ListTheo chủ đề

9 sách hay về hàng hải và những thách thức đối mặt trên biển rộng

9 cuốn sách này cung cấp một sự khám phá đa dạng và toàn diện về thế giới hàng hải. Từ những câu chuyện ly kỳ về cuộc phiêu lưu và sinh tồn trên biển đến lịch sử chi tiết về những con tàu và nhà thám hiểm nổi tiếng, luôn có điều gì đó dành cho mọi độc giả quan tâm đến chủ đề hấp dẫn này. 

Phác Thảo Dân Tộc Học Hàng Hải Việt Nam

Phác Thảo Dân Tộc Học Hàng Hải Việt Nam

Tên nguyên bản Tiếng Pháp: Esquisse d’une ethnographie navale des pays Annamites

Tác giả: PIERRE PARIS (Thành viên Viện Viễn Đông Bác Cổ)

Dịch giả: Đỗ Thái Bình

LỜI NÓI ĐẦU – BẢN TIẾNG VIỆT

Công trình “Phác thảo dân tộc học hàng hải Việt Nam” này được chuyển ngữ từ nguyên bản tiếng Pháp theo bản in lần thứ hai tại Rotterdam Hà Lan và bản in lần thứ nhất trong Bulletin des Amis du vieux Hue năm thứ XXIX, số 4, tháng 10-12, năm 1942. Trong bản in lần thứ hai, C. Nooteboom, nhà dân tộc học Hà Lan, người biên tập cuốn sách có viết rằng: “Trừ những sửa chữa mà tác giả mong muốn, văn bản được in nguyên vẹn không thay đổi, ngoại trừ ghi chú tại trang 63 nói về một thông tin của ông Guilleux la Roërie đã được thêm vào phù hợp với ý nguyện của tác giả.” Như vậy công trình bao gồm hơn 100 trang in, 227 hình minh họa, hai bản đồ khổ lớn và một bảng tổng kết kèm theo hơn 200 ghi chú cuối mỗi trang trong đó các ghi chú của tác giả được đánh theo số 1, 2, 3… còn các ghi chú của Nooteboom được ghi bằng dấu *). Trong bản tiếng Việt, có nhiều điều cần ghi chú thêm, chúng tôi giải quyết bằng Phụ lục cuối sách bao gồm:

1. Thuật ngữ hàng hải, giải thích các thuật ngữ dùng trong đóng tàu thuyền và vận hành, tra cứu theo thứ tự tiếng Việt, có đối chiếu với thuật ngữ Pháp mà tác giả đã sử dụng.

2. Địa danh – nhiều tên sông hồ, biển cả mà tác giả sử dụng được chuyển sang tên gọi hiện đại, một khi đã có nhiều thay đổi lớn trên bản đồ thế giới trong những năm gần đây, khi nhiều quốc gia giành độc lập, tự chủ. Các địa danh được sắp xếp theo thứ tự tiếng Việt – phần lớn các địa danh theo cách gọi Anh Mỹ – có đối chiếu với tiếng Pháp mà tác giả đã sử dụng. Khi cần thiết có ghi chú Hán Việt cho các địa danh Trung Hoa.

3. Tên người – cũng được sắp xếp theo thứ tự tiếng Việt, có đối chiếu với cách gọi tiếng Pháp mà tác giả đã sử dụng.

4. Tên thuyền – liệt kê tất cả các thuyền mà tác giả đã nêu ra trong cuốn sách, với giải thích tóm tắt bổ sung thêm những gì mà tác giả đã trình bày trong phần chính của cuốn sách.Chúng tôi hy vọng rằng phần Phụ lục tuy có làm cho cuốn sách tăng thêm số trang nhưng góp phần giúp độc giả theo dõi những vấn đề đáng quan tâm mà tác giả đã đặt ra. Gần 100 năm đã trôi qua, kể từ ngày “Phác thảo” này được xuất bản, nên có nhiều thay đổi lớn trong dân tộc học hàng hải trên toàn thế giới cũng như tại Việt Nam. Chúng tôi chuyển ngữ nguyên vẹn công trình của Pierre Paris cùng các Phụ lục với mong muốn đóng góp vào việc nghiên cứu căn bản những vấn đề hàng hải của dân tộc, một công việc cần thiết không chỉ cho ngày hôm nay mà cả mai sau.

