Review

Giảm “Xóc” Hành Trình Cuộc Đời

Thể loại Kỹ Năng – Chuyên Ngành
Tác giả Phạm Thị Sen
NXB NXB Tổng hợp TP.HCM
Công ty phát hành First News – Trí Việt
Số trang 171
Ngày xuất bản 11-2015
Giá bánXem giá bán

Để thong dong dạo bước trên hành trình cuộc đời, hãy:

– có tầm nhìn tích cực về tương lai

– nhìn sự việc với sự thông thái

– nói những lời nâng đỡ

– lắng nghe lương tâm của bạn

– củng cố các giá trị nội tại và sức mạnh nội tâm

Tương tự như bộ phận giảm xóc của xe giúp cho chuyến đi của ta được an toàn, thoải mái; thì trên chuyến hành trình cuộc đời này, ta cũng cần trang bị cho mình “bộ phận giảm xóc” để làm nhẹ những cú va chạm trong những tình huống khó khăn mà ta phải đối mặt.

Cuốn sách là tổng hợp các bài báo, bài nói chuyện của Diễn giả Trish Summerfield và cô Phạm Thị Sen nhằm mang đến cho bạn đọc những hiểu biết về thế giới tinh thần cũng như những công cụ giúp ta nâng cao sức mạnh nội tâm, làm chủ suy nghĩ và nuôi dưỡng tâm hồn.

Hy vọng cuốn sách với rất nhiều nội dung phong phú và sâu sắc, được trình bày một cách hệ thống và khoa học sẽ là kim chỉ nam cho hành trình cuộc đời của bạn.

[taq_review]

Trích dẫn


Mỗi ngày như mọi ngày, ta bon bon chạy xe êm ru trên đường đi làm. Cái gì đã giúp cho chuyến đi an toàn, thoải mái? Chính là bộ phận giảm xóc đã làm giảm nhẹ lực tác động giúp ta không cảm thấy đau hay khó chịu vì những cú dằn xóc trên đường.

Tương tự, trên chuyến hành trình cuộc đời, ta cần trang bị cho mình “bộ phận giảm xóc” để làm nhẹ những cú va chạm trong những tình huống khó khăn mà ta phải đối mặt. Đó là 8 sức mạnh nội tâm, bao gồm: sức mạnh đóng gói, sức mạnh rút lui, sức mạnh điều chỉnh, sức mạnh khoan dung, sức mạnh phân biệt, sức mạnh đánh giá, sức mạnh hợp tác và sức mạnh đối mặt. Cả 8 sức mạnh này đều có sẵn trong ta nhưng nếu được củng cố và khơi trào, chúng sẽ là “thiết bị giảm xóc” tuyệt vời, để rồi dù cho ai đó – ở nơi làm việc hay trong gia đình – có đang gây khó dễ cho ta, hoặc ta có bị bủa vây bởi nhiều tình huống cấp bách, ta cũng thấy bị tác động rất ít và có thể ứng phó hiệu quả mà không bị căng thẳng.

Dấu hiệu ở người có đầy đủ 8 sức mạnh

Có sự khác biệt nào giữa hai câu hỏi dưới đây:

a. Chuyện gì đang xảy ra quanh tôi và tôi cảm thấy thế nào về những điều ấy?

b. Tôi muốn cảm thấy thế nào trong ngày hôm nay và chuyện gì đang diễn ra quanh tôi?

Ở câu a, tôi bị kiểm soát bởi tình huống và tình huống tạo nên cảm xúc cũng như trạng thái tâm trí tôi. Vì vậy, một ngày của tôi tốt đẹp hay tệ hại hoàn toàn do tình huống quyết định. Nghĩa là nếu tôi gặp nhiều thử thách trong một khoảng thời gian nhất định, nó sẽ để lại tác động hết sức tiêu cực cho tôi. Đó là lý do khiến hiện tượng “cháy sạch(**)” ngày càng trở nên phổ biến. Như vậy, trong mối quan hệ giữa tôi và tình huống, tôi là nô lệ, tình huống trở thành ông chủ bởi nó đang kiểm soát cảm xúc của tôi!

Còn ở câu b, tôi đang tạo nên trạng thái tâm trí (trạng thái nội tâm) của mình và chủ động ứng phó với tình huống. Tôi làm chủ cảm xúc của mình và biết cách ứng phó hiệu quả với con người, với tình huống. Đây chính là định nghĩa về “người phát triển đầy đủ 8 sức mạnh nội tâm”.

Cần hoàn thiện 8 sức mạnh nội tâm

Nhiều người trong giới doanh nhân thường chia sẻ cứ mỗi ngày trôi qua, họ càng gặp nhiều thách thức hơn, không chỉ trong công việc mà cả trong cuộc sống. Và không chỉ doanh nhân, nhiều người khác cũng đồng ý rằng mỗi năm qua đi, thách thức mỗi lúc một khốc liệt hơn. Vậy nếu thách thức cứ gia tăng mà “tôi” lại không đủ mạnh mẽ thì về lâu dài, tôi có thể bị suy kiệt cả về thể chất, tinh thần lẫn cảm xúc.

Các nhà khoa học nghiên cứu về thần kinh cho biết xét trong ngắn hạn, khi não bộ “nếm trải” những cảm xúc như giận dữ, sợ hãi hay căng thẳng, các chất dẫn truyền thần kinh – “tải” thông tin từ tiềm thức đến tâm trí – sẽ bị ách tắc, nghĩa là thông tin không được lưu chuyển thông suốt. Ví dụ minh họa điển hình cho tình trạng này là một trải nghiệm mà nhiều người từng gặp phải, đó là lần đầu nói chuyện trước đám đông! Dù đã chuẩn bị trước đó hàng giờ, thậm chí học thuộc làu làu cả bài nói chuyện, nhưng khi đứng trước khán giả, tay chân vẫn run lẩy bẩy và không thể nhớ nổi một từ!

Vào thời điểm khủng hoảng kinh tế, nhiều người trong giới đầu tư chứng khoán bị stress nặng đến nỗi trí nhớ – nơi lưu giữ những kỹ năng đã học hỏi, tích lũy được và cách phản ứng thích hợp – hoàn toàn bị tắc nghẽn. Thế là biết bao tiền của, công sức học tập hóa thành công cốc.

Như vậy, làm sao có thể nói ta không có thời gian để “đầu tư” cho 8 sức mạnh? Nhà kinh doanh với cái nhìn sắc sảo sẽ đánh giá, phân tích và nhận ra “lợi nhuận” ròng của việc đầu tư vào 8 sức mạnh trong cả nghề nghiệp chuyên môn cũng như cho cuộc sống cá nhân.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button