Review

Bản Lĩnh Putin

Thể loại Sách chính trị
Tác giả Nhóm tác giả
NXB NXB Lao Động
Công ty phát hành Pandabooks
Số trang 383
Ngày tái bản 05-2014
Giá bánXem giá bán

Nội dung

Ngày 31 tháng 12 năm 1999, Yeltsin đã giao lại nước Nga cho Putin trong tình trạng khó khăn chưa từng thấy trong gần một trăm năm qua. Trước lúc trao quyền, ông đã dặn dò lại Putin: “Phải làm tốt cho đất nước Nga”.

Putin đã không phụ sự ủy nhiệm trọng trách của Yeltsin. Putin đã đưa đất nước Nga vào thế kỷ 21 với diện mạo hoàn toàn mới, vì vậy cho nên, có người gọi ông là “sự khởi sắc của Putin”.

Trong lịch sử Nga đã từng xuất hiện rất nhiều nhân vật vĩ đại, và cũng đã từng ghi nhận rất nhiều sự kiện lịch sử vĩ đại của thế giới. Mười năm cuối cùng của thế kỷ 20, những diễn biến đầy kịch tính về xã hội Nga một lần nữa lại thu hút sự quan tâm của toàn thế giới. Nước Nga đã kết thúc thời đại Yeltsin kéo dài 10 năm và bắt đầu mở ra một thời đại Putin mới tràn đầy hứa hẹn.

Một khi nước Nga có thể lấy lại vị thế oai hùng thì Putin cũng sẽ giống như Pie Đại Đế hay Catherinne II lưu danh trong sử sách.

[taq_review]

Review

Nguyễn Thị Khánh Huyền

Tôi mua cuốn sách này vì rất hâm mộ tổng thống vĩ đại của nước Nga – Putin. Cuốn sách cho tôi một cái nhìn rõ ràng hơn về cuộc đời của ông.Ngay từ thời thiếu niên đến khi trưởng thành ông đã nỗ lực để hoàn thiện bản thân và thực hiện được ước mơ của mình-trở thành sĩ quan tại cơ quan tình báo ở KGB và luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.Khi ông đã làm tổng thống của nước Nga ,nhờ tài năng và ý chí của mình vị tổng thống này đã lấy lại vị thế cường quốc cho Nga.Putin mãi mãi là nhân vật vĩ đại của thế giới cũng như tấm gương cho tôi.

Trích đoạn

TƯ LIỆU VỀ “LIỆU PHÁP CHỮA SỐC” CỦA NGA

“Liệu pháp chữa sốc” là phương pháp giám sát vĩ mô do nhà kinh tế người Mỹ J. Sacks đưa ra. Biện pháp này thả nổi vật giá, thít chặt vòng quay chu chuyển tiền tệ, ổn định tiền tệ, giảm thiểu hỗ trợ tài chính, thực hiện trao đổi tự do tiền tệ, từ đó ngăn chặn lạm phát, ổn định kinh tế.

Năm 1985, Bolivia xảy ra khủng hoảng tài chính nghiêm trọng, tổng giá trị sản xuất trong nước giảm 9%. Chính phủ Bolivia đã thực hiện “liệu pháp chữa sốc”. Năm 1987, tổng giá trị sản xuất quốc nội của Bolivia tăng 2,1%, dự trữ ngoại tệ tăng hơn 21 lần.

Năm 1990, Ba Lan và một vài quốc gia khác đều dùng “Liệu pháp chữa sốc” nên đã ổn định được nền kinh tế.

Do đó, Thủ tướng Nga Gaidar đã mạnh dạn áp dụng biện pháp này để cải cách hệ thống kinh tế bao cấp của nước mình. Ông đã rất mạo hiểm cho thực hiện “Liệu pháp chữa sốc” khiến vật giá của Nga tăng hơn 4,5 lần, thị trường hoàn toàn được thả nổi; doanh nghiệp không có khách hàng và nhà cung cấp cố định. Chính phủ cắt giảm mua hàng quân sự.

