Kỹ năng mềm

Hiệu Ứng Tuyết Lăn – Những Kỹ Thuật Giao Tiếp Hiệu Quả

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Andy Bounds

Download sách Hiệu Ứng Tuyết Lăn – Những Kỹ Thuật Giao Tiếp Hiệu Quả ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : KỸ NĂNG SỐNG

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download Ebook         

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu


Hãy thử tưởng tượng xem nếu đột nhiên bạn trở thành một người có khả năng giao tiếp và truyền đạt vượt trội hơn hết thảy mọi người, cuộc sống của bạn sẽ thay đổi ngoạn mục biết dường nào.

Chính bạn cũng khó lường nổi những lợi ích sẽ đạt được. Nói gì đi nữa thì người giao tiếp giỏi bao giờ cũng thành công hơn. Họ làm được nhiều việc hơn. Họ dễ thuyết phục được người khác hơn. Họ cũng làm việc một cách hứng thú hơn.

Đơn giản chỉ vậy thôi. Chỉ cần giao tiếp tốt hơn là chúng ta đã thành công hơn.

Dĩ nhiên, vấn đề nằm ở chỗ giao tiếp hiệu quả không hề đơn giản. Nếu không thì hằng ngày chúng ta đã chẳng phải nghe những cuộc đàm thoại tẻ nhạt, những cuộc họp chẳng đi đến đâu và những buổi thuyết trình dài lê thê, ngắm diễn giả lải nhải theo những dòng trên slide thuyết trình của họ.

Phong cách giao tiếp là thứ sẽ phát triển theo chúng ta cả đời. Nó đã trở thành một phần tác phong của ta. Phá bỏ những thói quen đã ăn sâu theo thời gian ấy thật không dễ chút nào.

Cuốn sách Hiệu ứng tuyết lăn – Những kỹ thuật giao tiếp hiệu quả sẽ mang lại cho bạn một sự thay đổi lớn lao. Khi áp dụng các kỹ thuật này, bạn sẽ giao tiếp hiệu quả hơn.

ĐỌC THỬ

Phần AXÂY DỰNG NỀN TẢNG

Nền móng để giao tiếp thành công

Phần này chỉ có một chương nhưng là phần quan trọng nhất và tạo nền móng cho mọi kỹ thuật trong sách.

Trong chương này, ta sẽ tìm hiểu cách làm chủ ba bước chuẩn bị giao tiếp. Ta sẽ thấy các bước này:

  • Hiệu quả hơn nhiều so với cách bạn đang làm.
  • Dễ áp dụng hơn so với cách bạn đang làm.
  • Rất khác với những gì mọi người đang làm, nên việc áp dụng các bước này cũng là một cách để tạo sự khác biệt.

Làm được các bước này có nghĩa là bạn đã tạo được nền móng cho kỹ thuật tuyết lăn. Bạn có thể đọc tiếp các phần sau để thu thập các kỹ thuật mới.

1CHUẨN BỊ CHO MỘT QUÁ TRÌNH TRUYỀN THÔNG HIỆU QUẢ

Những người tài giỏi đều làm được việc.

Điều này có nghĩa là lời của họ khiến người khác phải làm việc.

Tuy nhiên, không phải lúc nào sự giao tiếp cũng hướng đến mục tiêu ấy. Thay vì khiến người khác làm gì đó, việc giao tiếp có thể khiến người ta thông hiểu nhau:

  • Chia sẻ một chiến lược mới, thông báo cho mọi người về tầm nhìn của công ty, cập nhật thông tin cho mọi người, nâng cao kỹ năng cho nhóm công tác.
  • Trong cuộc họp, chúng ta sẽ thảo luận các vấn đề A, B, C…
  • Nội dung cuộc thuyết trình của tôi là X, Y, Z.

Nhưng mang đến sự thông hiểu này chỉ là bước trình bày thông tin. Ta muốn lời nói của mình phải tạo ra được một điều gì đó. Đó mới là mục đích thật sự. Lời nói là phương tiện để đạt mục đích chứ lời nói không phải là cái đích. Nguyên tắc Vàng trong giao tiếp của tôi là:

Lời nói chỉ đạt hiệu quả nếu dẫn đến HÀNH ĐỘNG.

