Kỹ năng mềm

Bạn là người được hoan nghênh nhất

Ban la nguoi duoc hoan nghenh nhat - Trieu Hong1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Đang cập nhật

Download sách Bạn là người được hoan nghênh nhất ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  Sách kỹ năng mềm

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

 

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời nói đầu

Con người mang tính xã hội, mọi công việc, ăn uống, đi lại, đọc sách, vui chơi của con người đều mang tính xã hội. Mỗi một ngày, mỗi một năm, thậm chí cả một đời, nếu con người ta chỉ sống đơn độc, lẻ loi thì thật đáng thương. Giá trị cá thể nhân loại được đo bằng giá trị xã hội của cá thể đó, đây là điều quan trọng để con người giao tiếp với nhau.

Nhà thơ nổi tiếng đã từng nói: “Không có người khác, bạn sẽ như một hòn đảo cô đơn”. Có thể, trong thế giới bao la, mỗi một con người chúng ta đều có thể xây dựng cho mình một mảnh trời riêng, song có thể khẳng định rằng, những mảnh trời riêng này đều có quan hệ với nhau, dựa vào nhau.

Bất cứ ai cũng không thể sống hoàn toàn cách ly với thế giới bên ngoài, chúng ta ai cũng muốn được người khác tôn trọng.

Trong cuộc sống có một vài người tài cao học rộng, tư chất hơn người, nhưng thái độ đối nhân xử thế thì lại rất khiêm tốn, lễ phép, bất cứ nơi nào, lúc nào, họ cũng luôn tỏ thái độ rất tự nhiên, nhẹ nhàng, như vậy họ sẽ được người khác chú ý và có cảm tình.

Chúng ta và một vài người nào đó chỉ bất ngờ gặp nhau, hoặc chỉ một lần giao tiếp với nhau, nhưng họ vẫn khiến chúng ta phải chú ý và nhanh chóng kết giao bạn bè với họ.

Nhưng trên đời cũng có rất nhiều người không làm được như vậy, họ thiếu hứng thú với người khác, họ không có được thiên tính trời cho, cũng không muốn nỗ lực bổ cứu sau này.

Có rất nhiều nhân sỹ thành công khi nói đến con đường phát triển của mình, đều coi việc có tính cách sẵn lòng giúp đỡ người khác, thân tình hòa thuận là điểm mạnh của họ. Vì thế họ được mọi người hoan nghênh. Khi nhắc đến Lincôn, bạn bè của ông đều nhận xét:

Thật ra, số đông người không phải sinh ra đã có sức lôi cuốn người khác, trong quá trình tự bồi dưỡng để có được phẩm chất được người khác hoan nghênh, họ đã phải cố gắng rất nhiều.

Bạn cũng phải bỏ nhiều công sức về mặt này, chỉ có như vậy, người khác mới vui vẻ kết thân với bạn, cuộc sống của bạn càng thêm phong phú.

Làm thế nào để những người bên cạnh bạn tôn trọng và chấp nhận bạn? Cuốn sách “Bạn là người được hoan nghênh nhất” là một trợ thủ đắc lực sẽ giúp rút ngắn được cự ly giữa bạn với người khác, cải thiện quan hệ giao tế của bạn.

Thông qua hàng loạt ví dụ trong các mặt khác nhau trong đời sống hàng ngày, cuốn sách cho chúng ta biết làm thế nào để được người xa lạ, cấp trên, cấp dưới, đồng nghiệp, bạn bè và bạn đời hoan nghênh, phải làm việc thế nào để có nhân duyên, ít mắc lỗi và phải xử sự thế nào để thành công. Cuốn sách đã trình bày một cách sinh động, cụ thể những phương pháp và những kỹ xảo thực dụng để được xã hội chấp nhận, để trở thành người được hoan nghênh nhất.

Hãy cố gắng làm người khiêm tốn hòa nhã, khoan dung độ lượng, để mình trở thành người được hoan nghênh nhất! Vì chỉ có như vậy, cánh cửa thành công mới mở ra trước mắt bạn.

I. TRƯỚC HẾT HÃY DÀNH 4 PHÚT TẬP TRUNG CHÚ Ý VÀO NGƯỜI MỚI QUEN

Tiến sỹ Kindaber cho rằng, 4 phút đầu tiên cho cuộc tiếp xúc giữa những người xa lạ là thời gian quan trọng để quyết định giữa họ có thể trở thành bạn bè hay không. Ông nói: “Khi gặp người lạ, trước hết bạn hãy dành 4 phút tập trung sự chú ý vào anh ta. Cuộc sống của rất nhiều người sẽ vì thế mà thay đổi”.

