Kinh doanh - đầu tư

Giá Trị Bền Vững

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Chris Laszlo

Download sách Giá Trị Bền Vững ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH KINH TẾ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Những lời tán thưởng đầu tiên   dành cho  Giá Trị Bền Vững

“Vào lúc mà ngày càng có nhiều nhà doanh nghiệp tỉnh ngộ trước sự góp phần làm xuống cấp môi trường của mình và nói về tầm quan trọng của việc hướng tới một sự tồn tại bền vững, có rất ít sách vở bàn về cách thức để đạt được sự bền vững. Chris Laszlo đã viết nên một cẩm nang chỉ dẫn giá trị để bắt đầu san lấp khoảng cách giữa lời nói và hành động. Hãy đọc Giá Trị Bền Vững , xua tan câu chuyện hoang đường rằng trách nhiệm đối với môi trường là điều xa xỉ, và tạo dựng một tầm nhìn mới về công nghiệp như một phần của giải pháp hơn là một phần của vấn đề; và lợi ích từ điều đó sẽ nhiều hơn, chứ không ít đi.”
Ray Anderson, Nhà sáng lập và Chủ tịch tập đoàn Interface

“Việc hợp nhất tính bền vững vào các hoạt động kinh doanh đang ngày một thúc đẩy sự đổi mới và tinh thần doanh nghiệp. Các nhà lãnh đạo công nghiệp đang bỏ qua những cách tiếp cận truyền thống của EH&S và CSR để đến với những mô hình kinh doanh mới vốn tạo ra giá trị cho các cổ đông và cho xã hội. Giá Trị Bền Vững là một quyển sách táo bạo và truyền cảm dành cho các nhà quản lý mong muốn ‘câu chuyện’ về sự trường tồn cũng như những điển cứu thuyết phục song hành với một cẩm nang hướng dẫn chặt chẽ về việc quản lý trong bối cảnh kinh doanh mới mẻ.”
Luk Van Wassenhove, Giáo sư kiêm chủ tịch
chi nhánh sản xuất của Henry Ford, học viện INSEAD

“ Giá Trị Bền Vững của Chris Laszlo không chỉ là một tác phẩm xuất sắc mà còn là một phương thức toàn diện và thiết thực để các nhà lãnh đạo hiện tại và tương lai học hỏi, như quyển sách nói, ‘hãy suy nghĩ khác’ về toàn bộ vấn đề bền vững sinh thái và trách nhiệm của công ty trong thực tế. Tác phẩm thật lôi cuốn và những chi tiết cung cấp một bức tranh sáng sủa và toàn diện về đâu là ý nghĩa của việc điều hành một doanh nghiệp sinh lãi và phát đạt dựa trên những nguyên tắc của tự nhiên đối với tương lai được hình dung rõ ràng trong tâm trí.”
Sandra Waddock, Giáo sư, Trường Quản trị Carroll
thuộc Đại học Boston và Học giả Thỉnh giảng, Đại học Harvard

“Trong rừng sách vở viết về sự bền vững, Giá Trị Bền Vững của Chris Laszlo hiện ra nổi bật như một hải đảo xanh tươi. Bằng sự kết hợp lối kể chuyện lôi cuốn với những trường hợp và công cụ thực tế, ông cho thấy cách thức mà những công ty chính thống có thể xây dựng những chiến lược ưu việt có tính cạnh tranh bằng cách giải quyết những vấn đề xã hội và môi trường của thế giới. Hãy sẵn sàng buông bỏ ‘huyền thoại về sự cân bằng’ một lần cho mãi mãi.”
Stuart Hart, Chủ tịch S.C. Johnson ở Sustainable
Global Enterprise, Đại học Cornell và là tác giả
của Capitalism at the Crossroads

“Thông điệp của Chris Laszlo thật lớn lao và giản dị: chúng ta đang trên bước đường của một trong những cuộc cách mạng vĩ đại nhất trong công nghiệp quản lý, một kỷ nguyên của sự thay đổi sâu xa, nơi “sự sáng tạo giá trị bền vững” đang nổi lên như một sợi chỉ xuyên suốt chắc chắn nhất thúc đẩy sự cách tân vươn đến công nghệ hàng đầu trong sự cạnh tranh và sự hội tụ đồng thời những giải pháp đối với lời kêu gọi của thời đại chúng ta. Trong Giá Trị Bền Vững, Laszlo nhấn mạnh điểm trọng yếu không bằng những cái nhìn trừu tượng mà bằng sự thực – chẳng hạn, những câu chuyện nội bộ từ những tập đoàn lớn nhất trên thế giới, và bằng những khuôn thức, công cụ, và phương pháp vốn cụ thể hóa sự sáng tạo giá trị bền vững từ lý thuyết.”
Giáo sư David Cooperrider, Giáo sư về Tinh thần doanh nghiệp
xã hội tại Fairmount Mineral, Trường Quản lý Weatherhead,
Đại học Case Western Reserve