Nói cách khác, cách duy nhất để biết một cuộc giao tiếp có hiệu quả không là xét hành động của người nhận thông tin. Chẳng hạn, một chiến lược được triển khai một cách hiệu quả chỉ khi nào mọi người đều thay đổi hành vi. Một cuộc hội thảo chỉ hiệu quả nếu các đại biểu tham dự đều cải thiện được hiệu suất công việc. Một email chỉ hiệu quả nếu người đọc hành động như ta muốn.

Bạn sẽ thấy lập luận này quá hiển nhiên đến mức chẳng có gì để bàn. Tuy nhiên, thật ra mọi người thường không tư duy như thế mà chỉ chú tâm vào những gì họ muốn nói. Bạn cứ thử ngẫm xem, có bao nhiêu:

  • Cuộc họp kéo dài quá lâu mà chẳng đạt được kết quả gì cả?
  • Cuộc thuyết trình khiến bạn nghĩ bụng: “Ok, hiểu rồi. Bây giờ tôi phải làm gì?”
  • Cuộc hội thoại qua mạng khiến bạn phải bực bội vì phí toi cả giờ đồng hồ?

Cho nên trong giao tiếp, điều quan trọng không phải là nói gì mà là đạt được gì. Bạn muốn đi dự cuộc họp nào? Một cuộc họp được giới thiệu là “Cuộc họp hôm nay sẽ kéo dài 60 phút, với các đề mục thảo luận A, B, C, D và E”, hay “Mục đích cuộc họp này là để giúp chúng ta đạt được mục tiêu X và Y. Và khi nào đạt được thì chúng ta kết thúc”?

VẤN ĐỀ TRONG CÁCH MỌI NGƯỜI SOẠN THÔNG TIN

Thông tin có ba phần – mở đầu, nội dung và kết thúc. Mọi người thường chuẩn bị theo trình tự đó – phần khởi đầu, nội dung rồi đến kết thúc.

  • Với email: người ta viết tiêu đề, rồi dòng 1, 2, 3…
  • Với các bài thuyết trình: slide 1, rồi slide 2, 3…
  • Với các cuộc họp/ hội đàm: đề mục 1, rồi 2, 3…

Cách này hợp lý vì dù sao đi nữa đây cũng chính là trình tự của các ý cần thảo luận.

Nhưng mặc dù phổ biến nhất, đây không phải là cách hiệu quả nhất. Phải nói rằng đây là cách rất kém hiệu quả. Lý do như sau:

Có người đã nhờ tôi cho ý kiến phản hồi về email này:

page18
Rõ ràng có quá nhiều điều bất ổn ở đây! Email này thật lỗ mãng, đường đột và vu vơ. Chữ viết hoa tương đương với giọng điệu quát tháo. Lẽ ra đây là nội dung của một cú điện thoại.

Nhưng vấn đề nghiêm trọng hơn cả là John không yêu cầu người đọc phải làm gì cả. Cho nên họ chẳng làm gì cả. Anh ta đã vi phạm Nguyên tắc Vàng về HÀNH ĐỘNG.

Bạn thấy đấy, một trong các vấn đề khi soạn thảo thông tin theo lối truyền thống “mở đầu – nội dung – kết thúc” là người ta, giống như John, thường quên nói về HÀNH ĐỘNG ở cuối thư. Để khắc phục điều này, ta cần có một phương pháp truyền đạt tốt hơn.

PHƯƠNG PHÁP 231: CÁCH TRUYỀN ĐẠT HỮU HIỆU NHẤT

Vì HÀNH ĐỘNG là yếu tố quan trọng nhất – rốt cục thì đó chính là lý do để ta nói chuyện với nhau – cho nên bước đầu tiên phải bắt đầu từ đó.

Bước 1: Trước tiên viết phần kết thúc (HÀNH ĐỘNG)

Mở đầuNội dungKết thúc
Lối truyền thốngThứ 1Thứ 2Thứ 3
Phương pháp 231Thứ 1
HÀNH ĐỘNG

Khi John đưa tôi xem email của anh ta, chúng tôi đã trao đổi với nhau:

Tôi: Thế anh muốn người ta làm gì sau khi đọc?

