Review

Tư Duy Nhanh Và Chậm

Thể loại Tâm lý học
Tác giả Daniel Kehlmann
NXB NXB Thế Giới
Công ty phát hành Alphabooks
Số trang 611
Ngày tái bản 09-2014
Giá bánXem giá bán

Nội dung

Chúng ta thường tự cho rằng con người là sinh vật có lý trí mạnh mẽ, khi quyết định hay đánh giá vấn đề luôn kĩ lưỡng và lý tính. Nhưng sự thật là, dù bạn có cẩn trọng tới mức nào, thì trong cuộc sống hàng ngày hay trong vấn đề liên quan đến kinh tế, bạn vẫn có những quyết định dựa trên cảm tính chủ quan của mình. Thinking fast and slow, cuốn sách nổi tiếng tổng hợp tất cả nghiên cứu được tiến hành qua nhiều thập kỷ của nhà tâm lý học từng đạt giải Nobel Kinh tế Daniel Kahneman sẽ cho bạn thấy những sư hợp lý và phi lý trong tư duy của chính bạn. Cuốn sách được đánh giá là “kiệt tác” trong việc thay đổi hành vi của con người, Thinking fast and slow đã dành được vô số giải thưởng danh giá, lọt vào Top 11 cuốn sách kinh doanh hấp dẫn nhất năm 2011. 

Đã có rất nhiều cuốn sách nói về tính hợp lý và phi lý của con người trong tư duy, trong việc đánh giá và ra quyết định, nhưng Thinking fast and slow được Tạp chí Tài chính Mỹ đánh giá là “kiệt tác”.

Bạn nghĩ rằng bạn tư duy nhanh, hay chậm? Bạn tư duy và suy nghĩ theo lối “trông mặt bắt hình dong”, đánh giá mọi vật nhanh chóng bằng cảm quan, quyết định dựa theo cảm xúc hay tư duy một cách cẩn thận, chậm rãi nhưng logic hợp lý về một vấn đề. Thinking fast and slow sẽ đưa ra và lý giải hai hệ thống tư duy tác động đến con đường nhận thức của bạn. Kahneman gọi đó là: hệ thống 1 và hệ thống 2. Hệ thống 1, còn gọi là cơ chế nghĩ nhanh, tự động, thường xuyên được sử dụng, cảm tính, rập khuôn và tiềm thức. Hệ thống 2, còn gọi là cơ chế nghĩ chậm, đòi hỏi ít nỗ lực, ít được sử dụng, dùng logic có tính toán và ý thức. Trong một loạt thí nghiệm tâm lý mang tính tiên phong, Kahneman và Tversky chứng minh rằng, con người chúng ta thường đi đến quyết định theo cơ chế nghĩ nhanh hơn là ghĩ chậm. Phần lớn nội dung của cuốn sách chỉ ra những sai lầm của con người khi suy nghĩ theo hệ thống 1. Kahneman chứng minh rằng chúng ta tệ hơn những gì chúng ta tưởng: đó là chúng ta không biết những gì chúng ta không biết!

Cuốn sách đặc biệt đã dành được vô số giải thưởng danh giá: Sách khoa học hay nhất của Học viện Khoa học Quốc gia năm 2012, được tạp chí The New York Times bình chọn là sách hay nhất năm 2011, một trong những cuốn sách kinh tế xuất sắc năm 2011, chiến thắng giải thưởng cuốn sách được quan tâm nhất năm 2011 của tạp chí Los Algeles… Thinking fast and slow đáp ứng hai tiêu chí của một cuốn sách hay, thứ nhất nó thách thức quan điểm của người đọc, thứ hai, nó không phải là những trang sách với những con chữ khô cứng mà nó vô cùng vui nhộn và hấp dẫn. Không nghi ngờ gì nữa, đây là cuốn sách hàn lâm dành cho tất cả mọi người.!

