Review

Tâm Hồn Cao Thượng

Thể loại Sách Văn Học – Tiểu Thuyết
Tác giả Edmondo De Amicis
NXB NXB Văn Học
Công ty phát hành First News – Trí Việt
Số trang 414
Ngày xuất bản 02-2017
Giá bánXem giá bán

Ngày 18/10 hằng năm là ngày khai trường truyền thống ở Ý. Vào ngày này năm 1886, Tâm hồn cao thượng (nguyên tác Cuore, nghĩa là Trái tim) cuốn tiểu thuyết trẻ em của nhà văn người Ý Edmondo De Amicis chính thức ra mắt. Ngay lập tức, nó chinh phục trái tim bạn đọc, không chỉ ở Ý mà còn lan khắp các châu lục khác. Đến tận bây giờ, Tâm hồn cao thượng vẫn là một trong những tác phẩm có sức sống bền bỉ trong đời sống xuất bản của nhiều quốc gia.

Năm 1948, Tâm hồn cao thượng lần đầu tiên xuất bản ở Việt Nam để rồi từ đó đến tận bây giờ, tác phẩm này vẫn luôn là sách gối đầu giường của nhiều thế hệ. Tác phẩm được xem như một cuốn “luân lý giáo khoa thư” của thế kỷ 20. Sức ảnh hưởng một cuốn tiểu thuyết trẻ em, xuất phát từ đâu? Câu trả lời, rất đơn giản: Từ điều bình dị nhất, là sự tử tế.

Được viết theo hình thức nhật ký của Enico Bottini, cậu học trò 10 tuổi, Tâm hồn cao thượng đem đến người đọc những câu chuyện nhỏ, diễn ra theo thứ tự thời gian xuyên suốt năm lớp 3 của Enrico, nhưng lại là những vấn đề quan tâm của toàn xã hội. Gia đình Enico Bottini thuộc tầng lớp thượng lưu trong khi nhiều bạn cùng lớp lại xuất thân từ tầng lớp lao động. Đó chính là lý do, dù là trong thế giới của những đứa trẻ, những va đập xã hội vẫn diễn ra liên tục. Bất ngờ là sau những va đập đó, những mảnh vỡ nhặt được lại lóng lánh giá trị sống: lòng yêu nước, sự chân thành và hơn cả, là sự tử tế của mỗi con người.

Trong bối cảnh mà lòng tốt bị đem ra mổ xẻ, ứng xử tử tế có thể gây nên nhiều hồ nghi, giới trẻ xem nút “like” trên mạng xã hội là lẽ sống. Như hiện nay thì sự xuất hiện trở lại của Tâm hồn cao thượng thực sự là một cơn gió mát.

Nhiều người nói rằng, Việt Nam là một dân tộc kỳ lạ. Chúng ta có thể chinh phục được rất nhiều trở ngại để vươn lên phía trước. Chúng ta tiếp nhận kiến thức và phát huy những giá trị rất nhanh. Cái khó nhất, vẫn là câu chuyện nuôi dưỡng tâm hồn. Không có lời lý giải nào cho việc thanh niên sẵng sàng đốt thân, nhảy cầu hay cô bé 13 tuổi mua xăng đốt trường, nếu có người cổ vũ (bằng nút like quyền lực), không có biện minh nào cho việc những “thánh nữ” sẽ live stream thoát y cho cả thế giới cùng chiêm ngưỡng. Tất cả những câu chuyện này, là dị tật của văn hóa “câu like” mà giới trẻ đang “cuồng”. Làm thế nào để giải tỏa những ung nhọt này?

Lời giải cho bài toán này, thiết nghĩ, chỉ có sách. Trên mảnh đất mà phù sa là những câu chuyện nhỏ của Enico Bottini đắp bồi, những người biên soạn tập sách nổi tiếng nay hy vọng, những hạt mầm tử tế sẽ ươm chồi, nảy lộc. Đó chính là lý do, nhóm biên soạn mang đến bạn đọc Tâm hồn cao thượng, một tác phẩm chưa bao giờ cũ dù đã hơn trăm tuổi trong những ngày đầu năm 2017.