Kết quả, mức sống của người dân sụt giảm nhanh chóng, xã hội phân hoá sâu sắc thành hai tầng lớp giàu – nghèo rõ rệt.

Sau khi thực hiện “Liệu pháp chữa sốc” và tư hữu hoá, nền kinh tế bao cấp của Nga đã bị xoá bỏ, nhưng vẫn chưa tìm được biện pháp hiệu quả khiến cho nền kinh tế của mình phát triển một cách lành mạnh.

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1998, Primakov nhận chức Thủ tướng và ổn định được cục diện xã hội. Nhưng kế hoạch khôi phục nền kinh tế mà chính phủ thực hiện vẫn trở về nền kinh tế bao cấp trước đây. Kết quả là Thủ tướng Primakov cũng bị mất chức.

Tìm ra con đường cải cách đúng đắn liệu có phải là cơ sở để chấn hưng lại được uy thế của quốc gia. Sứ mệnh này hoàn toàn đặt trên vai của Tổng thống Putin.

Putin nói rằng: “Không chỉ dựa vào kinh nghiệm của các nước đi trước. Điều cốt lõi là phải tìm cho được con đường cải cách thích hợp cho sự phát triển của chính nước Nga”. Nhưng cuối cùng con đường cải cách của nước Nga như thế nào thì Tổng thống Putin vẫn còn đang trong quá trình tìm kiếm.

Nga là một nước lớn, nhận thức này của Putin hoàn toàn chính xác. Nhưng nếu nói Nga là một nước mạnh thì chỉ mạnh về mặt quân sự bởi vì Nga là một nước hàng đầu về vũ khí hạt nhân chiến lược và một số vũ khí thông thường khác. Thực sự, Nga vẫn là một nước có thể ngang sức với Mỹ.

Nhưng về mặt kinh tế, Nga lại thuộc về nước thứ hai, thứ ba. Ví dụ, tổng thống Bush của Mỹ khi vừa lên nhận chức đã có tiền để vung mạnh tay ở khắp nơi, còn Putin thì chỉ có “Judo”, ông muốn dùng nhu để thắng cương.

Putin cho rằng, cuộc đọ sức giữa các nước mạnh và cách thể hiện cụ thể của nó không gì khác hơn chính là cuộc đọ sức bằng cách nghiên cứu và vận dụng những khoa học kỹ thuật tiên tiến. Mục đích của cuộc đọ sức này là làm cho cuộc sống của người dân trở nên sung túc hơn, bảo vệ được lợi ích của quốc gia mình nhiều hơn.

Nga là một nước lớn cho nên luôn phải đề phòng xảy ra khủng hoảng, người Nga cần phải có lòng tự tin dân tộc. Chính phủ Putin đã ngăn chặn thành công sự xuống dốc về kinh tế trong nhiều năm liên tục, và kinh tế đã có biểu hiện đang tăng trưởng. Nhìn từ thực tiễn cải cách của Trung Quốc, nếu đường lối của Putin là đúng đắn thì dựa vào nguồn tài nguyên phong phú và những cơ sở đã có, việc phục hưng nước Nga là điều không khó.

Ngoài ra, Putin đang thực hiện kế hoạch ngoại giao thiết thực, tạo ra môi trường quốc tế có lợi cho sự phát triển của Nga. Putin khẳng định, lợi ích thiết thực của quốc gia trong đó bao gồm lợi ích kinh tế phải trở thành chức trách của các nhà ngoại giao.

Vì thế, quyền lợi và sự giàu có của người dân Nga đều được quyết định bởi các vấn đề nội bộ có giải quyết được hay không.

Từ thế kỷ 19, quá trình tham gia vào các công việc châu Âu của Nga gặp không ít sóng gió.

Có người cho rằng, tình thế của Nga khi đó cũng tương tự như nước Nga sau cuộc chiến tranh Krym.