Khi chúng ta được giới thiệu bạn mới, chúng ta nên cố gắng tỏ ra hữu hảo và tự nhiên.

Ngoài ra, chúng ta cũng không thể để cho người khác nghĩ rằng chúng ta là người rất tự phụ. Hứng thú và đồng tình với người khác là điều vô cùng quan trọng.

“Hoàn toàn thành tâm bộc lộ mình”, về mặt xã giao nó luôn luôn không hoàn toàn phù hợp, nhất là mới chỉ tiếp xúc gặp gỡ nhau có vài phút ngắn ngủi, lúc này có thể có nhiều cách biểu hiện khác nhau. Nhưng đây không phải là lúc phàn nàn về sức khỏe của mình hoặc tìm khuyết điểm của người khác, cũng càng không phải là lúc bộc lộ hết quan điểm và suy nghĩ của mình.

II. VUI LÒNG GIÚP ĐỠ NGƯỜI, QUAN HỆ RỘNG RÃI

Nhà thư pháp nổi tiếng của Thiên Tân, Trung Quốc – ông Ninh Thư Luận là người được giới thư pháp công nhận có “nhân duyên tốt, có tài ăn nói”. Năm 8 tuổi ông đã bắt đầu học thư pháp. Ông viết thư pháp đã 70 năm nay và đã dùng đến hơn 3000 cây bút lông…

Hễ ông cầm lấy cây bút, đường nét mênh mông phóng khoáng, hàm nghĩa sâu xa, nét bút như mây mưa, như hoa nở trên giấy. Ông là một trong số rất ít nhà thư pháp người có thể dùng bút mực để viết trên giấy 4 chữ “Thiên hạ chư duyên” (Duyên của thiên hạ).

Cách đây vài năm, Ninh Thư Luận nhận được bức thư của một nông dân tỉnh Cam Túc: “Do chính sách nhà nước tốt, tôi ăn nên làm ra, làm được nhà mới, muốn treo trong nhà một chữ, chữ còn đẹp hơn tranh vẽ, không bao giờ lạc hậu, lỗi thời, đẹp mãi mãi, vừa may tổ tiên của tôi để lại cho một bức tranh chữ lớn treo tường của Hữu Nhiệm, muốn có treo thêm câu đối phụ. Suy đi nghĩ lại chỉ có nhờ đến ông là tốt nhất vì ông viết chữ quá đẹp…”. Ninh tiên sinh quả là ngạc nhiên, thở dài: Nông dân bây giờ thật khó tưởng tượng nổi, mặc dù đã thu thập chữ của Hữu Nhiệm rồi lại muốn có được chữ của Ninh Thư Luận. Ninh Thư Luận ngay đêm đó đã viết câu đối:

“Lệ Nhật phong hòa xuân tạm đãng,

Hoa hương điểm ngữ vật chiêu tô”.

Tạm dịch

“Ngày đẹp trời, mưa thuận gió hòa, xuân thanh đạm

Hoa thơm chim hót, cảnh vật đẹp như gấm thêu”

ĐỌC THỬ

Ngày hôm sau, ông tự mang đi gửi bưu điện. Một thời gian sau, người nông dân này lại gửi thư đến, nói là chưa nhận được. Thế rồi, ông lại viết lại và gửi đi. Lần này người nông dân đã nhận được và gửi biếu ông 2 kilôgam đậu tằm rang để tỏ lòng cảm ơn, Ninh tiên sinh vui vẻ cười. Ninh tiên sinh lại liên tiếp nhận thư của 7, 8 nông dân tỉnh Cam Túc cũng đều nói rằng đã có bức tranh chữ lớn treo trên tường của Hữu Nhiệm và có muốn có câu đối phụ để treo… khiến cho Ninh tiên sinh cười lấy cười để, mãi đến sau này hễ nhắc đến chuyện cũ ông vẫn còn cười. Đây là nông dân, tranh chữ lớn treo tường của Hữu Nhiệm có đâu mà nhiều thế, lại tập trung cả ở nông thôn Cam Túc của họ? Tuy vậy ông vẫn viết câu đối cho họ và gửi đi. Việc này đã từng thành chuyện cười trong sách báo, có người cười ông là cổ hủ, biết rõ ràng là mọi người lừa ông để lấy chữ còn bị mắc lừa, hơn thế nữa lại mắc lừa nông dân.

