Review

Tư Duy Khác Biệt Của Người Giàu

Thể loại Kỹ năng sống
Tác giả Hiromi Wada
NXB NXB Thế Giới
Công ty phát hành 1980 Books
Số trang 176
Ngày xuất bản 07-2017
Giá bánXem giá bán

Nội dung

Bạn có thích tiền không?

Dù câu trả lời là gì, thì suy nghĩ của bạn cũng chẳng thay đổi một sự thật hiển nhiên: Cuộc đời của con người – từ lúc sinh ra cho đến lúc chết đi – đều cần phải dùng đến tiền.

Có thể bạn không nhận ra, nhưng cuộc sống tồn tại một thứ gọi là “dòng sông tiền bạc”, và dòng sông ấy chỉ chảy về phía những người có lối tư duy tích cực, chấp nhận liều lĩnh, và không sợ hãi.

Vậy cụ thể, những người giàu có tư duy như thế nào? Vì sao họ có thể chi một đống tiền (đủ để cải thiện cuộc sống của một gia đình khó khăn) chỉ để trả cho một chiếc xe/ một con thú cưng/ một bữa tối/ một cuộc chơi thâu đêm suốt sáng tại câu lạc bộ cao cấp…? Những người ít tiền có thể phê phán cách tiêu xài này, cho rằng nó hoàn toàn phù phiếm. Nhưng điều đó vẫn không ngăn người giàu vung tiền hưởng thụ điều họ muốn. Hãy nhớ là, họ vốn chẳng bao giờ phải lo lắng về chuyện tiền bạc.

“Tư duy khác biệt của người giàu” giải đáp thắc mắc của những người không mấy dư dả về tiền bạc. Cuốn sách cung cấp các lập luận và phương pháp tư duy, hành động để độc giả đến gần hơn với “dòng sông tiền bạc”. Đặc biệt, Hiromi Wada sẽ thẳng thắn chỉ ra lý do vì sao trên thế giới có vô vàn loại sách kỹ năng dạy làm giàu, dạy kiếm tiền… nhưng không phải ai cũng có thể trở nên giàu có sau khi đọc sách.

Chỉ cần đọc một lần và thử thực hành theo những điều Hiromi Wada đề cập, bạn sẽ mở ra được cánh cửa cơ hội dẫn bước tới sự giàu có và niềm hạnh phúc

[taq_review]

Review

Lê Huy Hưng

Nội dung sách không có gì đặc biệt, tất cả chỉ xoay xung quanh chuyện suy nghĩ tích cực và cư xử tốt với mọi người, tác giả nhìn nhận và đánh giá hơi thiếu khách quan, có chỗ còn hơi hư cấu không thực tế, điều đặc trưng của các cây bút nữ.

Mai Nguyễn

Cuốn sách đề cập nhiều đến Luật hấp dẫn trong vũ trụ khi mà bạn tin một điều gì đó thì điều đó sẽ đến với mình. Lý thuyết này đã được chứng minh bởi nhiều tài liệu khoa học và nhiều cuốn khác như cuốn 5 nền tảng cho thành công của Napoleon Hill. Cuốn này viết dễ hiểu hơn và là một bước khởi đầu tốt cho những người mới bước đầu kinh doanh và lập nghiệp

Trích đoạn

LÝ DO TẠI SAO CHÚNG TA KHÔNG THỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI GIÀU CÓ

1. Câu hỏi đầu tiên

Tôi có một câu hỏi dành cho các bạn.

“Tại sao bạn muốn kiếm tiền (hay tại sao bạn muốn có tiền?)”

Ừm, phải rồi nhỉ. Hiển nhiên là để phòng khi về già có ốm đau bệnh tật gì cũng có thể mua thuốc men chữa trị, không phải lo lắng gì về tiền bạc.

Vâng. Vậy đó là lý do đúng không?

Nếu bạn cũng có suy nghĩ đó thì chắc chắn sẽ không thể trở nên giàu có (cười).

Bởi vì như tôi nói ở chương trước, tiền rất ghét sự lo lắng, bất an.

Nếu bạn đưa yếu tố “bất an” vào động cơ kiếm tiền, dù chỉ là một chút, nó cũng sẽ trở thành “năng lượng nghèo nàn”.

