ListTheo chủ đề

7 sách hay về Chu Dịch với nhiều ý kiến và luận giải

7 cuốn sách này đi sâu vào nguồn gốc và nền tảng của Chu Dịch trong khoa học tiên đoán, khám phá sự liên quan và tính thực tiễn của nó trong cuộc sống thực.

Chu Dịch Với Dự Đoán Học

Chu Dịch Với Dự Đoán Học

Chu Dịch Với Dự Đoán Học là một tập chuyên ngành Nghiên cứu dịch học ứng dụng trình bày Chu Dịch là nguồn gốc và nền tảng của khoa học dự đoán và khoa học thông tin Trung Quốc.

Trong sách có khẳng định rõ ràng rằng bản Chu dịch được tạo ra từ một quan điểm đối lập thống nhất về vũ trụ, là phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, quy định các quy luật, nguyên tắc phát triển và biến đổi của các sự vật trong vũ trụ.

Trong sách công bố phát minh dùng màu sắc của ngũ hành biểu thị hình vẽ tượng hào của 64 quẻ và dùng để dự đoán thông tin của 6 hào, bổ sung những chỗ còn trống trong Chu dịch.

Chu Dịch Tam Đồng Khế

Chu Dịch Tam Đồng Khế

Chu Dịch Tam Đồng Khế bao gồm 3 phần là thượng, trung, hạ gồm có tổng cộng 48 chương với khoảng 6.000 từ. Văn hành theo lối ngũ ngôn hoặc tứ ngôn, cũng chính là lối tản văn ngắn dài không đồng nhất. Để gợi ý cho hậu thế tu đạo các bậc thánh hiền đã viết thành đan kinh, đồ văn, song do e sợ thiên cơ bị tiết lộ nên họ chỉ viết một cách khái quát khiến đan kinh càng trở nên mơ hồ, khó hiểu.

Đọc “Chu dịch tam đồng khế” bằng một tinh thần cầu thị và sáng suốt bạn đọc sẽ khám phá ra ẩn chứa đằng sau những ngôn từ đa nghĩa, nội dung uyên thâm chính là tinh hoa dưỡng sinh rất gần với cuộc sống và sức khỏe con người và hậu bối nên đi sâu tìm hiểu, lĩnh hội.

Tứ Trụ Chu Dịch Dự Đoán Học

Tứ Trụ Chu Dịch Dự Đoán Học

Cuốn sách Tứ Trụ Chu Dịch Dự Đoán Học truyền tải cho chúng ta rất chi tiết về Thiết bản thần số bao gồm :

1. Thượng Thiên : Quy tắc các bước trong suy diễn và vận dụng Thiết bản thần số

  • Phần 1 : Kiến thức cơ bản
  • Phần 2 : Quy tắc các bước tính toán
  • Phần 3: Ví dụ thực tế
  • Phần 4: Lý luận cơ sở triết học

2. Trung Thiên

  • Phần tra cứu
  • Phần 1: Mở đầu
  • Phần 2: Hình thức cấu tạo phù hiệu
  • Phần 3: Hình thức kết cấu tượng trưng
  • Phần 4: Hàm nghĩa đặc định của quái hòa từ
  • Phần 5: Quyết sách chỉ lệnh
  • Phần 6: chu dịch thượng kinh
  • Phần 7: chu dịch hạ kinh

Thuật Số Chu Dịch

Thuật Số Chu Dịch

Cuốn sách này giới thiệu những kiến thức cơ bản về các môn thuật số của Chu Dịch, bao gồm:

  • Bát tự
  • Kỳ môn độn giáp
  • Phong thủy
  • Bát quái
  • Tướng thuật

Qua đó, bạn sẽ có cái nhìn sơ bộ nhưng toàn cảnh về Chu Dịch và các môn thuật số của Chu Dịch, cùng những phương pháp áp dụng vào dự đoán học.

Với ngôn ngữ dễ hiểu, đây là một cuốn giáo khoa thư về Chu Dịch dự đoán học, có khả năng ứng dụng vào thực tế đời sống.

Chu Dịch Huyền Giải

Chu Dịch Huyền Giải

Chu Dịch Huyền Giải của tác giả Nguyễn Duy Cần trình bày ứng dụng kinh Dịch vào việc nhận định những hiện tượng xã hội trong thời hiện đại. Việc ứng dụng thuyết Tứ Tượng trong kinh Dịch để phân tích những hiện tượng xã hội diễn ra hàng ngày.

Nguyễn Duy Cần (1907-1998), hiệu Thu Giang, là một học giả, nhà biên khảo và trước tác kỳ cựu vào bậc nhất Việt Nam giữa thế kỷ 20. Ông nổi bật không chỉ về số lượng tác phẩm đồ sộ mà còn ở độ sâu của học thuật và sức ảnh hưởng về mặt tư tưởng đến các tầng lớp thanh niên trí thức của ông.

Ông sinh ngày 15 tháng 7 năm 1907 tại làng Điều Hòa, tổng Thuận Trị, quận Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (nay thuộc thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang).

Chu Dịch Và Đông Y Học

Chu Dịch Và Đông Y Học

Nội dung bao gồm:

  • Phần 1: Tổng luận về nội dung cơ bản, nguyên lý tính chất, khởi nguồn và phát triển của Chu Dịch.
  • Phần 2: Gồm 39 chuyên đề lần lượt luận chứng nguyên lý cơ bản Chu Dịch và ảnh hưởng lớn lao của nó đối với lý luận Đông y.
  • Phân 3: Thông qua phân tích đối với nguyên văn, tiến thêm một bước đưa ra mối quan hệ với Đông y học, ngoài ra còn tuyển chọn những câu văn tinh túy về Dịch học và Y dịch, đồng thời phụ chú nguyên văn Dịch kinh.

Chu Dịch Thiền Giải

Chu Dịch Thiền Giải

“Nhân giả kiến chi vị chi nhân, trí giả kiến chi vị chi trí”. Kẻ nhân thấy đạo gọi là nhân, kẻ trí thấy đạo gọi là trí (Hệ từ). Đem con mắt bốc phệ đọc Dịch thì Dịch là sách bói toán chiêm đoán lẽ huyền vị của tạo hóa, đem con mắt Lão Trang đọc Dịch thì Dịch là tượng số, đem con mắt Thiền đọc Dịch thì Dịch chính là Thiền.

Trí Húc đại sư là bậc cao tăng thông tuệ thời Minh mạt,muốn dung thông giáo lý Nho và Phật, dùng Thiền để xiển dương Dịch, và dùng Dịch để hiển bày Thiền. Đại sư đem con mắt Thiền để đọc Dịch và chú giải thành cuốn Chu Dịch Thiền Giải này. Nói là “Thiền giải” nhưng sư là bậc bác lãm quần thư, nên trong tác phẩm dung hợp nhiều tư tưởng Thiên Thai tông, Tịnh Độ tông, cùng các điển cố từ Tứ thư, Ngũ kinh của Nho gia..

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button