Review

Tiếng Gọi Của Hoang Dã

Thể loại Văn học nước ngoài
Tác giả Jack London
NXB NXB Văn Học
Công ty phát hành Đinh Tị
Số trang 215
Ngày xuất bản 11-2015
Giá bánXem giá bán

Giới thiệu sách

Tiếng gọi của hoang dã là một tiểu thuyết của nhà văn Mỹ Jack London. Cốt truyện kể về một con chó tên là Buck đã được thuần hóa, cưng chiều. Nhưng một loạt các sự kiện xảy ra khi Buck bị bắt khỏi trang trại để trở thành chó kéo xe ở khu vực Alaska lạnh giá, trong giai đoạn mọi người đổ xô đi tìm vàng thế kỷ 19, thiên nhiên nguyên thủy đã đánh thức bản năng của Buck. Buck trở lại cuộc sống hoang dã, trở về rừng và sống chung với lũ sói.

[taq_review]

Trích dẫn

Với ánh hồng Bắc cực toả sáng lạnh ngắt trên đầu, hoặc dưới những ngôi sao rập rình trong điện nhảy giữa băng giá, trên vùng đất chết lặng và lạnh cứng trùm tấm vải liệm bằng tuyết bao la, tiếng hát ấy của lũ chó étkimô đáng ra phải là tiếng thách thức của sự sống, nhưng chỉ có điều là nó được lấy giọng theo điệu thứ, với những âm thanh rền rỉ kéo dài và những tiếng thổn thức nấc nghẹn, nên lại nghe như là tiếng nài xin của sợ sống, là tiếng rênđau của sinh mệnh bị đọa đầy, nói vậy thì có lẽ đúng hơn. Đó là một tiếng hát cổ xưa, cổ xưa như chính bản thân giống nòi của chúng – một trong những tiếng hát đầu tiên của thế giới man sơ, vào cái thời mà những tiếng hát hãy còn buồn bã. Nó chứa đựng nỗi thống khổ của xiết bao thế hệ, cái tiếng than vãn não nùng đã khích động Bấc một cách kỳ lạ. Khi Bấc cất tiếng ai oán và thổn thức, thì ấy là lúc nó mang trong mình nỗi đau của sự sống đã từng là nỗi đau của những tổ tiên hoang dã của nó xưa kia, cùng nỗi lo sợ và điều huyền bí của lạnh lẽo và tối tăm đã từng là nỗi lo sợ và điều huyền bí đối với tổ tiên nó. Và cái điều khiến Bấc phải bị khích động vì tiếng kêu than kia là dấu hiệu chứng tỏ Bấc đã quay lui hẳn lại, lùi qua các thời kỳ mà sự sống đã có bếp lửa và mái nhà, để trọn vẹn trở về với buổi ban đầu thô sơ của sự sống giữa thời của tiếng hú rầu rĩ xa xưa.

Bẩy ngày sau khi vào Đoxân, đoàn người và chó lai ra đi, tụt xuống theo bờ dốc bên răng Berớc chạy về sông I-u-con, rồi kéo về phía sông Đaiê và thành Xon-oa-tơ, Perôn đang mang theo những công văn giấy tờ có thể còn khẩn hơn cả những thứ anh đã mangđến Đoxân; hơn nữa, niềm tự hào của cuộc hành trình cuốn hút lấy anh và anh có ý định thực hiện một chuyến đi kỷ lục trong năm ấy. Lần này anh gặp một số thuận lợi. Nhờ một tuần nghỉ ngơi, sức khoẻ đàn chó đã hồi phục, và chúng đã hoàn toàn sung sức. Đường mòn trên băng mà họ tự mở ra để đi vào đây hôm trước đã được nện cứng lại dưới bước chân những kẻ đi sau. Thêm nữa, cảnh sát đã bố trí ở vài 3 địa điểm dọc đường những kho chưa thức ăn cho người và chó, và nhờ vậy kẻ đi đường được gọn nhẹ.

