ListTheo chủ đề

7 sách tản văn Nhật bản mang đến những trải nghiệm tinh thần sâu sắc

Văn hóa Nhật Bản rất phong phú và đa dạng, cung cấp rất nhiều chủ đề hấp dẫn để khám phá. Một khía cạnh đã và đang làm say đắm độc giả là tản văn. 7 cuốn tản văn Nhật Bản này chắc chắn sẽ đưa bạn đến xứ sở mặt trời mọc và để lại cho bạn nhiều điều đọng lại và truyền cảm hứng.

Quán Ăn Nơi Góc Hẻm – Ông Già Cáu Kỉnh Và Món Cơm Cuộn Trứng

Quán Ăn Nơi Góc Hẻm – Ông Già Cáu Kỉnh Và Món Cơm Cuộn Trứng

Ở một góc yên tĩnh của con phố bán lẻ truyền thống của Tokyo tồn tại Quán Cơm Góc, một nhà bếp chung. Quán bị cô lập với thế giới bên ngoài, và những khách quen thường xuyên đến đây đặc biệt là những người chán nản không biết tâm sự với ai. Đó là một phụ nữ quán bar khao khát trở thành một diễn viên lồng tiếng, một người đàn ông lớn tuổi khó tính và thích theo dõi mọi người và đang sống phần còn lại của cuộc đời trong sự hoang vắng sau cái chết của người vợ trẻ. Một học sinh tiểu học học và chỉ biết học mỗi ngày mà không có sự tham gia của cha mẹ…

Mọi người cùng tìm đến Quán Cơm Góc Nhỏ vì một lời giới thiệu “Quán do đầu bếp không chuyên nấu nên cũng có lúc không ngon”. Các món ăn tại quán có thể không ngon, thiếu vài phần gia vị, nhưng không khí trong quán tuyệt nhiên chưa bao giờ thiếu đi tình người.

Quán Cơm Góc Nhỏ cứ bình yên tồn tại theo một cách đặc biệt như thế cho đến khi có những thực khách mới xuất hiện. Biến cố xảy ra, quán ăn có nguy cơ phải dỡ bỏ, mọi người nhìn nhau nghi kị ngờ vực. Rồi đây số phận quán ăn sẽ ra sao? Ai là kẻ đâm lén đã bán đứng mọi người?

Hãy cũng tìm câu trả lời trong Quán ăn nơi góc hẻm – Ông già cáu kỉnh và món cơm cuộn trứng nhé!

Năm Người Đàn Bà Si Tình

Năm Người Đàn Bà Si Tình

Sự đen tối của tâm hồn con người trước cám dỗ của sắc dục được miêu tả rất tinh tế trong Năm Người Đàn Bà Si Tình. Nhưng không có tội lỗi nào mà không bị trừng phạt, chỉ là vấn đề sớm hay muộn mà thôi. Motiv tội ác và trừng phạt được khắc họa sắc nét trong tác phẩm qua các truyện tiêu biểu “Chuyện về nàng Oshichi si tình”, “Chuyện về vị phu nhân đa tình” và “Chuyện nàng Osen đa tình”.

Oshichi vốn là con gái duy nhất của một người buôn trái cây tên là Hachibei ở Edo. Vào đêm Hai mươi tám Tết, khu phố phát hỏa và mọi người phải đến chùa Kichijo trong vùng tạm trú. Nơi đây, nàng gặp một chàng thiếu niên võ sĩ anh tuấn tên là Kichisaburo. Hai người lén viết thư từ qua lại cho nhau. Và rồi dịp may đến vào đêm mười lăm tháng Giêng khi các nhà sư phải đi chuẩn bị tang lễ cho Hachizaemon, một người bán gạo trong vùng. Oshichi lén đi gặp Kichisaburo và hai người tình tự. Bà mẹ biết chuyện mới lôi Oshichi về nhà, không cho tạm trú ớ chùa nữa Nhớ nhung, Kichisaburo mới giả làm một người nhà quê tìm đến nhà Oshichi xin ngủ trọ vào một đêm mưa tuyết và “ái ân cũng lặng lẽ như hình những con thiên nga vẽ trên bức bình phong rực rỡ phía sau”.

Bình minh đến chia cách đôi lứa rồi đêm ngày Oshichi nhớ mong. Trong một đêm mưa “nàng bỗng nhớ lại cái đêm xảy ra hỏa hoạn làm nàng phải đến trú ngụ trong chùa và nàng nghĩ rằng một tai họa như thế sẽ đem cho nàng dịp may gặp lại Kichisaburo. Ý tưởng điên rồ này đưa nàng đến một hành động vô phương cứu chữa. Nàng châm lửa đốt nhà nhưng dân chúng lần theo dấu khói và bắt gặp Oshichi ở đúng địa điểm gây hỏa hoạn”. Oshichi bị xử tử hình. Trong khi đó, Kichisaburo đêm ngày thương nhớ Oshichi, không hay nàng đã chết. Người thân, bạn bè không dám báo tin cho chàng, sợ chàng tự sát. Nhưng rồi chàng cũng biết và sau khi được các vị sư khuyên giải, Kichisaburo quyết định xuất gia. Truyện kết thúc bằng lời nhận định: “Câu chuyện này được kể lại – đầy tình và khổ – cốt để chỉ cho thấy cuộc đời bất trắc và hư ảo dường nào, giống hệt như một giấc mộng hoang dã và hoang đường.”

