Kỹ năng mềm

Đắc Nhân Tâm Theo Phong Cách Phật Giáo 

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Chính Trung

Download sách Đắc Nhân Tâm Theo Phong Cách Phật Giáo  ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : KỸ NĂNG SỐNG

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download Ebook         

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu


Tôi biết tâm nguyện đạo hữu Chính Trung ấp ủ về ý tưởng viết cuốn “Đắc Nhân Tâm theo phong cách Phật Giáo” từ lâu, và tôi tán thán ý tưởng này, ủng hộ thực hiện và hứa viết lời giới thiệu khi sách hoàn thành.

Đọc qua bản thảo, thấy đề mục của sách hoàn chỉnh tạo cho người xem cảm giác an nhiên, tĩnh tại và có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, lợi lạc cho người muốn tìm một phong cách sống của Phật Giáo giữa cuộc sống đời thường hối hả, bon chen, thực dụng xảy ra hiện nay trong xã hội chúng ta.

Xin giới thiệu đến thức giả, bạn đọc gần xa, đọc và thưởng lãm một phong cách sống mà tác giả Chính Trung đã để cả tâm mình vào đấy.

Viết tại Chùa Xá Lợi Mùa An Cư 2556 (2012)

Tỳ Kheo Thích Đồng Bổn

Thượng Tọa Chùa Phật Học Xá Lợi Trưởng ban Ban Phật Giáo Việt Nam (Thuộc Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh)

NGƯỜI THẦY CỦA TÂM THƯ PHÁP

Sài Gòn ai cũng biết thầy, nhất là dân thích thư pháp và nghệ thuật. Tôi thì cứ vào Sài Gòn là nhất định phải đến thăm thầy, thăm thư viện có nhiều sách hay và quý do chính thầy làm thủ thư, ngắm biết bao bức thư pháp do chính thầy sáng tác và uống trà, đàm đạo với thầy. Thầy có cái tên cũng rất ý nghĩa: Chính Trung.

Tôi mê thư pháp nên trong nhà tôi có đến mấy chục bức thư pháp. Bao nhiêu năm nay, mỗi lần Tết đến, tôi hay đi mua hay xin chữ ở Tây Hồ và các chùa tại Hà Nội. Tôi mải mê ngắm vẻ đẹp của từng con chữ, nét chữ (chủ yếu là chữ Hán) và cảm nhận ý nghĩa của những tác phẩm này.

Tuy nhiên, vài năm gần đây tôi mới biết đến thư pháp tiếng Việt. Rồi đặc biệt tôi có duyên lành biết đến một môn nghệ thuật mới – Tâm Thư Pháp. Người đầu tiên giảng cho tôi, chỉ ra cho tôi sự kỳ diệu này chính là thầy Chính Trung ở chùa Xá Lợi, thành phố Hồ Chí Minh.

Thầy Chính Trung dành ra các ngày chẵn trong tuần: thứ 2, thứ 4, thứ 6 và cả chủ nhật nữa để có mặt tại thư viện chùa Xá Lợi, quận 3. Tại đây thầy hướng dẫn những ai muốn học Tâm Thư Pháp, phân tích ý nghĩa từng nét, từng phần trên mỗi con chữ cho bất cứ ai quan tâm. Bạn ngắm các bức thư pháp đã thích, nhưng nếu được trực tiếp nghe thầy Chính Trung giảng, phân tích nữa thì chắc chắn bạn còn mê hơn. Tâm Thư Pháp rất rất đặc biệt.

Thầy Chính Trung luôn sẵn lòng giảng cho bạn về cách hình tượng hóa những con chữ để có tính phổ quát cao, về bút lý, tức cơ sở của bút viết, rằng tại sao lại viết như vậy. Thầy phân tích rõ rằng cần có cả hai thứ: đúng nghĩa và thể hiện ý tưởng của mình trong từng nét chữ.

Thầy Chính Trung giảng cho các trò cách viết thư pháp (tôi nghĩ là sáng tác thì đúng hơn). Rằng viết thư pháp như người quét nhà. Đơn giản vậy. Đưa ngọn bút qua phải để quét về bên trái. Đưa ngọn bút lên trên để quét xuống dưới. Thật tuyệt diệu và dễ hiểu.