Đỗ Thái Bình

Kỹ sư đóng tàu

Thành viên Hội Đóng tàu Hoàng gia Anh (MRINA)

Thành viên Hội Đóng tàu Hoa Kỳ (MSNAME)

Ảnh Hưởng Của Sức Mạnh Trên Biển Đối Với Lịch Sử, 1660 – 1783

Ảnh Hưởng Của Sức Mạnh Trên Biển Đối Với Lịch Sử, 1660 – 1783

Ở Mỹ, Ảnh Hưởng Của Sức Mạnh Trên Biển Đối Với Lịch Sử, 1660 – 1783 được tái bản hơn ba mươi lần. Tác giả của cuốn sách này cũng được coi là một trong những nhà lý thuyết hàng đầu về hải quân vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Các sĩ quan hải quân Mỹ tôn sùng Mahan như một vị thần. Bức chân dung của ông được treo trong văn phòng của các chỉ huy hải quân và quân đội và thường xuyên được đăng trên tạp chí Kỷ yếu của Viện Hải quân Hoa Kỳ trong hơn một thế kỷ. Những quan điểm mà Mahan đưa ra không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của lý thuyết tác chiến hải quân mà còn ảnh hưởng đến việc hình thành chính sách đối ngoại và học thuyết hàng hải của nhiều quốc gia ven biển trên thế giới. thế giới. Thật khó để tìm một tác phẩm về lý thuyết chiến tranh mà không bao gồm các trích dẫn từ các tác phẩm của Mahan.

Trong Ảnh Hưởng Của Sức Mạnh Trên Biển Đối Với Lịch Sử, 1660 – 1783, A.T. Mahan còn đưa ra những phân tích liên quan đến sự khác biệt về sức mạnh trên biển giữa các quốc gia tự do và chuyên chế. Ông cho rằng, các thể chế tự do luôn có cách tiếp cận hiệu quả nhất trong việc phát triển những tiềm lực kinh tế biển và hải quân quốc gia, nơi các nhà buôn được tự do phát huy mọi năng lực thương mại của mình và sau đó đóng góp trở lại cho ngân khố. Nước Anh là ví dụ điển hình của thể chế tự do này.

Lựa chọn những học thuyết, cơ sở lý luận nào để hoạch định chiến lược biển là việc không dễ dàng. Những món nợ khổng lồ của hai tập đoàn kinh tế biển Vinashin và Vinalines, sự manh mún của các cảng biển, cuộc vật lộn của những ngư dân ra khơi trên những chiếc tàu bằng gỗ và sức mạnh hải quân không thể nói là mạnh của Việt Nam đã cho chúng ta những bài học lớn về tư duy chiến lược biển. Rõ ràng, vai trò có tính chất trụ cột của nhà nước đối với sức mạnh trên biển của một quốc gia mà A.T. Mahan đã chỉ ra không chỉ đúng với các nước Âu, Mỹ.

Cuốn sách này có trở thành một tham chiếu lí luận cho các chiến lược biển của Việt Nam hay không, sẽ phụ thuộc nhiều vào sự tìm hiểu và ý chí chính trị của các nhà lãnh đạo. Theo thời gian, cách “chơi” trên biển có thể khác đi, nhưng bản chất của nó dường như không thay đổi. Những bài học lịch sử trong cuốn sách này sẽ giúp cho chúng ta có một tư duy đầy đủ hơn về thế giới mà chúng ta đang và sẽ trải qua, nơi Việt Nam buộc phải lựa chọn cho mình một hệ thống thái độ hết sức rõ ràng trước sự hình thành của một trật tự chiến lược mới mà trọng tâm của nó là Châu Á – Thái Bình Dương.

Từ điển Hàng Hải Anh Việt – Maritime dictionary 35.000 từ

Từ điển Hàng Hải Anh Việt – Maritime dictionary 35.000 từ

Khoảng 35000 thuật ngữ, 6300 từ phiên âm quốc tế, 3500 thuật ngữ có minh họa

Phục vụ trực tiếp cho người làm công tác hàng hải, từ điển có thể giúp ích nhiều cho những người làm về xuất nhập khẩu, khai thác dầu khí.

