Kỹ năng mềm

Alain Nói Về Hạnh Phúc

Alain noi ve hanh phuc - Emile Chartier1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Emile Chartier

Download sách Alain Nói Về Hạnh Phúc ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  Kỹ năng sống

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

LỜI GIỚI THIỆU

Của Nhà toán học NGÔ BẢO CHÂU và Nhà văn PHAN VIỆT

Émile Chartier là một nhà triết học Pháp sống vào nửa cuối thế kỷ mười chín và nửa đầu thế kỷ hai mươi. Ông dạy triết học ở trường trung học và những bài giảng của ông đã để lại một dấu ấn sâu sắc lên một lớp trí thức Pháp dấn thân.

Ông phát minh ra một thể loại văn chương mà ông gọi là “propos”, có thể dịch là “trao đổi”. Đó là những bài viết ngắn ký tên Alain, lúc đầu đăng một tuần một lần trên tờ báo địa phương Tin nhanh Rouen, và sau đó thì đăng hàng ngày. Các bài “trao đổi” của Alain thường không dài, và ông tự đặt cho mình cái lệ là viết một mạch, không bao giờ sửa lại. Đề tài trao đổi lấy từ muôn mặt của cuộc sống, nhưng bao giờ cũng cũng được rọi sáng bằng nhãn quan của nhà triết học.

Những “trao đổi” về đề tài hạnh phúc và bất hạnh được Alain tập hợp lại thành quyển sách Propos sur le bonheur. Thay vì dịch thẳng từ tiếng Pháp thành “Trao đổi về hạnh phúc”, chúng tôi đã chọn tên sách theo bản dịch tiếng Anh Alain on happiness.

Đây không phải là cuốn cẩm nang dạy cho bạn kỹ năng để làm sao nhặt được hết mọi hạnh phúc trên những nẻo đường của cuộc đòi, và tránh được hết mọi bất hạnh. Alain quan tâm nhiều hơn đến thái độ của mỗi người đối với hạnh phúc và bất hạnh, phân tích tại sao người ta không biết hạnh phúc với hạnh phúc của mình và tự làm cho sự bất hạnh nhân lên nhiều lần. Như vậy, quyển sách này thực sự là một cuốn cẩm nang theo nghĩa là nhờ vào nó mà bạn có thể học được cách hạnh phúc thực sự với những hạnh phúc mà cuộc đời đã mang đến, và không tự làm mình bất hạnh hơn những bất hạnh mà cuộc đời đã bắt chúng ta phải chịu.

Tủ sách Cánh cửa mở rộng trân trọng giới thiệu với bạn đọc quyển sách mới Alain nói về hạnh phúc và hy vọng rằng quyển sách này sẽ trở thành là một người bạn đồng hành chung thủy của bạn đọc.

NGÔ BẢO CHÂU và PHAN VIỆT

1. Con ngựa Bucéphale

Không sao dỗ được đứa bé đang khóc, cô bảo mẫu bèn nghĩ tới nhiều nguyên nhân, tính nết của bé, những thứ nó thích hay không thích, rồi viện đến cả di truyền học, nhận ra trong bé tính nết của bố nó. Những thử nghiệm tâm lý học của cô bảo mẫu còn tiếp tục cho tới khi cô ta phát hiện ra một cái kim băng, lý do thật làm cho đứa bé khóc.

Khi người ta đem con ngựa Bucéphale tới chàng Alexandre[1], không một ky sĩ nào ngồi vững trên lưng con vật đáng gờm này được. Kẻ thô thiển sẽ nói: “Con ngựa này thật là dữ tợn”. Nhưng chàng Alexandre thì đi tìm cái kim băng và chóng tìm thấy. Chàng nhận ra ngựa Bucéphale hoảng sợ trước cái bóng của chính mình. Rồi mỗi khi nó lồng lên sợ hãi thì cái bóng của nó lại chồm lên theo, và tạo thành một cái vòng luẩn quẩn. Thấy vậy, Alexandre hướng Bucéphale về phía mặt trời và cứ giữ yên con ngựa trong vị trí đó, bằng cách này chàng đã trấn an và quy phục được nó. Người học trò của Aristote[2] hiểu rằng ta không có chút quyền lực nào với sự giận dữ một khi ta chưa biết lý do đích thực của nó.