[taq_review]

Review

Mộc Tiên

Sách là nguồn cung cấp tri thức khổng lồ mà ta sẽ khó có thể khai thác hết. Có rất nhiều các loại sách: sách khoa học, sách văn học, sách kinh doanh,..Mỗi loại sách đó sẽ cho ta những kiến thức và hiểu biết khác nhau và phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Doanh nhân sẽ tìm sách kinh doanh để đọc. Bác sỹ sẽ đọc sách về ngành y. Còn học sinh chúng ta nên đọc những loại sách khoa học, văn học và lịch sử để bổ sung kiến thức về các môn học. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại sách có những nội dung không văn minh. Vậy nên, việc chọn sách để đọc là vô cùng quan trọng, bởi những kiến thức trong sách sẽ ảnh hưởng đến nhận thức và suy nghĩ của chúng ta.

Phạm Tú

Công trình nghiên cứu khoa học của tác giả đã cho ta thấy con người có xu hướng làm theo những gì dẽ dàng nhất mà ít phải dùng tới ý trí mà từ đó có tư duy nhật thức nhanh vá chậm. Nhưng chưa chắc tư duy theo nối mòn lúc nào cũng đúng từ đó tác giả đã đưa ra giải pháp giải quyết cho vấn đề này bằng cách phân tích rõ ràng nguồn ngóc của tư duy nhanh và giúp ta cải thiên tư duy phân tích logic, khoa học những vần hóc búa. Tư duy chậm cũng có 1 số nhược điểm nhât nhu làm chậm quá trình chúng ta hàng động . Vì vậy trong những tình hướng cụ thể thì sẽ có những cách giải quyết khác nhau dẩn tới tư duy khác nhau miễn sao phù hợp với hoàn cảnh.

Kim

Quyển sách này thật sự thu hút mình ngay từ trang bìa đầu tiên, rất bí ẩn và khiến mình tò mò, mình đã đọc quyển sách này ngay sau khi nhận được hàng từ tiki. Ban đầu cứ nghĩ đây là quyển sách kỹ năng chắc sẽ khô khan như những quyển mà mình đã từng đọc trước đây, nhưng khá là bất ngờ vì quyển sách vô cùng hài hước và vui nhộn, rất hấp dẫn. Đây là một quyển sách phù hợp cho tất cả các đối tượng, với mọi lứa tuổi. Sau khi đọc mình cảm thấy quyển sách này hoàn toàn xứng đáng đoạt giải Nobel kinh tế 2002 như bìa sách giới thiệu. Rất hay.

Trích đoạn

Cuốn sách này trình bày những hiểu biết của tôi về sự phán đoán và ra quyết định, vốn là những lĩnh vực đã được các nhà tâm lý học nghiên cứu sâu trong vài thập kỷ trở lại đây. Tuy nhiên, tôi bắt đầu theo đuổi ý tưởng nghiên cứu này vào một ngày may mắn của năm 1969, khi tôi mời Amos – một đồng nghiệp của tôi đến nói chuyện ở buổi thảo luận, tại khoa Tâm lý học của trường Đại học Hebrew ở Jerusalem – nơi tôi dạy học khi đó. Amos Tversky khi ấy được đánh giá là ngôi sao mới nổi chuyên nghiên cứu về việc ra quyết định, mà thực ra tôi nghĩ ông ấy là ngôi sao trong mọi lĩnh vực nghiên cứu mà ông tham gia thì đúng hơn, vì thế tôi hình dung chúng tôi sẽ có một buổi nói chuyện rất thú vị. Nhiều người biết Amos đều nghĩ ông là người thông minh nhất mà họ từng gặp. Ông xuất sắc, linh hoạt và cuốn hút. Ông được ban tặng một trí nhớ tuyệt vời, cùng với cách nói chuyện hài hước và khả năng sử dụng chúng một cách nhuần nhuyễn; sẽ không bao giờ cảm thấy buồn chán khi có Amos ở bên cạnh. Vào thời điểm này Amos mới 32 tuổi, còn tôi 35 tuổi.

Bài giảng của Amos hôm đó trình bày về một chương trình nghiên cứu đang được tiến hành ở Đại học Michigan, nhằm trả lời cho câu hỏi: Con người có phải là những nhà thống kê trực quan tài ba? Như các bạn biết đấy, chúng ta vốn đều là những nhà ngôn ngữ học tự nhiên: Một đứa trẻ bốn tuổi không cần cố gắng cũng có thể tự thiết lập được những cấu trúc ngữ pháp khi nói, mặc dù chúng chẳng có ý niệm gì về sự tồn tại của những cấu trúc ngữ pháp ấy cả. Liệu con người có bản năng trực giác tương tự đối với những nguyên tắc cơ bản của các phép tính thống kê? Amos đã trả lời rằng, chắc chắn con người có khả năng đó. Sau buổi hội thảo này, chúng tôi kết luận lại không có câu trả lời nào hợp lý hơn câu trả lời trên, rằng con người có khả năng làm phép tính thống kê.