Tôi đã nói rằng “tiền sẽ không chảy vào nơi tồn tại nỗi bất an” và cái “năng lượng nghèo nàn” ấy chắc chắn chính là năng lượng chảy ào ạt vào “nơi tồn tại nỗi bất an”. Vì vậy, nếu bạn còn giữ kiểu suy nghĩ như vậy thì dòng chảy tiền bạc sẽ không thể lưu thông tốt. Và những người như vậy mãi mãi không thể trở thành giàu có.

Khi đào sâu vấn đề này hơn nữa, chúng ta sẽ nhận thấy một vấn đề khác, nên một lần nữa tôi sẽ hỏi câu tương tự.

2. Câu hỏi thứ 2

“Tại sao bạn muốn kiếm tiền (hay tại sao bạn muốn có tiền?)”

Bạn hãy thử loại bỏ hết những lý do liên quan đến “lo lắng”, “bất an” như phải chuẩn bị khi về hưu hay đề phòng ốm đau rồi suy nghĩ câu trả lời.

Nếu bạn còn đắn đo“Ừm…” thì lý do “Vì tôi muốn có…”, bạn thấy thế nào? Bạn có thứ gì muốn mua không? Bất cứ thứ gì cũng được. Hãy thử tưởng tượng trong sự hào hứng, phấn khích đi nào.

Bạn hoàn toàn không cần phải ngại ngùng điều gì, cứ mạnh dạn nghĩ đến điều bạn muốn có.

Tôi muốn có nhà.

Tôi muốn có xe.

Tôi muốn có những thứ phục vụ cho sở thích của mình (như camera, tranh vẽ, bộ dụng cụ đánh golf).

Tôi muốn có những thứ đắt tiền (như đồ hàng hiệu).

v.v.

Động cơ kiếm tiền mang yếu tố vật chất là chuyện đương nhiên.

Đa số những người giàu (tôi không nói là tất cả) đều lái chiếc xe tốt với chỗ ngồi êm ái, sống trong căn nhà to rộng, khoác lên mình bộ trang phục đẹp đẽ.

Chính vì vậy, bạn đừng ngại gì cả mà hãy tìm cho mình những “thứ muốn có” một cách cụ thể nhất.

Và không chỉ một mà càng nhiều càng tốt, ví dụ:

Tôi muốn mua một căn biệt thự ven biển để đến thư giãn vào mỗi cuối tuần.

Tôi muốn mua sắm thỏa thích trong cửa hàng bách hóa mà không cần nhìn giá.

v.v.

Chỉ cần tưởng tượng như thế thôi, bạn đã sinh ra cảm giác phấn khích, nôn nao rồi đúng không?

Nhưng trong số đó vẫn còn người không thể nói ra lý do.

Những người như vậy thường nghĩ “Muốn những thứ như thế thật chẳng khác nào kẻ tham lam” hay “Những người ham muốn nhiều như vậy chỉ là kẻ thấp kém, không biết xấu hổ”. Những suy nghĩ này nghe có vẻ khiêm tốn, nhưng thật ra không phải vậy.

Những người như vậy, khi thấy người khác dùng tiền tiêu xài thoải mái thì tận sâu trong đáy lòng, họ có xu hướng phủ định rằng “Thật đáng xấu hổ”, “Thật dung tục”. Như vậy có nghĩa là từ trong thâm tâm, họ không thích người giàu có.

Chính vì vậy, dù thực sự muốn có tiền nhưng lại biểu hiện vẻ mặt “không có cũng không sao (không cần tiền)”, kết quả làm ngưng lại dòng chảy của tiền bạc. Thật ra đó chính là “năng lượng nghèo khổ” đối với tiền bạc. Và cảm xúc như vậy cũng không bao giờ mang lại sự giàu sang.

Cảm xúc phấn khích “muốn có thứ này” khác hoàn toàn với sự tham lam.

Bởi người ta chỉ đơn thuần theo đuổi ước mơ thôi thì có gọi là “tham lam” không?

Chỉ là tôi phấn khích muốn leo lên ngọn núi đó.

Chỉ là tôi phấn khích muốn lái chiếc xe đó.