John: Gửi số liệu cho tôi.

Tôi: Chắc họ không làm, đúng không?

John: Quả thật họ không gửi. Sao anh biết?

Tôi: Anh đâu có kêu họ gửi.

John: À, thì mọi chuyện quá rõ rồi mà.

Tôi: Đối với tôi thì không. Mà cho dù có hiểu như thế, tôi cũng không biết anh muốn số liệu nào, hoặc anh muốn tôi gửi cách nào; hoặc trước thời hạn nào. Tôi chỉ biết anh đang quát tôi và bảo tôi là trẻ con.

Có 3 bước để yêu cầu người khác HÀNH ĐỘNG:

  1. Nói thật cụ thể, bằng cách tự đặt câu hỏi “Cái gì? – Khi nào? – Cách nào?”:
    Cái gì?: Gửi cho tôi số liệu của tháng này.
    Khi nào?: Trước cuối tuần.
    Cách nào?: Bằng email.
    (Chú ý: không đề cập đến câu hỏi “Tại sao?” ở đây. Ta sẽ đề cập điều này trong tiêu đề.)
  2. Trình bày vấn đề một cách nhẹ nhàng – “Các bạn vui lòng…” sẽ hiệu quả hơn “Tôi muốn…”
  3. Nói về bối cảnh – để khích lệ – bằng cách cho biết thêm rằng bạn sẽ làm gì với HÀNH ĐỘNG của họ: Đối với trường hợp của John, trong thư sẽ nói rằng sau khi nhận được số liệu, anh ta sẽ gộp vào hệ thống.

Giờ thì ta viết lại email của John:

page20
Khá rõ ràng, đúng không nào? Và dường như sẽ đạt hiệu quả.

Dĩ nhiên, bước HÀNH ĐỘNG này không chỉ áp dụng với email:

  • Khi màn hình slide thuyết trình cuối cùng của bạn hiện ra dòng chữ “Cám ơn”, người xem sẽ đáp thầm trong bụng “Không có chi”. Tốt, nhưng đó không phải là hiệu quả mà bạn muốn. Nhưng nếu slide hiện ra dòng chữ “Các bước tiếp theo” thì hiệu quả sẽ cao hơn.
  • Khi bắt đầu cuộc họp, nếu bạn đưa ra chương trình nghị sự (agenda), mọi người sẽ tập trung vào thảo luận chương trình này. Nhưng khi bạn đưa ra mục đích của cuộc họp – HÀNH ĐỘNG – mọi người sẽ tập trung vào đó. Khi ấy, sẽ có nhiều kết quả hơn trong thời gian ngắn hơn.
  • Khi soạn thảo tài liệu, hãy chèn thêm một khung “Các bước cần thực hiện” ở ngay trang bìa, người đọc sẽ phản ứng nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Còn đây là một thủ thuật hiệu nghiệm về HÀNH ĐỘNG: trong trường hợp của John, các nhân viên phải HÀNH ĐỘNG trước (gửi số liệu) thì John mới hành động được (cập nhật hệ thống). Đôi khi, hành động của bạn không cần chờ người khác phải hành động trước. Khi ấy, hãy chủ động ra tay trước. Nghiên cứu cho thấy khi bạn hành động trước, người khác thường cảm thấy “mắc nợ” bạn nên sẽ phản ứng nhanh hơn.

Cho nên, khởi sự với yếu tố HÀNH ĐỘNG là cách hiệu quả. Nhưng có hai vấn đề cần lưu tâm:

  1. Nhân viên của anh ta chẳng thấy có lợi ích gì trong việc phải hành động. Nếu không quan tâm thì họ sẽ không muốn làm; và
  2. Email của John mang tiêu đề “Số liệu” – một tiêu đề tẻ nhạt đến mức có khi người ta không thèm mở ra.

Bước 2 sẽ giải quyết cả hai vấn đề trên.