Có người biết phủ nhận nỗi sợ bằng những lý lẽ vững vàng, thế nhưng người đang sợ thì đâu có lắng nghe lý lẽ, anh ta chỉ nghe thấy tim mình đang đập và máu mình đang sôi mà thôi. Kẻ thông thái rỏm suy luận rằng nguy hiểm dẫn đến sự sợ hãi, người bị cảm xúc chế ngự thì cho là sự sợ hãi dẫn đến nguy hiểm. Cả hai đều nghĩ mình có lý, nhưng cả hai đều lầm, kẻ thông thái rỏm lầm tới hai lần vì anh ta bỏ qua nguyên do đích thực của nỗi sợ và không hiểu sự nhầm lẫn của người đầy cảm xúc kia. Một người đang sợ sẽ tự nghĩ ra một mối nguy hiểm nào đó để giải thích cho nỗi sợ rất có thực mà mình cảm thấy. Một cái gì đó bất ngờ có thể làm ta sợ hãi, mặc dù bản thân nó không nguy hiểm, chẳng hạn như một tiếng súng nổ rất gần, hoặc chỉ đơn giản là sự hiện diện của ai đó không trông đợi. Thống chế Masséna[3] đã từng hoảng sợ chỉ vì một pho tượng trong cầu thang tối tăm, để rồi phải ba chân bốn cẩng bỏ chạy.

Đôi khi sự mất kiên nhẫn và tâm trạng khó chịu của một người xuất phát từ chỗ anh ấy phải đứng quá lâu. Xin chớ tranh luận với tâm trạng của anh ấy mà hãy đem đến một chiếc ghế. Khi nói rằng phong cách quyết định mọi thứ, Talleyrand[4] đã biểu đạt được nhiều hơn ông ấy nghĩ. Ông ấy chịu khó đi tìm cái kim băng để không phải tạo ra sự khó chịu cho người khác và rốt cuộc cũng tìm thấy nó. Các nhà ngoại giao thời nay dường như đều bị một cái kim băng nằm ở đâu đó dưới lớp áo lót làm cho khó chịu, khiến biết bao nhiêu chuyện rắc rối nảy sinh ra ở châu Âu. Ai cũng biết rằng một đứa trẻ khóc sẽ làm cho những đứa trẻ khác khóc theo. Còn tệ hơn nữa, nhiều khi người ta gào lên chỉ để mà gào. Cô bảo mẫu, bằng một động tác chuyên nghiệp, sẽ đặt đứa trẻ nằm sấp xuống, ngay lập tức đứa bé sẽ phản ứng theo một cơ chế khác. Đó chính là nghệ thuật thuyết phục người khác, rất bình dị, của cô bảo mẫu. Tôi cho rằng những thảm họa của năm 1914[5] xảy ra vì những nhân vật quan trọng bị rơi vào thế bất ngờ, và chính vì vậy mà họ sợ. Một người khi đang sợ thì dễ rơi vào trạng thái giận dữ, sự cáu giận thường đến sau những cơn kích động. Thật không dễ chịu cho ai đó đột nhiên bị quấy rầy khi đang nghỉ ngơi hay tiêu khiển; khi đó, anh ta sẽ rất dễ nổi khùng. Cũng giống như một người bị đánh thức đột ngột khi đang ngủ, anh ta sẽ tỉnh dậy trong cơn hoảng hốt. Đừng vội gọi một người nào đó là kẻ dữ tợn, khoan hẵng gán cho anh ta tính cách đó. Hãy đi tìm cái kim băng trước đã.

8 tháng mười hai 1922

ĐỌC THỬ

Khi chẳng may ta bị mắc nghẹn, cả một cơn náo loạn sẽ xuất hiện trong cơ thể, như thể mọi cơ quan cùng được thông báo về mối nguy hiểm sắp xảy ra, các cơ bắp đồng thời co lại, tim cũng tham gia, và thế là một cơn co giật xuất hiện. Ta làm gì được đây? Liệu ta có thể tự tiết chế để tránh những phản ứng ấy không? Triết gia sẽ hỏi như thế chỉ vì ông ấy thiếu kinh nghiệm. Thầy dạy thể dục hoặc thầy dạy kiếm thuật sẽ phá lên cười khi nghe học sinh bảo: “Em không làm sao điều khiển được bản thân mình, cả người tự nhiên cứng đờ ra trong khi các cơ bắp cứ co lại.” Tôi từng biết một người khá là thô bạo, sau khi xin phép cẩn thận, anh ta sẽ dùng thanh kiếm luyện tập vụt lấy vụt để lên người bạn, nhằm mở ra một lối thoát cho lý trí. Ai cũng biết cái lẽ tự nhiên là cơ bắp phải ngoan ngoãn tuân theo ý nghĩ của chúng ta, như một con chó biết vâng lời. Tôi nghĩ đến việc duỗi tay và thế là tôi duỗi tay. Nguyên nhân chính của sự co quắp và sự nổi loạn mà tôi vừa nhắc tới chính là ở chỗ ta không biết phải làm gì. Trong ví dụ trên, cái ta cần làm chỉ đơn giản là thả lỏng toàn thân và tống ra ngoài chút chất lỏng đã trót chui nhầm lối, thay vì ra sức mà hít vào, làm tăng thêm sự hỗn loạn. Nói một cách khác, ta phải tống ra ngoài sự sợ hãi, cái mà, ở mọi trường hợp, chỉ gây ra tai họa.