Chính điều đó sẽ làm sản sinh năng lượng, hướng cuộc đời tiến lên phía trước. Cho dù để leo ngọn núi này phải tốn 10 triệu yên hay chiếc xe có giá 100 triệu yên đi nữa, thì tôi cũng không nghĩ đó gọi là tham lam. Bởi cái cảm giác phấn khích ấy đối với một ai đó chính là “nguồn năng lượng sống” của họ. Cách suy nghĩ kiểu như “gì vậy, đi leo núi thôi mà tốn tiền như thế, thật là xa xỉ” hay “đâu cần chiếc xe đắt đỏ như vậy, chỉ cần chạy được là ổn rồi”, thật sự là cách nghĩ hết sức bần hàn. Và tôi cho rằng cách nghĩ như thế mới thật “đáng xấu hổ”.

Những người thuộc tầng lớp giám đốc giàu có thường hay đến câu lạc bộ ở Ginza.

Dĩ nhiên không phải tất cả các giám đốc đều đến đó, nhưng tôi có thể nói rằng, một câu lạc bộ cao cấp ở Ginza với 50.000 yên cho chỉ một lần tham dự thì người bình thường nếu không có nhiều tiền, chắc chắn sẽ không thể đến được. Bởi vậy mới nói, chỉ những người giàu mới có thể đến đó và hưởng thụ sự xa hoa.

Họ không phủ nhận sự xa hoa của người khác.

Họ không phủ nhận sự giàu có.

Họ cũng không phủ nhận những người đang sống cuộc đời giàu sang.

Cũng có người khi nhìn danh sách những người có tên trong “tài liệu Panama1” thì ngay lập tức cảm thấy khó chịu “Gì thế này, họ đang giấu tiền à” hay tức giận rằng “Tại sao họ không đi quyên góp cho người nghèo nhỉ?”.

Tài liệu Panama (tên tiếng Anh là Panama Papers) là một bộ 11.5 triệu tài liệu mật được tạo ra bởi nhà cung cấp dịch vụ của công ty Panama Mossack Fonseca, cung cấp thông tin chi tiết về hơn 214.000 công ty hộp thư, bao gồm cả danh sách của các cổ đông và các giám đốc. Những người và các cơ quan bị nhận diện bao gồm nhiều nhà chính trị và các tổ chức giàu có và nhiều thế lực của nhiều quốc gia (theo Wikipedia).

Sự tức giận đó, không phải là tôi không hiểu. Nhưng, dù không phải là tất cả, nhưng tôi dám chắc rằng những người có mặt trong “tài liệu Panama”, bằng tiền mình kiếm ra được, đã đi quyên góp và đóng thuế rất nhiều.

Vì vậy, đừng nên tỏ thái độ chán ghét mà hãy nhìn vào mặt tốt của người giàu.

Nếu trong thâm tâm, bạn vừa nói “muốn có tiền” lại vừa mang cảm xúc phủ định đối với người giàu, thì điều quan trọng trước tiên chính là để ý đến cảm xúc ấy của bản thân.

“A! Mình đang phủ định người giàu! Nghĩa là mình cũng đang phủ định đồng tiền”

Tất nhiên trong số những người giàu cũng có người làm chuyện gian dối nhưng nếu đặt bản thân ở vị trí phải đóng thuế mấy tỉ yên thì hẳn bạn sẽ phải nghĩ cách làm sao giảm số tiền thuế xuống một chút phải không nào?

Bạn sẽ không hiểu cảm giác của người giàu nếu chưa trở thành người giàu. Nhưng cũng chính vì vậy mà đừng phủ nhận họ.

Và tôi cũng muốn nói thêm là, việc người giàu “đi” hay “không đi” đến những câu lạc bộ ở Ginza là ở lựa chọn của họ. Nghĩa là việc bạn có tiền đồng nghĩa với việc bạn được quyền “lựa chọn”. Người giàu có “quyền tự do lựa chọn” mà người nghèo không thể có.

Sử dụng khả năng tưởng tượng để hình dung mình đang ở vị trí giống những người giàu.

Khi bạn có tiền và “quyền tự do lựa chọn” trong tay thì việc bạn dùng tiền để làm những việc bạn thích chẳng có gì là xấu cả, đúng không?

3. Câu hỏi thứ 3

Lần thứ 3.

Sau đây, tôi lại (tiếp tục) hỏi thêm một lần nữa.

“Tại sao bạn muốn kiếm tiền (hay tại sao bạn muốn có tiền?)”