Bước 2: Đặt tiêu đề/ lời giới thiệu khơi gợi hứng thú (theo công thức KẾT QUẢ)

Mở đầuNội dungKết thúc
Phương pháp 231Thứ 2
(KẾT QUẢ)
Phần 1
(HÀNH ĐỘNG)

Tiêu đề hoặc lời giới thiệu phải thu hút người đọc. Tiêu đề email phải khiến người ta mở nó ra. Slide 1 phải làm cho người ta muốn xem Slide 2. Chủ đề cuộc họp phải khiến mọi người muốn tham dự.

Đáng tiếc là hầu hết các tiêu đề đều chỉ miêu tả nội dung. Đây là trường hợp của John – email đề cập câu chuyện về số liệu nên anh ta đặt tựa là “Số liệu”. Bạn cũng đã từng thấy hàng ngàn tiêu đề theo dạng “Cập nhật”, “Linh tinh”, “Tổng quan quý 2”, “Quy trình”… Và, dĩ nhiên, cả “Thông tin tham khảo” (“FYI”).

Những cái tiêu đề này thật quá chán, phải không nào?

Để tạo ra một tiêu đề gợi hứng thú, hãy áp dụng công thức mà tôi gọi là KẾT QUẢ: giải thích KẾT QUẢ xem người ta có lợi thế nào khi nghe theo bạn (đây chính là lúc bạn giải quyết câu hỏi “tại sao” mà tôi đề cập bên trên).

KẾT QUẢ là cách thuyết phục hiệu quả nhất. Đó là yếu tố mà mọi người luôn mong muốn. Chẳng ai mua kem đánh răng vì họ muốn có kem đánh răng trong nhà cả, họ muốn KẾT QUẢ là có hàm răng sạch sau khi dùng kem đánh răng. Chẳng ai muốn có lược cả; người ta chỉ muốn đầu tóc gọn gàng. Chẳng ai muốn có tờ báo cả; người ta muốn nắm tin tức. Và chẳng ai muốn nhận một email mang tên “Số liệu” cả.

Trong ví dụ của John, số liệu của những người nhận email có liên quan trực tiếp đến mức lương thưởng của họ. Với ý này, anh ấy nên đặt tựa như sau:

“Nhớ hoàn tất để lãnh lương đầy đủ tháng này”.

Bạn có thể tưởng tượng được mọi người sẽ phản ứng nhanh nhẹn cỡ nào với email này so với “Số liệu”!

Một lần nữa, bước này có thể áp dụng cho mọi hình thức giao tiếp chứ không chỉ email:

  • Luôn luôn nêu KẾT QUẢ trong tiêu đề (như John đã làm), hoặc trong phụ đề – “Excel Trung cấp: Làm thế nào để tiết kiệm một ngày làm việc mỗi tháng”.
  • Nếu được, tăng hiệu ứng bằng cách bổ sung thêm một câu giới thiệu bên trong – “thư này sẽ giúp chúng ta đạt được [KẾT QUẢ]”.
  • Và, nếu bạn đang viết sách, đừng đặt tựa vẻn vẹn là Hiệu ứng Tuyết lăn! Tự nó không nói lên điều gì cả. Nêu thêm phụ đề về KẾT QUẢ sẽ ấn tượng hơn nhiều: Những kỹ thuật giao tiếp hiệu quả.

Một số người thấy kỳ cục khi đề cập lý do trước nội dung, nhưng đề cập lý do trước cũng rất quan trọng. Điều đó sẽ ngay lập tức kích hoạt não của người nhận thông tin từ trạng thái thờ ơ sang quan tâm, và họ sẽ đón nhận thông tin một cách tích cực hơn.

Cách này cũng khá hiệu quả trong gia đình. Chẳng hạn, nếu tôi bảo lũ trẻ “Đi ngủ đi, các con ơi”, thì vừa nghe từ “ngủ” bọn chúng đã vang lên ngay trong đầu từ “không”. Thực tế là bọn chúng bị ám ảnh bởi từ “ngủ” một cách đầy ức chế, đến độ không thể nghe thấy KẾT QUẢ mà tôi có thể nói ngay sau đó: “Bố sẽ kể cho nghe một câu chuyện”.