Amos và tôi đều hứng thú với buổi thảo luận và kết luận rằng thống kê trực quan là một chủ đề hấp dẫn và rất tuyệt nếu cả hai cùng tiếp tục nghiên cứu. Thứ Sáu của tuần ấy, chúng tôi ăn trưa tại quán Cafe Rimon – nơi gặp gỡ yêu thích của giới nghệ sĩ và các giáo sư ở Jerusalem. Tại đây chúng tôi đã lên kế hoạch nghiên cứu về khả năng thống kê trực quan của một số nhà nghiên cứu thực nghiệm điển hình. Kết luận trong lần thảo luận trước đó (tại buổi thảo luận ở Đại học Hebrew) chỉ bằng trực giác của chúng tôi thôi là chưa đủ. Cho dù đã có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu và làm việc với các số liệu, chúng tôi vẫn chưa có được nhạy cảm bản năng để đưa ra phán đoán chuẩn xác cho những kết quả thống kê được quan sát dựa trên nhóm mẫu quá nhỏ. Vẫn còn rất nhiều những sai lệch trong những nhận định chủ quan của chúng tôi. Khi mà chúng tôi quá hào hứng tin tưởng vào các kết quả nghiên cứu dựa trên những chứng cứ không đầy đủ và quá đề cao hoạt động thu thập dữ liệu dựa trên những quan sát của những nhóm mẫu quá nhỏ. Mục tiêu của nghiên cứu này là để kiểm chứng xem liệu những nhà nghiên cứu khác có chung những suy nghĩ như chúng tôi không?

Chúng tôi đã chuẩn bị một cuộc điều tra trong đó đã phác thảo bộ khung cho những vấn đề thường xuất hiện trong các nghiên cứu. Amos đi thu thập các câu trả lời của một nhóm chuyên gia trong một cuộc họp của Hiệp hội Tâm lý Toán học, trong đó có cả hai nhà viết sách giáo khoa thống kê. Đúng như mong đợi, chúng tôi phát hiện ra rằng những chuyên gia này cũng như chúng tôi, đã phóng đại quá mức xác suất đúng các kết quả gốc của một thí nghiệm chỉ dựa trên lượng mẫu quá nhỏ, mà ngay cả khi nhân lên nhiều lần kết quả ấy cũng không thay đổi. Các nhà khoa học này cũng khuyến cáo đến sinh viên cần phải phân tích đủ mức tối thiểu lượng mẫu được quan sát trong thí nghiệm, bởi vì ngay cả những chuyên gia của ngành Thống kê học cũng không phải là những nhà thống kê trực quan tài ba.

Trong khi viết báo cáo về phát hiện này, cả Amos và tôi đều cảm nhận là thật thú vị khi được làm việc cùng nhau. Amos luôn hài hước và nhờ sự có mặt của ông, tôi cũng trở nên vui tính hơn, vì thế chúng tôi đã có nhiều thời gian làm việc nghiêm túc trong bầu không khí vui nhộn. Chính niềm vui mà chúng tôi tìm thấy trong việc hợp tác khiến cả hai trở nên kiên nhẫn hơn; bạn cũng vậy – sẽ dễ dàng đặt toàn tâm vào công việc hơn khi không bao giờ cảm thấy buồn chán. Cũng có thể, điều quan trọng nhất là chúng tôi đã khám phá ra vũ khí bí mật, chính là tính cách của cả hai đã hỗ trợ rất tốt cho nhau trong công việc. Cả Amos và tôi cùng là những người vô cùng hiếu thắng và hay lý lẽ, thậm chí ông ấy còn cực đoan hơn cả tôi nhưng trong suốt những năm cộng tác, chưa bao giờ người này bác bỏ bất cứ ý kiến nào của người kia. Thực vậy, một trong những niềm hạnh phúc nhất mà tôi có được khi làm việc cùng Amos, đó là những gì chúng tôi thu được đã trở thành tài sản quý giá nhất mà cả hai cùng tích luỹ được.