Vì nếu có tiền, tôi sẽ hạnh phúc.

Ra là vậy. Cũng sẽ có những người nói như thế.

Vậy tôi xin hỏi thêm một chút nữa.

Nếu bây giờ bạn có 100 triệu yên trong tài khoản thì bạn sẽ hạnh phúc chứ?

Vậy 1 tỷ yên có được không?

Sao, vẫn chưa đủ?

Vậy 2 tỷ? Hay 3 tỷ yên?

Nếu chỉ có thế thì 100% bạn sẽ hạnh phúc chứ?

Bạn muốn nhiều hơn nữa?

Thế thì bạn muốn có bao nhiêu trong tài khoản thì sẽ thấy hạnh phúc?

Đối với mọi người thì điều gì là hạnh phúc?

Nếu có tiền là được?

Chỉ cần có tiền… chỉ cần có tiền…

… Không phải đâu, xin lỗi. (cười)

Khi bị dồn nén, theo lẽ thường mọi người sẽ trả lời ngập ngừng rằng “Ừm…”. Và vào một giai đoạn nào đó, trong họ sẽ xuất hiện thứ cảm xúc “Không phải tiền, nó không làm tôi hạnh phúc”. Tiền thì cần thiết đấy nhưng lại không biết mình có hạnh phúc khi có nhiều tiền trong tay không.

Thật ra tôi cũng nghĩ như vậy. (cười)

Chỉ là tôi tạm thời không bàn luận vấn đề sai hay đúng ở đây, và để biết sâu hơn về tâm lý, tôi muốn các bạn kiểm tra xem mình có rơi vào trường hợp: miệng thì nói “Tôi muốn có rất nhiều tiền” nhưng trong thâm tâm lại nghĩ “Liệu khi có tiền, tôi sẽ được hạnh phúc chứ?”.

Nếu bạn rơi vào tình trạng như vậy, thì đó là bằng chứng cho thấy dù có tiền hay không, bạn vẫn sẽ có suy nghĩ “Sao cũng được, chẳng hề gì”. Nếu bị nhìn thẳng vào mắt và hỏi rằng “Bạn có thật sự thích tiền không?”, bạn sẽ thấy hoang mang “Không… ờ tôi……”.

Khi điều đó ăn sâu vào trong tiềm thức thì dòng chảy của tiền bạc sẽ xuôi theo hướng “Tiền chừng này là đủ rồi”. Cứ tiếp tục suy nghĩ như vậy, vô tình bạn sẽ hình thành tư tưởng “Chắc mình không muốn tiền đến mức như thế”.

Suy nghĩ của những người giàu có hoàn toàn khác. Họ sẽ dứt khoát bảo rằng: “Tiền không phải là tất cả, nhưng nhất định phải có. Khi có rồi thì cuộc đời 100% sẽ hạnh phúc”.

Viết đến đây, tôi sẽ tóm lại rằng, những người không thể trở nên giàu có là do họ rơi vào nghịch lý vừa nói “muốn có tiền” nhưng trong lòng lại “không thật sự muốn có”. Nếu không cởi bỏ nút thắt này thì mãi mãi bạn không thành người giàu được.

4. Bạn đang trốn tránh đồng tiền!

Ở chương trước, tôi có nhắc đến thái độ lạc quan khi đối mặt với khó khăn để có thể đạt được hạnh phúc về mặt tinh thần, nhưng đối với vật thực tế như “tiền”, nếu thiếu hụt, tinh thần con người sẽ trở nên bất an, vì vậy mà cũng không thể đạt được sự sung túc về mặt vật chất.

Thứ không có là không có.

Cuối cùng tiền là thứ chỉ chảy đến chỗ của “người sống ngay cạnh dòng sông tiền bạc” và “người vốn đã giàu có”. Nghĩa là:

“Không có tiền -> tiền sẽ không đến”.

“Có tiền -> tiền sẽ đến”.

Đây là chân lý bất di bất dịch, không còn cách nào thay đổi được.

Tôi xin nhắc lại rằng, tiền bạc chỉ chảy đến nơi mà con người nghĩ về đồng tiền một cách tích cực, nơi không tồn tại sự bất an về tiền bạc”. Những nơi mà con người luôn lo lắng chuyện tiền bạc thì nhất định tiền sẽ không chảy đến.

