ListTheo tác giả

Những cuốn sách của Vương Hồng Sển hay nên đọc

Tác giả Vương Hồng Sển được tôn vinh là một trong những cây đại thụ trong nền văn học nước nhà, ông là một nhà văn hóa, học giả, nhà sưu tập đồ cổ nổi tiếng. Với số lượng đầu sách của Vương Hồng Sển đồ sộ, ông đã để lại những tri thức, trải nghiệm, kinh nghiệm của cuộc đời mình cho rất nhiều những thế hệ mai sau nữa. Ngoài những đóng góp trong lãnh vực văn chương, ông cũng có những đóng góp to lớn trong vai trò một nhà sưu tầm đồ cổ.

Hơn Nửa Đời Hư

Xem giá bán
Hồi ký Hơn nửa đời hư của học giả, nhà cổ ngoạn vang danh đất Nam bộ Vương Hồng Sển, nay trở lại trong phiên bản đầy đủ, trọn vẹn nhất, với những trường đoạn mà trước đây độc giả chưa từng được đọc. Cuốn sách của Vương Hồng Sển này tuy là một cuốn hồi ký, nhưng lại vượt lên trên mức độ cá nhân và có sức sống lâu bền, như nhà văn Sơn Nam vốn là bạn vong niên của ông nhận định: đó là “một kiểu Vũ Trung tùy bút… là sự đóng góp quý báu về tư liệu xã hội học, dân tộc học ở vùng đất mới”.

Bên Lề Sách Cũ

Xem giá bán
“Đọc sách cho nhiều nhưng đọc rồi quên hết thì bổ ích vào đâu và bổ ích cho ai? Sách dạy khôn, đọc lắm cũng nhàm. Biết mà không trao lại người khác thì cái hiểu biết kia chẳng hóa ra vô dụng? Vậy xin ghi thêm mấy hàng nầy. Là của riêng thâu lượm bấy lâu nay, cũng thuộc loại bên lề sách cũ.” Là những lời chia sẽ của tác giả trong cuốn sách này.

Không chỉ chi li tìm kiếm những sai sót để phê phán thẳng thắn, không tiếc những lời lẽ nặng nề bộc trực của người đọc thất vọng về những bản sách quá nhiều lỗi nặng, mà đôi khi Cụ Vương còn tỏ bày sự hoan hỉ khi đọc những cuốn sách, những bài viết dày công phu của bạn hữu cùng thời như Lê Hương với cuốn Người Việt gốc Miên (xuất bản năm 1959), Nguyễn Hiến Lê với thiên ký sự 7 ngày trong Đồng Tháp Mười, học giả Lê Thọ Xuân với lối phê phán dịch thuật “hấp dẫn, đọc vui”…

Sài Gòn Tạp Pín Lù

Xem giá bán
Sài Gòn Tạp Pín Lù (Sài Gòn Tả Pín Lù) nôm na là Sài Gòn thập cẩm, Sài Gòn tào lao, Sài Gòn ba lăng nhăng, ai muốn hiểu sao thì hiểu. Sài Gòn sáu lẩu cũng được, nhưng tạm dùng danh từ tạp pín lù. Nếu nói theo Bắc thì Sài Gòn thập cẩm; nếu nói theo Trung thì Sài Gòn tào lao, nhưng tác giả là người con miền tây Nam Kỳ, nên sẽ gọi tập sách này là Sài Gòn Tạp Pín Lù. Nói như tác giả (VHS), Sài Gòn tạp pín lù là ông nhớ đâu viết đó và viết bằng máy chữ nên rất tự do, tự nhiên, chân thành và không kém thân tình. Sài Gòn tạp pín lù đến với chúng ta tuy trễ, nhưng vẫn được độc giả say sưa đọc bởi vì bút pháp cùng với văn phong cố hữu có một không hai của nhà cổ ngoạn họ Vương. Có thể nói Sài Gòn tạp pín lù như là một thứ Sài Gòn vang bóng của tác giả và của cả dân Sài Gòn từng vui buồn với đất Bến Nghé từ bao giờ cho đến bây giờ.