Thắp lên một ngọn nến sáng, gieo một niềm tin yêu, từ bạn đọc, ngọn lửa của sự tử tế sẽ tỏa lan.

[taq_review]

Trích đoạn:

Cậu bé miền Nam
Thứ bảy, ngày 22

Chiều qua, trong khi thầy giáo đang cho chúng tôi biết tin tức anh Rôbetti và nói anh sẽ phải chống nạng trong ít lâu thì ông hiệu trưởng đưa một người học trò mới vào lớp. Cậu bé, da nâu, tóc đen, mắt to, mày giao, mặc quần áo màu sẫm, ngoài nịt dây. Sau khi nói nhỏ với thầy Perbôni mấy câu, ông hiệu trưởng để cậu bé ở lại rồi ra. Anh học trò mới trố mắt nhìn chúng tôi, có vẻ sợ sệt. Thầy giáo liền dắt anh lại trước mặt chúng tôi và bảo rằng:

– Các con ơi! Các con hẳn được vui lòng vì hôm nay mới vào trường ta một người học trò quê ở xứ Calabria cách đây xa lắm, ở mãi tận miền cực nam nước ta. Các con hãy niềm nở tiếp người bạn mới này. Anh là dân một địa phương có tiếng, địa phương ấy đã sinh ra những bậc danh nhân, những tay thợ khéo và những quân nhân dũng cảm. Xứ của anh lại là một xứ đẹp vào bậc nhất nước, có bao nhiêu là núi lớn rừng xanh, dân cư rất thông minh và can đảm. Các con ơi! Các con hãy yêu quý bạn con, cho bạn con khuây nổi nhớ quê. Các con hãy tỏ cho bạn con biết rằng một đứa trẻ nước Ý đi đến trường nào trong nước là cũng gặp được bè bạn, gặp được anh em ở trường ấy.

Nói xong, ông Perbôni lại chỗ treo bản đồ Italia, trỏ vị trí xứ Calabria cho chúng tôi coi. Xong thầy dõng dạc gọi.

– Đêrôtxi!

Đêrôtxi anh học trò bao giờ cũng chiếm phần thưởng thứ nhất này đứng dậy.

– Con lên đây.

Đêrôtxi ra ghế, lên bàn giấy, đứng cách anh học trò mới, độ hai bước.

– Con là người đầu lớp, lấy tư cách ấy, thay mặt anh em, con hãy đem dấu thân ái của một người dân xứ Bắc tỏ cùng một người dân xứ Nam.

Đêrôtxi lại gần anh học trò miền Nam nói rất êm ái và rõ ràng:

– Chúng tôi mừng anh!…

Rồi Đêrôtxi hôn hai má người bạn mới một cách rất nồng nàn. Chúng tôi vỗ tay rầm rập.

Thầy quát: “Im! Không được reo cười trong lớp!!!” Tuy nhiên, thầy tỏ ý rất bằng lòng về mối nhiệt tình của chúng tôi. Cậu bé miền Nam cũng ra dáng vui sướng. Ông Perbôni đưa cậu bé đến chỗ ngồi và nói thêm:

– Cho được cái kết quả nói trên, nghĩa là làm cho một đứa trẻ xứ Nam ở xứ Bắc cũng như ở nhà mình và đứa trẻ xứ Bắc vào xứ Nam cũng tựa như về quê mình, nước ta đã phải chiến đấu trong 50 năm trời và đã được quyền tự do ấy. Vậy các con phải coi nhau như con một nhà, yêu nhau như anh em ruột thịt. Kẻ nào thấy người bạn mới không phải người xứ mình mà đem lòng khinh rẻ, kẻ ấy sẽ không đáng ngẩng mặt nhìn ngọn cờ ba sắc đi qua.

Cậu học trò miền Nam vừa ngồi vào chỗ thì các bạn chung quanh tíu tít, kẻ đưa ngòi bút, người cho bút chì và tranh ảnh, một bạn ngồi ghế sau gửi lên cho cậu một cái tem Thuỵ Sĩ để tỏ tình thân ái.