Trà Đạo (Tiểu Luận) – Okakura Kakuzo

Trà Đạo (Tiểu Luận) – Okakura Kakuzo

Trà đạo là một nét đẹp đã góp phấn làm nên diện mạo cho văn hóa truyền thống Nhật Bản. 100 năm đã qua kể từ lần xuất bản đầu tiên song tác phẩm Trà Đạo của Kakuzo Okakura vẫn được đánh giá là một trong những cuốn sách hàng đầu giúp bạn bè thế giới hiểu Trà đạo và thông qua Trà đạo, hiểu cốt tủy nền văn hóa Nhật Bản.

Nội dung tác phẩm Trà Đạo của Okakura Kakuzo xoay quanh bảy điểm chính yếu của trà luận Nhật Bản như Chén trà nhân loại, Các trường phái Trà đạo, Đạo Lão và Thiền tông, Trà thất, Hoa pháp, Trà nhân.

Với nội dung sâu sắc và đầy chất gợi cảm, nó giống như một sự khám phá và hiểu sâu hơn về Phương Đông, về cái lõi của những nền văn hóa truyền thống lâu đời. Cuốn sách sẽ đem lại cho người đọc những cảm nhận sâu sắc và những rung động riêng cùa chính mình.

Ca Tụng Bóng Tối – Junichiro Tanizaki

Ca Tụng Bóng Tối – Junichiro Tanizaki

Ca Tụng Bóng Tối – đây là một cuốn tản văn được viết bởi một trong những tiểu thuyết gia có ảnh hưởng nhất ở Nhật Bản – Junichiro Tanizaki (1886 – 1965).

Tác giả bàn luận những đề tài từ kiến trúc, ngọc bích, đồ ăn, nhà vệ sinh và bằng cảm nhận tinh tế đã miêu tả lại chính xác cách sử dụng không gian trong các tòa nhà, tả lại vẻ đẹp hoàn hảo của đồ sơn mài dưới ánh nến cũng như của người phụ nữ trong bóng tối ở chốn khoái lạc.

Cuốn tản văn cũng bàn về sự đụng độ kinh điển giữa bóng tối trong nội thất Nhật Bản truyền thống và ánh sáng điện chói lòa của thời hiện đại.

Những Đứa Trẻ Bị Mắc Kẹt

Những Đứa Trẻ Bị Mắc Kẹt

Tại sao tên sách lại là NHỮNG ĐỨA TRẺ BỊ MẮC KẸT?

Bạn có biết, trong mỗi chúng ta đều có một đứa trẻ không bao giờ được giải phóng? Đó là một người trưởng thành luôn thấy mình thiệt thòi, cô đơn bởi tuổi thơ không trọn vẹn tình yêu thương của cả cha và mẹ, không có bạn bè chơi cùng. Đó là một người lớn không tự tin, luôn cô đơn vì từ bé đến lớn luôn bị mẹ so sánh và đối xử phân biệt với chị/em của mình. Đó là những nhân cách khác trong con người chúng ta, một góc tối trong tâm hồn được hình thành bởi những ẩn ức tuổi thơ, ám ảnh cuộc đời mà chính ta không vượt qua được. Đó cũng chính là một trong những tâm lý tội phạm dẫn đến các hành vi phạm tội.

Nổi tiếng là nữ hoàng của dòng văn học khai thác góc khuất của tâm lý con người, nữ nhà văn Kanae Minato đã rất thành công khi miêu tả, khắc hoạ diễn biến tâm lý nhân vật trong cuốn sách này. Độc giả dễ dàng bị cuốn đi theo cảm xúc của nhân vật, cùng rơi vào những góc tối của tâm hồn, cùng khám phá và nhận ra những góc tối đó, cùng trải qua hoặc sẽ cố vượt thoát hoặc sẽ bị chìm vào.

Đậm chất tâm lý tội phạm, từ việc khai thác ẩn ức tuổi thơ, chứng ám thị đến các triệu chứng hoang tưởng của con người, NHỮNG ĐỨA TRẺ BỊ MẮC KẸT phản ánh góc khuất tâm hồn những con người cô đơn ngay trong gia đình mình, giữa xã hội này. Ngoài ra, còn là một lời khẳng định: Tuổi thơ của con người vô cùng quan trọng, đó là giai đoạn có khả năng ghi nhớ tốt nhất, tiếp nhận nhanh và ngấm lâu nhất để đi đến những ký ức bền vững mà sẽ trở thành tiềm thức, hình thành nhân cách con người. Rằng môi trường giáo dục con người quan trọng nhất là gia đình. Từ đó dẫn đến các hành vi trong đời sống, nhân cách và cả hình thành con người trưởng thành về sau sẽ như thế nào.