Từ Điển Kinh Tế Ngoại Thương Hàng Hải Anh – Việt

Từ Điển Kinh Tế Ngoại Thương Hàng Hải Anh – Việt

Ngày nay tiếng Anh trở thành ngôn ngữ phổ biến trong mọi lĩnh vực, nhất là ngành hàng hải, bởi đối tượng sử dụng thuộc các quốc tịch khác nhau. Thực tế hoạt động hàng hải cho thấy, nếu diễn đạt thiếu chuẩn xác trong hàng hải có thể gây ra tai nạn hoặc sự cố khôn lường. Do đó, thuyền viên ngoài việc trang bị cho mình trình độ chuyên môn cao cần phải trau dồi thêm rất nhiều ngoại ngữ mới đáp ứng được những yêu cầu do thực tiễn đòi hỏi.

Cuốn sách Từ điển kinh tế hàng hải anh việt được biên soạn nhằm đáp ứng nhu cầu học tập tiếng Anh thương mại hàng hải của các bạn sinh viên chuyên ngành kinh tế, thuỷ thủ, sỹ quan tàu biển, thuyền trưởng và độc giả quan tâm đến lĩnh vực này. Quyển từ điển được biên soạn khoảng 50.000 mục từ, cụm từ và thuật ngữ chuyên dụng mới phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và sự phát triển của ngành hàng hải.

Nội dung chính của quyển từ điển bao gồm: Thuật ngữ về hợp đồng thuê tàu, khai thác tàu biển, cảng biển, kho hàng, thương vụ vận tải biển, đại lý tàu, kỹ thuật hàng hải; các điều kiện thương mại quốc tế (Incoterm 2000) và những thuật ngữ liên quan đến công tác hàng hải như luật, bảo hiểm, ngoại thương, tài chính, ngân hàng; thuật ngữ viết tắt dùng trong thương mại hàng hải; những câu hỏi đáp của chủ tàu dành cho thuyền viên tham khảo dự kỳ thi tuyển dụng đi công tác nước ngoài.

Văn Hóa Nước Và Hàng Hải Thời Cổ Của Việt Nam

Văn Hóa Nước Và Hàng Hải Thời Cổ Của Việt Nam

“Cuốn sách này trình bày các đặc tính của dân ta qua khía cạnh sinh hoạt trong môi trường nước. Việc nghiên cứu cho thấy rằng dân tộc Việt là giống dân tiên phong của nhân loại trong các sinh hoạt hàng hải…

Một mảnh lớn hồn nước, hồn quê hương Việt Nam truyền qua nhiều thế hệ nằm ở đó. Yêu Văn hoá Nước cũng là yêu nước, thương đồng bào. Tìm hiểu để thấu triệt Văn hoá Nước nhiều hơn, chúng ta yêu Tổ quốc nhiều hơn, thương dân tộc hơn.

Sách bàn đến văn hoá Việt Nam cần thêm một phần giới thiệu về sinh hoạt của dân ta thời tiền sử mà trong đó những sinh hoạt sông nước biển cả và những tiến bộ hàng hải cần được đề cập tới.

Nói đến hàng hải thời cổ, chúng tôi mặc nhiên đi vào cổ sử. Như cố đạo L. Cadière thường nói: “Chúng tôi không có tham vọng viết sử, chúng tôi chỉ lôi ra ánh sáng và thu thập cho thật nhiều tài liệu vững để dành cho các sử gia đời sau.” Những kiến thức hàng hải dẫn chứng trong cuốn sách này không nhiều, thường chỉ là những chi tiết rút ra từ các cuốn sách tiếng Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Nga, Trung Hoa… Những cuốn sách này hoàn toàn không mang tính “sử”.

Trong tình thế tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa hiện nay, nguồn gốc dân tộc Việt Nam và thành tích hàng hải của tiền nhân ngang dọc đại dương chính là những tài liệu chứng minh hùng hồn về chủ quyền Việt Nam trên Biển Ðông.