Ngày đầu họ đi đến tận pháo đài “60 dặm” nghĩa là chạy được một thôi dài 50 dặm. Ngày thứ hai, họ tăng vọt tốc độ ngược dòng I-u-con chạy băng băng thuận đường thẳng tới sông Peli. Nhưng chả phải là họ đã ngon ơ đạt được chuyến chạy nhanh tuyệt đẹp như vậy mà không có điều gì khó nhọc và bực mình cho Phrăngxoa cả đâu! Cuộc nỗi đau ầm ĩ do Bấc cầm đầu đã phá vỡ khối thống nhất của đàn chó.

Trong vòng dây kéo, chúng không còn như trước nữa. Sự cổ vũ của Bấc đã khiến những con chó làm loạn phạm vào đủ mọi thứ tội lặt vặt. Xpít không còn là một vị chỉ huy được kính sợ rất mực nữa. Nỗi sợ hãi trước kia đã bay biến, và chúng trở thành đủ khả năng thách thức quyền lực của Xpít. một đêm nọ, Paicơ đoạt của hắn nửa con cá và nuốt trôi, dưới sự bảo vệ của Bấc. một đêm khác, Đớp cùng với Jô đánh lại Xpít và làm Xpít phải chịu từ bỏ không thi hành được đòn trừng phạt mà chúng đáng phải chịu. Ngay cả Bili, con chó lành nết, cũng bớt lành đi, và có rên rỉ thì cũng không rên rỉ kiểu xoa dịu như những ngày trước nữa. Bấc không bao giờ đến gần Xpít mà không gầm gừ và dựng đứng lông lên đầy vẻ đe doạ. Quả là thái độ cư xử của Bấc giống thái độ của một tên du côn, và nó có thói quen nghênh ngang lượn lui lượn tới ngay trước mũi Xpít.

Sự suy sụp kỷ luật đã ảnh hưởng cả đến quan hệ giữa những con chó khác với nhau. Chúng gây gổ và cắn cấu lẫn nhau nhiều hơn bao giờ hết, đến mức đôi lúc cả khu vực cắm trại rộ lên tiếngrú rít hỗn loạn ầm ĩ. Chỉ riêng Đêvơ và Xônlếch là không thay đổi gì, mặc dù những cuộc xung đột liên chi hồ điệp xung quanh làm chúng phát cáu lên. Phrăngxoa gào lên những tiếng nguyền rủa hung tợn kỳ lạ, giậm chân bứt tóc điên tiết mà không làm gì được. Sợi roi da của anh leien tục vun vút quất vào giữa đàn chó, nhưng chả có hiệu quả gì mấy. Anh vừa quay lưng đi là đâu lại vào đấy. Chiếc roi của anh ủng hộ Xpít, còn Bấc thì lại ủng hộ những con chó còn lại. Phrăngxoa biết Bấc là tên đầu nậu đứng đằng sau mọi sự rối loạn, và Bấc cũng rõ là anh biết. Nhưng Bấc khôn ranh ma mãnh làm rồi, đừng hòng bắt quả tang nó một lần nào nữa. Trong vòng đai cương, nó làm việc thật là tận tuỵ, bởi công việc nhọc nhằn cũng đã trở thành một điều thích thú đối với nó: thế nhưng tẩm ngẩm tầm ngầm gây ra một vụ đánh nhau giữa các bạn nó và làm rối tung cả dây kéo lên lại là một điều còn thích thú hơn.

