Review

Xì Xầm Vs Hét To – Bí Kíp X Trong Quảng Cáo PR

Thể loại Sách Marketing
Tác giả Russell Lawson
NXB NXB Tổng hợp TP.HCM
Công ty phát hành First News – Trí Việt
Số trang 240
Ngày tái bản 05-2012
Giá bánXem giá bán

Giới thiệu sách

Bạn có biết những người sáng lập eBay không hề chi một đồng cho quảng cáo, ngoài các hoạt động PR kéo dài trong hai năm – điều giúp họ thu hút vốn, đối tác, nhân viên và các khách hàng tiềm năng?

Thật vậy, các chiến dịch PR có khả năng mở ra những thị trường mới và cho phép bạn xây dựng nên thương hiệu cho sản phẩm của bạn, và cho chính bản thân bạn.

Cuốn sách Xì Xầm Vs Hét To – Bí Kíp X Trong Quảng Cáo PR sẽ giúp bạn thiết lập vị thế thị trường cho doanh nghiệp của bạn và tối đa hóa doanh số, thông qua các hoạt động PR đơn giản như:

Tiếp cận với đối tượng truyền thông mục tiêu của bạn;
Truyền đạt các thông điệp chính;
Tạo sự khác biệt giữa doanh nghiệp của bạn và các đối thủ;
Tạo vị thế quan trọng cho doanh nghiệp của bạn trong ngành;

[taq_review]

Trích đoạn sách

Thiết lập tranh luận xã hội

Khi đã xác định được thông điệp và đối tượng người nhận, bạn sẽ có khả năng “thiết lập tranh luận xã hội”, nghĩa là tạo ra nội dung mà bạn muốn mọi người cùng quan tâm và tranh luận – cuộc tranh luận mà bạn sẽ chủ động dẫn dắt với tư cách một nhân vật đầy quyền lực. Khái niệm “thiết lập tranh luận xã hội” được sử dụng lần đầu tiên trong một nghiên cứu do Maxwell E McCombs và Donald L Shaw xuất bản vào năm 1972, sau khi họ phỏng vấn 100 cử tri chưa đưa ra quyết định ở Chapel Hill, North Carolina, và tìm hiểu về những vấn đề mà cử tri quan tâm ở cuộc bầu cử sắp tới (năm 1968).

Sau khi xác định năm vấn đề mà các cử tri coi là quan trọng nhất, các nhà nghiên cứu tiến hành đánh giá giới truyền thông ở Chapel Hill (cả báo in lẫn phát thanh truyền hình) về nội dung các câu chuyện của họ. McCombs và Shaw đã phát hiện ra mối tương quan gần như hoàn hảo giữa chủ đề các bài được viết nhiều nhất và những gì các cử tri quan tâm.

Trước và sau nghiên cứu của McCombs và Shaw cũng có nhiều công trình nghiên cứu khác về nguyên lý “thiết lập tranh luận xã hội” này. Nói chung, các nghiên cứu đều khẳng định rằng thiết lập tranh luận xã hội là một việc hoàn toàn có thể, và sự chú ý của giới truyền thông tới các câu chuyện là yếu tố quan trọng nhất dẫn đến quan điểm của công chúng về tầm quan trọng của các câu chuyện đó. Trong thực tế, các nghiên cứu cho thấy chỉ riêng số lần một câu chuyện được lặp lại trên báo đài cũng đủ ảnh hưởng đến nhận thức của mọi người về tầm quan trọng của câu chuyện, bất kể người ta nói về chủ đề ấy như thế nào.

PR cũng cho bạn cơ hội tạo nên đề tài tranh luận cho xã hội, từ đó ít nhiều tác động đến quan điểm của mọi người. Có ba loại đề tài: truyền thông (báo, đài), công cộng (kiểu “thông tin đường phố”) và chính sách (thường là các chính sách của chính phủ). Mỗi loại lại có xu hướng tác động lẫn nhau, nhưng cuộc tranh luận của giới truyền thông chắc chắn là có sức mạnh lớn nhất khi chúng khuấy lên một cuộc tranh luận trong toàn xã hội.