Thật là buồn khi người nước ngoài đã khám phá ra khá nhiều chi tiết về nền văn minh hàng hải cổ của ta, mà chính chúng ta thì lại hoàn toàn không hay, không biết. Kết quả khảo cứu chúng tôi trình bày trong cuốn sách này được coi như viên đá tạm thời dùng lấp bớt khoảng trống văn hóa lớn lao đó.

Qua những chứng tích của lịch sử hàng hải, chúng tôi tìm ra những niềm tự hào dân tộc. Chúng tôi mượn lời cụ Phan Chu Trinh (1872-1926) nói về Đạo đức và luân lý Đông Tây vào năm 1925 tại Sài Gòn: “Phàm đã là một dân tộc sinh tồn trên hoàn vũ, đã có một cái lịch sử chính đáng, thì phải gìn giữ những sự vẻ vang trong lịch sử của dân tộc mình, nghĩa là gìn giữ lấy những đức tính hay tốt mấy nghìn năm ông cha để lại, khiến cho nước nào, dân tộc nào đối với mình cũng đem lòng kính trọng”.

Chúng tôi mượn lời của học giả Trần Trọng Kim đề tựa cuốn Việt Nam sử lược (in lần thứ nhất, Sài Gòn, 1971; q.1) để chép ra đây như lời trần tình cùng bạn đọc: “Bây giờ ta chưa có áo lụa, ta hãy mặc tạm áo vải, tuy nó xấu xí nhưng nó có thể làm ta đỡ rét. Nghĩa là ta hãy làm thế nào cho những thiếu niên nước ta ngày nay ai cũng biết đôi chút sự tích nước nhà, cho khỏi tủi quốc hồn. Ấy là cái mục đích của soạn giả, chỉ có thế thôi. Nếu cái mục đích ấy mà có thể tới được thì tưởng bộ sách này là bộ sách có ích vậy”.”

(Trích “Tựa” Văn hóa nước và hàng hải thời cổ của Việt Nam – Vũ Hữu San)

Nghiên Cứu Bản Đồ Các Cửa Sông, Hải Cảng Việt Nam Thế Kỷ XV

Nghiên Cứu Bản Đồ Các Cửa Sông, Hải Cảng Việt Nam Thế Kỷ XV

Công trình Nghiên cứu bản đồ các cửa sông, hải cảng Việt Nam thế kỷ XV (nguyên tác: Étude sur un Portulan annamite du XVe siècle) của học giả người Pháp Gustave Dumoutier viết bằng tiếng Pháp, thực hiện xong tháng 8 năm 1895. Toàn bộ công trình đăng tải trên tạp chí Địa lý lịch sử và mô tả (Bulletin de géographie historique et descriptive), số 2 năm 1896, được đánh giá cao và tác giả được giải thưởng “Jomard” của Hiệp hội Địa lý năm 1897.

Công trình Nghiên cứu bản đồ các cửa sông, hải cảng Việt Nam thế kỷ XV, sau đây gọi tắt là Tập Hải đồ, gồm một tập 25 tờ chú thích và 24 tấm bản đồ nối tiếp từ Kinh thành Thăng Long đến cố đô Vương quốc Champa cùng với các phụ lục là hai Hành trình đường bộ và Hành trình đường thủy mà tác giả cho biết: “Đây là một tài liệu quân sự, được thiết lập dựa trên các thông tin thu thập được khoảng cuối thế kỷ XV của các phái viên do vua Lê Thánh Tông cử đi mật thám để vẽ chuẩn bị cho việc thôn tính Champa được thuận lợi.”

