Quà tặng cuộc sống

Mơ một miền xanh

Mo mot mien xanh - Nhieu tac gia1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Nhiều tác giả

Download sách Mơ một miền xanh ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH HAY VỀ CUỘC SỐNG

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

 

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu

Cuộc sống hiện đại đôi khi khiến chúng ta lãng quên đi một cử chỉ nhỏ nhưng vô cùng ý nghĩa, bạn có bao giờ nghĩ rằng mẹ bạn cũng rất cần những bông hồng tuyệt đẹp như những bông hồng bạn dành tặng cho bạn gái của mình. Giữa bộn bề công việc ta quên rằng tình yêu cần có sự lãng mạn. Giữa no đủ, ta lơ đãng không để ý tới một em bé nghèo khổ đang cần giúp đỡ, một người bạn tật nguyền khao khát được đi học, một ông lão cô đơn không nơi nương tựa cần một. Đôi khi ta ghen tỵ với thành công của người bạn thân, đôi khi ta bỏ quên một người tốt đi ngang qua cuộc đời. Mệt mỏi khiến ta dễ đầu hàng và bỏ cuộc mà không nhìn thấy xung quanh bao cuộc đời còn bất hạnh hơn ta. Có lúc ta giận giữ mà không biết mình đang làm tổn thương một người khác…

Tủ sách “Sống đẹp” là những bài học giản dị về cách đối nhân xử thế, những câu chuyện súc động xoay quanh cuộc sống đời thường gia đình, tình yêu, công việc, trường lớp, bạn bè… Ẩn sâu trong nó là tình yêu thương, lòng bao dung, sự hi sinh, lòng kính trọng, mà đôi khi ta sống vội vã đã vô tình bỏ qua.

Với mong muốn cùng bạn đọc tìm lại mình trong từng khoảnh khắc của cuộc sống, và hướng tới một NHÂN CÁCH SỐNG tốt đẹp hơn, chúng tôi đã biên soạn bộ sách này với những câu chuyện đầy ý nghĩa được chọn lọc từ Internet. Những câu chuyện giản dị ấy là những lời tâm sự sẻ chia, những bài học, những câu triết lý về cuộc đời… của những tâm hồn cao đẹp khắp nơi trên thế giới. Trước những khó khăn thử thách trong cuộc đời, tủ sách “Sống đẹp” là lời động viên lớn lao, là lời chúc tốt lành chúng tôi xin gửi tới bạn đọc!

Bụi hồng nhà Jones “Mũi đỏ”

Lũ trẻ trong khu đặt cho vợ chồng già Jack và Ruby Jones biệt danh “Mũi đỏ”. Họ sống lập dị, suốt ngày đóng cửa trong nhà, chẳng đi lại với ai trong khu.

Nghe nói suốt ngày hai người uống rượu. Không rõ có phải vậy không, nhưng điều mà tôi biết chắc là mỗi khi chúng tôi tụ tập ở gần nhà họ thế nào cũng nghe la: “Tránh xa mấy bụi hồng ra!”.

Những bụi hồng đỏ thắm tuyệt đẹp làm thành một hàng rào bao quanh khoảng sân trồng cỏ nhà Jones. Những nhà trong khu của chúng tôi vốn sân liền sân nên sự hiện diện của một hàng rào dù là hoa hồng, cũng khiến lũ trẻ con bực bội, nó làm chúng tôi không thể tự do chơi bóng ném. Lũ trẻ con chúng tôi khoái trá tìm cách bí mật chọc tức ông bà Jones. Thế nên họ mới có biệt danh “Mũi đỏ”.

Mấy bà trong khu thì thào rằng, gia đình Jones sắp đón người con trai duy nhất giải ngũ từ vùng Vịnh trở về. Thường các gia đình có người thân từ chiến tranh trở về đều hoan hỉ, nhưng gia đình Jones vẫn im lặng đóng cửa.

Hôm hai ông bà “Mũi đỏ” đi đón con trai, chúng tôi như chim xổ lồng rủ nhau chơi banh ném dọc bãi cỏ trước khu nhà của chúng tôi. Cuộc chơi náo nhiệt, ầm ĩ, mặt mũi chúng tôi đỏ bừng, đẫm mồ hôi. Một sự cố bất ngờ: trong lúc Johnny McGrath tuyệt vọng nhoài người bắt bóng, nó ngã nằm lên những bụi hồng. Tiếng thét thảm thiết của Johnny vì bị gai hồng đâm không làm chúng tôi khiếp sợ bằng bóng dáng chiếc xe hơi của gia đình “Mũi đỏ” đúng lúc đó thấp thoáng đầu phố. Cả bọn nhào vào kéo Johnny ra, nhưng đám gai hồng trung thành với chủ níu chúng tôi lại.

