Kỹ năng mềm

Trí Tuệ Do Thái

Lời giới thiệu

Tuy là một cuốn sách nhỏ nhưng Trí Tuệ Do Thái lại mang trong mình tri thức về một dân tộc có thể nhỏ về số lượng nhưng vĩ đại về trí tuệ và tài năng. Cuốn sách không chỉ lý giải lý do vì sao những người Do Thái trên thế giới lại thông minh và giàu có, mà còn đặc tả con đường thành công của một người Do Thái – Jerome cùng những triết lý được đúc kết đầy giá trị.

Trí Tuệ Do Thái không dừng lại ở giới hạn của một cuốn sách triết lý hay kỹ năng. Thông qua Jerome, một kẻ lông bông thích la cà, tác giả đưa người đọc vào một chuyến khám phá về trí tuệ của người Do Thái, từ đó khơi ra những giới hạn để người đọc có thể tự khai phá trí tuệ bản thân với “Năm nguyên tắc” và “Mười lăm gợi ý”. Đây sẽ là những bài học quý giá dành cho những ai muốn tồn tại và phát triển mạnh mẽ, không chỉ với con đường thành công của riêng mình.

Không được viết như một cuốn sách kỹ năng khô khan, Trí Tuệ Do Thái được dựng lên bằng một câu chuyện và rồi cũng khép lại với một cái kết mở, nơi những người Do Thái đang không ngừng đối mặt với cuộc sống và chinh phục nó.

Ebook

NguồnChọn định dạng
SachvuiEPUB
TVEEPUB, MOBI, PDF
Link dự phòngChưa cập nhật

Đọc sách

Phiên bản đọc thử giúp đọc giả tham khảo trước khi mua sách giấy.

Chỉ một câu nói. Chi từng đó thôi cũng có thể thay đổi cuộc đời một con người. Dù sao, đó là điều đã xảy ra với Jerome…

Trên tầng 14 của khách sạn Marriott ở Tulsa, Oklahoma, trong lúc đợi thang máy xuống tiền sảnh, tôi bắt đầu thấy hồi hộp. Lúc cửa thang máy mở ra là lúc tôi đang duyệt lại một lượt tất cả những điểm cơ bản trong bài phát biểu sắp tới của mình.

Trong thang máy có một anh chàng cao to, vai rộng, mặc một bộ vest màu trắng đầy hoa văn, trên đầu anh ta ngự một chiếc mũ cao bồi, còn cổ thì đung đưa một chiếc thánh giá bằng vàng. Đôi ủng cao bồi là phụ kiện cuối cùng làm nên bộ trang phục hoành tráng của anh ta, đúng là một hình ảnh rất ấn tượng. Chỉ thiếu mỗi con ngựa, mà có khi nó đang đợi ở ngoài bãi đỗ xe của khách sạn cũng nên. Trên ve áo anh chàng cao bồi có một tấm card ghi tên cuộc hội thảo mà tôi sắp tham dự. Tấm card ghi, “Jini Brown, Houston, TX.”

“Chào anh,” tôi mở lời với người lạ mặt khi bước chân vào buồng thang máy.

“Xin chào,” anh ta đáp lời với âm mũi đặc trưng của người Texas cùng một nụ cười tươi, rộng đến tận mang tai. Anh ta liếc nhìn tấm card ghi tên tôi và đọc to, “Eran Katz, Jerusalem, Israel, Diễn giả.” Một chút ngạc nhiên làm nụ cười của anh ta còn tươi hơn.

“Anh đến từ Jerusalem Đó hả?”, anh ta hỏi tôi.

Jerusalem Đó, theo tôi hiểu, tức là Jerusalem – thủ đô của Israel chứ không phải Jerusalem – một trong số những thị trấn nho nhỏ ở Mỹ có cùng tên.

“Một và chỉ một mà thôi,” tôi đáp lại, lòng đầy tự hào.

“Tôi đã luôn mơ ước một ngày được đến đó.”

“Chín trăm đô, mười hai tiếng, thế là đến nơi rồi,” tôi nói lại. Anh chàng có tên Brown mỉm cười hiểu ý.