Thầy Chính Trung nói rằng viết thư pháp chính là việc co duỗi các ngón tay, để thể hiện từng con chữ theo thư pháp. Rằng mỗi nét chữ của Tâm Thư Pháp đều hàm chứa ý nghĩa. Và rằng chúng ta phải thật sự sáng tác bằng tâm. Đúng vậy, khi ngắm các bức thư pháp của thầy, tôi thấy khách tham quan phân tích, cảm nhận và suy luận theo rất nhiều góc độ khác nhau!

Trong những chữ được thầy tặng, tôi rất thích chữ Nhẫn. Chữ NHẪN của thầy đặc biệt ở chỗ dấu ngã được thầy đặt bên dưới. Và dưới cùng là câu do chính thầy viết: “Nhờ ân nhân ngã nhẫn”. Hóa ra nhờ ơn của mọi người quanh mình ta mới nhận ra bản ngã của mình, mới biết cái tôi của mình. Hóa ra mình cần đưa mọi người lên trên, còn ta và cái ngã của ta phải đặt ở dưới cùng. Hóa ra cần khiêm cung và hạ thấp mình xuống. Và không thể không cám ơn bất cứ ai quanh mình đã tạo duyên để ta tu tập. Chính những ai mắng chửi ta, nộ nạt ta, đối xử không tốt với ta là những bậc thầy tuyệt vời. Đó chính là pháp để ta tu tập, để có hạnh nhẫn.

Thư pháp là một nghệ thuật. Tâm Thư Pháp phải là nghệ thuật của nghệ thuật. Viết Tâm Thư Pháp quan trọng nhất là tâm người viết. Nếu chúng ta viết bằng tâm, nhất định người xem sẽ cảm nhận được.

Tôi vô cùng vui mừng khi biết thầy Chính Trung đã chính thức hoàn thành bản thảo cuốn sách “Đắc Nhân Tâm theo phong cách Phật Giáo”. Tôi là người đầu tiên cầm bản thảo này, là người đầu tiên đọc bản thảo của thầy.

Tôi thì muốn đặt tên cuốn sách là “Đắc Nhân Tâm trong Tâm Thư Pháp”, bởi thầy Chính Trung đã thể hiện rất rõ Đắc Nhân Tâm trong từng nét chữ, trong từng bức thư pháp của mình. Mà ở Việt Nam, tôi chưa tìm thấy ai sáng tác Tâm Thư Pháp tuyệt vời hơn thầy!

Tôi biết rằng cuốn sách ra đời sẽ nhận được sự chào đón nhiệt thành của bạn đọc cũng như giới yêu văn hóa nghệ thuật. Tôi biết rằng đây là món quà quý giá sẽ được mua để tặng nhau. Tôi chắc rằng biết bao học trò của thầy và Phật tử cũng như những ai quan tâm đến thư pháp và nghệ thuật đang đón chờ. Và hơn thế nữa…

Thầy Chính Trung chỉ có một tài sản duy nhất – tâm thầy. Những bức thư pháp mà tôi và bạn được thấy chỉ là một phần của tâm thầy mà thôi!

Tiến Sĩ nguyễn Mạnh hùng

ĐỌC THỬ

LỜI NÓI ĐẦU

Trong dòng đời triền miên bất tận này, quan hệ giữa người và người, giữa cá nhân và tập thể diễn ra với muôn vàn hình thức giao tiếp.

– Một cái nhìn với nhau – là một sự tiếp xúc.

– Tiếng điện thoại vang lên – là một sự tiếp xúc.

– Mùi hương thoang thoảng đâu đây – là một sự tiếp xúc.

– Ý tưởng vừa nổi lên trong tâm thức – là một sự tiếp xúc

Vâng!

Ngày nay, khi mà hệ thống thông tin càng phát triển, mật độ tiếp xúc càng dày đặc; trong nhà ngoài ngõ, mọi lúc mọi nơi, hầu như sự tiếp xúc luôn có mặt, cho dù ta cố ý hay vô thức.

Giao tiếp được thực hiện, từ nguyên nhân nào cũng đều tạo thành kết quả tương ứng.

Quả được kết, khi thì tốt, khi thì xấu. Có khi không tốt cũng không xấu. Có khi vừa tốt lại vừa xấu.

Một vấn đề được nêu lên, từ những người mong muốn sự hoàn mỹ để phục vụ tốt hơn cho mọi người, cho cuộc đời: Bằng cách nào khiến sự tiếp xúc luôn luôn mang lại kết quả tốt?

– Chúng ta sẽ thảo luận vấn đề này để tìm giải pháp tối ưu.