Tóm lại, với người không sống cạnh dòng sông tiền bạc mà muốn trở nên giàu có, họ chỉ còn cách xóa bỏ sự bất an, thay đổi cái nhìn tiêu cực về “tiền bạc” đã ăn sâu vào trong tiềm thức, xuất hiện ở ba câu hỏi mà tôi đã nói ở trang trước.

Tôi đã nghĩ về “tiền” như vậy là khi tôi bắt đầu được thăng chức và quản lý một số cấp dưới lúc đang làm công việc kinh doanh.

Đó là công ty nước ngoài hoạt động theo chủ trương trọng năng lực, người không làm được việc sẽ không được trả lương dù chỉ là một đồng, và ngược lại, người có năng suất công việc tốt thì sẽ được trả lương rất hậu hĩnh.

Những người làm công ăn lương mỗi tháng sẽ được trả một khoản tiền lương cố định.

Có ngày nghỉ phép trong năm, có kỳ nghỉ hè và Tết.

Ngay cả trong giới kinh doanh cũng thế, doanh thu mỗi tháng dù không tăng nhưng vẫn đảm bảo số tiền lương ở mức tối thiểu cho nhân viên. Những trang thiết bị trong công ty như văn phòng phẩm, giấy vệ sinh hay chi phí đi lại, tất cả đều do công ty cung cấp. Đó là một môi trường an toàn và được bảo đảm.

Thế nhưng công ty mà tôi đang làm ở thời điểm đó, tất cả mọi thứ đều do tự nhân viên chi trả. Mọi người chia tiền để mua trang thiết bị, ngay đến những quyển sổ ghi chép, chúng tôi cũng phải lấy tiền hoa hồng của mình để mua. Tệ hơn nữa là cả tiền điện thoại cũng bị thu mỗi tháng 7000 yên.

“Ngay đến cả tiền điện thoại cũng phải trả sao?”, khi tôi phản ứng như thế lúc mới vào công ty, sếp đã nói với tôi như thế này: “Một tháng dù có gọi 10 cuộc hay 1000 cuộc thì vẫn tốn 7000 yên. Càng có nhiều người làm thì càng được lợi. Và những người đó sẽ kiếm ra tiền. Cho nên chúng ta hãy làm những việc mang lại lợi ích cho bản thân”. Nghĩ lại khi còn trẻ, tôi luôn bị nhồi nhét vào đầu cách làm việc mang lại lợi nhuận cao.

Tóm lại đó là thế giới mà mức độ an toàn là số 0 và không có sự bảo đảm.

Thế nhưng đó cũng là thế giới mà nếu có thực lực, bạn sẽ kiếm được một núi tiền (đó là lý do hồi trẻ tôi đã có thể kiếm được mười mấy triệu yên).

Chính vì môi trường như thế mà với những người có duyên trở thành cấp dưới của tôi, tôi đều muốn rèn luyện để họ có thể kiếm được nhiều tiền. Bởi nếu không, bọn họ thậm chí sẽ không thể trả nổi ngay cả chi phí đi lại từ nhà đến công ty, trở nên tự ti, cả vật chất lẫn tâm hồn đều thành nghèo nàn và chỉ còn cách xin nghỉ việc.

Khi 26 tuổi, tôi đã có khoảng 30 người cấp dưới.

Lúc đó, một người thiếu kinh nghiệm như tôi luôn huấn luyện cho cấp dưới những mánh kinh doanh như “làm thế nào để sản phẩm bán chạy?”. Nhưng tôi cũng không thể làm cho tất cả đều có thể kiếm được tiền. Kết quả, một vài người trong số họ hết tiền, rơi vào tình trạng bần cùng và cuối cùng phải nghỉ việc. Khi tiễn họ rời công ty, tôi có cảm giác rất ngột ngạt, khó chịu.

Những người không có hứng thú làm việc hay không nỗ lực trong công việc, họ sẽ không tạo ra được thành quả nên đành nghỉ việc. Ở một khía cạnh nào đó thì đây là chuyện đương nhiên. Nhưng tôi nhận thấy rằng, cùng một môi trường, cùng điều kiện, tố chất như nhau (như lượng kiến thức, số lần hành động, sự nỗ lực, năng lực giao tiếp…), vẫn xuất hiện khoảng cách giữa “người kiếm được tiền” và “người không kiếm được tiền”.