“Anh là diễn giả buổi sáng nay hả?”, anh ta nói, nửa khẳng định, nửa dò hỏi.

“Phải.” Tôi nghĩ đến những lo lắng của mình về chủ đề của bài phát biểu, vậy nên tôi quyết định nói sơ qua cho anh ta về chủ đề tôi sắp trình bày.

“Nghe có vẻ rất thú vị đây,” anh ta động viên tôi.

“Cảm ơn. Tôi cũng chỉ mong có thế,” tôi trả lời khi cánh cửa thang máy mở ra tiền sảnh.

“Chắc chắc là thế rồi,” Brown nói chắc như đinh đóng cột khi chúng tôi cùng nhau ra khỏi thang máy. “Những người Do Thái các anh là những người thực sự rất thông minh.”

Tôi mỉm cười khi chào tạm biệt, rồi hai người đi về hai phía khác nhau.

Có thể những những hoàn cảnh khác, tôi sẽ cảm thấy một chút phân biệt chủng tộc trong những lời anh ta nói, nhưng Jim Brown gây cho tôi ấn tượng rằng anh ta là một người tốt và chân thành. Anh ta không phải là người đầu tiên nói những lời đó với tôi, và tôi cũng chẳng phải là người Do Thái đầu tiên được nghe lời khen đó. Tôi đi dạo loanh quanh trong tiền sảnh, cảm giác hơi lạ lẫm. Tận sâu trong tâm trí mình, có một điều gì đó vẫn khiến tôi không yên – một điều gì đó rất khó nắm bắt mà tôi không thể chạm đến đưọc. Trong lúc tiếp tục suy ngẫm về điều đó, tôi đã đi đến một kết luận rằng, về cơ bản, bây giờ tôi có hai mối quan tâm:

1. Tại sao ai cũng nói như vậy về người Do Thái?

2. Làm thế nào để tìm được chính xác chỗ ăn sáng trong vòng hai mươi phút tới?

Bởi những thôi thúc của cái dạ dày luôn được đặt lên hàng đầu trong đanh sách ưu tiên nên tôi đành gạt qua một bên bí ẩn về “Những người Do Thái thông minh.” Tôi có cảm giác rằng vào lúc bảy rưỡi sáng như thế này, một tách cà phê đặc và một chiếc bánh sừng bò sẽ tốt cho kỹ năng thuyết trình của tôi hơn nhiều so với lời giải cho một thắc mắc nho nhỏ về triết học.

Bí ẩn về sự thông thái của người Do Thái

Đúng một tuần sau, chúng tôi lại gặp nhau ở Café Ladino. Chúng tôi đã không nói chuyện cả tuần vừa rồi và tôi thấy mình thực sự trông đợi buổi tụ họp lần này. Tôi băn khoăn không biết Itamar có bỏ công tìm hiểu về điều bí ẩn đó không và cậu ta có phát hiện ra thông tin gì hay không, hay là sự hào hứng của cậu ta đã nguội dần trong mấy ngày qua.

Khi tôi đến quán cà phê thì thấy Jerome đang đợi bên ngoài. Hắn kẹp một tờ báo dưới cánh tay và mặc một chiếc áo sơ mi, có iẽ là kinh dị nhất mà tôi từng thấy: một chiếc áo có cảnh rừng rú loang lổ màu in hình Kofi Anan, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, đang chuyền cành từ cây nọ sang cây kia.

Quán vắng tanh, còn Fabio thì đang đợi chúng tôi với cánh tay giang rộng. Chúng tôi ngồi xuống chiếc bàn quen thuộc trong “hang.” Mười phút sau, Itamar xuất hiện, đóng bộ một bộ vest tối màu, thanh lịch cùng một chiếc cà vạt lụa màu vàng sáng, trông có vẻ đắt tiền.

“Jerome này, đây mới là kiểu chúng ta nên mặc,” tôi phát biểu, mắt vẫn không rời khỏi Itamar.

“Trông cậu bảnh lắm,” Jerome nhận xét, “nhưng tớ nghĩ bộ này cần thêm một chút màu sắc nữa… có lẽ là điểm thêm vài vệt hồng hồng, xanh xanh thì đẹp hơn.”