Nhưng nếu lật ngược lại, ta thử nêu KẾT QUẢ trước xem chuyện gì xảy ra:

Bố: Các con ơi, có muốn nghe kể chuyện không nào?

Con: Có, bố!

Bố: Ok. Thế thì các con chỉ cần leo lên giường thôi.

Con: Được thôi. Con làm ngay.

Cách này hơi mất công một tí, nhưng chắc chắn hiệu quả!

Một lưu ý cuối cùng (nhưng rất quan trọng): KẾT QUẢ phải liên quan đến công việc (“thư này sẽ giúp các bạn giảm chi phí”) hoặc cảm xúc (“thư này sẽ giúp các bạn cảm thấy gắn bó với nhóm dự án”). Như ta đã biết, con người thường quyết định xuất phát từ cảm xúc, và sau đó biện minh bằng lý lẽ. Cho nên, phải làm sao để KẾT QUẢ gắn với động lực thật sự của người nhận thông tin.

Tóm lại nguyên tắc ở đây là: nêu KẾT QUẢ trước tiên, chứ không đi sau các nội dung khác.

Bước 3: Viết nội dung (độ dài tối thiểu, hấp dẫn tối đa)

Và cuối cùng, ta bàn đến nội dung.

Mở đầuNội dungKết thúc
Phương pháp 231Thứ 2
(KẾT QUẢ)
Thứ 3
(độ dài tối thiểu; hấp dẫn tối đa)
Thứ 1
(HÀNH ĐỘNG)

Cho đến giờ, hai bước đầu tiên đã cho thấy:

  1. Cái mà bạn muốn họ làm.
  2. Tại sao họ có lợi khi làm điều đó.

Thường thì sẽ chẳng còn gì nhiều nữa để nói. Giờ ta hãy xem lại email của John:

page25
Anh ta có lẽ chỉ cần thêm lời chào ở đầu và cuối thư là xong.

Dĩ nhiên, thường thì chúng ta cần bổ sung thêm nội dung. Nhưng may thay, nội dung chỉ cần thỏa mãn hai tiêu chí:

  1. Độ dài tối thiểu: hãy hỏi “Thật sự có cần phải thêm ý này không, nếu mình chỉ muốn họ thực hiện HÀNH ĐỘNG trong Bước 1?”; và
  2. Hấp dẫn tối đa: làm cho nội dung thú vị hết mức – dùng yếu tố hài hước, thị giác, câu chuyện, tương tác…

Tôi sẽ đề cập hai khía cạnh này – một cách chi tiết – ở phần khác trong sách.

LÀM SAO ĐỂ BIẾT THÔNG TIN CỦA MÌNH ĐẠT HIỆU QUẢ

Tất nhiên, một dấu hiệu của sự thành công là người ta chịu HÀNH ĐỘNG. Nói cách khác, John có thể biết email đạt hiệu quả nếu tất cả bọn họ đều gửi số liệu cho anh ta.

Và, với một thông điệp đơn giản thì làm được như vậy là đã thành công. Nhưng, với các thông điệp dài hơn, liên quan đến nhiều yếu tố hơn thì ta cần bàn thêm. Dù sao thì ta cũng muốn gắn kết mọi người vào công việc, chứ không đơn thuần chỉ thị họ HÀNH ĐỘNG.

Bốn tiêu chí truyền thông thành công của tôi là:

  1. Đạt kết quả – bạn có được kết quả mong muốn. Họ HÀNH ĐỘNG.
  2. Bạn thích truyền đạt thông điệp ấy đi. Khi thích thú một điều gì, bạn sẽ truyền đạt điều đó với niềm đam mê, thái độ tích cực và tính thuyết phục.
  3. Người nhận thích đón nhận thông điệp ấy. Điều này có nghĩa là họ sẽ dễ tin tưởng và đồng ý hơn.
  4. Ngắn nhất có thể.

Để dễ nhớ, ta hãy nghĩ đến mật mã WITS:

Worked (Hiệu quả)

I liked it (Tôi thích)

They liked it (Họ thích)

Short (Ngắn)

Khi đạt được cả bốn tiêu chí, thông tin đó hiệu quả.