* VỀ PHẦN NGƯỜI VIẾT: Vấn đề vừa nêu được giải đáp qua bản tiểu luận khái quát thành nhan đề: “Đắc nhân Tâm THEO PHONG CÁCH Phật giáo”. Bên trong, tác giả trình bày quan điểm, phương pháp của bản thân.

Xin được nói đôi nét về tựa sách. Thoạt tiên, dự kiến sách mang tên là: “Một số kinh nghiệm của bản thân trong việc giao tiếp”. Khi viết xong bản thảo, tôi trình lên Thầy, thỉnh cầu nhuận chính. Thầy góp ý đề tựa sách là: “Đắc nhân Tâm ThEO PhOng CÁCh Phật giáo”. Tôi đã vâng theo ý Người.

– Đọc đến đây, Tôi đoán Bạn sẽ nêu câu hỏi: Vậy, Đắc Nhân Tâm theo phong cách Phật Giáo, có gì đặc biệt so với Đắc Nhân Tâm theo phong cách khác?

– Xin thưa: Câu hỏi sẽ được hồi đáp ở phần cuối sách (xin đừng vội đọc ngay những trang đó).

* ĐỐi VỚI BẠN ĐỌC: Trách nhiệm và bổn phận của người viết là tham gia, gợi ý, còn nghiền ngẫm để rút ra từ đây những phương pháp thiết thực – như chúng ta thường làm khi khảo cứu một văn bản nào đó rồi thực hành hay chẳng thực hành (Đọc để chơi, để giết thời giờ đấy mà!) hoàn toàn do Bạn quyết định. Vì chính Bạn là người ảnh hưởng hoặc chịu ảnh hưởng từ các cuộc tiếp xúc của Bạn với các đối tượng.

Bạn đọc! Ấp ủ đề tài từ lâu, đến nay Tôi hài lòng cho sách ra mắt quý vị. Tôi chân thành bày tỏ lòng tri ân đến các tác giả những quyển sách mà tôi tham khảo. Các vị là Thầy, là bậc Thiện Tri Thức, là Bạn, đã dạy cho tôi nhiều điều thật bổ ích, để Tôi vinh hạnh viết ra nơi đây gởi đến các Bạn. Và cùng nói với nhau, chúng ta cảm ơn đời đã tạo nhân duyên, cơ hội cho cuộc thảo luận đề tài này. Một đề tài luôn luôn mới và có ích cho cuộc sống, luôn luôn mới và có ích cho mọi người.

Em như tia lửa nhỏ

Nơi căn bếp đơn sơ

Lòng em dòng máu đỏ

Chứa chan tự bao giờ

***
Ở cõi đời lộng gió

Em sẽ bừng sáng lên

Hay lụi tàn lịm tắt

Câu hỏi lớn cuộc đời

***
Xuân hạ thu đông đến

Xuân hạ thu đông đi

Xuân hạ thu đông lại

Xuân hạ thu đông mãi

***
Và em tôi lửa nhỏ

Em sẽ bừng sáng lên

Chói chang như mặt trời

Giữa cõi đời lộng gió.

Bằng cách nào để mỗi chúng ta sẽ “Bừng sáng” lên bây giờ và mãi mãi. Ở đây và khắp nơi, chói chang như mặt trời?

Chương 1TIÊN ĐỀ: CHÚNG TA LÀ ANH EM

Ngay khi Tôi tác ý viết tiểu luận này, Tôi liền biết Bạn – Người đọc sách – và Tôi vốn có liên hệ. Liên hệ đó có thể là cùng huyết thống, cũng có thể là cùng một mối thâm giao. Cũng như khi Bạn cầm quyển sách và bắt đầu đọc những dòng chữ đầu tiên, thí dụ như là tựa sách chẳng hạn, thì dù Bạn cảm nhận hay chưa cảm nhận, Bạn vẫn cùng Tôi chung một hệ thống – Bạn và Tôi là Anh, là Em, là họ hàng thân thích, là bằng hữu của nhau!

Bạn ạ!

QUEN nhau từ thuở xưa rồi

Xui chi che mặt để giờ QUÊN nhau

(Mời bạn thưởng ngoạn bức Tâm Thư Pháp chữ QUÊN tiếp theo đây).

Bạn thấy chăng!