“Hôm nay tớ phải đi dự một buổi hội đàm,” Itamar giải thích vẻ hối lỗi. Cậu ta ngồi xuống ghế và rút ra một đống giấy tờ, sách vở từ trong túi.

“Các cậu nghĩ sao,” cậu ta bắt đầu bằng một vẻ mặt rất thỏa mãn, “nếu tớ nói rằng cả tuần vừa qua, tớ chẳng làm việc gì cả? Tớ giữ bí mật tất cả những gì có thể các cậu muốn biết về ‘Bí ẩn Trí thông minh của người Do Thái.'” Cậu ta bắt đầu bới tung đống giây tờ.

Itamar kích động đến nỗi thậm chí không thèm hỏi xem tình hình chúng tôi ra sao như các lần khác. Cậu ta tiến thẳng đến chủ đề mình đang theo đuổi, muốn ngay lập tức kể cho chúng tôi nghe những điều cậu ta đã tìm hiểu được.

“Trong lúc ở chỗ nha sĩ thứ sáu tuần trước ấy,” cậu ta bắt đầu, “tớ đã suy nghĩ về vấn đề này từ nhiều góc độ khác nhau. Trước hết, người Do Thái là những người sống sót. Họ đã trải qua bao nhiêu điều bất công trong lịch sử? Họ đã phải chịu đựng bao nhiêu cuộc tàn sát? Đã bao nhiêu lần họ bị đẩy ra khỏi đất nước, buộc phải lang thang khắp thế giới đế tìm một nơi trú chân mới, để rồi lại bị ném đi một lần nữa khi đã ổn định mọi thứ ở nơi mới? Babylon, Tây Ban Nha, châu Âu. Họ đã sống sót qua những Tòa án Dị giáo, những cuộc tàn sát và, qua tất cả những điều này, dân tộc Do Thái vẫn phát triển lớn mạnh. Làm thế nào họ giữ được những điều đó? Những dân tộc khác hùng mạnh hơn dân tộc Do Thái nhiều, với những nền văn hóa ấn tượng kỳ vĩ, đã không làm được điều đó. Người Ai Cập cổ đại, dân tộc đã xây dựng nên những kim tự tháp vĩ đại, nay đâu rồi? Người Hy Lạp phát minh ra nền dân chủ và sản sinh ra cho thế giới những Plato, những Aristoste nay đâu rồi? Người La Mã với thời hoàng kim của công nghệ tiên tiến nay đâu rồi? Tất cả những dân tộc đó đều đã sụp đổ như những tòa tháp xếp bằng những quân domino, chỉ còn lại là những đổ nát và chỉ còn tổn tại trong ký ức…” Cậu ta dừng lại giữa câu khi cô bé bồi bàn đến để ghi đồ uống.

Itamar gãi cằm suy nghĩ và gọi một tách espresso. “Một latte,” tôi gọi. Còn Jerome chọn cappuccino.

“Người Do Thái đã sống sót,” Itamar tiếp tục dòng suy nghĩ, “mà không có sự hỗ trợ của bất cứ đội quân hùng mạnh hay thế lực nào, mà họ cũng chưa từng sở hữu sức mạnh nào như thế. Họ thành công trong việc giữ gìn truyền thống của mình trong những điều kiện bất khả thi là bởi vì họ đã học được cách sử dụng trí óc trong những hoàn cảnh thay đổi không ngừng. ‘Bộ óc’ đó cho phép họ không chỉ sống sót mà còn có ảnh hưởng đến môi trường khắc nghiệt quanh mình và phát triển những kỹ năng ghi nhớ để giúp họ truyền miệng toàn bộ bản Torah từ thế hệ này sang thế hệ khác.” Cậu ta dừng lại một lát. “Dù sao, đó chính là điểm khởi đầu cho nghiên cứu của tớ.”

“Và đây chính là điều làm cho người Do Thái thông minh hơn những dân tộc khác sao?” tôi hỏi.