Thật khủng khiếp, chiếc xe hơi của nhà “Mũi đỏ” trờ tới, Jack “con” nhảy ra khỏi xe. Anh ta gầm lên: “Lũ ranh con. Tao bắn nát óc chúng mày”. Không để ý tới cảnh hai ông bà già cố ghìm người con trai trong cơn điên cuồng, chúng tôi đạp lên gai chạy thục mạng thoát thân.

Về tới nhà, chị em tôi đóng sập cửa, cài chốt rồi ngồi thụp xuống đất thở hồng hộc. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nghe thủng câu chuyện, mẹ tôi lắc đầu, rồi bà kéo chúng tôi đứng dậy. “Đi với mẹ.” “Đi đâu?” Tôi cố lấy hơi hỏi lại. “Còn đi đâu nữa. Ra sửa lại mấy bụi hồng bị các con làm nát,” mẹ tôi đáp. “Anh ta bắn chết!” Tôi trì người lại. “Cứ đi,” mẹ tôi đẩy tôi ra cửa.

Mẹ tôi ngồi xuống bên bụi hoa. Bà nhặt tỉa những bông hoa bị gãy, dựng những thân cây bị đổ. Gai hồng làm tay bà rớm máu. Tôi như chết đứng khi thấy bóng bà Ruby “Mũi đỏ” từ trong nhà bước ra. “Tôi đang sửa lại mấy cây hoa. Bà thông cảm, trẻ con mà!” Mẹ tôi nói. Bà Ruby nhìn mẹ tôi chằm chằm. “Anh Jack khỏe không, thưa bà? Thực may cho anh ấy. Chiến tranh có bao điều khủng khiếp,” mẹ tôi tiếp tục. Bỗng nhiên bà Rubby “Mũi đỏ” ngồi thụp xuống và bà bật khóc…

Từ ngày ấy trở đi, hàng rào hoa hồng trở thành chiếc cầu thân thiện giữa chúng tôi với gia đình Jones. Bà Rubby “Mũi đỏ” nay là bà cô Rubby. Jack sau một thời gian dài điều trị những cơn sốc tâm lý do chiến tranh gây ra, đã lấy vợ. Những bụi hồng, món quà của bà nội Jack trồng để trông chờ ngày trở về của đứa cháu yêu, vẫn đẹp mơn mởn. Bà đã không đủ sức để chờ Jack, nhưng anh chỉ được biết tin này khi bước chân xuống phi trường. Đó là lý do hôm đó anh ta nổi cơn điên dọa bắn chúng tôi.

Nhưng điều quan trọng nhất mà tôi học được từ câu chuyện của quá khứ là cách xử sự chân thành, trung thực, yêu thương và dũng cảm của mẹ tôi. Điều gì sẽ đến nếu mẹ tôi cũng tránh né gia đình Jones như những người hàng xóm khác?

ĐỌC THỬ

“Cây hiến tặng”

Tôi là người đàn bà một mình nuôi bốn đứa con, làm việc với mức lương thấp đến mức không thể thấp hơn được nữa. Tiền bạc thì eo hẹp, nhưng chúng tôi có nơi chui ra chui vào, có đồ ăn trên bàn, có quần áo mặc.

Đến mùa Giáng sinh, dù không có lắm tiền để mua nhiều quà, chúng tôi cũng dự định mừng lễ cùng với gia đình và bạn bè, ra trung tâm thành phố ngắm đèn Giáng sinh, bày các bữa ăn tối đặc biệt và trang trí nhà cửa. Nhưng niềm vui lớn nhất đối với bọn trẻ là đi mua sắm tại siêu thị. Tôi lo lắm vì chỉ dành dụm được một trăm hai mươi đô la USD để mua quà cho cả năm người chúng tôi.

Ngày Giáng sinh tới và chúng tôi “xuất hành” thật sớm. Tôi cho mỗi đứa một tờ ba mươi đô la và nhắc chúng tìm những món quà giá bốn đô la một phần. Rồi tất cả tỏa đi sau khi đã thỏa thuận gặp lại nhau sau hai giờ đồng hồ.