Nghiên cứu của chúng tôi dưới dạng những cuộc đối thoại, trong đó chúng tôi tạo ra những câu hỏi và cùng nhau kiểm chứng chúng bằng những câu trả lời dựa trên trực giác. Mỗi câu hỏi là một thí nghiệm nhỏ và mỗi ngày chúng tôi thực hiện rất nhiều thí nghiệm như thế. Chúng tôi không thực sự đi tìm đáp án đúng cho những câu hỏi thống kê mà mình đặt ra đó. Mục tiêu của chúng tôi là nhận dạng và phân tích các câu trả lời bằng trực giác – ập đến tức thì trong đầu, những đáp án nảy sinh ngay lập tức, ngay cả khi chúng tôi biết đó là một đáp án sai. Chúng tôi tin tưởng tuyệt đối rằng một khi có bất cứ đáp án trực giác nào bật ra trong trí não của cả hai chúng tôi, thì hẳn là cũng sẽ có rất nhiều người khác có chung những suy nghĩ đó và từ kết luận này, sẽ dễ dàng chỉ ra những ảnh hưởng của trực giác lên các phán đoán của chúng ta như thế nào.

Một lần, chúng tôi đã vô cùng hạnh phúc khi nhận ra rằng, cả hai cùng có những suy nghĩ ngốc nghếch liên quan đến nghề nghiệp tương lai của những em bé mà cả hai cùng biết, như là cả hai cùng nhận ra một “luật sư ba tuổi hay lý luận,” hoặc một “giáo sư mọt sách,” hay một “nhà tâm lý học cảm thông và dịu dàng”. Tất nhiên, những tiên đoán này rất ngớ ngẩn nhưng chúng tôi vẫn thấy chúng thật hấp dẫn. Rõ ràng trực giác của chúng ta đã bị dẫn dắt bởi tập hợp những khuôn mẫu về một nghề nghiệp nhất định nào đó. Bài tập thú vị này đã giúp chúng tôi phát triển một giả thuyết về vai trò của sự tương đồng trong các dự đoán ở mỗi thực nghiệm mà chúng tôi tiến hành. Chúng tôi quyết định kiểm tra và thử nghiệm giả thuyết ấy bằng cách chia nhỏ giả thuyết ấy thành hàng tá những thí nghiệm nhỏ, sau đây là một ví dụ:

Giả thuyết là cậu bé Steve được lựa chọn ngẫu nhiên trong số những mẫu thí nghiệm:

Cậu bé được một người hàng xóm mô tả như sau: “Steve rất bẽn lẽn và khép kín, sẵn lòng giúp đỡ người khác nhưng không mấy quan tâm tới mọi người hay thế giới xung quanh.” Vậy sau này Steve sẽ trở thành một anh thủ thư hay một anh nông dân?

Những đặc điểm tương đồng trong tính cách của Steve khiến mọi người lập tức nghĩ rằng cậu sẽ làm nghề thủ thư, dự đoán này không hề dựa trên số liệu thống kê thực tế. Đã bao giờ bạn quan tâm kết quả thống kê thực tế trên toàn nước Mỹ là tỷ lệ những người nông dân là nam giới nhiều gấp 20 lần so với tỷ lệ những người nam giới làm nghề thủ thư? Và bởi vì số người làm nông dân nhiều hơn rất nhiều số người làm thủ thư, nên chắc chắn những người “nhu mì và gọn ghẽ” ngồi trong xe kéo được mô phỏng ở ví dụ trên sẽ nhiều hơn số người ngồi sau bàn thủ thư. Tuy vậy, chúng tôi nhận thấy những người tham gia thí nghiệm đều phớt lờ các con số thống kê thực tế và lệ thuộc hoàn toàn vào các yếu tố tương đồng trong các dự đoán. Chúng tôi đưa ra giả thuyết là họ đã biến sự tương đồng thành một suy nghiệm đơn giản hóa (nói ngắn gọn là suy đoán dựa theo kinh nghiệm) khi đưa ra một phán đoán khó khăn nhằm chỉ ra các dự đoán của họ. Việc phụ thuộc vào kinh nghiệm cá nhân chính là nguyên nhân tạo ra những sai lệch có thể đoán trước (những lỗi sai hệ thống) trong các phỏng đoán của họ.