“Chờ một lát đã,” Itamar ngắt lời tôi, giọng cậu ta hơi lưỡng lự một chút. Cậu ta ngừng lại, tìm một từ thật chính xác “Nghe này… thực sự… tớ đã tìm hiểu nguyên nhân và phương thức của sự hình thành bí ẩn về Trí thông minh Do Thái. Câu hỏi của cậu, nếu đúng là họ có thông minh hơn, rất khó trả lời. Chúng ta không thể kết luận một câu chung chung như thế. Dân tộc nào cũng có kẻ yếu, người mạnh, kẻ xấu, người tốt, kẻ ngu đần, người thông minh. Tất nhiên, có những người Công giáo, người Hồi giáo, người Hindu thông thái hơn và thành đạt hơn rất nhiều người Do Thái mà tớ biết.”

Tôi lại nhớ đến lần gặp cô Lippman.

“Mà còn chưa kể đến nhé, chúng ta đang nói đến ỉloại người Do Thái nào? Gốc Đức? Gốc Tây Ban Nha? Do Thái chính thống? Cải cách? Mỹ? Nga? Chẳng lẽ tất cả đều là những nhà khoa học kiệt xuất sao? Sự khác biệt ở đây lớn lắm. Theo như tớ biết thì câu hỏi ai thông minh hơn ai là một câu hỏi hoàn toàn không hợp lý. Mục đích của tớ là hiểu được tại sao người Do Thái, với tư cách là một con người cụ thể, lại được cho là ngườỉ thông minh, và làm thế nào mà điều bí ẩn, hay đặc trưng này, lại được gắn với họ. Cậu biết người ta thường nói đây, ‘không có lửa làm sao có khói.’ Cái khói đó có thể đưa tớ đến với một sự thật cụ thể nào đó. Đó mới là cái tớ muốn tìm hiểu,” Itamar kết luận suy nghĩ cùa mình và quay trở lại với việc sục sạo đống giấy tờ.

Qua khe mắt, tôi để ý thấy Jerome đang đọc mục tin thể thao dưới gầm bàn. Khổ thân Jerome. Cuộc thảo luận nho nhỏ của chúng tôi không hề lấy được của hắn một chút xíu hứng thú nào. Nhận ra mình bị “bắt quả tang,” hắn gập nhanh tờ báo lại và để nó ngay ngắn trên bàn.

“Các cậu có biết Real Madrid đã mua Louis Figo với giá năm mươi sáu triệu đô-la không?” Hắn cố phân bua về điều đã thu hút sự chú ý của hắn hơn cuộc đối thoại bên bàn.

“Thế thì hơi quá đà, phải không?” tôi trả lời, giọng pha chút ngạc nhiên.

Itamar nhướn mắt lên và nhìn Jerome vẻ không đồng tình.

“Chúng ta đang nói về một điều rất thú vị, và đây là cái đã khiến cậu mất tập trung hả? Một cầu thủ bóng đá Bồ Đào Nha kiếm được hàng triệu đô-la chỉ vì hắn ta biết cách đá một quả bóng sao? Niềm ham học hỏi tri thức của cậu nằm ở đâu vậy?”

Jerome cười toét đến tận mang tai. “Itamar à! Cậu biết Louis Figo là người Bồ Đào Nha cơ đây! Tớ sốc nặng rồi!”

Itamar liếc mắt nhìn lại và cười ngượng nghịu. “Tớ tình cờ xem một chút hồi Euro 2000,” cậu ta thú nhận.

Đến tôi còn phải ngạc nhiên vì điều này. Tôi không bao giờ nghĩ Itamar có thể xem một trận bóng đá; cậu ta lúc nào cũng lớn tiếng phản đối thể thao.