“Chris Laszlo đã làm điều đó một lần nữa! Ông đang kích thích doanh nghiệp và xã hội hiểu rõ những cách thức trong đó doanh nghiệp có thể vận dụng những chiến lược kinh doanh cốt lõi của họ để hành động như những đại diện cho lợi ích của thế giới. Kết quả? Nền kinh tế thịnh vượng, doanh nghiệp thịnh vượng, và xã hội thịnh vượng. Không ai trong chúng ta thấu hiểu đủ về việc các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có thể góp phần thế nào đến điểm cốt yếu của họ và công ích đồng thời. Vận dụng một vài trong những trường hợp ví dụ xác đáng nhất, Giá Trị Bền Vững đi một quãng đường dài trong việc chỉ dẫn chúng ta đến với sự thành công trong thế kỷ 21.”
Nancy J. Adler, Giáo sư về Quản trị Quốc tế, Đại học McGill

“Chris Laszlo thuật lại nhiều thách thức môi trường và xã hội đang đặt ra với doanh nghiệp, bao gồm những thách thức bắt nguồn từ những hóa chất độc hại trong các sản phẩm. Là một nhà hoạt động với tư cách cổ đông, tôi đã chứng kiến nhiều công ty gặt hái nhiều lợi ích từ hiểu biết của các tác nhân liên quan mật thiết về những vấn đề như vậy. Nhưng tôi cũng đã thấy nhiều công ty phớt lờ những gợi ý của các tác nhân liên quan mật thiết vốn có thể xây dựng nên giá trị doanh nghiệp. Sự gắn bó của tôi với quy trình hệ thống giá trị bền vững được nêu ra trong Giá Trị Bền Vững – vốn đã dẫn đến việc Wal-Mart chấp nhận một chính sách hóa học phòng ngừa an toàn hơn – đã thuyết phục tôi rằng mọi doanh nghiệp với một dấu ấn xã hội và môi trường khá lớn đều sẽ cần vận dụng những công cụ của Laszlo nếu nó muốn mang lại giá trị lâu dài cho các cổ đông cũng như các tác nhân liên quan mật thiết trong nhiều năm về sau.”
Richard A. Liroff, Tiến sĩ, Giám đốc Điều hành,
Investor Environmental Health Network

“Một ngụ ngôn dễ lĩnh hội về nhận thức của một nhà quản trị không khoan nhượng đối với sức mạnh của những chiến lược lâu dài cho phép doanh nghiệp thành công. Cốt truyện, những điển cứu, và bộ công cụ bổ sung lẫn nhau một cách thuyết phục để nhấn mạnh rằng tính bền vững và những mục tiêu của doanh nghiệp là một vấn đề ‘cả hai’ chứ không phải một sự cân nhắc ‘một trong hai.’ Quyển sách đầu tiên của Chris Laszlo, The Sustainable Company, nên là một tài liệu bắt buộc trong các trường đào tạo cử nhân quản trị kinh doanh. Giờ đây nó đã có một bạn đồng hành – Giá Trị Bền Vững làm cho lý thuyết trở nên sống động. Tôi nóng lòng chờ bản chuyển thể điện ảnh, như một câu trả lời thuyết phục cho câu hỏi ‘ giờ thì sao?!’ ngầm được nêu lên trong The Corporation.”
Bob Willard, Tác giả của The Next Sustainability Wave
và The Sustainability Advantage

“Quyển sách mới nhất của Laszlo cho thấy rằng sự theo đuổi giá trị cổ đông, trách nhiệm xã hội của tập đoàn, và tính bền vững là những mục tiêu tương hợp và quả thực bổ sung nhau vốn làm nên ý nghĩa cho xu thế kinh doanh. Ông rút ra những bài học giá trị cho doanh nghiệp ở Mỹ từ kinh nghiệm Âu châu, nhất là Pháp, nơi CRS và tính bền vững đã hoàn toàn được thấm nhuần trong văn hóa doanh nghiệp. Trong một thế giới toàn cầu hóa, doanh nghiệp Mỹ phải sẵn sàng lợi dụng những bài học của người khác, hoặc buộc phải gánh chịu những chi phí và lặp lại những sai lầm của họ bằng việc tự mình tìm ra những giải pháp. Giá Trị Bền Vững nhắm trực tiếp đến điểm mấu chốt của tập đoàn ở Mỹ và, làm như vậy, nó cung cấp cho doanh nghiệp ở mọi nơi một bản đồ chỉ dẫn đến một tương lai tươi sáng hơn.”
Nicholas W.F.-R. Dungan, Chủ tịch Quỹ Pháp-Mỹ