Nếu thiếu đi một tiêu chí, thông tin có thể cải thiện.

Nếu tất cả tiêu chí đều không đạt, không gì có thể tệ hơn.

Nắm được công thức này, bạn sẽ biết mình thành công khi đạt được cả bốn yếu tố.

Cách làmCâu hỏi tự vấn
Worked
(Hiệu quả)
Nói rõ về HÀNH ĐỘNG
Loại bỏ nội dung thừa chỉ làm thông điệp dài dòng mà không thêm được gì.
“Nội dung nào tôi có thể lược bỏ mà không làm ảnh hưởng đến hiệu quả?”
I liked it
(Tôi thích)
Thêm vào các yếu tố mà bạn thích thú.“Làm sao để tôi hứng thú hơn với thông điệp này?”
They liked it (Họ thích)Thêm vào các yếu tố mà họ thích thú.“Làm sao để họ hứng thú hơn với thông điệp này?”
Short (Ngắn)Biên soạn gắt gao, cắt bỏ càng nhiều càng tốt.“Tôi còn cách nào khác để cắt ngắn thông điệp này?”

Phần còn lại của cuốn sách này chỉ có một mục tiêu: giúp bạn điêu luyện trong việc đạt được cả bốn tiêu chí mỗi khi truyền đạt.

TẬP TRUNG THEO CÁCH 231, CHỨ KHÔNG PHẢI 123

Do đó, ba bước để truyền đạt thành công là:

Mở đầuNội dungKết thúc
Ta soạn theo thứ tự nàyThứ 2
KẾT QUẢ
Thứ 3
Độ dài tối thiểu, hấp dẫn tối đa
Thứ 1
HÀNH ĐỘNG
Ta nói theo thứ tự nàyThứ 1Thứ 2Thứ 3

Lợi ích của kỹ thuật này rất to lớn: đối thoại hiệu quả hơn; hội đàm và họp hành ngắn gọn và hứng thú hơn; email được hồi đáp. Đây là cách truyền đạt hiệu quả hơn hẳn.

Thật ra, “nhược điểm” duy nhất của nó là một số người cho rằng cách này quá hiển nhiên – thậm chí cơ bản – đến độ họ không thèm làm theo.

Nhưng ngày nay ai cũng quá bận rộn, hết việc nọ đến việc kia, nên những điều hiển nhiên không phải lúc nào cũng xảy ra. Các thói quen xấu trở thành tập quán.

Chẳng hạn, Julie – một khách hàng của tôi và là chuyên gia về hiệu quả doanh nghiệp trong ngành dịch vụ tài chính – đã kể với tôi câu chuyện này, mà tôi cho rằng sẽ khá quen thuộc với các bạn:

Trong tuần lễ đầu tiên sau khi tôi nhận một dự án cấp quốc tế, vị giám đốc điều hành của tôi đã hết sức lo lắng về việc một hội nghị quản lý sắp diễn ra đang đứng trước nguy cơ thất bại.

Chúng tôi đã bàn về mục tiêu anh ta muốn hội nghị đạt được về phía doanh nghiệp và vì sao anh sợ nó sẽ thất bại. Khi ấy anh ta đã đề nghị tôi lắng nghe một cuộc hội đàm viễn thông của những người tổ chức hội nghị.

Khi tôi lắng nghe thì đúng là kinh khủng. Họ cứ bàn lẩn quẩn. Chẳng hạn, họ dành vô khối thời gian để bàn cách nén một cuộc hội thảo huấn luyện trong hai ngày còn hai giờ. Không thể nào như thế được.

Thế là tôi áp dụng chiến thuật 231 và hỏi xem họ muốn các đại biểu tham dự sẽ thay đổi phương pháp làm việc như thế nào sau hội nghị.

Im lặng.

Quả tình họ im lặng đến mức tôi chột dạ tự hỏi liệu có phải mình đã làm phật lòng các đồng nghiệp!

May thay không phải. Nhưng, khi tôi đào sâu thêm, họ nhận ra rằng họ không biết các nhà quản lý cần gì, và đoán rằng những người ấy cần “huấn luyện”.