Lúc đó, Nga bị các cường quốc châu Âu vây chặt, hơn nữa chế độ nông nô của Nga đã kìm hãm sự phát triển của chính nước họ.

Trong hoàn cảnh lúc đó, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Nga đã đưa ra chiến lược ngoại giao mới: “Nga không nóng vội, nước Nga đang tích trữ sức mạnh, nuôi dưỡng chí khí”. Chủ trương của chính phủ Nga là, sau khi bị thiệt hại nặng nề, Nga cần phải hoà giải với các nước khác; giảm thiểu mức độ tham chính vào các sự vụ châu Âu; tập trung lực lượng để cải cách chế độ nông nô; chính sách ngoại giao bắt buộc phải tuân theo cải cách trong nước.

Đầu thế kỷ 20, khi nước Nga lại một lần nữa bị tụt hậu xa so với các nước phương Tây, người đứng đầu của nước Nga – Sa Hoàng kêu gọi các nước phương Tây: “Hãy cho nước Nga 20 năm hoà bình trong nội bộ lãnh thổ và lĩnh vực ngoại giao, lúc đó sẽ xuất hiện một nước Nga hoàn toàn mới”.

Đại đế Pie đã tận dụng thời gian 20 năm và cuối cùng đã phá vỡ được sự phong toả của Thụy Điển, giành được con đường ra vào châu Âu trên biển. Trong thời gian 15 năm, nước Nga hoàn toàn phá bỏ được sự phong toả trên biển Hắc Hải của các cường quốc châu Âu đối với Nga.

Vấn đề hiện tại là, việc chấn hưng nước Nga của Putin cần thời gian bao lâu? Chiến lược ngoại giao của Nga có thể tránh được vết xe đổ 10 năm trước hay không?

Những nguy cơ mà nước Nga phải đối mặt hiện nay dường như đều xuất phát từ một nguyên nhân, đó chính là sự suy thoái từ nội bộ. Hiển nhiên, 35% nguồn tài nguyên trên toàn cầu tập trung ở lãnh thổ Nga với tình hình hơn một nửa tài nguyên chiến lược mà nước Nga suy thoái thì cho đến ngày nay liệu có thể quy tội đó thuộc về các nước phương Tây hay không?

Nếu các nước phương Tây không để nhìn nhận đến lợi ích của Nga thì “Sự tôn nghiêm một nước lớn” của Nga sẽ bị tổn hại nghiêm trọng. Sự lớn mạnh của tinh thần chủ nghĩa dân tộc Nga sẽ làm tăng thêm thái độ thù địch của các nước phương Tây với Nga.

Giấc mộng phục hưng nước Nga của Putin có thể trở thành hiện thực được hay không, sẽ phụ thuộc vào hai vấn đề cơ bản. Thứ nhất, các cường quốc phương Tây phải ủng hộ lợi ích của Nga và phải giữ quan hệ hợp tác với Nga. Thứ hai, vấn đề uy hiếp lớn nhất đối với Nga không phải là các sức mạnh châu Âu, mà là chính bản thân nước Nga.

Sự trái ngược giữa tinh thần chủ nghĩa nước lớn của người dân Nga và địa vị quốc tế hiện nay đã thường xuyên khiến chính phủ Putin rơi vào tình thế khó khăn. Nhưng Putin không hề nản lòng, không ngừng phấn đấu vì sự nghiệp phục hưng nước Nga.

Ai đã “bắt chẹt” Putin

Khi quan hệ với các nước phương Tây, người Nga luôn mang trong mình tâm lý mâu thuẫn: Họ vừa ngưỡng mộ sự tiên tiến của phương Tây nhưng lại vừa khó có thể chấp nhận được quan niệm giá trị của người phương Tây. Và mâu thuẫn này đã được kiểm chứng từ rất nhiều nhân vật nổi tiếng của Nga. Có rất nhiều người xuất phát từ ý muốn kết thân với phương Tây nhưng sau đó lại nói lời kết thúc vì họ vẫn còn nuối tiếc nền văn minh Nga.