Với 24 tấm bản đồ và phụ lục kèm theo viết bằng chữ Hán hoặc Nôm, G. Dumoutier đã thực hiện: sao, chụp lại các tấm bản đồ; đọc và phiên âm các địa danh, các chỉ dẫn ra chữ Quốc ngữ và giải nghĩa bằng tiếng Pháp, đánh số ngay sát các chữ Hán, hoặc Nôm trên bản đồ những con số tương ứng để người đọc dễ đối chiếu; chuyển ngữ từ Hán, hoặc Nôm ra chữ Quốc ngữ và giải nghĩa bằng tiếng Pháp cả hai Hành trình đường bộ và Hành trình đường thủy (sông, biển); cuối cùng, nghiên cứu, phụ bổ các chú giải địa lý, lịch sử và khảo cổ trên các vùng đất mà G. Dumoutier đã đi qua trên hai hành trình bằng việc đối chiếu Tập Hải đồ với các bản đồ đương đại (cuối thế kỷ XIX). Qua việc nghiên cứu bằng phép đối chiếu bản đồ và đi thực tế, tác giả đã nêu lên những thay đổi khá quan trọng từ ba thế kỷ tại một số điểm miền duyên hải Trung kỳ và Bắc kỳ so với những trầm tích của các dòng sông.

Ứng Dụng CFD Trong Khoa Học Hàng Hải

Ứng Dụng CFD Trong Khoa Học Hàng Hải

Đối tượng nghiên cứu: Là các bài toán chuyên sâu xuất phát từ thực tiễn hàng hải, như: ảnh hưởng của gió và hải lưu; ảnh hưởng của xâm thực chân vịt – bánh lái tàu thuỷ; sự tương tác tổ hợp chân vịt – bánh lái tàu thuỷ; sự tương tác giữa tàu với tàu, tương tác giữa tàu thuỷ với bờ,… đến quá trình điều khiển hướng chuyển động và tính ổn định tàu thuỷ, góp phần đảm bảo an toàn hàng hải.

Đặc biệt áp dụng trong trường hợp tàu hành trình trên tuyến luồng hàng hải.

Phạm vi nghiên cứu: Cuốn sách tập trung các vấn đề sau: Xây dựng mô hình nghiên cứu; mô hình toán; quy trình tính toán; tính toán mô phỏng và phân tích kết quả tính toán mô phỏng trong từng trường hợp của các bài toán đặt ra bằng ứng dụng CFD.

Ứng Dụng Kỹ Thuật Tối Ưu Hóa Trong Mô Phỏng Hàng Hải (Sách Chuyên Khảo)

Ứng Dụng Kỹ Thuật Tối Ưu Hóa Trong Mô Phỏng Hàng Hải (Sách Chuyên Khảo)

Cuốn sách tập trung vào các vấn đề về mô hình hóa và lập trình mô phỏng chuyển động của tàu; các thuật toán tối ưu hóa..

Bộ Luật Hàng Hải Việt Nam

Bộ Luật Hàng Hải Việt Nam

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2015 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2017.

Luật gồm:

  • CHƯƠNG I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
  • CHƯƠNG II. TÀU BIỂN Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG
  • CHƯƠNG III. THUYỀN VIÊN
  • CHƯƠNG IV. CẢNG BIỂN
  • CHƯƠNG V. AN TOÀN HÀNG HẢI, AN NINH HÀNG HẢI, LAO ĐỘNG HÀNG HẢI VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHƯƠNG VI. BẮT GIỮ TÀU BIỂN
  • CHƯƠNG VII. HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
  • CHƯƠNG VIII. HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH VÀ HÀNH LÝ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
  • CHƯƠNG IX. HỢP ĐỒNG THUÊ TÀU
  • CHƯƠNG X. ĐẠI LÝ TÀU BIỂN VÀ MÔI GIỚI HÀNG HẢI
  • Chương XI. HOA TIÊU HÀNG HẢI
  • CHƯƠNG XII. LAI DẮT TÀU BIỂN CHƯƠNG
  • XIII. CỨU HỘ HÀNG HẢI
  • CHƯƠNG XIV. TRỤC VỚT TÀI SẢN CHÌM ĐẮM
  • CHƯƠNG XV. TAI NẠN ĐÂM VA
  • CHƯƠNG XVI. TỔN THẤT CHUNG
  • CHƯƠNG XVII. GIỚI HẠN TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ ĐỐI VỚI CÁC KHIẾU NẠI HÀNG HẢI
  • CHƯƠNG XVIII. HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM HÀNG HẢI
  • CHƯƠNG XIX. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HÀNG HẢI
  • CHƯƠNG XX. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button