Văn học trong nước

Miền Hoang Tưởng

mien-hoang-tuong-dao-nguyen1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Đào Nguyên

Download sách Miền Hoang Tưởng ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  VĂN HỌC TRONG NƯỚC

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                 Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng PDF                    Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Em thương yêu,

Anh viết thư cho em trong một tâm trạng vô cùng xúc động. Đời anh đã đến một bước ngoặt. Làm sao người ta lại không xúc động khi phải chuyển hẳn nghề, chuyển hẳn vùng ở, và xa cách người mình yêu thương.

Ngà ạ, mấy hôm nay, sao anh nhớ Tây Bắc đến thế! Đêm nào cũng mơ thấy chúng mình đi giữa cánh đồng Song Quang. Những ngọn núi đã nhấp nhô hình chóp nón… Rừng xuân, hoa ban trắng xóa… những con suối trắng… Tiếng nai kêu và tiếng con vượn hú. Tiếng vượn hú buồn đến thắt tim. Trong thư em bảo: đêm nào nghe tiếng vượn hú em cũng khóc. Nhớ anh phải không?

Anh nghe nói đàn bò của em sinh sôi thêm được chục bê non. Nông trường chắc vui. Khi người ta vui như thế thì anh chuyển sang nghề khác. Nông trường đã có y sĩ mới về thay anh, thế là anh đỡ ân hận. Đội trưởng Mai bảo anh là kẻ đào ngũ. Trái lại, trong cuộc sống bao giờ anh cũng là người lính đứng ở hàng đầu. Khi ở bộ đội, anh đã mấy lần bị thương nặng, suýt chết. Ba năm ở nông trường, anh là người thầy thuốc tận tụy. Giờ đây, anh trở về với âm nhạc, đó là một mê say từ thuở nhỏ mà bây giờ anh mới có điều kiện thực hiện. Anh sắp vào trường đại học âm nhạc. Sẽ khó khăn túng thiếu, rồi nhiều ngăn trở khác, nhưng không sao.

Ngà ơi! Em còn nhớ không? Ở Tây Bắc có lúc anh em mình thức suốt đêm nghe tiếng rừng thì thầm ca hát. Nhớ tiếng con suối sau nhà rì rào đối thoại cùng tiếng xào xạc rừng vầu. Nhớ tiếng con nai giác, con hổ gầm, con họa mi thánh thót. Nhớ tiếng gào man rợ của trận bão rừng, và tiếng đá đổ làm rung rinh nhà sàn, làm dựng đứng từng sợi tóc chân lông. Và nhớ nhất là tiếng của em… Ngà ơi! Nhớ cả tiếng em cười mát rượi, nhớ cả tiếng em khóc nao nao, nhớ cả giọng nũng nịu, nhớ cả giọng hát líu lo.

Có lẽ anh là thằng điên? Sao anh lại xa em được nhỉ? Sao anh lại giã từ một công việc ổn định để nhảy sang một lĩnh vực bao la mung lung mà tiền đồ thì chẳng rõ ràng. Mong em hiểu cho, anh là loại người sống vì niềm say mê, sống vì những khát vọng.

Có thể nói, lúc này anh vừa sung sướng vừa buồn phiền. Buồn vì phải xa em, xa bao la. Giờ này ở Tây Bắc em làm gì? Sao anh nóng ruột thế! Chắc là em đang nhớ tới anh. Tây Bắc ơi! Cánh hoa ban trong trắng của anh ơi! Chúa đã trừng phạt anh. Đêm qua anh mơ thấy một con người đầy hào quang đến cười và bảo anh:

“Mi sẽ bị trừng phạt. Mi tưởng âm nhạc sẽ đem đến cho mi hạnh phúc sao? Nó sẽ dẫn mi đến những bến bờ xa lạ, ở đó mi sẽ chìm trong những băn khoăn, dày vò…”

Anh là con người không tôn giáo, nhưng dạo này anh đang đọc Kinh thánh với một niềm say mê kỳ lạ. Anh đang cố nhen nhúm lên trong lòng mình nỗi khát vọng của con người. Người xưa và người nay, khát vọng xưa và khát vọng nay. Moi-xe và dân Do Thái đau khổ đã vượt qua sa mạc Si-nai đẫm máu và nước mắt. Chúng ta cũng đang cố vươn lên trong giông tố của thế kỉ hai mươi… Tỉnh dậy bàng hoàng, những giọt mồ hôi đẫm trán. Sao bỗng nhớ em đến thế. Đâu đó một điệu nhạc ngọt ngào; anh sẽ đem về cho em một giai điệu ngọt ngào hơn thế. Đâu đó một thang âm khát khao; anh sẽ đem về cho anh một nét nhạc cuồng dại đam mê bằng ngàn lần hơn thế.

Cánh hoa ban của anh ơi! Anh đang chuẩn bị một khúc hát tặng em.

Hôn em

Đêm Hà Nội, ngày… tháng… năm…

Nguyễn Tư

Ngà ơi!

Lá thư anh vừa viết cho em chưa hẳn là sự thật. Những dòng chữ đây mới là sự thật. Cứ mỗi lần viết thư cho em, anh đều viết hai lá, một ngọt ngào đúng như mong ước của chúng ta, một trần trụi đúng như những điều anh đã gặp ở đời. Ôi! Sao mà kinh hoàng! Mai sau, một lúc nào đó, những “dòng chữ không gửi” này nếu đến tay em, hoặc là em sẽ càng yêu anh hơn nữa, hoặc là em sẽ ghê sợ anh, ghét bỏ anh, căm thù anh vì anh đã nói dối em, vì anh đã không giống như những tưởng tượng của em.

Ngà ơi!

Anh chẳng được nhận vào một trường đại học nào hết. Trường âm nhạc không nhận anh mặc dù anh thì đỗ. Người ta không nhận anh vì Tây Bắc không cho anh đi. Đúng như em đã viết, trên đó người ta bảo anh là thằng đào ngũ. Tây Bắc muốn anh phải ở mãi với núi rừng. Còn anh, anh lại chạy theo những mong muốn riêng: làm nghề âm nhạc. Người ta không chịu hiểu anh, cũng đành vậy. Có lẽ một lúc nào đó người ta sẽ hiểu.

Ngà ơi!

Sở dĩ anh không để em biết sự thật, chỉ vì em là con chim nhỏ bé; chỉ vì em là người đàn bà mà đời sống người đàn bà bao giờ cũng gắn liền với cái tổ ấm; trong khi đó anh lại là con chim lạc. Anh không muốn nói sự thật, vì anh không muốn mất em. Bây giờ anh là một thằng lang thang của phố phường Hà Nội. Chẳng ai quản lý anh, anh chẳng làm việc cố định ở đâu, anh không có lương. Anh tình nguyện sống như thế, tình nguyện là con chim lạc, tình nguyện nhận những khó khăn, tình nguyện nhận cảnh no đói…, miễn sao anh thực hiện được ước muốn của đời mình, miễn sao anh học và làm được âm nhạc. Có thể, đó là một bước đời phiêu lưu, vì có thể sẽ chẳng thành tựu được cái gì hết. Nỗi đau khổ lớn nhất là sự ngộ nhận về mình, ngộ nhận về tài năng của mình. Em thử nghĩ xem, anh giã từ êm ấm, thế mà cuối cùng một con số không chờ đón mình ở chân trời thì bi đát biết bao. Còn em, nếu lúc này em rời bỏ anh, mất em anh sống làm sao nổi. Lẽ dĩ nhiên, anh là người yếu đuối. Đáng lẽ anh phải nói toạc ra với em toàn bộ sự thật.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button