Nửa Đời Còn Lại

Xem giá bán
Vương Hồng Sển sinh ngày 27 tháng 9 năm 1902, tại Sóc Trăng, mang ba dòng máu Việt, Hoa, Miên. Nguyên tên thật ông là Vương Hồng Thạnh hay Vương Hồng Thịnh, khi làm giấy khai sinh người giữ sổ lục bộ ghi nhầm là Sển (theo cách phát âm tiếng Hoa). Ông là người rất ham mê đọc sách và thích ghi chép tất cả những điều tai nghe, mắt thấy. Phần lớn những tác phẩm của ông rút tỉa từ những tài liệu dưới dạng hồi ký mà ông còn giữ gìn được. Cuốn sách của Vương Hồng Sển này cũng vậy, được viết năm ông đã 92 tuổi, và theo ông chia sẻ thì cuốn sách này ông sẽ “nhớ gì viết đó”.

Tạp Bút Năm Nhâm Thân 1992

Xem giá bán
Ở Tạp bút này, người đọc vẫn thấy một giọng văn quen thuộc vừa dung dị, mộc mạc mà đầy sức cuốn hút và trên hết, nó toát lên cái tinh thần Viễn Đông Bác Cổ: nói có sách mách có chứng. Những trang tạp bút được ghi lại dưới dạng nhật ký kèm theo hồi ức, những sự kiện nhỏ từ lúc còn bé thơ cho đến cuối đời người thăng trầm dâu bể, luôn phảng phất sự hoài vọng với văn hóa của tổ tiên, của nhân loại. Hy vọng bạn đọc sẽ hài lòng với những điều tâm huyết mà tác giả ghi lại và cùng đồng cảm với tinh thần nhân bản trong con người ông – một nghệ sĩ khát vọng với cái đẹp cho đến phút cuối cuộc đời.

Tạp Bút Năm Quí Dậu 1993

Xem giá bán
Vương Hồng Sển – Tạp Bút Năm Quí Dậu 1993 – Di Cảo:Tạp Bút Năm Quí Dậu được tìm thấy trong thư phòng tại Vân Đường Phủ, nơi sinh thời cụ Vương Hồng Sển đã sống, cùng với những giấy tờ tư liệu và cả những quyển nhật ký của ông. Tác giả đã viết trên giấy pelure và đóng thành tập, có bìa làm bằng giấy vụn tự cắt, trông chẳng khác gì một quyển sách xưa. Nhà sưu tầm đồ cổ đã mang cái mỹ cảm hoài cổ vào tác phẩm.

Tạp Bút Năm Giáp Tuất 1994

Xem giá bán
Tác giả Vương Hồng Sển rất ưa thích khảo cứu về các trò chơi cổ-truyền (đá dế, chọi gà, chọi cá, chơi chim), về hát bội, cải lương, nghệ thuật chơi sách và chơi cổ ngoạn. Tập sách của Vương Hồng Sển này là một trong những tập di cảo của học giả Vương Hồng Sển, lần đầu tiên được xuất bản.Với những trải nghiệm của tác giả về thời cuộc, về thú chơi đồ cổ, về những nhân vật sống cùng thời với ông.

Dỡ Mắm

Xem giá bán
Trong cuốn sách của Vương Hồng Sển này, tác giả viết về nhiều sự kiện và con người – kéo dài từ thời Pháp thuộc cho đến thời điểm 1983. Các nhân vật “có máu mặt” như các quân vương, toàn quyền, thống đốc, các kỹ nữ, ngôi sao màn bạc, các thường nhân của dĩ vãng hiện lên sống động qua hồi ức và tư liệu mà tác giả lưu giữ được.