Tại sao?

Và khoảng cách đó là gì?

Sau đó, tôi đã trò chuyện với nhiều cấp dưới, khi biết nhiều hơn về đối phương, dần dần tôi mới hiểu ra được. Đó là do sự khác nhau về “cách nhìn đối với đồng tiền”.

Do làm ở công ty trọng năng lực nên ngoài mặt, mọi người đều nói “tôi muốn kiếm tiền”, “tôi muốn có tiền”. Nhưng với những người nếu trong tiềm thức lại cho rằng “kiếm vừa đủ tiền là được rồi”, thì kết quả họ nhận được cũng chỉ vừa đủ.

Ở phần trước, tôi đã đưa ra câu hỏi “Nếu có 100 triệu yên, bạn sẽ hạnh phúc chứ?”.

Lúc đó, sẽ có những người nghĩ rằng “Tiền chắc chắn không mang lại hạnh phúc” hay “Tôi không cần nhiều đến mức đó”, cảm thấy nghi ngờ câu trả lời “Nếu có 100 triệu yên, tôi sẽ hạnh phúc”. Những người như vậy thì thường nghĩ “Tiền có vừa đủ là được rồi”, kết quả họ không kiếm được nhiều tiền và dẫn đến nghỉ việc.

Đến đây, tôi muốn hỏi những người như thế một lần nữa.

“Sống trên đời nên có tiền trong tay không?”.

“Khi có quá nhiều tiền thì bạn có gặp rắc rối không?”.

Đây chính là câu hỏi mà tôi muốn lật ngược lại cách nhìn của cấp dưới khi họ có suy nghĩ “Tiền chắc chắn không mang lại hạnh phúc” hay “Tiền có vừa đủ là được rồi”.

Hoặc, nếu có người lập tức đáp lại rằng “Không gặp rắc rối gì hết” thì những người như vậy đã tự xóa đi tư tưởng hạn hẹp về đồng tiền như “Tôi không cần nhiều đến mức đó”.

Có thể lúc trước bạn nghĩ rằng “Tôi không cần nhiều tiền đến mức đó” nhưng khi được hỏi như vậy, bạn có thể lại nghĩ “Đúng là có tiền cũng không gặp rắc rối gì, tôi nên có tiền”, và rồi bạn sẽ kiếm được tiền.

Nghĩa là, chỉ với một câu hỏi, cảm xúc tiêu cực về đồng tiền đã được xóa bỏ. Nhờ đó, bạn thực sự có thể lĩnh hội được 100% tư tưởng “Dù sao đi chăng nữa thì có tiền vẫn tốt hơn là không có tiền”. Bởi trong thực tế, không cần biết là bạn cần tiền nhiều hay không, chỉ cần bạn có nhiều tiền thì sẽ không còn gặp rắc rối nữa.

Bằng việc áp dụng cách làm như trên, tôi đã tự thay đổi cách nhìn của mình đối với tiền trong tiềm thức để giúp cho cấp dưới (lúc đó có những người trong độ tuổi 20 như tôi), từng người từng người sẽ kiếm được thu nhập trên một triệu yên, hai triệu yên hay thậm chí là hơn mức đó.

5. Dù thế nào cũng không được nói ra câu “Thứ tôi cần không phải là tiền”

Những người hay quen miệng nói “Không phải chỉ cần có tiền là đủ”, “Dù có nhiều tiền cũng không hạnh phúc đâu” chính là những người đang có “thái độ phủ nhận đồng tiền”. Những người như vậy suốt đời cũng không thể trở thành giàu có.

Tôi không phải đang lên án những người nói câu “Thứ tôi cần không phải là tiền”.

Những lời đó đều đúng, đều logic.

Tùy vào cách sống của mỗi người mà sẽ có cái nhìn khác nhau.

Chỉ là, nếu bạn có suy nghĩ “Tôi muốn có nhiều tiền hơn”, “Tôi muốn trở nên giàu có”, thì nên loại bỏ cảm giác “khó chịu” đối với tiền, thứ làm chặn dòng chảy của tiền đi vào túi bạn. Tóm lại, tâm trạng không “hào hứng” đối với tiền bạc sẽ là trở ngại trong việc trở thành người giàu có.