Khi lên xe về nhà, mọi người ai nấy có “tinh thần Giáng sinh” rất cao, đùa nghịch nhau bằng những gợi ý về những gì chúng đã mua. Riêng đứa con gái áp út của tôi, Ginger, tám tuổi, im lặng một cách khác thường. Tôi để ý thấy nó chỉ mang một túi nhỏ. Tôi đoán Ginger chỉ mua kẹo, với hai mươi lăm thanh.

Tôi cảm thấy nóng mặt. Con đã mua gì trong hai giờ qua? Đây là những gì Ginger nói:

“Thưa mẹ, con vừa đi loanh quanh vừa nghĩ xem mình nên mua gì. Thế rồi con dừng lại để đọc những tấm thiệp nhỏ nhắn trên ‘cây hiến tặng’ của đội quân cứu tế (một tổ chức Cơ đốc giáo chuyên giúp đỡ người nghèo). Một trong những tấm thiệp đó dành cho một bé gái bốn tuổi và tất cả những gì bé muốn là một con búp bê với quần áo và lược chải tóc. Vì thế con mới lấy tấm thiệp và mua những gì bé ấy ước ao và đem đến quầy của đội quân cứu tế.”

“Thế nên con chỉ còn đủ tiền để mua kẹo cho chúng ta mà thôi!” – Ginger nói tiếp. Cơn giận của tôi tan biến đi tự khi nào, thay vào đó là cảm giác mình thật giàu có trong ngày không thể quên này.

Chiếc băng gạc cho trái tim tan vỡ

“Con chào mẹ. Mẹ đang làm gì vậy?”

– Susie cô bé sáu tuổi hỏi mẹ.

“Susie của mẹ đấy hả? Mẹ đang làm món thịt hầm cho bà Smith cạnh nhà mình,” – mẹ Susie trả lời.

“Sao mẹ phải làm cho bà ấy?” – Susie hỏi lại.

“Bởi vì bà Smith rất buồn. Bà đã mất đi đứa con gái của mình và lòng bà đang tan nát. Chúng ta cần phải giúp đỡ bà một thời gian.”

“Sao vậy mẹ?” – Susie lại hỏi.

“Con thấy đó, Susie, khi một người nào đó quá đau buồn, họ khó làm được những việc nhỏ nhặt như chuẩn bị bữa ăn tối hay công việc lặt vặt trong nhà. Chúng ta sống trong cùng một cộng đồng và bà Smith là hàng xóm của mình, vì vậy chúng ta cần phải làm một điều gì đó để giúp bà. Con là một cô bé thông minh, Susie, vì vậy con hãy nghĩ ra một cách nào đó giúp bà Smith.” Susie suy nghĩ nghiêm túc về những lời của mẹ và về cách bé có thể giúp bà Smith. Vài phút sau, Susie gõ cửa nhà bà Smith, phải một lúc sau bà Smith mới mở cửa và cất lời: “Chào con, Susie”.

Susie nhận ra ngay giọng bà Smith không vui vẻ như khi bà chào mọi người trước đây. Hình như bà Smith vừa khóc xong vì Susie thấy mắt bà ướt và sưng.

“Cháu cần gì ở bà hả Susie?” – Bà Smith hỏi.

“Thưa bà, mẹ cháu nói rằng bà đang rất buồn vì chị Mary con của bà không còn nữa,” – Susie vừa nói vừa chìa tay ra một cách rụt rè. Trong tay bé là một băng cao dán. “Cái này là để giúp bà bớt buồn.”

Bà Smith thổn thức nhưng cố nuốt nước mắt. Bà quỳ xuống và ôm lấy Susie. Vừa khóc, bà vừa nói: “Cảm ơn con nhé, con thật là tốt bụng. Cái này sẽ giúp bà nhiều lắm đây”.

Bà Smith chấp nhận nghĩa cử tốt đẹp của Susie nhưng không chỉ có thế. Bà quyết định mua một cái móc khóa nhỏ kèm khung hình bằng thủy tinh và cẩn thận đặt vào đó chiếc cao dán. Bà Smith biết rằng để nguôi ngoai nỗi buồn cần phải có thời gian và sự hỗ trợ, nhưng chiếc cao dán của Susie đã trở thành biểu tượng hàn gắn vết thương lòng của riêng bà dù bà không thể quên đi niềm hạnh phúc đã từng có với đứa con gái Mary xấu số.

