Review

Thuyền Trưởng Tuổi 15

Thể loại Văn học nước ngoài
Tác giả Jules Verne
NXB NXB Thời Đại
Công ty phát hành Huy Hoang Bookstore
Số trang 210
Ngày xuất bản 10-2012
Giá bánXem giá bán

Giới thiệu sách

Jules Verne (1828-1905) sinh ra và lớn lên tại Nantes, Pháp. Ông được coi là cha đẻ của thể loại tiểu thuyết khoa học và có một số lượng lớn tác phẩm về truyện phiêu lưu, viễn tưởng.

Những tác phẩm như: “Cuộc du hành vòng quanh trái đất”, “Năm ngày trên khinh khí cầu”, “Từ trái đất lên mặt trăng”, “Vòng quanh thế giới trong 80 ngày”, “Hành trình vào trung tâm trái đất”, “Hai vạn dặm dưới đáy biển”… đã được dịch và bán chạy tại nhiều nước trên thế giới. Sự thành công của ông không chỉ được thể hiện trên mặt chữ mà còn được truyền tải đến khán giả bằng hình ảnh khi được dựng thành tác phẩm điện ảnh.

Trong các tác phẩm của mình, ông thường gắn vào đó tư tưởng nhân văn, hiện thực xã hội và những ước mơ về khoa học kỹ thuật. Cũng từ những tác phẩm của ông mà cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ II đã thành công rực rỡ.

Tác phẩm “Thuyền trưởng tuổi 15” cũng là một trong những tác phẩm hay ông dành tặng riêng cho các độc giả nhí. Qua hình ảnh dũng cảm của cậu bé 15 tuổi thông minh, gan dạ điều khiển tàu đánh cá, cứu người và chống lại bọn buôn người, ông đã giúp các bạn trẻ có được nhiều bài học quý báu.

[taq_review]

Trích dẫn

Người ta không tìm được chỗ trú nào hơn là dưới một cây muỗm cổ thụ cành lá rậm rạp xóe ra như một mái hiên tự nhiên. Nếu cần, có thể ẩn trên cành cây rất tốt.

Tuy nhiên, khi đến nơi mọi người nghe thấy những tiếng xáo xác điếc tai phát ra từ trên ngọn cây, thì ra cây muỗm đó là nơi cư trú của một đàn chim kéc xám, một giống chim kêu luôn miệng, rất hung dữ, hay đánh lẫn nhau và đuổi đánh các con chim nhỏ khác. Nếu ta tưởng tượng giống chim đó như những con vẹt thường nuôi trong nhà thì ta lầm. Đó là một giống kéc kêu éc éc điếc cả tai đến nỗi Đíchsơn phải đem súng định bắn đuổi chúng đi. Nhưng Ali giữa Đíchsơn lại, lấy cớ rằng tại nơi hoang vắng này không nên lộ sự có mặt của mình bằng tiếng nổ.

Ali nói:

– Bạn nên nhớ: bước không tiếng động, đi mới không hiểm nghèo.

Sau bữa ăn chiều, chỗ ngủ sắp đặt tùng tiệm cũng đủ. Đíchsơn hỏi Ali:

– Ta có nên đốt lửa để đêm không?

Ali đáp:

– Không cần. Đêm không lạnh và cây muỗm này đủ che sương gió. Ta không  sợ lạnh và hơi ẩm nữa. Tôi nhắc lại những lời tôi vừa nói với các bạn ban nãy: đừng đốt lửa cũng như đừng bắn súng, giữ được thì tốt.

Đêm xuống đã lâu. Mọi người đều ngủ mê mệt, trừ Ecquyn thức để canh chừng. Bảy giờ sáng hôm sau, đoàn người lại tiếp tục đi về phía đông. Họ vẫn đi trong rừng. trên khoảng đất chưa khai thác bao giờ, khí nóng và hơi ấm chan hòa, thực vật ở đây lan rộng và xanh tốt lạ thường. Đíchsơn vừa đi vừa nhận xét điều này, theo lời Ali thì họ đang đi trong miền thảo nguyên, thảo nguyên có nghĩa là đồng cỏ hoang. Nếu Đíchsơn nhớ không lầm thì thảo nguyên phải có những đặc điểm sau đây: không có nước, không có cây, không có đá, chỉ toàn một thứ cỏ gai xanh tốt về mùa mưa, mọc cao về mùa hạ và rậm rạp như rừng, ngoài ra cũng có ít nhiều cây thấp, cằn cỗi. tất cả bày ra một cảnh tượng hoang phế, khô khan. Thế mà ở đây lại rất khác. Từ lúc bắt đầu đi đến giờ, rừng rú kéo dài triền miên. Không, đây không phải là thảo nguyên như Đíchsơn đã biết.