Cuộc đối thoại của chúng tôi đã chỉ ra vấn đề đích thực là các nhà quản lý của họ từ trước đến giờ đã không phản hồi theo hướng có thể cải thiện hiệu quả làm việc. Thế là chúng tôi đã thay đổi chương trình hội nghị theo hướng đi vào trọng tâm đó.

Và công việc đạt kết quả hết sức tốt đẹp. Lần đầu tiên trong nhiều năm, các nhà quản lý ấy đã hứng thú với hội nghị. Thậm chí, các nhóm còn cho chúng tôi biết rằng họ thích nhận được phản hồi, ngay cả trong giai đoạn chuẩn bị hội nghị!

Ngẫm lại, về nhiều mặt, tôi có cảm giác chúng tôi đã chẳng phải thay đổi gì nhiều – tất cả những gì chúng tôi đã làm là thôi không tập trung vào nội dung hội nghị, mà chuyển sang chú trọng vào định hướng hành động sau đó.

Nhưng phải nhìn nhận rằng chính sự thay đổi nhỏ này đã làm biến chuyển mọi chuyện.

HAI BƯỚC CUỐI CÙNG ĐỂ TRIỂN KHAI PHƯƠNG PHÁP 231

Trước hết, để giúp bạn soạn thảo được mọi thông điệp trong tương lai, tôi nêu ra đây biểu mẫu cho chương này:

Soạn phần này thứ nhì →KẾT QUẢ
(trong tiêu đề, phụ đề và/hoặc giới thiệu)
Thứ 2
Soạn phần này sau cùng →NỘI DUNG
(độ dài tối thiểu, hấp dẫn tối đa)
Thứ 3
Bắt đầu soạn ở đây →HÀNH ĐỘNG
(Vui lòng…Sau đó tôi sẽ…)
Thứ 1

Và, kế đến, để xem các thông điệp, thuyết trình, email của bạn sẽ trông khác biệt ra sao, hãy giở đến phần phụ lục Biểu mẫu ở cuối sách.

CÁC BƯỚC TIẾP THEO – NÓI CÁCH KHÁC, “HÀNH ĐỘNG” CỦA BẠN

Tiếp theo là một vài việc cần làm sau các bước 231:

  • Áp dụng 231 ngay hôm nay – truyền thông điệp ngắn gọn và đơn giản; và/hoặc
  • Xác định một dịp truyền thông quan trọng sắp xảy ra và áp dụng 231; và
  • Giờ đây bạn đã tạo dựng được phần nền móng, hãy bồi đắp thêm bằng cách học hỏi những kỹ thuật để truyền đạt tốt hơn trong các tình huống cụ thể. Bạn có thể đọc phần nào phù hợp nhất với mình (Lưu ý các tiêu đề khơi gợi KẾT QUẢ của các phần!):

PHẦN B – Đạt hiệu quả cao hơn và nhanh hơn: Tiết kiệm một tháng làm việc mỗi năm

PHẦN C – Thuyết phục thêm nhiều người: Thuyết phục người khác làm theo ý mình

PHẦN D – Hứng thú hơn với công việc: Tăng thêm niềm vui trong công việc

PHẦN E – Loại trừ những tác động tiêu cực: Loại bỏ những trở ngại trong giao tiếp

page30

Hiệu ứng tuyết lăn: Soạn thông tin có sức tác động

Để giao tiếp hiệu quả, hãy soạn thảo theo trình tự khác với cách nói miệng.

Ta nói theo trình tự sau:

  • Phần mở đầu trước tiên
  • Nội dung xếp thứ nhì
  • Kết thúc xếp thứ ba

Nhưng ta soạn thảo theo trình tự sau:

  • Phần kết thúc trước tiên – những gì ta muốn họ làm
  • Phần mở đầu xếp thứ nhì – KẾT QUẢ – tại sao họ có lợi khi làm điều đó
  • Nội dung xếp thứ ba – nói ngắn gọn và hấp dẫn: Đâu là phần tối thiểu để nói, để thuyết phục họ hành động?

 

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button