Truyện - bút ký

Ba Ơi Mình Đi Đâu (Giải Femina)

ba oi minh di dau sach ebook1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK BA ƠI MÌNH ĐI ĐÂU

Tác giả : Jean-Louis Fournier

Download sách BA ƠI MÌNH ĐI ĐÂU full ebook PDF/PRC/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : TRUYỆN NGẮN – BÚT KÝ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF               Download

Định dạng PRC               Download

Định dạng EPUB             Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

” Xuyên suốt cuốn sách là một luồng gió hóm hỉnh, tươi vui phủ đầy cái bầu không khí u buồn, tàn nhẫn của sự thật. Tác giả xót xa trước cảnh con mình không được bình thường như người ta, phải gánh bao khó khăn, cực nhọc, tủi hổ trước sự xa lánh của bạn bè và sự đồng cảm đầy giả dối trước mọi người xung quanh. Lúc đầu, mình còn cảm thấy người cha này hơi vô tâm, lạnh lùng trước chứng chậm phát triển của hai đứa con mình, qua cách ông nói về sự vô ích trong vai trò của chúng đối với xã hội. Nhưng rất nhanh sau đó, mình phát hiện rằng ông cha vô cùng dũng cảm và nhân hậu, bằng tất cả tình yêu thương dành cho hai đứa con, đã bất chấp mọi điều tiếng từ dư luận và luôn nâng niu, chăm sóc chúng, mặc kệ cái sự thật tàn nhẫn rằng chúng không bao giờ có thể viết được một bức thư yêu thương để tặng cha. Tác giả đã rất thực tế với hoàn cảnh của mình, không dựng những câu chuyện tuyệt vời về con cái, mà thay vào đó, bộc bạch lòng mình một cách chân thành khiến người đọc cảm thấy nghẹn ngào và xúc động. Những câu chữ tác giả cố tình lồng vào sự hài hước, như ông đang nở nụ cười cay đắng trước nỗi bất lực của số phận. Một câu chuyện đầy ý nghĩa về tình yêu thương ! “

“Ba ơi mình đi đâu” là quyển sách hay, còn cảm động hay không còn tuỳ vào bạn, vì sao ư? vì “ông” người cha của 2 đứa con “Ngày Tận Thế” có 1 lối văn rất kinh khủng, ông chẳng mượn những lời đợm buồn hay những con chữ mượt mà toát lên sự rung động nào vế chúng, ông nhìn thẳng vào khuyết điểm chúng và mỉa mai cuộc đời mình bằng cái lối mà tự ông cho là buồn cười của mình về chúng khiến người khác nghe thật ghê tởm ông … nhưng đâu đó, cái sự bản lãnh đối diện sự thật đến “kinh khủng” đó, ta thấy rằng ông yêu chúng vô cùng, ông đang rung rẫy khi nghĩ về chúng và những đứa con tội nghiệp của ông. Tôi rất bất ngờ khi đọc từng diễn biến câu truyện qua lối văn của ông, nó rất sâu sắc. ”

” Một người cha có tới hai ngày tận thế… Mình đã đến với cuốn “Ba ơi mình đi đâu?” vì lời giới thiệu này, và cuốn sách đã để lại cho mình một ấn tượng vô cùng mãnh liệt. Câu chuyện của một người cha về hai đứa con tật nguyền của mình được viết thành những chương đoạn ngắn, nhưng đã lột tả trọn vẹn những cung bậc cảm xúc phức tạp của người cha. Những tia hi vọng le lói, những giai đoạn tuyệt vọng cùng cực, những đoạn tự trào châm biếm sâu cay, những tưởng tượng mong ước vô cùng bình thường về những đứa con “bình thường”,… tất cả hòa trộn một cách hài hòa, để rồi trong từng câu từng chữ đều thấm đẫm tình yêu thương chân thành của tác giả dành cho hai đứa con trai không toàn vẹn của mình. Một câu chuyện ngắn bi thương nhưng đủ để chúng ta nhận ra và trân trọng cái may mắn khi được sinh ra là một người bình thường – một niềm hạnh phúc cơ bản nhưng vẫn hay bị lãng quên giữa những bon chen đời thường. ”

Trích đoạn

Mathieu yêu quý,

Thomas yêu quý,

Khi các con còn nhỏ, thỉnh thoảng vào dịp Noël, ba lại có ý định tặng các con một cuốn sách, một cuốn Tintin chẳng hạn. Rồi sau đó, hẳn chúng ta sẽ có thể trò chuyện cùng nhau. Ba biết rất rõ Tintin, ba đã đọc nhiều lần tất cả các tập.

Nhưng ba không bao giờ thực hiện ý định đó cả, chẳng mất công làm gì, các con không biết đọc. Các con sẽ chẳng bao giờ biết đọc. Đến giây phút cuối cùng, quà Noël cho các con lại sẽ là những khối hộp hoặc những chiếc ô tô nhỏ…

Giờ thì Mathieu đã ra đi kiếm tìm quả bóng của mình ở một nơi mà người ta không thể giúp thằng bé lấy lại nó được nữa, giờ thì Thomas, dù vẫn luôn hiện diện trên Trái đất, nhưng tâm hồn đã ngày càng phiêu du giữa những đám mây, tuy vậy, ba vẫn sẽ tặng các con một cuốn sách. Một cuốn sách ba viết cho các con. Để không ai quên được các con, để các con không chỉ hiện hữu trên một bức ảnh trong tấm thẻ chứng nhận tật nguyền. Để viết ra những điều ba chưa bao giờ tiết lộ. Có lẽ là những nỗi niềm ăn năn. Ba không phải một người cha tốt cho lắm. Thường thì ba không chịu đựng nổi các con, thật khó để có thể thương yêu các con. Với các con, cần phải có lòng kiên nhẫn vô tận của một thiên thần, mà ba thì không phải thiên thần.

Để nói với các con rằng ba rất tiếc vì chúng ta đã không thể cùng nhau hạnh phúc, và có lẽ, cũng là để xin các con tha lỗi vì ba đã làm hỏng các con.

Các con và ba mẹ, chúng ta đều không có cơ hội. Trời đã định như vậy, điều đó được gọi là hoa vô đơn chí.

Ba không than phiền nữa.

Khi nói về những đứa trẻ tật nguyền, người ta thường tỏ vẻ nghiêm trọng như khi nói về một thảm họa. Nhưng lần này, ba muốn thử nói về các con một cách vui vẻ. Các con từng khiến ba cười, và không phải lúc nào cũng là miễn cưỡng.

Nhờ các con, ba mới có được nhiều lợi thế hơn so với các bậc phụ huynh có con cái bình thường. Ba không phải bận tâm gì về chuyện học hành hay định hướng nghề nghiệ cho các con. Ba mẹ không phải phân vân xem nên chọn chuyên ngành khoa học hay chuyên ngành văn học. Ba mẹ không phải lo lắng xem các con sẽ làm nghề gì sau này, bởi chúng ta nhanh chóng biết được điều đó: không gì cả.

Và đặc biệt, suốt nhiều năm trời, ba được hưởng miễn phí giấy chứng nhận đã đóng thuế ô tô[1]. Nhờ các con, ba đã có thể phóng trên những chiếc ô tô cỡ lớn của Mỹ.

~ * * * ~


 

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button