Khoa học - viễn tưởng

Con Người Với Tâm Linh

Con nguoi voi tam linh1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Vũ Đức Huynh

Download sách Con Người Với Tâm Linh ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH KHOA HỌC


2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

KHAI LUẬN

Chúng ta đang ở thế kỷ 21, thuộc Hạ Nguyên trong Tam nguyên Cửu vận theo quan niệm Thiên văn học cổ Trung Hoa bắt đầu từ năm Giáp Tý 1984 và sẽ kết thúc vào năm 2044 – Quý Hợi, Giáp Tý.

Trong Hạ Nguyên này, một trong bốn hiện tượng nổi bật lớn nhất, đặc trưng nhất là vấn đề tâm linh. Nói tổng quát là “Nguyên của Tâm linh”. Một nguyên có nhiều hiện tượng thuộc về tâm linh. Và các học giả để tâm nghiên cứu, tìm hiểu, một cách nghiêm túc các hiện tượng tâm linh xảy ra trong cuộc sống đương đại gây chú ý nhiều của đại chúng, nhằm giải thích một cách hợp lý mang tính khoa học trên cơ sở, hoặc của khoa học duy vật – thực nghiệm, hoặc của khoa học duy tâm – tâm linh suy luận logic.

Ngay vào cuối “Thất vận niên” (1984 – 2003), trên thế giới đã xảy ra nhiều sự việc, hiện tượng kỳ bí siêu thực như vong linh, tái sinh, trẻ đầu thai là hậu thân của người kiếp trước, và những người có khả năng đặc biệt như: Có công năng chữa bệnh không dùng thuốc; có thể giao tiếp với vong hồn ở cõi vô hình; nhìn thấu đất tìm mộ v.v…

Các sự việc là có thật. Hiện tượng là có thật đã từng xảy ra trong lịch sử loài người. Song nó không nổi lên rầm rộ như thời gian qua thu hút sự chú ý của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu và các học giả trên khắp thế giới. Họ đặt ra nhiều câu hỏi. Các câu hỏi không phải là mới nhưng chưa được giải đáp thỏa đáng. Quan niệm về các vấn đề luôn đối lập giữa tôn giáo và Khoa học thực nghiệm. Các câu hỏi không được thống nhất lý giải giữa khoa học và tâm linh cứ tồn tại.

Một bên cho rằng: Chết là hết, “thân cát bụi lại về với cát bụi”.

Một bên lại bảo vệ quan điểm của khoa học tâm linh: Con người chết là bước vào thế giới bên kia, một thế giới vô hình siêu thực. Cứ như vậy mỗi bên có một cách bảo vệ quan điểm riêng nhưng không có cơ sở nào lý giải cho quan niệm ấy một cách thiết thực.

Hiện nay với Tri thức tâm linh và đề xuất Thuyết tự nhiên giúp rất nhiều cho việc lý giải một cách khoa học các sự việc, hiện tượng thuộc về lĩnh vực tâm linh đã và đang có trong thực tế của đời sống Trần gian. Không phải mọi vấn đề, hiện tượng xảy ra trong cuộc sống cũng có thể bằng kiến thức trên cơ sở khoa học thực nghiệm duy vật để chứng minh nhận thức được. Có rất nhiều vấn đề lại được giải quyết bằng suy luận logic. Ví dụ trong toán học, trong dự báo vận mệnh, trong nghiên cứu vũ trụ, mặt trời, các sao v.v…

Bằng 5 giác quan của con người, nhiều hiện tượng, hình ảnh v.v… còn tự nhận thức rất sai lệnh so với tính chân thật của các hiện tượng, các hình ảnh mắt thấy, tay sờ, tai nghe…

Nhiều vấn đề tâm linh lại là sự thách đố các khoa học gia, các học giả, các nhà nghiên cứu đã từ nhiều thế kỷ nay.

Ví như những năm 1950 rộn lên hiện tượng một phụ nữ mù người Bungari tên là Vanga (1911 – 1996) công bố rằng: Bà đã “nhìn thấy” các vong linh (ma) và “nghe” được tiếng nói của họ. Bà đã chứng kiến các vong linh bày tỏ cảm nghĩ của họ đồng thời trả lời các câu hỏi đưa ra…

Bà Brennan, một người có khả năng ngoại cảm, người Mỹ hiện thời từng phát biểu: “… chết không phải cái mà chúng ta thường hiểu, mà là sự chuyển tiếp từ trạng tháiý thức này sang trạng thái ý thức khác…”

Bà Brennan đã gián tiếp khẳng định rằng: Con người chết không phải là hết mà là chuyển dạng thức thực thể. Nếu như con người chết là sang một thế giới vô hình, thành các vong hồn, như công bố của bà Vanga, hay của bà Phan Thị Bích Hằng (Việt Nam), thì sẽ có biết bao câu hỏi cần trả lời bằng một cơ sở nào đó mà con người có thể chấp nhận được.

Ví dụ: Các vong hồn sinh hoạt thế nào?

Họ giao tiếp với nhau và với người Trần gian bằng gì, khi mà họ không còn phần Xác (cơ quan phát âm)?

Các vong hồn “ăn” gì để tồn tại? Họ có cần “ăn, uống” hay không?

Trẻ con ở cõi vong hồn có lớn lên không?

Cõi vong có các hệ thống chính quyền không?

Vong hồn vận động ra sao? Vong hồn hiển hiện ở cõi Trần là thế nào?

Vong hồn đầu thai, tái sinh bằng cách gì?

Sinh linh mới ra đời ở cõi Trần là từ đâu?, v.v…

Hàng trăm câu hỏi có thể đặt ra từ một hiện tượng kỳ bí. Các tôn giáo, đặc biệt là Đạo Phật có hàng nghìn kinh, hàng vạn sách nói về thế giới của người Âm, nói về hệ thống hành pháp của cõi Âm với địa ngục, với quỷ sứ, với diêm vương và các quan cai! Họ nói về quá trình chết và các nơi cư trú của vong hồn, nói về Lục đạo, Niết bàn, Luân hồi, Trả nghiệp v.v…

Tất cả những thứ kể trên chỉ là sự bày vẽ? miêu tả mà chưa có một sự giải thích có cơ sở, nguyên nhân thực sự rõ ràng dễ hiểu cho dù chỉ là sự suy luận.

Các nhà Khoa học thực nghiệm chưa dám thẳng thắn công nhận con người chết là chưa hết. Vì thế, họ vẫn bế tắc trước các hiện tượng hiển nhiên thuộc về lĩnh vực tâm linh đã và đang xảy ra trong cuộc sống.

Hiện nay với Tri thức tâm linh có thể giải đáp các câu hỏi liên quan tuần tự, xuất phát từ các hiện tượng Tâm linh mà không bị bế tắc khó lý giải. Phương pháp nghiên cứu suy luận giống như nghiên cứu Vũ trụ.

Trên cơ sở Thuyết Tự nhiên, Thuyết Âm dương và Thuyết Ngũ hành và Tri thức tâm linh để lý giải phần nào sự chết của con người, cuốn “Con người với tâm linh” sẽ đề cập các vấn đề về cõi vô hình, và các vấn đề, sự việc, hiện tượng sẽ được lý giải như sự gợi mở đi vào một hiện tượng được ghi nhận nhưng chưa có lời giải thích cuối cùng này.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button