Lịch sử - địa lý

Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Alexandre de Rhodes

Download sách Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : LỊCH SỬ – ĐỊA LÝ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                 Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng PDF                    Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Sau khi ở Đàng Trong năm năm (1618 – 1622) C. Borri đã soạn bản TƯỜNG TRÌNH VỀ ĐÀNG TRONG và cho phát hành bằng tiếng Ý và tiếng Pháp năm 1631. Còn A. De Rhodes, sau khi truyền giáo ở Đàng Ngoài ba năm (1627 – 1630) đã biết bản TƯỜNG TRÌNH VỀ ĐÀNG NGOÀI và cho ấn hành bằng tiếng Ý năm 1650, tiếng Pháp năm 1651 và tiếng Latinh năm 1652.

Người ta còn giữ được một bản viết tay về bản Tường trình này soạn vào năm 1636 khi De Rhodes ở Macao. Nhưng hẳn ông đã bổ túc để viết không phải cho tới năm 1636. Vì thế ông đã nói: giáo đoàn này còn mới mẻ trẻ trung vì mới được “hai mươi ba tuổi” (1627 – 1650)

Cuốn về Đàng Trong của Borri rất quý đối với chúng ta, nhưng cuốn về Đàng Ngoài này quan trọng hơn nhiều. Đàng Trong dẫu sao cũng thuộc về nước Việt Nam. Chúa Nguyễn vẫn nhận vua Lê là lãnh tụ và dòng dõi nhà Lê làm vua toàn cõi. Nhà Nguyễn ở miền Nam lúc đó chưa dám tách biệt khỏi nhà nước Việt Nam, dẫu sao hành chính nhà Nguyễn lúc đó chưa bắt chước hoàn toàn nhà Lê ở Bắc. Trái lại Đàng Ngoài mới là đất đai của tổ tiên, của vua Hùng, nhà Lý, nhà Trần; Đông kinh tức Kẻ Chợ đã có từ lâu đời và nhất là từ năm nhà Lý dời đô về Thăng Long đầu thế kỷ 11.

Vì thế bản tường trình của De Rhodes có một tầm vóc lớn lao. Vì ông tinh thông ngôn ngữ nên ông học nói với người đương thời trực tiếp, ông ghi nhận tinh tường và thành thạo về tình hình chính trị, quân sự và xã hội, kinh tế và văn hoá của nước Việt Nam  vào đầu thế kỷ 17, lúc có sự tiếp xúc với người ngoại quốc, nhất là người Hòa Lan và người Bồ, đặc biệt với người Bồ. Là người truyền giáo ông quan tâm đặc biệt tới các tôn giáo, các tín ngưỡng cũng như những mê tín dị đoan của người bản xứ. Ong không quên những phong tục và nhất là tiếng nói của người Việt Nam

Chúng tôi không cần giới thiệu nhiều lời, độc giả chỉ đưa mắt coi qua mục lục nhan đề các chương của cuốn sách ở quyển một, thì cũng biết sự phong phú đặc biệt của những đề tài: về danh hiệu, vị trí Đàng Ngoài, về vua Lê, về chúa Trịnh, lúc này là Trịnh Tráng, về lực lượng, về số thuyền chiến, về các nguồn lợi, về hành chính, về khoa thi … tất cả có 31 chương trong phần một hay quyển 1.

Là giáo sĩ đi truyền đạo, thế nên sau phần thứ nhất nói về tình hình trong nước, ông viết về sự du nhập Kitô giáo vào xứ này. Đó là ngày 19 tháng 03 năm 1672, tàu của thương gia người Bồ đã đưa ông tới Cửa Bạng thuộc Thanh Hoá, sau chỉ có một tuần lễ hành trình trên biển khơi từ Macao. Thế là ông đặt tên cho cửa biển này là của Thánh Giuse. Vì đã tinh thông tiếng nói học được ở Đàng Trong nên ông bắt đầu giảng đạo Thánh Đức Chúa Trời và rửa tội cho một số người ở chung quanh bến đó. Khi được tiếp xúc với chính quyền thì chính lại là chúa Trịnh Tráng đưa vua Lê đi đánh chúa Nguyễn : đó là trận thứ nhất giữa hai chúa Trịnh Nguyễn giữa hai xứ Bắc Nam mà sử ta có nói tới.

Chúng tôi nhường lời cho cuốn sách, quyền 2, với 51 chương, trong đó giáo sĩ kể lại tất cả hoạt động của ông và các người kế tiếp ông để đem Tin Mừng của Đức Kitô đến cho Đàng Ngoài.

Như trên chúng tôi đã nói, vì thạo tiếng Việt mà giáo sĩ đã rất dễ dàng truyền bá đức tin. Một giáo đoàn đã bắt đầu thành lập. Đã có nhiều người tham gia vào công việc chung, như chép kinh, biên soạn sách giáo lý, soạn lịch công giáo. Chính giáo sĩ đã có một thời gian không đi giảng được, thì đã viết thư chung gởi cho bổn đạo. Cùng cộng tác với ngài còn có những người có tên tuổi, có công trạng như giáo sĩ Gaspar d’Amaral, người đã soạn một cuốn TỰ VỊ VIỆT BỒ (ngày nay thất lạc), giáo sĩ Antôn Barbosa đã viết cuốn TỰ VỊ VIỆT BỒ (ngày nay thất lạc), tuy cả hai cuốn đã giúp cho cha A. De Rhodes soạn cuốn TỰ VỊ VIỆT BỒ LA ấn hành tại Rôma năm 1651. Chính De Rhodes cũng đã cho in cuốn PHÉP GIẢNG TÁM NGÀY, hẳn với những bài giảng cho dân xứ bắc trong thời gian ông ngụ tại đây. Cũng phải kể đến giáo sĩ Maioroca, người biên soạn tới hơn hai cuốn sách bằng chữ Nôm hiện còn những bản thảo hay bản viết tay nằm trong thư viện quốc gia Pháp ở Paris.

Rồi cũng đã có sẵn văn sĩ, thi sĩ đầu tiên của giáo đoàn Kitô như bà Catarina rất tinh thông chữ nghĩa, bà đã viết bằng thơ tất cả lịch sử cứu rỗi từ tạo thiên lập địa cho tới Chúa Kitô chịu chết và phục sinh, bà còn thêm một cuốn kể lai lịch cuộc truyền giáo ở xứ này. Thật là đất Đông Kinh ngàn năm Văn Hiến. Chúng tôi có thể tưởng tượng như cuốn THIÊN NAM NGŨ LỤC với hơn tám ngàn câu thơ lục bát cũng vào thời kỳ này.

Về tổ chức giáo đoàn và xây dựng đoàn thể, phải kể tới hội các thầy giảng với một trường đào tạo trong đó đã có chừng một trăm thầy. Về sinh hoạt phụng vụ cũng rất sốt sắng với mùa Vọng và Lễ giáng sinh, mùa Chay và Lễ Phục sinh. Đặc biệt  De Rhodes đã cho tổ chức ngắm 15 sự thương khó Chúa Giêsu, dựa theo nghi lễ hát kinh đêm trong ba ngày Tuần thánh.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button