Ăn Cơm Mới, Nói Chuyện Cũ: Hậu Giang – Ba Thắc

Xem giá bán
Ăn cơm mới, nói chuyện cũ: Hậu Giang – Ba Thắc được Vương Hồng Sển viết năm 1974, duyệt lại năm 1978; là những gì ông chưa viết trong Hơn Nửa Đời Hư, và cũng được gọi là hồi ký. Những nếp sinh hoạt, các sự kiện, nhân vật và đất đai thủy thổ của Miền Nam cũ, đặc biệt là vùng Hậu Giang hồi đầu thế kỷ trước được kể lại và so sánh với thời điểm ông viết. Các mốc thời gian lùi dần theo dòng hồi ức, cũng tiện cho người đọc hôm nay – khi đọc, sẽ đặt mình ở điểm “giữa” tức khoảng năm 1974); chúng ta có cái lợi thế được thấy quá khứ của một vùng dất mới và cả “tương lai” mà tác giả lúc đó chưa thể biết.

Cuốn Sách Và Tôi

Xem giá bán
Với cụ Vương Hồng Sến, chơi sách cũng như những thú chơi khác, vẫn thường có những lúc thăng trầm, và người chơi tùy cảnh tùy thời phải biết cách giữ cho lửa say mê không tắt, và với một người với lòng đam mê thực thụ thì cho dù hoàn cảnh nào vẫn tìm thấy được lạc thú. Với cuốn sách của Vương Hồng Sển này, cụ không chỉ dâng hiến sự hiểu biết của mình về nhiều mặt của đời sống, mà còn mang theo những hương xưa độc đáo, tràn trề xúc cảm qua từng trang viết – văn chương của ông giản dị, tự nhiên mà lôi cuốn vô cùng,- một lối hành văn duyên dáng lạ lùng và luôn luôn gây bất ngờ.

Khám Lớn Sài Gòn

Xem giá bán
Maison Centrale de Saigon – Nhà tù lớn nhất Nam Kỳ thời Pháp thuộc, được biết đến nhiều hơn với tên gọi Khám lớn Sài Gòn, là nơi từng giam cầm biết bao nhà cách mạng: Nguyễn An Ninh, Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu… Chính tại đây trong một buổi sáng tinh mơ nọ, người anh hùng trẻ tuổi Lý Tự Trọng đã ngã xuống dưới lưỡi dao của máy chém Guillotine ghê rợn.

Lịch sử sang trang, năm 1953 Khám lớn Sài Gòn bị phá hủy để xây dựng trường Đại học Văn khoa. Giữa cảnh đập phá ồn ào ít ai để ý đến người đàn ông trung niên gày gò đang lật từng viên gạch, soi mỗi mảng tường xà lim, cố công lưu giữ một mảnh nhỏ lịch sử Sài Gòn. Hãy cùng học giả Vương Hồng Sển xem lại những bức ảnh ông có từ ngót nửa thế kỷ trước, bước vào Khám lớn Sài Gòn, tìm về một thời đau xót và bi tráng của dân tộc…

Sài Gòn Năm Xưa

Xem giá bán
Dựa vào cuốn Ký ức lục khảo về lịch sử Sài Gòn và vùng phụ cận của học giả Trương Vĩnh Ký viết năm 1885 (tức là sau 25 năm Sài Gòn bị thực dân Pháp chiếm đóng), Vương Hồng Sển đã… kể tiếp, nhắc lại những sự biến đổi từ thuở đó cho đến ngày Sài Gòn trở về với dân Việt…. Ở đây, tác giả chú trọng nhiều nhất là những đoạn sử vụn vặt buổi giao thời: Pháp – Nam – Chà – Chệc chung đụng, những chuyện Tây đến, Tây đi, những việc chưa ai nói rõ ràng, tác giả đã được nghe đến tận tai hoặc thấy tận mắt, nhiều đoạn do hiểu biết riêng, lắm đoạn nhờ các cố lão thuật lại. Đọc cuốn sách của Vương Hồng Sển sẽ giúp chúng ta hiểu biết thêm về lịch sử sự hình thành và phát triển của Hòn ngọc viễn đông mà ngày nay được mang tên – Thành phố Hồ Chí Minh.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button