Hôm sau, Đíchsơn hỏi Ali và tỏ ý thắc mắc về cảnh tượng lạ lùng của thảo nguyên nơi này. Ali vạch rõ những điều sai lầm của Đíchsơn và cho biết thêm nhiều chi tiết chính xác về địa phương và tỏ ra là một con người có một kiến thức sâu rộng về xứ Bôlivi. Ali bảo Đíchsơn:

– Bạn ơi, bạn nói có lý đấy. Một thảo nguyên thực chất thì đúng như các sách du lịch đã miêu tả, nghĩa là một đồng bằng khô khan và khó băng qua. Nó giống như những đồng cỏ lớn ở Bắc Mỹ và hơi khác là những đồng này thường lầy lội hơn. Phải, ví dụ như đồng cỏ Colorado, đồng cỏ Ylano và đồng cỏ Vedula. Nhưng đây lại là một miền có cảnh tượng khác hẳn chính tôi cũng ngạc nhiên. Quả thực đây là lần đầu tôi đi đường tắt của cao nguyên này cho chóng đến nơi. Mặc dầu tôi chưa được nhìn thấy quang cảnh này, nhưng tôi vẫn biết nó rất khác biệt với những thảo nguyên thực chất. Những thảo nguyên này, bạn sẽ có thể thấy ở bên kia rặng núi Anđê, suốt trên dải đất thuộc đông bộ lục địa cho đến Đại Tây Dương.

Bạn đọc cảm nhận

Dương Duy Tùng

Thật đặc biệt khi mình đọc câu truyện này đúng năm 15 tuổi.Mình bị lôi cuốn bởi những tình tiết trong truyện. Đây chắc chắn không phải cuốn sách hay nhất của Jules Verne nhưng mình nghĩ sách không hề tệ. Qua hơn 200 trang sách,mình thực sự cảm phục chú bé Dick Sand dũng cảm kiên cường! Ở cái tuổi 15 mình nào đã làm được gì vậy mà chú bé đã tự cứu mình và cứu cả người khác! Mình rất thích truyện của Jules Verne – truyện khoa học viễn tưởng! Mong tiki có thêm nhiều sách Jules Verne của nữa.

MAI THANH HÀ

– Rất thích Jules Verne và các sách truyện của ông. Tác phẩm này mình chưa đọc bản gốc nên sẽ không có ý kiến gì về cách viết của ông. Nên mình sẽ nhận xét bản dịch này. Tệ.

Trước hết, bìa sách không đẹp, không bắt mắt lắm. Font chữ to, khá dễ đọc, 1 điểm cộng cho truyện.

Về nội dung, tuyến nhân vật khá phong phú, nội dung quyển sách hơi gợi nhắc mình về Đảo Giấu Vàng của Robert Stevenson. Tuy nhiên, lỗi dịch thuật và đánh máy không kể sao cho hết. Dẫn chứng cục thể đây:

1. Trang 71:
– Không thấy gì gì cả hả Dick?

2. Trang 239:
– Không con ạ. Mẹ đang nghĩ đến cha con. Con cuộc sống thích được gặp cha hay không?
– Ồ, mẹ ở! Có chứ! Cha sắp về đây à?

3. Trang 242:
Hắn đề nghị như sau:…..
—> Không hiểu được đoạn này là lời nhân vật hay lời tác giả vì dùng ngôi xưng rất loạn xạ.

Vân vân và vân vân.

Ngài ra, những lỗi đánh máy như “học” —> “họ”, “họ” —> “học”, “khí” —> “khíi”, “cá” —> “các”, “các” —> “cá”,… xuất hiện rất thường xuyên. Hơn nữa, ở phần đầu truyện, ngôi xưng của bà Weldon và Dick Sand vô cùng loạn xạ. Ba hồi thì em-bà, ba hồi cháu-bà. Thậm chí, sau khi bà đã nhận Dick làm con nuôi, bà xưng mẹ-con còn Dick lại cháu-bà. Đoạn đầu cũng rất rối ở chỗ lúc thì dịch giả gọi Dick là em, lúc gọi là chú, lúc lại là cậu. Đọc vô cùng khó chịu.

Tận 2 người dịch, NXB Văn học cũng khá có uy tín, vậy mà tác phẩm này thật không thể nuốt trôi. Nội dung hấp dẫn không còn hấp dẫn nữa sau bản dịch này. Tác giả là một nhà văn có kiến thức về địa lí rất sâu rộng, mình nghĩ bản gốc ít nhiều cũng không khó hiểu lắm khi giới thiệu về châu Phi hay các sinh vật ở đó. Nhưng đọc bản dịch lại rất khó hình dung.

Hi vọng sau này sẽ có bản dịch khác hay hơn, tốt hơn, hoàn chỉnh hơn, tôn trọng độc giả hơn. Hai sao này là dành cho bản dịch, mà điểm cộng là nhờ nội dung ổn.

NGUYEN MINH THU

Mình rất thích truyện của Jules Verne viết về các cuộc phiêu lưu mạo hiểm thú vị. Đây là cuốn có nội dung ngắn hơn các truyện khác của Jules Verne và có vẻ không hay bằng truyện 80 ngày vòng quanh thế giới hay phiêu lưu vào trung tâm trái đất… Tuy vậy nội dung truyện về cậu bé DS cũng hấp dẫn và khá hay, hoàn toàn phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi thích mơ mộng về những cuộc phiêu lưu. Ở độ tuổi 15 cũng không hẳn quá nhỏ nhưng đối diện với bọn buôn người thì ngay cả người lớn cũng chưa chắc đủ dũng cảm. Thế nhưng Dick rất dũng cảm gan dạ khi chống lại bọn buôn người cứu mọi người thoát ra. Chất lượng giấy không tốt lắm, hơi mỏng.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button