Trong một lần khác, Amos và tôi đặt vấn đề về tỷ lệ ly hôn giữa các giảng viên trong trường Đại học của chúng tôi. Khi đặt ra câu hỏi này chúng tôi bắt đầu rà soát trong trí nhớ về những giảng viên đã ly hôn mà mình biết hoặc nghe nói tới, từ đó dự đoán xem số lượng này có lớn không. Chúng tôi gọi sự phụ thuộc vào khả năng rà soát của trí nhớ là một suy nghiệm thực tế. Ở một số nghiên cứu khác, chúng tôi để người tham gia trả lời một câu hỏi đơn giản về từ vựng trong một đoạn ngữ văn Anh điển hình như sau:

Hãy nghĩ về chữ cái K.

Chữ cái K thường xuất hiện ở vị trí đầu tiên HAY vị trí thứ ba trong một từ?

Bất cứ người nào hay chơi trò sắp chữ Scrabble đều biết, để tìm một từ bắt đầu bằng một chữ cái bao giờ cũng dễ hơn tìm một từ có một chữ cái nằm ở vị trí thứ ba. Điều này đúng với mọi chữ trong bảng chữ cái. Từ đó chúng ta cho rằng các câu trả lời sẽ phóng đại mức độ thường xuyên xuất hiện của các chữ cái ở vị trí đầu tiên, thậm chí cả với những chữ cái (như K, L, N, R, V) trong khi trên thực tế, thì những chữ cái ấy lại xuất hiện với tần suất cao hơn ở vị trí thứ ba. Một lần nữa, phụ thuộc vào suy nghiệm lại sinh ra những sai lệch có thể đoán được trong các dự báo. Ví dụ, gần đây tôi bỗng nghi ngờ điều mà lâu nay vẫn đinh ninh, ấy là hiện tượng ngoại tình ở các chính trị gia phổ biến hơn so với hiện tượng ngoại tình của bác sĩ hay luật sư. Thậm chí tôi còn đưa ra những lý giải cho “thực tế” này, trong đó phân tích cả các yếu tố như đam mê quyền lực và cạm bẫy của cuộc sống xa gia đình là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ngoại tình này. Cuối cùng tôi lại nhận ra rằng chẳng qua vì giới truyền thông thích soi mói vào các cuộc tình vụng trộm của những chính trị gia nhiều hơn so với những cuộc tình vụng trộm của những người làm nghề luật sư hay bác sĩ. Rất có thể ấn tượng trực giác của tôi hoàn toàn phụ thuộc vào đề tài mà các nhà báo lựa chọn khai thác và đi đến những suy nghiệm cá nhân về hiện tượng ly hôn này.

Amos và tôi đã dành nhiều năm để nghiên cứu và thu thập tài liệu về những sai lệch trong tư duy trực giác, với công việc cụ thể như là dự trù khả năng cho các sự kiện, tiên đoán tương lai và đặt ra các giả thuyết và ước lượng tần suất. Đến năm thứ năm hợp tác, chúng tôi trình bày những phát hiện chính của mình trên tạp chí Khoa học, một ấn phẩm dành cho các học giả ở rất nhiều ngành khoa học. Bài báo có tên là “Phán đoán dưới sự thiếu chắc chắn: Suy nghiệm và Sai lệch.” Nó mô tả những đường tắt rút gọn của tư duy trực giác và giải thích khoảng chừng 20 sự sai lệch là những cách thể hiện của suy nghiệm, đồng thời là những minh chứng cho thấy vai trò của những suy nghiệm trong các dự đoán.