Tôi muốn bạn hãy bỏ đi cảm giác “khó chịu” đó khi đọc đến đây.

Từ đầu chương đến giờ, tôi đã truyền tải được vấn đề “sử dụng tiền cho bản thân”.

Tiền do chính mình kiếm được nên muốn sử dụng cho bản thân thật nhiều. Mua đồ đắt tiền hay ăn mặc lộng lẫy cũng được.

Thế nhưng, ngoài cách sử dụng trên thì tiền còn một cách sử dụng khác.

Đó chính là “cách sử dụng có ích cho người khác”.

Ví dụ, tôi đã từng nói thế này với cấp dưới của mình.

“Anh sử dụng tiền như thế nào cũng được.

Theo gợi ý của tôi, anh có thể đầu tư để phát triển dự án nghiên cứu cách chữa trị cho những người đang đau đớn vì bệnh nan y.

Khi ai đó nói với anh rằng, một người quan trọng với anh, nếu không trải qua ca phẫu thuật tốn kém, thì tính mạng sẽ không được đảm bảo, khi đó anh có thể cứu người ấy bằng tiền.

Anh cũng có thể đầu tư phát triển về vũ trụ để tìm kiếm hành tinh mới có sự sống dành cho loài người.

Hoặc cứu trợ thức ăn và nhà ở cho những người nghèo.

Hay đem tất cả đi quyên góp.

Nếu có tiền, anh có thể cứu giúp được rất nhiều người.

Từ “không có nên không thể” đã thành “vì có nên có thể”.

Vì không có tiền, nên không thể thực hiện ca phẫu thuật trị giá 30 triệu yên. Lẽ nào bạn không muốn trở thành người có thể có khả năng giải quyết chuyện này thay vì ngồi khóc trong bất lực và đành chấp nhận bỏ cuộc?

Dù không phải chuyện gì cũng có thể giải quyết bằng tiền. Nhưng những việc có thể giải quyết bằng tiền thì tôi có thể nói là rất nhiều so với những việc dù có tiền cũng không làm gì được.

Tiền có những cách dùng “dơ bẩn” nhưng nó cũng có cách dùng “tốt đẹp”. Sử dụng tiền thế nào là do chính bạn chọn lựa.

Như vậy, có tiền vẫn tốt hơn là không có tiền.

Tiền nhất định phải có.

Nếu bạn nghĩ như thế thì hãy kiếm thật nhiều thật nhiều tiền.

Nếu tôi truyền đạt những điều như vậy đến những người có tư tưởng tiêu cực về tiền bạc như “Đồng tiền thật dơ bẩn”, tôi cá là họ sẽ phải thay đổi cách nghĩ. Nếu được hỏi “Bạn muốn kiếm tiền để làm gì?” thì họ có thể trả lời một cách tự hào rằng “Tôi muốn giúp ích cho người khác”.

Nghĩa là, vào giây phút bạn nghĩ rằng “có thể sử dụng tiền để làm việc tốt” thì bạn đã loại bỏ được cảm giác đáng ghét hoặc tội lỗi khi có nhiều tiền, và kết quả, bạn dần có cái nhìn tích cực đối với tiền và có thể nói thật rõ ràng là “tôi muốn có tiền”.

Nếu bạn có thể suy nghĩ được như vậy thì cái cảm giác tiêu cực về đồng tiền tồn tại trong tiềm thức sẽ hoàn toàn biến mất, khi đó bạn có thể kiếm được rất nhiều tiền, và trở nên giàu có.

Bây giờ tôi lại hỏi câu khi nãy một lần nữa.

“Nếu có 100 triệu yên trong tài khoản, bạn sẽ hạnh phúc chứ?”

Nếu bạn đã trả lời rằng “Ô, hạnh phúc, tất nhiên là hạnh phúc rồi” thì bây giờ bạn cứ giữ nguyên câu trả lời như vậy.

Nhưng bạn là người có suy nghĩ, dù chỉ một chút rằng “Tiền không làm tôi hạnh phúc”, thì nếu nghĩ rằng “Tiền sẽ khiến mình có ích với người khác”, trong bạn có dâng lên một cảm giác khác hẳn không? Bạn có thể trả lời là hạnh phúc không? Tiền có thể làm những chuyện có ích cho người khác. Nó mang sức mạnh khiến cho con người hạnh phúc.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button