Có một cách chữa cũng tương tự như vậy cho chứng ho lúc cảm lạnh, nhưng lại rất ít khi được dùng. Phần lớn người ta ho giống như gãi ngứa, gãi với một sự cuồng nộ mà chính mình lại là nạn nhân. Ho thành từng cơn làm ta mệt mồi và bị kích ứng thêm. Để trị chứng bệnh này, bác sĩ đã tìm ra viên kẹo ngậm. Tôi tin rằng tác dụng chính của viên kẹo là bắt ta phải nuốt nước miếng. Nuốt là một phản ứng mạnh, kém chủ động hơn ho, nằm ở xa hơn tầm kiểm soát của ta. Cơn co thắt để nuốt vào khiến cho cơn co thắt để ho trở nên bất khả thi. Vẫn chỉ là câu chuyện lật sấp đứa trẻ sơ sinh xuống mà thôi. Tôi tin rằng nếu ngay từ đầu ta biết chặn đứng khía cạnh bi kịch trong cơn ho thi ta cũng chẳng cần đến những viên kẹo ngậm nữa. Nếu ngay từ đầu ta biết kiên định thả lỏng cơ thể, thì sự kích ứng ban đầu sẽ mau chóng qua đi.

Từ “kích ứng” đáng làm cho ta suy nghĩ. Nhờ vào sự thông minh của từ ngữ, nó còn được dùng để chỉ xúc cảm dữ dội nhất[6]. Tôi không thấy nhiều sự khác nhau giữa một người buông mình theo cơn giận dữ và một người ho lấy ho để. Cũng như vậy, nỗi sợ là sự hoang mang của cơ thể mà không phải lúc nào ta cũng vận dụng nghệ thuật thể dục để chống lại được. Trong tất cả các trường hợp này, sai lầm là ở chỗ ta để cho suy nghĩ của mình phục vụ cảm xúc để rồi tự đắm mình vào trong nỗi sợ hãi và sự giận dữ với một sự hào hứng hoang dã. Nhìn chung, người ta hay làm bệnh tình mình trầm trọng hơn bởi cảm xúc. Đó chính là số phận của những ai không biết thực hành môn thể dục đích thực. Môn thể dục đích thực, như người Hy Lạp cổ đã nhận ra, chính là sự điều khiển cơ thể bằng lý trí. Dĩ nhiên không phải mọi cử động. Chỉ là ta không để cho cơn cuồng nộ cản trở những phản ứng tự nhiên của cơ thể. Theo tôi nghĩ, đó chính là cái mà ta phải dạy cho trẻ con, bằng cách cho trẻ ngắm những pho tượng đẹp nhất và lấy chúng làm mẫu mực, bởi chính những pho tượng đó mới là đối tượng đích thực cho sự thờ phụng của con người.

5 tháng mười hai 1912

3. Marie sầu thương

Ngẫm về cái chứng điên chu kỳ không hề là việc vô bổ, nhất là hội chứng “Marie sầu thương và Marie hoan hỉ” mà một giáo sư tâm lý học nước ta đã may mắn khám phá ra. Mặc dù câu chuyện này đã gần như rơi vào quên lãng, nó rất xứng đáng để ta ghi lại. Cô gái ấy cứ vui được một tuần thì lại buồn mất một tuần, đều đặn như một cái đồng hồ. Lúc cô vui thì mọi thứ đều ổn hết, cô thích cả trời mưa lẫn trời nắng, một dấu hiệu nhỏ nhất của tình bạn cũng làm cô vui sướng. Nếu nghĩ tới một mối tình thì cô sẽ nói: “Sao mà mình gặp may thế!” Cô chẳng bao giờ thấy buồn chán, những suy nghĩ nhỏ nhặt nhất cũng đượm một sắc màu tươi tắn, như những bông hoa đẹp khỏe khoắn, bông nào bông nấy đều đáng yêu. Cô ở trong cái trạng thái mà tôi muốn cầu chúc cho các bạn, các bạn của tôi ạ. Như cái vò nào cũng có hai quai, nhà thông thái đã nói thế, mọi việc đều có hai mặt, mặt nặng nề như ta muốn, mặt khích lệ và an ủi như ta muốn. Nỗ lực của chúng ta để được hạnh phúc không bao giờ là uổng phí.