“Việc tái khám phá vai trò của doanh nghiệp trong xã hội là thách thức đề ra trong quyển sách này. Các công ty giờ đây đối diện với một thế giới đang phát triển với những tác nhân liên quan mật thiết mới mẻ, với tổ chức vượt ra khỏi mọi biên giới địa lý và với những rắc rối pháp lý thêm vào do hiến pháp mới. Các công ty không còn có thể giữ nổi một vai trò thủ thế và phản ứng trong đó sự mưu cầu lợi ích cổ đông phớt lờ những chi phí và tổn thất mà doanh nghiệp gây trên xã hội. Những khuynh hướng xã hội tạo ra những ước thúc mới cùng với vô số cơ hội. Trong bối cảnh này, doanh nghiệp sẽ cần cộng tác với các chính quyền và các xã hội dân sự để cùng đổi mới và giải quyết những đòi hỏi bức bách, ngày một lớn của một thế giới toàn cầu.”
Claude Michaud, Giáo sư Hồi hưu khoa Kinh tế học,
INSEAD; Tổng giám đốc CEDEP

“Đích danh bậc đại sư quản trị và trước tác sung mãn quá cố Peter Drucker đã phát biểu rằng tất cả những thử thách to lớn nhất trong thế giới chúng ta chính là những cơ hội cho doanh nghiệp. Giờ đây Giá Trị Bền Vững của Chris Laszlo xuất hiện, báo hiệu một bước chuyển biến đáng hoan nghênh từ sự tranh cãi về lời quả quyết của Drucker cho đến một cuộc nghiên cứu có căn cứ về việc làm thế nào các nhà quản lý và nhà lãnh đạo có thể làm cho doanh nghiệp của họ phát đạt về kinh tế đồng thời trở thành những đại diện cho lợi ích thế giới. Mặc dù điều đó cơ hồ như là một cao vọng ngất ngưỡng và táo bạo, tác phẩm mới của Laszlo đã chứng minh một cách thuyết phục những hiểu biết và năng lực người ta cần để đạt được nó.”
Ronald Fry, Tiến sĩ, Chủ nhiệm khoa Hành vi Tổ chức,
và Biên tập viên của World Inquiry on Business as Agent
of World Benefit, Đại học Case Western Reserve

“Biết bao lần các nhà quản lý cách tân đã chứng tỏ rằng những ý đồ của các doanh nghiệp bền vững không chỉ tương hợp, mà còn củng cố lợi thế cạnh tranh chiến lược, và theo những cung cách thích hợp với những dạng chiến lược kinh doanh khác nhau. Mặc dù chúng ta biết có giá trị xã hội và kinh tế trong một chiến lược coi trọng tính bền vững, nó không luôn dễ dàng để tìm ra. Trong Giá Trị Bền Vững , Chris Laszlo đã cho ta biết phải làm thế nào, và bằng một cung cách vô cùng dễ hiểu và lôi cuốn.”
Jonathan Johnson, Uỷ viên Trị sự, Applied Sustainability Center, Trường Kinh doanh Sam M. Walton, Đại học Arkansas

ĐỌC THỬ

 Lời giới thiệu

TRUONG QUANG
Emeritus Professor, Maastricht School
of Management, The Netherlands

Chỉ trong vòng hơn hai thập niên gần đây, một loạt biến động hoặc có thể dự kiến (toàn cầu hóa, hiệp ước trao đổi thương mại song/đa phương, tíến bộ công nghệ, khan hiếm thực phẩm và nguyên liệu…) hoặc xảy ra bất ngờ (khủng hoảng tín dụng, kinh tế thoái trào, biến đổi khí hậu, khủng bố…) đã thay đối sâu sắc cục diện doanh thương toàn cầu, khiến các doanh nghiệp đủ mọi loại hình và phạm vi hoạt đông trên thế giới phải thay đổi tư duy và mô hình phát triển doanh thương (business model) của mình. Sự thay đổi căn bản có tính cách chiến lược này được xem là tất yếu (  sine qua non  ) để các doanh nghiệp dù đã có truyền thống lâu dài (IBM, Shell, Coca-Cola, P&G, Unilever, BP…) hay các công ty nhỏ và mới thành lập, có thể sống còn, tăng trưởng và tồn tại trong bối cảnh tình hình cạnh tranh càng ngày càng tăng, từ nhiều nguồn và dưới nhiều hình thức.