Ninh Thư Luận có cách giải thích của mình: “Mọi người có thể lừa dối tôi để được cái gì ngoài vài tờ giấy và vài chục đồng cước phí bưu phẩm? Ngay từ nhỏ tôi đã viết câu đối cho bà con láng giềng xung quanh, mọi người cần có câu đối nên không thể từ chối được họ. Người lãnh đạo cấp nhà nước tìm tôi để lấy chữ khiến tôi cảm thấy rất vinh dự. Những người nông dân ở tại Tây Bắc cách xa hàng ngàn cây số tìm tôi xin chữ, vinh hạnh này càng khiến tôi cảm động…”.

Là một danh nhân của giới thư pháp, Ninh Thư Luận thường phải tham gia một số tổ chức có người nước ngoài. Có người nước ngoài đã mua chữ của ông, cũng có người xin chữ của ông, phần lớn đều giữ làm kỷ niệm để tăng thêm cho mình sắc thái văn hóa Trung Quốc, hoặc thuần túy chỉ thấy chữ Trung Quốc đẹp trang điểm cho môi trường sống.

Trong những ngày toàn thế giới kỷ niệm ngày chiến thắng phát xít, Ninh Thư Luận cùng bạn bè kéo đến dự một cuộc họp nhỏ, ở đó có một người Nhật Bản hơn 80 tuổi. Tuy ông dạo đó không ở trong đội quân Nhật gây tội ác ở Trung Quốc, nhưng trong cuộc họp đã 2 lần đứng dậy, cúi mình xin tạ tội vì những tội ác của đế quốc Nhật đã gây ra cho nhân dân Trung Quốc, lời nói thành khẩn, nước mắt đầm đìa. Ông này thích thư pháp, sau bữa ăn đã tìm Ninh tiên sinh xin chữ. Ông Ninh tỏ vẻ yên lòng và vui mừng trước cử chỉ tạ tội vừa rồi của người Nhật và lập tức cho chữ ngay, thuận tay chữa luôn câu từ “sơn xuyên”, thêm vào đó nội dung:

“Sơn uẩn ngọc như tăng huy,

Xuyên hoài châu như thiêm rụng,

Tạm dịch:

Núi chứa ngọc làm tăng thêm vẻ rạng rỡ huy hoàng, Sông ôm châu báu càng thêm cảnh đẹp Người Nhật vui sướng cúi đầu nhận lễ xong rồi tìm trong áo kép, cuối cùng lấy ra được một viên đá quí to như chiếc cúc áo tặng lại, Ninh Thư Luận kiên quyết từ chối không nhận. Nhưng sau đó, vào dịp tết hàng năm, người Nhật này đều viết thư thăm hỏi, chữ viết từng nét chân phương, kiểu chữ đầy đặn ngay ngắn, thể hiện lòng kính trọng từ đáy lòng.

Nhiều năm lại đây, Ninh Thư Luận đã hiến với số lượng lớn những tác phẩm thư pháp của mình vào việc cứu giúp người gặp nạn, giúp đỡ người tàn tật và góp tiền ủng hộ sự nghiệp giáo dục thiếu niên nhi đồng. Xã hội đã tặng ông một câu đối:

“Thiên hành đường nhân bất nhượng

Nghĩa cử tiệp túc vi tiên”.

Tạm dịch là:

Không từ làm việc thiện

Hành động nghĩa cử (làm việc nghĩa) luôn đi đầu.

Ninh Thư Luận có mấy cuốn sổ ghi chép dầy cộp, đó cũng có thể nói là mục lục tác phẩm của ông. Mấy chục năm lại đây, bình quân mỗi năm ông đã cho chữ hơn 500 người không quen biết. Có người khuyên ông: Vật quý ở chỗ ít, chữ hiếm ông viết nhiều như vậy chẳng đáng giá đâu! Đành rằng ai tìm ông xin chữ thì ông cho, thế thì chẳng ai muốn mang tiền ra mua chữ của ông?

