng giống hệt nhau: khi máy bay trực thăng, chẳng hạn như M-8 cất cánh hạ cánh từ sân bay căn cứ, bọn phỉ núp trong các ngôi nhà bỏ hoang gần căn cứ sẽ bắn tên lửa đất đối không loại xách tay vào chiếc máy bay. Do tốc độ bay của máy bay trực thăng rất chậm, độ cao bay ở khu vực này về cơ bản không quá 700 mét, một khi bị phần tử khủng bố nhằm vào, thì rất khó thoát được.

Chỉ cách vài giờ trước khi I-va-nốp truyền đạt mệnh lệnh truy quét phỉ, ngày 3 tháng 11, lại có một chiếc máy bay trực thăng bị phần tử khủng bố Che-sni-a bắn hạ, toàn bộ 9 người trên máy bay đều gặp nạn, trong đó có cả phó quân đoàn trưởng quân đoàn 58 của quân Nga Man-dô-ép. Đây là chiếc máy bay trực thăng thứ chín của quân Nga bị tổn thất tại Che-sni-a, cũng là chiếc máy bay trực thăng thứ 40 của quân Nga tổn thất tại Che-sni-a kể từ khi cuộc chiến tranh Che-sni-a lần thứ hai bùng nổ tới lúc đó.

Ngày 4 tháng 11, bộ đội đặc chủng Nga đã tiến hành một đợt hành động đặc biệt chống khủng bố trong phạm vi ba khu vực hành chính trong đó có Grô-dnưi. Dưới sự ủng hộ của nhà đương cục và nhân dân địa phương, bộ đội đặc chủng đã tiêu diệt tại chỗ 6 tên phỉ, bắt làm tù binh mười mấy tên, phát hiện được 87 điểm bí mật cất giấu súng, đạn dược, thu giữ được nhiều vũ khí và các công cụ để tiến hành hoạt động khủng bố khác.

Hiện lực lượng vũ trang Nga đóng tại Che-sni-a tổng cộng có khoảng 80 ngàn người. Còn số lực lượng vũ trang bất hợp pháp ở Che-sni-a thì vào khoảng hai ngàn người. Tuy so sánh về số lượng thì lực lượng vũ trang Nga chiếm ưu thế tuyệt đối, nhưng do cuộc chiến mà bọn phỉ tiến hành với chính phủ là cuộc chiến du kích, trong biển người mênh mông, quân chính phủ rất khó nhận rõ ai là phỉ ai là dân lành. Bọn phỉ thông thuộc địa hình của Che-sni-a, hơn nữa núp ở chỗ tối, quân chính phủ thì là “dân nơi khác”, không thông thuộc lắm tình hình nơi đó, nơi đóng quân và điều động quân sự của họ đều lộ ra trước mắt bọn phỉ. Truy quét ở Che-sni-a nhiều năm, binh sĩ Nga đều tích luỹ được kinh nghiệm phong phú là: Bất kể là thực hiện nhiệm vụ tại thủ phủ Grô-dnưi, hay đi sâu vào những thôn làng xa xôi hẻo lánh, mỗi bước đi đều cần đặc biệt cẩn thận, nhiệm vụ hàng đầu là bảo đảm an toàn lực lượng.

Vấn đề Che-sni-a đã trở thành một thứ tâm bệnh khó có thể chữa trị nổi của Nga. nhà đương cục Nga đã đưa ra thông điệp cuối cùng với nhân viên vũ tranh chống chính phủ vào đầu năm 2002, chỉ cần bọn phỉ hạ vũ khí, nhà đương cục chính phủ sẽ bảo đảm an toàn tính mạng của họ, nhưng bọn phỉ vũ trang lại không có ý rửa tay gác kiếm, số người hưởng ứng chỉ lèo tèo vài người. Tình hình phát triển cho tới nay, trong nước Nga có người nghi ngờ tính khả thi của việc dùng biện pháp quân sự để giải quyết vấn đề Che-sni-a, cũng có một số người đưa ra kiến nghị đàm phán hoà bình với Che-sni-a. Thế nhưng, ngay cả khi chính quyền liên bang Nga đồng ý ngồi lại đàm phán hoà bình, vấn đề là đàm phán với ai? Mát-xkha-đốp là là can phạm bỏ trốn bị cơ quan kiểm sát Nga truy nã, Ba-sa-ép hai tay nhuốm đầy máu của người Nga, chính quyền Nga chắc chắn sẽ không ngồi xuống cùng một bàn đàm phán với họ. Vả lại điều kiện hàng đầu mà lực lượng vũ trang Che-sni-a đưa ra là đòi Nga rút quân khỏi Che-sni-a, mà một khi rút quân khỏi Che-sni-a, thì cục diện quân phiệt tràn lan như mấy năm trước sẽ lập tức xuất hiện trở lại. Không bao lâu, Che-sni-a sẽ biến thành đại bản doanh của phần tử khủng bố quốc tế. Từ đó có thể thấy, trong giải quyết vấn đề Che-sni-a, Nga không phải là đứng trước sự lựa chọn, mà là không có sự lựa chọn nào khác.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button