Bạn tôi
Thứ năm, ngày 28

Người đã cho cậu bé miền Nam cái tem thơ hôm trước là người bạn mà tôi thích hơn hết. Anh lớn nhất lớp, đầu to vai rộng, năm nay gần 14 tuổi, tên gọi Garônê. Anh rất tử tế, coi miệng cười thì biết. Ngoài anh Garônê tôi còn quen nhiều bạn nữa.

Anh Côretti là một bạn mau mắn và vui vẻ, tôi rất ưa mến. Anh thường mặc cái áo nịt bằng da rái cá và đội cái mũ nồi bằng da mèo. Anh là con một người hàng củi. Cha anh đã từng đầu quân trong cuộc chiến tranh năm 1866 và nhập vào đội quân của Hoàng thân Umbertô. Người ta nói cha anh đã được ba tấm huy chương. Cạnh anh Côretti là anh Nenli, lưng gù, người coi yếu đuối mảnh dẻ và anh Vôtini một người học trò phục sức rất sang và có tính hay làm dáng.

Đầu bàn nhì, có một cậu bé mặt tròn, mũi dẹp mà anh em thường gọi đùa là “chú phó nề” vì cha cậu làm nghề ấy. Cậu có cái biệt tài là “nhăn mõm thỏ” làm cho ai nấy phải bật cười, vì thế anh em hay bắt cậu làm trò để đùa nghịch với nhau. Cậu lại có cái mũ rất mềm thường vo viên bỏ túi như chiếc mùi xoa.

Cạnh “chú phó nề” là anh Garôphi, người gầy gò mũi khoằm, mắt bé. Lúc nào anh cũng bán chác nào bút, diêm, nào tranh, ảnh cho bạn. Anh lại hay chép bài học vào móng tay để đọc, anh khôn khéo đến nỗi không bao giờ thầy bắt gặp.

Gần đấy lại còn một cậu bé coi bộ khinh khỉnh là cậu Carlô Nobitxi. Cậu ngồi giữa hai người bạn đối với tôi rất tử tế: một người là con người thợ khoá, ăn mặc vụng về, xanh xao như người ốm, coi bộ nhút nhát và buồn thiu; người kia, tóc vàng da xanh, một cánh tay bị liệt phải đeo trước ngực. Cha cậu sang Mỹ, mẹ cậu ở nhà bán hoa quả rong.

Người ngồi bên trái tôi lại đáng chú ý hơn nữa, tức là anh Xtarđi, thân lùn cổ rụt, ít nói và hay cáu. Anh không thông minh mấy nhưng rất chú ý đến lời thầy giảng, anh nghe không dám cựa, mắt thẳng, trán cau, miệng mím. Ai hỏi anh trong lúc thầy đang cắt nghĩa, nhất định anh không trả lời, vô phúc hỏi đến lần thứ hai là bị anh đạp luôn cho mấy cái…Và anh vẫn không hé răng.

Cạnh anh là Phranti, một tên rắn mặt và gớm guốc, hình như đã bị đuổi ở trường làng.

Lại còn hai em nhà nọ, ăn mặc như nhau và cùng đội mũ gài lông trĩ, trông giống nhau như đúc.

Người tử tế hơn hết, thông minh hơn hết, người chắc chắn sẽ được phần thưởng thứ nhất, ai cũng biết được là anh Đêrôtxi.

Anh Prêcôtxi con người thợ khoá nói trên, thực là một người học trò đáng thương hại. Theo lời người ta nói thì anh thường bị cha đánh đập luôn, đến nỗi anh thành ra người dút dát, mỗi khi hỏi ai hay lỡ chạm phải ai là anh “xin lỗi” luôn miệng và nhìn người ta bằng đôi mắt hiền lành và buồn bã.

Trong ngần ấy người bạn, theo ý tôi, thì anh Garônê là người tốt hơn cả.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button