Đây là những câu khuyên với ý tốt, nhưng ông Ninh lại chẳng cho là như vậy. Một người đã gần 80 tuổi không thể không có chủ ý của mình, ông đã kiên trì làm như vậy nhiều năm, nhất định có đạo lý của mình: “Từ xa xưa chỉ dựa vào viết chữ không thể phát tài được, người xưa nói quý trọng giấy bút chữ nghĩa đâu chỉ mượn chữ nghĩa để kiếm tiền? Việc ăn, mặc, ở, đi lại của tôi không phải lo nghĩ gì cả, bạn bè giúp tôi lo nhà cửa, thu xếp công việc cho con cái, tôi ốm bạn bè mời bác sĩ đến khám bệnh, mua thuốc. Xã hội đãi ngộ tôi đầy đủ chu đáo, ngoài chuyện viết chữ ra, tôi chẳng có việc gì khác cả, làm sao lại có thể bủn xỉn một chút bút mực được? Người xin chữ càng nhiều, điều đó chứng tỏ nhu cầu xã hội lớn, đây là điều tốt.

Anh đi phố mà xem, chữ Trung Quốc sắp bị đổ nghiêng ngả chẳng ra kiểu mẫu nào cả, tên hàng hoá, bảng giá cả viết xiên xẹo, loạn cả lên, chữ viết thiếu nét lung tung… tôi không có khả năng ra phố để sửa những chữ viết sai, chỉ đành ai cần viết thì tôi viết hộ.

Điều này với tôi chỉ là công lao cầm bút mà thôi. Nếu như điều đó làm tăng cảm giác tốt đẹp hơn một chút và giảm bớt được đi một chút xấu xí thì đấy là niềm vui bất ngờ. Nói một cách hình tượng, thì đây gọi là “làm sạch văn tự của Tổ quốc”.

Những tự sự này không hề có chút ra vẻ sắp đặt cuộc sống con người dưới ngòi bút của ông Ninh mà đã bước vào ranh giới của giá trị thật sự. Lão tiên sinh sống chất phác, tự túc. Vì thế vui vẻ, giàu trí tuệ.

III. CỐ Ý LẤY MÌNH RA ĐỂ CƯỜI ĐÙA

Rất nhiều người đau khổ vì không biết làm thế nào để giao tiếp với người xa lạ, không biết làm thế nào để dẹp được trở ngại đầu tiên, xoá bỏ đi ngăn cách để hai bên quen biết nhau; đặc biệt là không biết làm thế nào để thổ lộ quan niệm và tư tưởng của mình, để họ đồng tình, đi đến ủng hộ và cuối cùng trở thành bạn tri kỷ của mình.

Khi Win-Sơn (tổng thống thứ 28 của nước Mỹ nhiệm kỳ 1913-1921) vừa mới nhậm chức thống đốc bang Newport, ông đã từng tham dự bữa cơm trưa của hãng thông tấn New York. Trong bữa cơm, người chủ toạ giới thiệu với mọi người “Win-Sơn sẽ trở thành tổng thống của nước Mỹ trong tương lai”. Đương nhiên, lúc đó vị chủ toạ không thể có được khả năng dự đoán như vậy, đấy chẳng qua chỉ là lời khen quá của ông ta mà thôi.

Thế rồi Win-Sơn bước lên vũ đài chính trị, sau lời giáo đầu ngắn gọn, ông ta nói với dân chúng: “Tôi hy vọng mình không giống như nhân vật trong câu chuyện mà trước đây người khác đã kể cho tôi nghe:

Ở Canada, một đám du khách đang câu cá bên suối, trong đó có một người tên là Cường Sâm đã dám uống một loại rượu nguy hiểm. Anh ta đã uống rất nhiều rượu này, sau đó lại cùng bạn bè đáp xe lửa về nhà, nhưng anh ta không đi xe lửa về hướng Bắc mà lại đáp xe lửa về hướng Nam. Thế rồi, bạn bè vội vã đi tìm anh ta, gọi điện đến xưởng tàu của đoàn tàu đi về hướng Nam: “Hãy giúp chúng tôi đưa một người lùn tên là Cường Sâm ngược đi về phía Bắc, anh ta đã say rượu”. Rất nhanh, họ nhận được điện trả lời của trưởng tàu: “Hãy tả kỹ những đặc tính của anh ta.