Chỉ một tuần sau mọi thứ đã đổi sắc thái. Cô rơi vào một trạng thái uể oải và tuyệt vọng, không có gì khiến cho cô quan tâm nữa, ánh mắt của cô như làm mọi vật úa tàn. Cô không còn tin vào hạnh phúc nữa, cô không còn tin vào sự trìu mến nữa. Như chưa từng có ai yêu quý cô, và thực ra người ta cũng có lý, cô cho mình là ngốc nghếch và đáng chán. Cứ nghĩ mãi như thế làm cho bệnh tình trở nên trầm trọng hơn, cô biết điều đó cho nên cô cứ thế tự giết mình một cách chi tiết, một kiểu phương pháp kinh khủng. Cô nói: “Anh muốn làm cho tôi tin rằng anh quan tâm đến tôi, nhưng tôi không mắc lừa những trò hề của anh đâu.” Một lời khen đồng nghĩa với sự chế nhạo, một hành động tử tế như để hạ nhục cô. Mọi bí mật đều là âm mưu đen tối. Chứng bệnh tưởng ấy không có thuốc chữa, vì hiện thực dù tốt đẹp cách mấy có mỉm cười với con người bất hạnh này thì cũng là uổng công. Để có được hạnh phúc thực ra ta cần nhiều ý chí hơn là ta vẫn tưởng.

Nhưng nhà tâm lý học phát hiện một sự thật ghê gớm, một thử thách đáng sợ ngay cả đối với một tâm hồn can đảm. Trong số nhiều phương pháp quan sát khác nhau, ông ấy chọn việc đếm huyết cầu trong máu. Và quy luật hiện ra rất rõ ràng. Vào cuối giai đoạn vui, lượng huyết cầu giảm đi, vào cuối giai đoạn buồn, chúng lại bắt đầu tăng lên. Thiếu và thừa huyết cầu, đó là nguyên nhân của toàn bộ sự huyễn tưởng đến điên khùng này. Bây giờ thì vị bác sĩ đã có đủ cơ sở để đáp lại những lời chan chứa xúc cảm của Marie: “Cô hãy an tâm đi, đến mai là cô sẽ lại thấy vui thôi.” Nhưng cô ta không muốn tin vào điều đó.

Một người bạn, cho rằng bản chất mình là buồn bã, có bình luận thế này: “Quá rõ rồi còn gì. Ta làm gì được nào? Tôi không thể tạo ra huyết cầu cho mình bằng cách tư duy. Cho nên mọi thứ triết học thực ra là vô bổ. Vũ trụ bao la mang lại cho ta vui hay buồn là tùy vào những quy luật của nó, như mùa đông hay mùa hè, như trời mưa hay trời nắng. Mong muốn được hạnh phúc của tôi chẳng đáng được đếm xỉa hơn mong muốn được đi dạo là bao; tôi đâu có gọi mưa ở thung lũng này, tôi đâu có tạo ra nỗi buồn ở bên trong tôi. Tôi đang chịu đựng nó đấy chứ, và tôi biết là tôi phải chịu đựng nó. Cũng là một cách tự an ủi!”

Câu chuyện không đơn giản như vậy đâu bạn thân mến. Khi phải nhai đi nhai lại những dự cảm nặng nề, những điềm gở và những kỷ niệm đen tối, ta tự mang trong lòng mình một nỗi buồn, và, theo một nghĩa nào đó thì ta đang nhấm nháp nó. Nhưng nếu biết rằng vấn đề ở đây chỉ liên quan tới số lượng huyết cầu, ta sẽ cười những suy luận của mình, ta sẽ đẩy lui nỗi buồn vào trong cơ thể, nơi nó chỉ còn là sự mệt mỏi hay bệnh tật, nơi nó không còn được trang điểm để biến thành một thứ gì khác nữa.

Chịu đựng một cơn đau dạ dày dễ dàng hơn nhiều so với việc chịu đựng sự phản bội. Và chẳng phải là tốt hơn nếu ta chỉ thiếu huyết cầu thay vì thiếu những người bạn đích thực? Một người bị xúc cảm chế ngự luôn từ chối cả lý lẽ lẫn thuốc an thần. Phương pháp mà tôi nói đến mở cửa cho cùng một lúc hai phương thuốc, không đáng để bạn lưu ý hay sao?

18 tháng tám 1913

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button