Trong bối cảnh phức tạp đó, khái niệm “thị trường” truyền thống (chủ yếu gồm khách hàng và nhà cung cấp) và “mục tiêu tối hậu” (bottom-line) của doanh nghiệp (tạo lợi nhuận) được nới rộng, bao gồm thêm các “yếu tố mềm”, tuy không liên quan lắm đến tài chánh (non-financial), nhưng lại là những yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trong trường kỳ. Ngôn ngữ quản lý kinh doanh được bổ sung thêm khái niệm “tác nhân liên quan” (TNLQ, stakeholders), “phát triển bền vững” (PTBV, sustainable development) và “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” (TNXHDN, corporate social responsibility, CSR).

Dưói sức ép của cạnh tranh đa phương (do toàn cầu hóa), giá cả nguyên liệu không ngừng gia tăng (do khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên bất hợp lý) và những vấn nạn xã hội, doanh nghiệp sẽ phải đương đầu với mức lợi nhuận càng ngày càng thu hẹp, nếu không tìm được lối ra thích ứng, có thể dẫn đến nguy cơ phá sản. “Lối ra” đó phải dựa trên những “giá trị bền vững” (sustainable values) bằng cách xây dựng, phát triển và củng cố những mối liên hệ mới với những TNLQ ngoài truyền thống. Tương quan đó bao gồm người tạo ra sản phẩm và dịch vụ (  doanh nghiệp  ), người tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ (  cộng đồng  ) và  người  cung cấp vật liệu sản xuất (  trái đất  ). Mô hình phát triển doanh thương mới bổ sung cho công thức tăng trưởng thông dụng (giá cả, chất lượng và đa dạng hóa) và được phát huy trên nền tảng bền vững khi thoả mãn được yêu cầu của cả ba yếu tố con người (people), trái đất (planet) và lợi nhuận (profit) theo đề xuất The Triple P’s của J. Elkington     [1]     .

“Giá trị bền vững” này được phát triển tối đa một khi doanh nghiệp có khả năng tích hợp hài hòa cả ba yếu tố kinh tế, môi trường và xã hội trong chiến lược ngắn và dài hạn của mình.  Sự thành công của việc thực hiện chiến lược đó cũng sẽ được đo lường dựa trên mức độ hài lòng của tất cả tác nhân liên quan, được thể hiện qua  hình ảnh  (image) và  thanh danh  (reputation) của doanh nghiệp được cộng đồng công nhận. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, trong dài hạn những “yếu tố mềm” này, khi được tích lũy, sẽ biến thành “tích sản bền vững” (sustainable assets) có thể thay thế “sức mạnh tài chánh”, đã trở thành mong manh trong hoàn cảnh bất ổn hiện nay. Trong khái niệm đó, doanh nghiệp chỉ đáp ứng được kỳ vọng và yêu cầu của xã hội với những sản phẩm “sạch hơn, an toàn hơn và xanh hơn”.

Một cách tổng quát, khái niệm TNXNDN dựa trên nhận thức rằng doanh nghiệp là một thành phần của xã hội có tiềm năng đóng góp tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu và kỳ vọng của cộng đồng dân cư (nguồn cung cấp khách hàng) một cách hữu hiệu nhất, để vừa đem lại  lợi nhuận  (profit) cho doanh nghiệp, vừa tạo được  phúc lợi  (welfare) cho công cuộc phát triển xã hội nói chung. TNXHDN không dừng lại ở thái độ tuân thủ luật pháp (compliance) một cách thụ động, mà còn khuyến khích các doanh nghiệp phát huy sáng kiến và trù liệu các phương án dự phòng để tránh những tác hại khôn lường có thể xảy ra, dưới một hình thức cam kết tự nguyện (voluntary commitment) về nhận thức và chương trình thực hiện trách nhiệm xã hội của mình đối với cộng đồng và trái đất.