Okuno Hosomichi – Con Đường Hẹp Và Chiều Sâu Tâm Thức

Okuno Hosomichi – Con Đường Hẹp Và Chiều Sâu Tâm Thức

Đường Mòn Miền Bắc (tạm dịch nhan đề Oku No Hosomichi) của Matsuo Bashô (1644- 1694) là một tác phẩm kinh điển trong văn học Nhật Bản. Nó gồm có hai phần thơ và văn. Hai phần này không đứng riêng rẻ nhưng hòa quyện vào một khối. Trên ba thế kỷ đã trôi qua mà người Nhật vẫn còn nhắc đến nó với tất cả sự cảm khái và trân trọng. Không những Oku no hosomichi diễn tả được hồn thơ của bậc đại sư haiku Matsuo Bashô, mà còn là tác phẩm giúp khám phá chiều sâu văn hoá có lịch sử non hai nghìn năm của dân tộc Nhật Bản.

Có người sẽ hỏi tại sao người viết lại phí công phí sức đi dịch lại một tác phẩm từng được nhiều người chuyển ngữ ra tiếng Việt và đã có bản dịch khá chuẩn mực? Thực tình thì đây là một việc làm quá tầm tay mình nhưng lòng cố chấp nông nổi muốn có một bản dịch – Dầu là vụng về – Của riêng tây đã ám ảnh người viết từ nhiều năm nay. Huống chi nhân dịp này, người viết cảm thấy mình còn có cơ hội hiếm có cung cấp thêm một số thông tin chung quanh tác phẩm giúp bạn đọc yêu thích Bashô có thể đi xa hơn trong việc thưởng thức áng danh văn.

Người viết không “trực dịch” nguyên bản vì như thế sẽ thành sao chụp, làm nó tẻ nhạt, gồ ghề khúc khuỷu do sự cô động và đa nghĩa của cổ văn (văn viết) Nhưng “thông dịch” như các dịch giả Nhật Bản thường làm khi đứng trước độc giả bản xứ bằng cách “thao tác” sang kim văn (hiện đại văn, văn nói). Do đó, nó có thể khác với một số bản dịch sang Việt ngữ có trước đây. Hơn nữa, lần này, người dịch cũng nhân dịp sửa chữa những thiếu sót mình mắc phải trong một lần dịch trước.

Cuộc Đời Một Kẻ Ngốc

Cuộc Đời Một Kẻ Ngốc

Cuộc đời một kẻ ngốc chưa được nhiều độc giả Việt Nam biết tới. Tác phẩm sẽ cho người đọc một cái nhìn thật sâu vào nội tâm nhiều phần bất ổn của Akutagawa Ryunosuke tiên sinh, vẫn được coi như một chỉ dấu, một manh mối dẫn tới lựa chọn cuối cùng của ông.

Đây là tuyển tập những tác phẩm đáng nhớ trong văn nghiệp Akutagawa được sắp xếp theo trình tự thời gian sáng tác giúp độc giả có được cái nhìn tổng quan không chỉ về văn tài độc nhất vô nhị của Nhật mà còn cả ý niệm về dòng chảy tâm thức trong Akutagawa qua 15 năm sáng tác.

Trong tác phẩm, 4/5 truyện là truyện cổ. Chia sẻ về những khó khăn gặp phải khi dịch, dịch giả Phạm Bích nói: “Cuốn sách ra đời đã khá lâu nên có một số từ cổ, thậm chí có những ký tự không còn trong bảng chữ cái tiếng Nhật. Điều này cũng là một khó khăn khi chuyển ngữ, nhưng khi đã quen với cách dùng từ và diễn đạt thì người dịch vượt qua được. Tôi cảm thấy may mắn khi dịch cuốn sách này”.

Cả cuộc đời Akutagawa là minh chứng cho một bi kịch của kẻ tài hoa đi tìm cái đẹp tuyệt đối. Các nhà phê bình Nhật Bản đã gọi chủ nghĩa duy mỹ của Akutagawa là “chủ nghĩa nghệ thuật tối thượng”.

Lời kết

Tản văn Nhật Bản cung cấp cái nhìn sâu sắc về văn hóa, lịch sử và con người của đất nước này. 7 cuốn sách này mang đến điều gì đó cho mọi độc giả. Cho dù bạn đang muốn tìm hiểu sâu hơn về cuộc sống Nhật Bản hay chỉ đơn giản là tìm kiếm một câu chuyện hấp dẫn, những cuốn sách này chắc chắn sẽ thu hút bạn.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button