Tại cửa sông Takinơ, một đêm nọ sau bữa ăn tối Đớp sục ra được một con thỏ Bắc cực, nhưng vụng về vồ trượt. Trong nháy mắt toàn bộ đàn chó hò hét đuổi theo. Cách đó 100 mã là một khu trại của cảnh sát Tây Bắc, có 50 con chó, toàn chó étkimô, lũ này cũng ào đến tham gia cuộc săn đuổi. Con thỏ phóng nhanh xuống dòng sông, ngoặt vào một nhánh sông nhỏ, và ngược nhánh sông đóng băng nó vẫn vững bước lao tới. Nó lướt nhẹ nhàng trên mặt tuyết, trong khi lũ chó dốc hết sức lặn lội đằng sau. Bấc dẫn đầu bầy chó hùng hậu 60 con, quành từ khúc sông này sang khúc sông nọ, nhưng không thể nào đuổi kịp. Bấc rạp mình xuống chạy, rít lên háo hức, khối thân hình tuyệt đẹp của nó vun vút phóng tới, bước này tiếp bước khác, dưới ánh trăng nhợt nhạt. Và cũng bước này tiếp bước khác, như một mảnh hồn ma băng giá tái mét, con thỏ vun vút lao lên phía trước.

Tất cả những gì đã kích động những bản năng cổ xưa trỗi dậy, sự khích động để thúc đẩy con người trong từng thời kỳ nhất định, vọt ra khỏi những thành phố vang động để vào rừng hoặc ra đồng tìm giết các thú vật bằng những thành phố vang động để vào rừng, hoặc ra đồng tìm giết các thú vật bằng những viên đạn chì do hoá chất đẩy đi. Sự thèm khát máu tươi, niềm vui của giết chóc
-tất cả mọi khích động ấy cũng đang xô đẩy Bấc, chỉ có điều là những cái đó lại càng vô cùng gắn bó hơn bên trong bản chất của Bấc. Nó đang dẫn đầu bầy chó chạy săn mồi, đuổi cho đến cùng đường sự sống hoang dã kia sự sống ấy là miếng thịt ăn, để giết bằng đôi hàm răng của chính nó, để tắm cả mõm mình ngập cho đến tận mắt vào trong máu nóng.

Một sự đê mê ngây ngất biểu thị điểm tuyệt đỉnh của sự sống, bên trên đỉnh ấy, sự sống không còn dâng lên được nữa.
Nghịch lý của sự sống là như vậy đó, sự đê mê ngây ngất ấy xuất hiện lúc mình đang sống mãnh liệt nhất, ấy thế mà nó xuất hiện như một trạng thái quên đứt đi là mình đang sống. Sự đê mê ngây ngất ấy, trạng thái quên rằng mình đang sống ấy, đã xuất hiện ở người nghệ sĩ, chiếm lĩnh lấy anh, lối anh thoát khỏi bản thân mình theo luồng lửa tâm hồn phút ra rực cháy; nó xuất hiện ở người lính, cố thủ trên trận địa bị tấn công, sôi máu chiến đấu cho đến phút chót, quyết không hạ súng đầu hàng; và đây, nó đã xuất hiện ở Bấc, đang dẫn đầu bầy chó, thét vang tiếng hò hét tự ngàn xưa của sói hoang, ra sức rượt theo miếng thức ăn, cũng là một sự sống, đang xuyên qua ánh trăng chạy trốn vùn vụt trước mặt. Bấc đang thét lên những tiếng tự đáy sâu trước mặt. Bấc đang thét lên những tiếng tự đáy sâu của bản chất nó, và của những phân nào đó trong bản chất còn sâu hơn cả cuộc đời sóng cồn của sự sống, theo ngọn triều dâng của cõi sinh tồn, theo niềm vui tuyệt đỉnh của từng thớ thịt đường gân, trong mọi thứ không phải là cái chết, mà là sức sống đang toả ánh chói loà và bùng lên mạnh mẽ, thể hiện thành chuyển động, hân hoan tung cánh bay dưới những vì sao và trên bề mặt của vật chất chết lặng không hề động đậy.