Trên chuyến tàu này có 13 khách say rượu đi tàu, họ vừa không biết được tên họ của mình, lại không biết được mục đích của họ”. Còn Win-Sơn này tuy biết được tên họ của mình nhưng lại không giống như nhân vật của các anh, xác định rõ được danh phận sau này của tôi ở đâu”. Những người khách có mặt ở đó nghe thấy vậy cười ầm lên, không khí trong bữa tiệc chốc lát vui vẻ và sôi nổi hẳn lên.

Lẽ nào dụng ý của Win-Sơn chỉ là để mua vui cho mọi người? Đương nhiên không phải như vậy, trên thực tế, ông ta đã vận dụng một cách có hiệu quả nhất để mọi người tỏ thái độ thiện ý và ủng hộ ông ta, hơn nữa cũng là để xoá bỏ ngăn cách trước đó. Sách lược này của Wilsơn là hy sinh cá nhân, để nâng cao người khác. Phải biết rằng, tất cả các bậc diễn thuyết phi phàm đều biết khi tiếp cận với dân chúng cố ý lấy mình ra làm đề tài gây cười hoặc không tiếc chuyện phê bình mình để dân chúng cảm thấy thư dãn thoải mái và vui vẻ, vì thế dân chúng sẽ cảm tình và đồng tình ủng hộ.

IV. GHI NHỚ TÊN CỦA NGƯỜI KHÁC

Vì sao một người đàn ông “vô danh tiểu tốt” ở một thị trấn nhỏ trở thành một ông chủ khách sạn ở vùng miền Tây nước Mỹ, câu chuyện này đã chứng minh một cách sinh động tính quan trọng của việc ghi nhớ tên của người khác.

Những năm 30 của thế kỷ XX, Uyliam Xuđap đã tiếp quản nhà hàng và phát triển từ một nhà hàng nhỏ lúc đầu chỉ có 20 chỗ ngồi; trở thành 1 dãy nhà hàng bao quanh miền Nam bang Michigân. Tạp chí “Du lịch và nghỉ hè” đã đánh giá nhà hàng nổi tiếng này là một trong những nhà hàng tốt nhất toàn nước Mỹ.

Thời kỳ cuối những năm 20 của thế kỷ XX, Uyliam Xuđap đã hoàn thành chương trình đại học của mình khi còn đang làm công việc phụ trong nhà hàng. Sau khi tốt nghiệp đại học, anh ta làm thầy giáo trung học ở một vùng xa xôi hẻo lánh bên hồ Superion, dạy lịch sử nước Mỹ, kiêm luôn giảng dạy bóng đá. Trước khi tiếp quản nhà hàng khách sạn của bố ở Masilon bang Michigân, anh ta đã là một kiện tướng thể thao hăng hái sôi nổi, là một trung vệ bóng đá và cũng là một hậu vệ bóng chuyền. Khi đó anh ta đã nhấn mạnh việc phải biết tên các cầu thủ của đội mình và tên các cầu thủ đội đối phương. Năm 1940, anh ta đã sửa các phòng gần sát vách khách sạn của gia đình thành câu lạc bộ bóng đá.

Trong đại chiến thế giới thứ 2, Xuđap trở thành một sỹ quan hậu cần hải quân. Anh đã có lần đến Oasinhtơn công tác, đây vừa đúng là cơ hội tốt của anh ta. Anh đã ăn ở hầu hết các nhà ăn công cộng tốt nhất ở thủ đô như Cục điều tra liên bang Mỹ, Toà án tối cao, Lầu Năm Góc và các nhà ăn khác gần các cơ quan chính phủ. Ngoài ra, anh ta đã tiếp xúc và ghi nhớ những gì cần thiết thật kỹ.

Sau chiến tranh, Xuđap trở về Massion đồng thời ông mở rộng kinh doanh nhà hàng. Sự kiện bãi công của công nhân đã buộc anh ta phải đóng cửa câu lạc bộ bóng đá và đổi thành 1 bộ phận của nhà hàng. Nơi đây trước kia là chỗ để các bạn bè đội bóng nghỉ ngơi, thư giãn, nay đã trở thành phòng kỷ niệm, nhà ăn trước đây này đã trở thành hành loạt tổng công ty khách sạn với các món ăn đặc sản cao cấp. Với cách làm của mình, Xuđap còn được nước Mỹ tặng thưởng huy chương vàng, mỗi năm ban thưởng một lần về thành tích “nhân sỹ kiệt xuất toàn nước Mỹ”.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button