Nhưng nếu bạn nghĩ PR chỉ là việc tạo ra đề tài tranh luận cho xã hội bằng cách tung câu chuyện của mình lên các phương tiện truyền thông thì e rằng bạn sẽ phải nghĩ lại, và điều này đã được minh chứng qua cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 1940. Đó cũng là lúc các học giả Lazarsfeld, Berelson và Gaudet thực hiện một cuộc điều tra với quy mô toàn thể đầu tiên về hiệu ứng của truyền thông đại chúng trong lĩnh vực chính trị.

Ban đầu, nghiên cứu của họ dựa trên mô hình “kim tiêm dưới da”, trong đó người ta giả định rằng một thông điệp sẽ được truyền tải từ truyền thông đại chúng tới “khán giả đại chúng”, tương tự khi cơ thể ta hấp thu dung dịch được tiêm dưới da. Tuy nhiên, các cuộc điều tra của họ cho thấy hiệu ứng của truyền thông là rất nhỏ và ý tưởng về “khán giả đại chúng” là không thỏa đáng và sai lầm. Nguyên nhân là các tác động xã hội có một ảnh hưởng lớn tới quá trình hình thành quan điểm làm hạn chế đáng kể hiệu ứng của truyền thông.

Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ 5% số người thay đổi hành vi bầu cử của họ vì các thông điệp truyền thông! Việc tiếp xúc của họ đối với truyền thông hóa ra lại khiến ta khó đoán trước quyết định bỏ phiếu của họ hơn so với các nhân tố khác, ví dụ như giao tiếp với bạn bè, các thành viên công đoàn, bạn đồng nghiệp và truyền thống chính trị mà họ đã quen thuộc từ nhỏ. Quan điểm này về hiệu ứng truyền thông đã được xác nhận trong nhiều cuộc điều tra khác nhau và được xem là “mô hình hiệu ứng hạn chế” của tác động từ truyền thông.

Kết quả là Lazarsfeld và các đồng nghiệp đã phát triển khái niệm về dòng lưu chuyển hai bước của các thông điệp truyền thông. Về cơ bản, họ đã khám phá ra rằng:

Phản ứng của chúng ta đối với thông điệp truyền thông sẽ chịu ảnh hưởng bởi yếu tố trung gian là các mối quan hệ xã hội của chúng ta. Do vậy, hiệu ứng truyền thông sẽ bị hạn chế đáng kể bởi các mối quan hệ con người và quan điểm chính trị, xã hội của mỗi cá nhân.

Sẽ là sai lầm nếu xem những người nhận tin là “khán giả đại chúng” vì điều đó hàm ý tất cả đều tiếp nhận những thông tin truyền thông như nhau, dù trên thực tế một số người đóng vai trò tích cực hơn so với những người khác;

Người tiếp nhận thông điệp không nhất thiết là sẽ phản hồi lại;

Có một số người trong nhóm đối tượng truyền thông đóng vai trò người dẫn dắt quan điểm – thường đó là những người sử dụng truyền thông đại chúng nhiều hơn, tham gia vào nhiều tầng lớp xã hội, tự coi và được coi như là có sức ảnh hưởng đối với những người khác.

Bạn đọc cảm nhận

Nguyễn Hữu Tấn

Đối với bất kỳ ai đang , và sẽ làm trong ngành Quan hệ công chúng – PR thì đây chính là một cuốn từ điển mà họ phải có . Theo tôi thì , trong quá trình thực hiện một sự kiện hay chiến dịch PR , các bạn hãy một lần xem lại cuốn từ điển này , bởi nó sẽ cho bạn biết những điều cơ bản nhưng cốt tử nào mà bạn còn thiếu . Song , có một vấn đề cần bàn đó chính là tính thời sự , thế giới PR đã biến đổi khá nhiều , vượt qua những khuôn khổ vốn có . Nhưng với những gì đang diễn ra ở thế giới PR của Việt Nam , đây vẫn sẽ là một cuốn sách nên đọc , vào hàng kinh điển của giới PR .

Duong Duc

Ngày nay các công ty và cũng như các thương hiệu sản phẩm luôn ra sức để thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của công ty mình cũng như cấy vào đầu khách hàng hình ảnh mà công ty mình muốn hướng tới. có 2 cách để làm như vậy, một là làm 1 cơn bão truyền thông lấn át hết ý kiến khách hàng làm cho khách hàng choáng ngợp, thứ hai là xì xầm, nghĩa là chiến dịch như một cơn mưa rả rích, mưa dầm thấm lâu hằng ngày đi sâu vào tiềm thức khách hàng.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button