Nhưng còn Xpít, bình tĩnh đến lạnh lùng và có tính toán ngay cả khi tâm thần bị kích động đến cực điểm, hắn tách ra khỏi bầy và chạy tắt ngang một dải đất hẹp nơi nhánh sông nhỏ lượn quanh thành một vòng cung rộng. Bấc không hay biết điều đó, và trong khi Bấc cứ chạy theo vòng lượn của dòng sông, con thỏ như một bóng ma băng giá vẫu vút theo bay trước mặt nó, thì bỗng thấy một bóng ma khác băng giá, lớn hơn, từ mũi đất bên bờ vọt ra chắn ngang trên đường con thỏ chạy. Đó là Xpít. Con thỏ không tài nào chuyển hướng kịp. Đang nửa chừng phóng tới, bị đôi hàm răng trắng bổ xuống cắn gẫy sống lưng, nó kêu thét lên như tiếng hé hất thanh của một con người bị đánh. Nghe tiếng kêu ấy, tiếng kêu của Sự Sống ngã nhào xuống từ tột đỉnh của Sinh Tồn rơi vào nanh vuốt của Thần Chết, toàn bộ bày chó nối sau gót Bấc đồng thanh rộ lên một tiếng rú đầy khoái cảm.

Bạn đọc cảm nhận

Lous Hi

Mình được bạn bè và người thân giới thiệu cho quyển sách này! 1 phần là bản thân mình rất yêu thích chó nên khi đọc sơ qua review mình đã quyết định mua nó về! Câu chuyện về cuộc đời chú chó bulk khiến mình cảm động không thôi! Từ 1 con chó quý tộc được sống trong sung túc và sự tôn kính của muôn loài, chú đã bị bắt cóc và lưu lạc tới bắc cực! Bằng nghị lực phi thường và bản chất hoang dã vốn từ lâu đã nguội lạnh, giờ đây, bởi mối nguy hiểm luôn rình rập quanh chú, được dịp bùng lên mãnh liệt! Chú đã theo tiếng gọi của hoang dã tiếp tục làm chủ cuộc hành trình tìm kiếm hạnh phúc!

Naya Rim

Đây đích thị là tuyệt phẩm văn học, chính xác là tác phẩm hay nhất tôi từng đọc. Lần đầu tiên được đọc một quyển sách mà mỗi lần đã đọc một chương rồi là không dứt ra được. Chính thế, để tận hưởng hết cái tinh tế của siêu phẩm này mà tôi đã phải tạm dừng hết các việc đang làm dở chừng rồi ngấu nghiến từng trang sách “Tiếng gọi của hoang dã”. Tác giả phải thật am hiểu về loài chó tận cùng mới có thể khắc hoạ nên rõ nét vóc dáng, thói quen, cử chỉ, hoạt động của các loài chó một cách sinh động đến như vậy. Lại càng thán phục tài lột tả cảm xúc loài vật qua hành động của chúng của Jack London. Qua đó ta như hình dung được những số phận bất hạnh, sự cực khổ đã đẩy những con người lao động đến đường cùng, và “tiếng gọi” đã thúc giục họ vùng lên đấu tranh và sống với chính con người mình. Giá trị nhân văn của tác phẩm là vô cùng đáng trân quý, không phải nhà văn nào cũng đề cao lên được những giá trị quý báu đó qua những loài vật như Jack London.

Phan Thị Vân Trang

Đây là một cuốn sách khá tiêu biểu trong tủ sách văn học kinh điển. Tôi rất thích chú chó Buck trong truyện. Chú ta thật là rất có lòng trung thành, can trường và dũng cảm. Trong những lúc nguy khốn cho chủ của mình, chú ta đều đứng ra giúp sức cho chủ của mình, nhờ đó mà anh thoát chết và có một món tiền lớn để thực hiện chuyến đi tìm vàng của mình. Trong tác phẩm, hình ảnh cuối truyện có lẽ là hình ảnh đọng lại trong tôi rất nhiều cảm xúc. Nhà văn Jack London rất hay, trong các tác phẩm, ông luôn để lại một dư vị khó phai trong lòng người đọc nơi kết truyên. Trang bìa tác phẩm rất đẹp, nhưng tôi không thích cái tên mới này, tôi nghĩ rằng, cái tên “Tiếng gọi nơi hoang dã” là hay hơn hết và nó cũng thể hiện đầy đủ nội dung truyện hơn hết.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button