Có thể nêu ra từ lịch sử doanh thương thế giới vô số trường hợp điển hình, theo đó nhiều doanh nghiệp đã “chạy theo lợi nhuận” mà “bỏ qua trách nhiệm xã hội” của mình (chẳng hạn Hooker Chemical, Love Canal, New York, Mỹ, 1978; Union Carbide, Bhopal, Ấn Độ, 1984); Shell, Niger Delta, Nigeria, 2006; Vedan, Đồng Nai, Việt Nam, 2008); và BP, Texas, Mỹ), gây thiệt hại trầm trọng về vật chất và thanh danh cho doanh nghiệp, khó có thể phục hồi. Trong nhiều trường hợp, chính thanh danh của doanh nghiệp và  lòng tin cậy  và  trung thành  của cộng đồng tiêu thụ đã tiếp trợ cho doanh nghiệp vượt qua cơn khốn khó và trường tồn bền vững, chứ không phải hoàn toàn từ sức mạnh tài chánh, dù công ty đó lớn và ảnh hưởng đến đâu.

Trong thực tế, những lợi ích do TNXHDN dem lại cho doanh nghiệp rất cụ thể, cụ thể nhất là: gia tăng giá trị và thanh danh của nhãn hiệu; tăng cường sự cam kết của nhân viên; cải thiện thành quả tài chánh (do giảm thiểu chi phí vận hành) và tăng giá trị cổ phiếu; đảm bảo sự bền vững cho doanh nghiệp và xã hội; quản lý rủi ro và khủng hoảng hữu hiệu hơn; gia tăng năng suất, tinh thần và lòng trung thành của nhân viên; tăng cường khả năng thu hút tài năng; duy trì mối liên hệ tốt đẹp với chính quyền và cộng đồng; và cung cấp một lợi khí cho doanh nghiệp hội nhập vào kinh tế toàn cầu.

Trong điều kiện khung pháp lý và thi hành luật pháp ở Việt Nam vẫn còn bất cập, việc sử dụng nhiều vật liệu có chất độc hại và xử lý chất thải trong qui trình sản xuất còn tùy tiện và bừa bãi, thì việc phổ biến nhận thức và thực hiện các nguyên tắc TNXHDN có thể xem là một nhu cầu cấp thiết giúp cho các doanh nghiệp có thể phục hồi và duy trì thế đứng trên thị trường trong và ngoài nưóc.

Mặt khác, trong hoàn cảnh thiếu vắng một tư duy và chiến lược phát triển kinh doanh hữu hiệu cho doanh nghiệp Việt Nam (không phân biệt ở cấp vĩ mô hay vi mô, hình thức quốc doanh hay tư nhân; qui mô lớn, vừa hay nhỏ), bản dịch cuốn  Sustainable Value: How the World’s Leading Companies are Doing Well by Doing Good,  của Chris Laszlo, do Ban Tu thư, trường Đại học Hoa Sen xuất bản, đã ra đời thật đúng lúc.

Qua những ví dụ cụ thể và với một lối trình bày gọn gàng và khúc chiết, Laszlo đã lý giải làm thế nào những công ty dẫn đầu toàn cầu như DuPont, Wal-Mart, Lafarge và Cargill’s NatureWorks đã tạo được những “giá trị bền vững” cho mình, lại vừa có thể tích lũy giá trị cho các cổ đông (shareholders) và các tác nhân liên quan (stakeholders). Theo tác giả, những doanh nghiệp này đã “phát triển có hiệu quả nhờ làm ăn đàng hoàng” (doing well by doing good), bằng cách tạo giá trị bền vững ngoài các hoạt động tuân thủ luật pháp hoặc tiết kiệm năng lượng thông thường.

Cuốn sách rất hữu ích này được phân làm ba phần. Phần I kể lại câu chuyện của một quản lý viên nữ, trẻ tuổi về những thách thức thực tế mà bà đã phải đương đầu để vừa thỏa mãn yêu cầu của tác nhân liên quan (xã hội và môi trường), đồng thời vẫn có thể tạo lợi nhuận để được lòng cổ đông. Trong phần II, cung cấp kinh nghiệm thực tế của một số công ty toàn cầu lớn đã chuyển đổi thành công những thử thách xã hội thành những cơ may lớn cho doanh nghiệp của mình. Phần cuối của cuốn sách giới thiệu cẩm nang (từng bước một) để giúp các nhà quản lý doanh nghiệp tạo dựng và duy trì “giá trị bền vững” trong môi trường cạnh tranh mới.

Dựa trên kinh nghiệm tư vấn cho hàng trăm doanh nghiệp và hàng ngàn giám đốc điều hành cho đủ loại công ty trên thế giới, Laszo không cung cấp cho độc giả một cuốn sách thuần giáo khoa, mà là một tập hợp những kinh nghiệm quản lý, được minh chứng bằng những ví dụ cụ thể, đầy thuyết phục và rất dễ ứng dụng, nhất là cho giới doanh nghiệp Việt Nam hiện đang phải đương đầu với những thử thách mới.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button