Sau khi đế quốc Mông Cổ bị tiêu diệt, từ quan niệm giá trị, cách sống đến an ninh quốc gia, toàn bộ những thứ mà người Nga có thể cảm nhận được chính là sự uy hiếp đến từ các nước phương Tây. Mâu thuẫn giữa văn minh Nga và văn minh phương Tây do việc cải cách phương Tây hoá nước Nga tạo ra và những thay đổi về chế độ xã hội, đã tạo ra khuynh hướng chống lại phương Tây.

Một khi khuynh hướng này cùng kết hợp với khát vọng mãnh liệt là được tham gia vào các sự vụ châu Âu thì nó không chỉ là yêu cầu bảo vệ lợi ích quốc gia nữa mà nó còn mang cả tinh thần trách nhiệm của sứ mệnh.

Nga biết các nước phương Tây không phải là đức cứu thế của họ, họ vẫn còn có những xung đột về lợi ích căn bản với các nước phương Tây.

Lấy việc các nước phương Tây đòi nợ là một ví dụ, từ đầu chí cuối các nước phương Tây luôn muốn gây rối. Theo tài liệu mà thủ tướng Kasyanov công bố thì nợ nước ngoài của Nga lên tới 149 tỷ đô la, kim ngạch xuất khẩu dầu năm 2003 tăng, dự trữ ngoại tệ ngày 1 tháng 2 năm 2004 đã đạt 29,6 tỷ đô la, tăng 2 lần so với năm 2003.

Các nước phương Tây gõ cửa đòi nợ, họ coi chuyện đó như một lý do đương nhiên, không cần bàn cãi. Nhưng hơn một nửa số nợ họ đòi là xuất phát từ mục đích chính trị, họ muốn giảm vị thế ngoại giao của Putin. Các nước phương Tây có ý đồ dựa vào khoản nợ đó để giành ưu thế. Sau khi lên nắm quyền, Tổng thống Bush lập tức thay đổi chính sách viện trợ của cựu tổng thống Bill Clinton đối với Nga. Khi Putin thăm Cu Ba, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật với những lời uy hiếp: Nếu Nga không đóng cửa “trung tâm gián điệp” tại Cu Ba thì khoản nợ mà Liên Xô nợ Mỹ sẽ phải hoàn trả ngay.

Ngoài ra, nước Đức còn có ý đồ giành lấy vùng đất Kaliningra – lãnh thổ của Nga. Kaliningrad vốn thuộc về Prussia, sau chiến tranh thế giới thứ hai đã cắt nhượng lại cho Liên Xô.

Thủ tướng Đức Schroeder đã từng đem vấn đề nợ cũ và vấn đề Kaliningrad đánh đồng với nhau.

Xem ra, vấn đề nợ cũ của Nga đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới vấn đề lãnh thổ. Trong rất nhiều vấn đề quan hệ đối ngoại quan trọng của Nga thường xuyên xuất hiện sự can thiệp của vấn đề nợ cũ.

Nước Nga vừa bước ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á và đang cần gấp một lượng tiền lớn.

Ban đầu, trong ngân sách của Nga chỉ có 1,3 tỷ đô la dùng để trả nợ nước ngoài. Dưới sức ép của các nước phương Tây, chính phủ Putin đã buộc phải sửa đổi ngân sách. Lập trường cơ bản của chính phủ Putin là, nợ nước ngoài của Nga vẫn phải trả nhưng nợ nước ngoài của Liên Xô, liệu có thể xoá bỏ được phần nào hay không? Điều này cần phải trải qua các cuộc đàm phán ngoại giao vô cùng khó khăn.

Mục đích của các nước phương Tây là thông qua nợ nước ngoài để thít chặt Putin, nhưng phương Tây vẫn chưa thể thực hiện được ý đồ của họ.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button