“Điều quan trọng ở đây là,” Itamar nối lại dòng suy nghĩ vừa bị đứt đoạn của mình trong khi rút một trang ra khỏi đống giấy tờ, “người Do Thái lúc nào cũng thích cái tiếng tăm hơi quá cường điệu đó về sức mạnh và trí tuệ của mình. Tiếng tăm này bắt nguồn từ rất nhiều thứ – nỗi sợ hãi, lòng đố kị, sự thù ghét và, thật đáng ngạc nhiên, cả các số liệu thống kê thực tế nữa, cái này tớ sẽ cho các cậu xem ngay đây.” Cậu ta lấy ra một trang khác và xem xét nó. “Kết luận đầu tiên tớ rút ra được về bí ẩn này đi liền với con số những người Do Thái nổi tiếng trên thế giới. Các cậu cứ thử nghĩ mà xem, những cái tên Do Thái luôn nằm trên đầu các danh sách ở hầu hết mọi lĩnh vực – những cái tên có ảnh hưởng đến toàn nhân loại: Moses, Maimonides, Spinoza, Sigmund Freud, Albert Emstein. Thậm chí cả Karl Marx và chúa Jesus cũng là người Do Thái.

“Tớ có cả một bản danh sách những người Do Thái nổi tiếng và quyền lực nhất trong các lĩnh vực khác nhau,” Itamar tiếp tục. ‘Trong văn học chẳng hạn – Shai Agnon, Shalom Aleichem, Isaac Bashevis Singer, Franz Kafka, Isaac Asimov, Joseph Heller, Philip Roth, Herman Wouk, Harold Robbins. Tất cả đều là người Do Thái.”

“Còn nhạc cổ điển nữa – Yascha Heifetz, Daniel Bumbaum, Isaac Stem, Arthur Rub Instern, còn nhiều nhiều nữa…” cậu ta lật lật qua các trang giấy.

“Còn cả một loạt những người hoạt động trong ngành giải trí này. Barbara Streisand, Mandy Patinkin, Billy Joel, Simon & Garfunkel, Paul Anka, Jerry Seinfeld, Jackie Mason, Marcel Marceau, diễn viên kịch câm người Pháp, Larry King, ảo thuật gia David Copperfield, và thậm chí cả William Shatner và Leonard Nimoy, thường được biết đến dưới cái tên Thuyền trưởng Kirk và Ngài Spock trong Star Trek.”

“David Copperfield là người Do Thái hả?” Jerome ngạc nhiên hỏi. “Mẹ tớ sẽ lăn đùng ra chết mất nêu cụ biết điều này.”

“Trong ngành công nghiệp điện ảnh thì tràn ngập người Do Thái,” Itamar lại tiếp tục, một lần nữa phớt ờ lcâu nhận xét nho nhỏ của Jerome. “Các cậu có biết diễn viên nào người Do Thái không?”

“Có chứ, làm gì có ai không biết?” tôi trả lời. “Woody Allen, anh em nhà Marx, Billy Crystal…”

“Cậu nói đúng.” Itamar lại lục tung đống giấy tờ. “Còn có Steven Speilberg, dĩ nhiên rồi, Bette Midler, Harrison Ford, Mel Brooks…”

“Frankeinstein,” Jerome lại xen vào mà mắt vẫn dán vào tờ báo.

Itamar nhìn chằm chằm vào hắn, vẻ sững sờ tột độ. “Frankeinstein hả?!”

“Phải, đó là một cái tên Do Thái mà, chẳng phải sao?” Jerome cười toe toét, cuổì cùng cũng nhâc mắt ra khỏi tờ báo một lát.

“Nói thế thì cũng có khác gì bảo Gấu Yogi hay Pokemon là người Do Thái vậy,” tôi đùa.

“Cậu nói cái quái gì thế?” hắn ra thế đề phòng. “Ai mà chả biết Pokemon là của Nhật. Cậu cứ nhìn tên bọn nó xem: Pikachu này, Jigglypuff này, Butterfree này… những cái tên truyền thống của Nhật từ thời nhà Minh đấy.”

“Nhà Minh là ở Trung Quốc chứ,”’ tôi sửa lại lời hắn.

“Còn về kinh doanh thì sao?” Itamar chẳng thèm để ý gì đến cuộc tranh luận bên lề của chúng tôi và quay trở lại với chủ đề chính. “Có gia đình Rothchild, Reichman, Bronfman, Estee-Lauder, Max Factor, George Soros, Ralph Lauren, Levi Strauss, Ben Cohen và Jerry Greenfield (chủ của hãng kem Ben and Jerry’), Adam Citroen (trong hãng xe của Pháp)… Nói cách khác, danh sách này dài lắm.”