Các sử gia cũng thường xuyên ghi nhận rằng ở bất cứ thời điểm nào, trong bất cứ ngành nào, các học giả cũng có xu hướng đưa ra những phỏng đoán về đối tượng trong các nghiên cứu của mình. Các nhà khoa học xã hội cũng không phải là ngoại lệ, họ dựa vào bản tính tự nhiên của loài người để làm cơ sở cho hầu hết những cuộc tranh luận về các hành vi ứng xử đặc biệt của con người nhưng rất hiếm khi đặt câu hỏi trở lại cho các phán đoán này. Các nhà khoa học xã hội trong những năm 1970 hầu như công nhận hai ý tưởng về bản tính con người. Thứ nhất, đó là con người lý trí và tư duy của họ là những ấn tượng về tinh thần rất thông thường. Thứ hai, các xúc cảm như sợ hãi, nhân ái và thù hận xuất hiện hầu hết khi con người không kiểm soát được lý trí (hay còn gọi là con người duy lý trí). Bài báo của chúng tôi ngầm thách thức cả hai giả thuyết ấy mà không tranh luận trực tiếp vào chúng. Chúng tôi thu thập những lỗi sai hệ thống trong tư duy của con người và dựa trên dấu vết của những lỗi sai hệ thống ấy để phác thảo ra cách vận hành của nhận thức mà không đơn thuần chỉ đổ lỗi cho cảm xúc.

Bài báo của chúng tôi thu hút được sự chú ý hơn so với kỳ vọng ban đầu và đến giờ nó vẫn là một trong “những từ khóa” được nhắc đến nhiều nhất trong ngành khoa học xã hội (hơn 200 bài báo học thuật đã dùng bài báo đó để tham chiếu trong năm 2010). Các nhà nghiên cứu trong những lĩnh vực khác cũng nhận thấy bài báo đó hữu ích, đồng thời các ý tưởng về suy nghiệm và sai lệch đã được áp dụng trong rất nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, trong đó có chẩn đoán y học, triết học, tài chính, thống kê và chiến lược chiến tranh.

Ví dụ, các sinh viên chuyên ngành Chính sách đã nhận ra rằng chính nhờ dựa trên sự suy nghiệm đã giải thích vì sao một số vấn đề thu hút được sự chú ý của công chúng nhiều hơn so với một số vấn đề khác. Con người có xu hướng chú tâm vào những vấn đề quan trọng mà họ dễ dàng truy cập trong trí nhớ của mình hơn là những vấn đề khó khăn phức tạp. Điều này càng được kiểm định là đúng đắn thông qua việc quan sát những trang nhất các báo thường được công chúng ghi nhớ nhanh hơn. Những chủ đề được các phương tiện truyền thông đặc biệt quan tâm phản ánh, đã ăn sâu vào đầu óc chúng ta, khiến những chủ đề khác dễ bị chúng ta lãng quên. Ngược lại, những gì giới truyền thông lựa chọn đưa tin lại phản ánh quan điểm của họ sao cho phù hợp với những gì hiện hữu trong đầu óc của công chúng. Không phải ngẫu nhiên mà các thể chế độc tài áp đặt đối với tự do truyền thông (thông tin không được phản ánh trung thực mà bị bóp méo, định hướng theo chủ trương chính sách của chế độ độc tài đó). Vì công chúng rất dễ bị thu hút bởi những tin tức giật gân, những sự kiện giải trí và thông tin liên quan đến người nổi tiếng, truyền thông ăn theo những sự kiện như vậy cũng là chuyện dễ hiểu. Ví dụ, vài tuần sau khi Michael Jackson qua đời, những kênh truyền hình đưa tin về các chủ đề khác ngoài thông tin về Michael Jackson quả là rất ít. Truyền thông đề cập rất ít những vấn đề thiết yếu trong cuộc sống nhưng những tin tức này cũng được truyền tải kém hấp dẫn, như là cung cấp những chi tiết ít kịch tính, từ chối những chuẩn mực giáo dục hay chi quá nhiều tiền cho thuốc men vào những năm cuối đời. (Khi viết như vậy, tôi phải ghi chú thêm là những ví dụ về những đề tài “ít được đưa tin” cũng vẫn được dẫn dắt bởi những thông tin có sẵn. Những chủ đề không được tôi chọn làm ví dụ cũng vẫn được giới truyền thông đề cập thường xuyên, nghĩa là sẽ còn có những vấn đề quan trọng khác nữa nhưng không hề xuất hiện trong đầu óc của tôi.)

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button