Nguyên là chữ QUEN, nhưng khi đội lên chiếc nón lá (dấu ^), dù là chiếc nón lá nên thơ, thì chữ QUEN đã biến thành chữ QUÊN.

Loài người chúng ta đang ở trong tình thế như vậy! Từ xa xưa, chúng ta đã QUEN biết nhau, nhưng trải qua bao cuộc luân hồi, ngẫu lục tang thương, tập nhiễm các cái xấu tốt lẫn lộn (đội thêm nón lá đó) nên từ QUEN biến thành QUÊN, rồi từ QUÊN trở thành XA LẠ. Từ XA LẠ hóa ra NGƯỜI DƯNG NƯỚC LẠ; xem nhau như NGƯỜI DƯNG NƯỚC LẠ nên dễ biến hờn thành giận, biến giận thành thù, biến thù thành sát hại lẫn nhau. Ôi! Thảm họa nhân gian bắt đầu từ đấy. Từ cái chỗ quên nhau!

Ôi!

Gặp nhau hờ hững, hững hờ

Giữa đường hoa nắng, bơ vơ độc hành!

Có người nói: Sở dĩ có thù hận, tranh giành, cướp hại giữa những người, chiến tranh giữa những nước, nguyên do là vì tranh quyền, đoạt lợi lẫn nhau, gốc gác từ chỗ tham si, xét cho cùng cũng vì hai chữ kinh tế.

Nói và hiểu như vậy, do họ nhìn nhận sự kiện ấy tại nơi có điểm gốc là hiện tại hoặc ở một khoảng thời gian hai, ba mươi năm hay 100 năm. Chứ nếu nhìn từ quá khứ, các vị sẽ thấy nó bắt nguồn do bởi “quên” nhau. Cái nhìn trước là cách nhìn của người phàm mắt thịt. Gọi là nhìn bằng nhục nhãn. Cái nhìn sau là cách nhìn của bậc thông tuệ, gọi là pháp nhãn.

Nếu Bạn còn nghi rằng chúng ta không phải là những người vốn đã quen nhau thì mời Bạn xét tiếp.

Vâng!

Bạn thử nghĩ xem có hàng tỷ người trên thế giới, mà sao có sự trùng hợp đến lạ thường: Bạn và Tôi đang nghĩ về quyển sách. Chẳng phải Bạn đang đọc nó ư? Sự lạ thường đó, Tôi nghiêm chỉnh giải thích, bởi vì Tôi và Bạn vốn là Bạn, là anh em, là quan hệ của nhau.

Bạn xét tiếp.

Khi viết, Tôi có thể “tức khắc” dừng lại cũng như khi đọc, Bạn có thể “tức khắc” dừng lại.

Sau khi dừng, Tôi có thể “tức khắc” tiếp tục viết, cũng như sau khi dừng, Bạn có thể “tức khắc” tiếp tục đọc.

Đặc tính “tức khắc” này, nơi Bạn và Tôi, chỉ có ở những người cùng chung một hệ thống sinh trưởng (khoa Di Truyền Học đã chứng minh: Ở những cặp sinh đôi, sinh ba,… thì các đứa trẻ thường có những suy nghĩ, hành động giống nhau). Dân tộc ta cùng một “Mẹ Âu Cơ”, nên Bạn thấy chăng chúng ta có màu da, màu mắt, vóc dáng, đặc tính sinh hoạt giống nhau và khác xa với những người ở nước khác. Đâu phải không duyên cớ mà người xưa gọi nhau là “Đồng bào”.

Lại nữa, khi Bạn và Tôi đều có đặc quyền “tức khắc” đối với quyển sách. Nghĩa là, sách mang tính chất “vật thuộc về” chúng ta. Sách ở trong nhà chúng ta. Chúng ta ở chung một ngôi nhà lớn có sách – đó là cuộc đời – và trọn quyền sử dụng như nhau. Ở chung một ngôi nhà thì phải là Anh Em, dòng họ, thân quyến của nhau, phải không?

Mời Bạn thưởng thức bức Tâm Thư Pháp ÂN TÌNH dưới đây.

Vâng! Chúng ta đều chung sống dưới mái gia đình ÂN TÌNH, thì sao lại là người xa lạ cơ chứ? Bạn có dám nghĩ hay nói rằng: Đời bạn không thụ ân, không thọ tình của bất cứ một ai hay không?

Hẳn, Bạn đang phì cười trước lập luận của Tôi, thậm chí Bạn còn cho đó là càn rỡ.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button