“Kissinger là người Do Thái,” tôi thốt ra.

“Chính xác,” Itamar xác nhận. “Về chính trị…” Cậu ta đảo mắt vào những trang giây. “Phải, có Kissinger, Disreali, Thủ tướng Áo Bruno Kreisky, Thủ tướng Pháp Pierre Mendes-France, Thủ tướng Na Uy Grew Brondenvald… và danh sách này vẫn còn nữa,” cậu ta kết luận.

“Gấu Yogi là Ấn Độ, tớ nghĩ thế,” Jerome chia sẻ điều đang làm đầu óc hắn bận tâm. “Nó xuất phát từ yoga. Trong tiếng Sanskirt, tên của nó có nghĩa là ‘chú gấu bay.'” Hắn mỉm cười có vẻ thỏa mãn.

Cô bồi bàn quay lại và mang cho chúng tôi những thứ chúng tôi đã gọi, cẩn thận đặt những chiếc cốc ở giữa bàn.

“Vậy, không còn nghi ngờ gì nữa, Do Thái có lẽ là dân tộc giàu có nhất nếu tính đến tài năng,” tôi kết lại. “Với danh sách những người Do Thái xuất chúng như thế, thảo nào mới sinh ra điều bí ẩn đó. Những cái tên Do Thái luôn đứng đầu mọi thứ.”

“Hoàn toàn sai,” Itamar khiến tôi ngạc nhiên bằng câu trả lời cụt lủn của cậu ta. “Danh sách này là mội thứ ảo tưởng, nó dẫn người ta đến những kết luận sai lầm.” Cậu ta đặt lại những tờ giấây lên bàn và đưa mắt nhìn chúng tôi. “Các cậu có biết Newton, Copernic, Mahatma Gandhi, Leonardo da Vinci, Michelangelo, Abraham Lincoln and Muhammed có điểm gì chung không?” cậu ta hỏi.

“Tất cả đều là đường một chiều ở London,” Jerome nhận xét hài hước.

“Chẳng ai trong số họ là người Do Thái,” tôi nêu ý kiến, nhận ra điều mà Itamar đang dẫn dắt chúng tôi.

“Chẳng ai trong số họ là người Do Thái,” cậu ta nhắc lại. “Nhưng, mỗi người trong số họ đều để lại dấu ấn đối với thế giới, không hề nhỏ hơn so với bất cứ ai khác trong lĩnh vực của mình. Vậy danh sách này và danh sách kia có gì khác nhau?”

Jerome cuối cùng cũng bỏ tờ báo xuống khi tôi và hắn cùng đợi câu trả lời sắp tới.

“Không đi quá sâu vào vấn đề này,” Itamar bắt đầu, giải phóng chúng tôi khỏi cảnh chờ đợi, “người ta biết đến một người Do Thái có tài không chỉ vì những thành tựu của người đó mà còn vì thực tế rằng anh ta cũng là một người Do Thái. Tớ nhớ đã từng đọc ở đâu đó rằng người ta đã hỏi nhà văn Saul Bellow rằng ông ấy cảm thấy thế nào khi là một người Do Thái và ông đã trả lời bằng một câu châm biếm đại loại là, ‘tôi biết mình là một người Do Thái, và mình là một người Mỹ, và mình là một nhà văn. Tuy vậy, tôi còn là một fan nhiệt thành của môn khúc côn cầu, một thực tế mà chưa ai nhắc tới bao giờ.’ Nói cách khác, những người Do Thái tài năng nổi bật bởi vì thực tế họ là người Do Thái. Lấy ví dụ chẳng hạn, chẳng ai lại đi chỉ vào Stephen Hawkins và bảo, ‘Nhìn một thiên tài người Công giáo này!’ Thực tế rằng ông ấy là người Công giáo không hề liên quan đến những khả năng của ông ấy, điều đó hoàn toàn khác với những nhận thức của mọi người về người Do Thái.”

“Đúng vậy,” Jerome mỉm cười đồng tình.

 

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button