Công chúa và hiệp sĩ

Mẹ con tôi sống ở khu gần ngoại ô Albuquerque, nơi có nhiều trường đại học. Chúng tôi không giàu cũng không nghèo. Trên đường đưa con gái đi học, mẹ con tôi thỉnh thoảng vẫn gặp những người thất nghiệp lang thang không nhà cửa.

Thương cảm những con người bất hạnh, tôi vẫn thường cho họ tiền mặc dù biết rằng những đồng tiền nhỏ nhoi của mẹ con tôi không thể nào giúp họ có cơ đổi đời.

Một thời gian sau vì tình hình kinh tế chung sa sút, tôi trở thành kẻ thất nghiệp. Một mình nuôi con nhỏ ăn học, tôi vất vả xoay xở nhưng may hơn nhiều người, tôi vẫn còn ngôi nhà. Tuy vậy tương lai thật u ám bởi chẳng bao lâu sau, việc vẫn chưa có mà tôi lại bắt đầu ngập mình vào vũng nợ, số phận của ngôi nhà hẳn sẽ lung lay như gặp cơn động đất. Không còn xe hơi, tôi đưa con đi học bằng xe buýt.

Những người ăn xin vẫn bu quanh chúng tôi và dường như họ ngày càng nhiều hơn. Có điều bây giờ tôi chẳng cho ai bất cứ thứ gì. Chẳng ai có thể trách tôi cả. Có chăng là con gái tôi… “Mẹ ơi, sao mẹ không cho họ nữa?” – Con gái tôi hỏi. Biết nói với con tôi sao đây? Rằng mẹ nó thất nghiệp và rằng mẹ nó no bụng chỉ nhờ mắt nhìn đứa con ngấu nghiến nhai miếng thịt bò duy nhất của cả nhà? “Mẹ không cho nữa vì họ dùng tiền chúng ta cho để uống rượu hay làm những chuyện không tốt,” tôi đáp mà không chắc mình nói đúng hay không. “Thật thế hả mẹ?” Con bé đáp, đôi mắt to tròn của nó ngước nhìn tôi. Trong ánh mắt ấy tôi nhìn thấy sự sợ hãi lẫn hoài nghi.

Buổi chiều khi đón nhau về nhà, mẹ con tôi đứng đợi xe buýt. Một người đàn ông đi qua lại trên hè phố, trước ngực treo tấm biển: “Tôi sẵn sàng làm mọi việc để đổi lấy thực phẩm”. Mải ngóng xe buýt, tôi không chú ý tới con gái mình đang làm gì. Xe vừa trờ tới, tôi giật tay con thì nghe tiếng kêu của nó. Thì ra nãy giờ con gái tôi loay hoay với chiếc gót giày bị long. Xe buýt rời bến, nghe tiếng kêu, người đàn ông đeo tấm biển bước đến bên con gái tôi. “Ồ chẳng có gì to chuyện cả. Xin mời cô công chúa nghỉ ngơi một lát, thần sẽ sửa lại giày cho công chúa ngay lập tức,” người đàn ông bông đùa.

Con bé tỏ vẻ an tâm, đâu biết mẹ nó hồi hộp vì trong túi chỉ còn đúng bảy mươi bảy xu. Tôi đã đếm rất kỹ trước khi bỏ chúng vào chiếc túi lụa vẫn dùng cất tiền lẻ. Cố trấn an mình, tôi chờ người đàn ông sửa xong chiếc giày và hỏi: “Anh tính công bao nhiêu?”. Người đàn ông nháy mắt cười vui vẻ, anh ta quỳ một gối xuống đất, đầu cúi xuống ra bộ một hiệp sĩ và nói với con gái tôi: “Thưa công chúa. Được phụng sự công chúa là thần mãn nguyện lắm rồi. Nếu công chúa ban ơn, thần xin được nhận bông hoa công chúa đang cầm trên tay kia. Hôm nay là ngày sinh nhật mẹ thần. Thần sẽ dâng bông hoa này lên người”. Nhìn nụ cười của con gái, tôi hiểu nó đã biết những gì mà tôi chưa kịp nói về những người thất nghiệp.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button