1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK
Tác giả : Don Oberdoifer
Download sách Tết ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.
Danh mục : LỊCH SỬ – ĐỊA LÝ
2. DOWNLOAD
Định dạng EPUB Download
Định dạng MOBI Download
Định dạng PDF Download
Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách
3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH
Với đầu đề bằng tiếng Việt nói trên, Don Oberdoifer, mộtnhà báo Mỹ có mặt tại Miền Nam vào dịp Tết Mậu Thân (1968) đã viết một cuốn sách về Cuộc Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân (1968), một chiến dịch quân sự được Nhà bình luận Mỹ Matheu B.Ridgway so sánh với Oaterloo. Còn John Chaucellor của đài NBC thì gọi cuốn sách này “là một cuốn sách thật sự quan trọng, vì nó chỉ ra một nhà báo có tài với những nguồn tin tốt nhất đã có thể đi xa hơn những tài liệu của Lầu Năm Góc như thế nào”.
Trong lời đề tựa cho một cuốn sách “đồ sộ” về tư liệu và được coi là một công trình có tính chất “tiên phong”, tác giả viết:
“Đây là câu chuyện về một trong những sự kiện lớn nhất thời đại chúng ta và sự kiện này đã ra đời như thế nào. Đây là câu chuyện lớn về một chiến dịch quân sự với những tác động chính trị, liên quan đến các nhà lãnh đạo quân sự và các chiến sĩ của hai bên, đến những nhà báo mà những lời lẽ và phim ảnh của bước vào một trận chiến thuộc loại khác, đến những người dân phản ứng trước các sự kiện và hình ảnh, và đến các nhà lãnh đạo chính trị phải đương đầu với những hậu quả của nó.
“Đây là một câu chuyện về một bước ngoặt, khi người dân và các dân tộc đang tìm kiếm những cách nhìn nhận và hướng đi mới. Miêu tả một hành động quân sự không tính đến những hậu quả chính trị của nó, hay miêu tả một hành động chính trị mà không nói đến những yếu tố đang biến chuyển trên chiến trường, tức là mất đi một nửa.
Trong câu chuyện về cuộc tấn công “Tết”, một cảm quan về mối quan hệ về những mối liên quan và không liên quan trong không gian và thời gian, cũng thiết yếu như là một cảm quan về sân khấu kịch vậy…”
Những tài liệu mà tác giả đã sưu tầm, sắp xếp một cách công phu, hết sức chi tiết và sống động hẳn sẽ đưa bạn đọc sống lại không khí của trang lịch sử hào hùng của dân tộc ta, và suy nghĩ đầy đủ hơn về sự kiện lịch sử quan trọng đó, mặc dù tác giả đứng trên quan điểm những lợi ích quốc gia của nước Mỹ.
Trong tài liệu dịch này, chúng tôi tập trung vào những điều tác giả viết về nội bộ Mỹ và Ngụy quân Ngụy quyền Miền Nam, những sự hé mở cho ta nhiều tư liệu và nhận thức khi nhìn lại sự kiện lớn lao đã xảy ra cách đây 20 năm, và tước bỏ đi những phần và những đoạn thấy không cần thiết và thực bổ ích.
I
HỌ ĐANG ĐẾN ĐẤY
Khi đại tá Gioócgiơ Đ.Jacốpxân giải ngũ khỏi lục quân Mỹ năm 1964 sau khi đã phục vụ lâu năm ở Châu Âu và Đông Dương, các chiến hữu của ông đã tặng cho ông một khẩu súng lục có tay cầm dát bạc và nạm ngọc trai, ông đã chẳng dùng nó vào việc gì, và đem tặng lại cho người em, một nhà kinh doanh ở Miniapôlitx. Ông bảo “Anh sẽ quay lại Sài Gòn và làm một nhân viên dân sự ở sứ quán. Chả ai lại nã súng vào một nhà ngoại giao cả”.
Sau này hẳn ông sẽ chế diễu sự khẳng định mù quáng đó của mình, nhưng từ tết Mậu Thân trở về trước, thì điều đó xem ra là thực tế và có lý. “Giếc”, như người ta ở sứ quán thường gọi ông, là một con người bộc trực và sôi nổi, và dáng dấp điệu bộ có phần giống một diễn viên trước khi vào quân ngũ, ông đã từng là một ông chủ trò chuyên nghiệp và là một nhà ảo thuật, và bây giờ lại là một trong nhúm những chuyên gia kỳ cựu về tình hình Đông Dương trong sứ quán. Ông đến Sài Gòn lần đầu tiên năm 1954 với cương vị là trợ lý đặc biệt cho Thiếu tướng Gion W.Maikơ, (con người thép), Ô.Đainien, người cầm đầu phái đoàn cố vấn quân sự Mỹ đầu tiên. Lúc bấy giờ, ở Đông Dương có 342 nhân viên quân sự, cố vấn và hậu cần Mỹ hỗ trợ cho quân đội Pháp, và trong những tháng trước khi trận Điện Biên Phủ nổ ra họ cần cù sản xuất ra những thông báo đánh giá sự “tiến bộ” của quân đội Pháp trên chiến trường.
Tuy vậy, người Pháp đã bất chấp những báo cáo chính thức về sự tiến bộ và thất trận, và Giacốpxân, đã bỏ ra hầu hết thời gian 15 năm sau đó tìm cách để làm cho Hoa Kỳ tránh được những sai lầm tương tự. Ông đã phục vụ với tư cách là trợ tá cho một loạt các tư lệnh ở chiến trường cho đến khi rút khỏi quân đội, và rồi trở lại làm một trợ tá dân sự cho một loạt các Đại sứ Mỹ kế tiếp nhau. Các ngài đại sứ phong cho ông cái danh hiệu “Người phối hợp của Phái bộ” và dành cho ông ta một ngôi biệt thự Pháp cũ ngay phía sau địa điểm sứ quán Mỹ bắt đầu phình lên từ năm 1965 như để theo kịp đà có mặt của quân đội Mỹ ở miền Nam Việt Nam.
Cái sứ quán sáu tầng được khai trương vào tháng 9 năm 1967, và là một công trình kiến trúc kỳ dị nhất ở Sài Gòn. Nằm trong lớp tường chống đạn rocket chắng khắp tứ phía, trên mái có sân đỗ cho máy bay trực thăng, ngôi nhà này hệt như một công sự bê tông cao vượt lên các thương xá, nhà cửa, nhà thờ, đền chùa của một thành phố hầu như không mang một dấu vết thực thể nào của cuộc chiến tranh. Phía trong bức tường cao vút vây bọc lấy sứ quán, ngay phía sau cái kiến trúc kỳ dị nói trên, là một ngôi vila đầy đủ tiện nghi của Giacốpxân. Nơi đây là chỗ lý tưởng cho những cuộc tiệc tùng.
Related Posts: