Kỹ năng mềm

Phi Lý Một Cách Hợp Lý

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Dan Ariely

Download sách Phi Lý Một Cách Hợp Lý ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Tâm lý học

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

LỜI GIỚI THIỆU

Đây là lời giải thích mà tôi cho là hợp lý: khả năng quan sát và suy ngẫm về bản chất con người của tôi bắt nguồn từ chấn thương của bản thân và những ảnh hưởng kéo dài của nó. Việc bị tước mất thời niên thiếu, chịu đựng những vết bỏng độ 3 trên khoảng 70% cơ thể, phải nằm viện gần ba năm, nếm trải đau đớn mỗi ngày, chịu đựng những yếu kém của hệ thống y tế hết lần này đến lần khác và những vết sẹo lớn trên cơ thể khiến tôi cảm thấy lạc lõng gần như trong mọi hoàn cảnh xã hội. Kết hợp lại, những yếu tố này (theo cảm nhận của tôi) đã giúp tôi trở thành người quan sát cuộc sống tốt hơn. Đó cũng là điều đã đưa tôi đến với lĩnh vực nghiên cứu khoa học xã hội.

Xin đừng hiểu lầm; tôi không có ý nói rằng những vết thương của tôi là cần thiết. Chẳng ai có thể hợp lý hóa nỗi đau và sự khốn khổ lớn như thế. Song, những trải nghiệm phức tạp về vết thương, thời gian nằm viện và cuộc sống với những vết sẹo nặng nề cùng những khuyết tật của cơ thể đã trở thành chiếc kính hiển vi để tôi nhìn vào cuộc sống. Qua lăng kính này, tôi có thể quan sát được nỗi thống khổ của con người. Tôi đã nhìn thấy những người chế ngự được nỗi đau của họ và chiến thắng; đồng thời, tôi cũng nhìn thấy những người chịu khuất phục trước khó khăn. Tôi từng trải nghiệm nhiều thủ tục y tế khác nhau và những tương tác kỳ lạ của con người. Từ giường bệnh, tôi có thể quan sát mọi người xung quanh sống cuộc sống đời thường của họ, thắc mắc về thói quen của con người và suy xét về những lý do tại sao chúng ta lại hành động theo cách chúng ta vẫn thường làm.

Những vết sẹo, nỗi đau, những chiếc kẹp y tế kỳ dị và băng ép bao phủ từ đầu tới chân khiến cảm giác sống một cuộc đời cách biệt với cuộc sống hằng ngày vẫn đeo bám tôi sau khi ra viện. Khi tôi bước những bước chân đầu tiên trở lại thực tại mà tôi từng cho là hiển nhiên, tầm nhìn của tôi đã mở rộng, bao quát cả những hoạt động hằng ngày như cách chúng ta đi chợ, lái xe, làm tình nguyện, tương tác với đồng nghiệp, chịu rủi ro, xung đột và cư xử thiếu chín chắn. Và tất nhiên, tôi không thể không chú ý tới kết cấu phức tạp chi phối cuộcsống tình ái của mỗi người.

Với lăng kính đó, tôi quay sang nghiên cứu tâm lý học. Chẳng mấy chốc, đời sống riêng tư và nghề nghiệp của tôi trở nên liên quan mật thiết với nhau. Tôi nhớ những liều thuốc giảm đau giả trị1 của mình và tôi tiến hành nhiều thử nghiệm để hiểu rõ hơn tác động của sự kỳ vọng lên những phương pháp điều trị đau đớn. Tôi nhớ vài tin xấu mà tôi từng nhận được khi nằm viện và cố gắng tìm hiểu cách tốt nhất để thông báo tin xấu cho các bệnh nhân. Có rất nhiều chủ đề khác vượt qua ranh giới cá nhân/nghề nghiệp và càng ngày tôi càng học hỏi được nhiều hơn từ những quyết định của chính mình và cách cư xử của những người xung quanh. Đó là thời điểm cách đây hơn 25 năm và kể từ đó tôi đã dành phần lớn thời gian của mình để cố gắng hiểu rõ hơn về bản chất con người, chủ yếu tập trung vào những khía cạnh mà chúng ta thường mắc sai lầm cũng như những điều có thể làm để cải thiện quyết định, hành động và kết quả của chúng ta.

1 Thuốc giả trị (placebo): thuốc mang tính trấn an về tâm lý chứ không thật sự chữa được bệnh. (BT)

Sau khi viết các bài luận mang tính học thuật về những chủ đề này trong nhiều năm, tôi bắt đầu viết về nghiên cứu của tôi cùng những hàm ý của nó theo phong cách đàm thoại nhiều hơn và ít hàn lâm hơn. Có lẽ vì tôi đã kể rằng lý do để tôi bắt đầu những nghiên cứu của mình là những trải nghiệm của bản thân nên nhiều người đã bắt đầu chia sẻ với tôi cuộc đấu tranh của riêng họ. Đôi khi họ tò mò muốn biết quan điểm của khoa học xã hội về một trải nghiệm cụ thể, nhưng đa phần là các câu hỏi về những thử thách và quyết định của mỗi người.

Trong thời gian tôi phản hồi nhiều nhất có thể những yêu cầu được gửi đến, tôi nhận thấy một số câu hỏi được nhiều người cùng quan tâm. Năm 2012, với sự cho phép của những người hỏi, tôi bắt đầu trả lời công khai một số câu hỏi mang tính khái quát trong chuyên mụcAsk Ariely (tạm dịch: Hãy hỏi Ariely) trên tờ Wall Street Journal. Quyển sách mà bạn đang cầm trên tay là tuyển tập những câu trả lời đã được biên tập và mở rộng từ chuyên mục này cùng một số câu hỏi và câu trả lời chưa từng được đăng báo. Quan trọng nhất, quyển sách này còn bao gồm một số bức biếm họa tuyệt vời của họa sĩ tài năng William Haefeli mà theo tôi là đã làm sâu sắc hơn, hoàn thiện hơn và bao quát hơn các câu trả lời của tôi.

Giờ bạn đã có quyển sách này. Ngoài khả năng lý giải của tôi, còn điều gì khiến những lời khuyên của tôi có giá trị hơn, chính xác hơn hay hữu ích hơn nữa không? Tôi sẽ để bạn là người nhận xét.

ĐỌC THỬ

NGHỆ THUẬT VÀ NIỀM VUI KHI NÓI “KHÔNG”

“Và khi họ đã hoàn thành mọi việc trong danh sách việc phải làm, họ sống hạnh phúc bên nhau trọn đời.”

Dan thân mến,

Tôi mới được thăng chức và giờ tôi nhận được đủ kiểu yêu cầu làm những việc mà tôi cảm thấy không mấy hứng thú. Tôi thừa nhận tầm quan trọng của việc giúp đỡ đồng nghiệp cũng như tổ chức, song những việc đó chiếm quá nhiều thời gian khiến tôi không thể làm việc của mình được nữa. Làm sao tôi có thể sắp xếp những ưu tiên của mình được tốt hơn đây?

– FRANCESCA.

Ồ phải rồi – mặt trái của thành công. Thường thì thăng chức nghe có vẻ là một điều tốt đẹp, nhưng chỉ khi được lên chức chúng ta mới nhận ra rằng đi cùng nó là nhiều yêu cầu và phiền phức hơn trước (kỳ lạ là dường như chúng ta không nhớ bài học từ những lần lên chức trước đó nên mỗi lần như thế chúng ta lại kinh ngạc khi phát hiện ra cái giá phải trả thêm).

Hãy quay trở lại với câu hỏi của bạn. Tôi đoán rằng cuộc sống mới của bạn đang diễn ra như thế này: Hằng ngày, các đồng nghiệp tử tế mà bạn muốn giúp đỡ sẽ nhờ bạn làm điều gì đó giúp họ. Thêm vào đó, yêu cầu này thường là vào một thời điểm nào đó rất xa trong tương lai – khoảng một tháng tới chẳng hạn. Bạn xem lịch và thấy mình khá rảnh rỗi. Thế là bạn nhủ thầm: “Một tháng tới mình hầu như rảnh rỗi, làm sao mình có thể trả lời ‘không’ được chứ?” Nhưng bạn đã nhầm. Trong tương lai, bạn sẽ không hẳn rảnh rỗi suốt, chỉ là chi tiết công việc chưa được ghi vào lịch mà thôi. Đến ngày hẹn, bạn sẽ có cả tỷ việc và phải làm tối mày tối mặt – đấy là chưa kể những đòi hỏi bổ sung của yêu cầu kia nữa. Lúc đó bạn sẽ ước rằng giá như mình đã không nói “Được.”

Đây là vấn đề rất phổ biến và tôi muốn đưa ra ba công cụ đơn giản có thể giúp bạn tập trung tốt hơn vào những ưu tiên của mình.

Trước hết, mỗi khi có ai nhờ vả, hãy tự hỏi xem bạn sẽ làm gì nếu thời hạn là trong tuần tới. Theo cách đó, bạn sẽ phải kiểm tra lịch và xác định xem liệu bạn có thể hủy bỏ một vài công việc khác để dành thời gian cho yêu cầu mới này không. Nếu bạn có thể hủy bỏ vài việc thì hãy chấp nhận yêu cầu. Nhưng nếu bạn không thể ưu tiên yêu cầu đó hơn những công việc khác thì cứ trả lời: “Không.”

Công cụ thứ hai: Khi bạn nhận được yêu cầu, hãy tưởng tượng rằng bạn đang kiểm tra lịch để xem liệu bạn có thể thực hiện được không và bạn thấy rằng mình đã kín lịch đến mức không thể thay đổi bất kỳ điều gì – có thể bạn phải ra khỏi thành phố chẳng hạn. Khi đó, hãy thử đánh giá phản ứng của bản thân đối với tin này. Nếu bạn cảm thấy buồn, bạn nên nhận lời. Trái lại, nếu bạn cảm thấy nhẹ nhõm với việc bạn không thể làm, hãy từ chối ngay.

Cuối cùng, hãy thực hành cảm giác “niềm vui từ bỏ,” tức niềm vui khi một việc nào đó bị hủy bỏ. Để sử dụng công cụ này, hãy tưởng tượng rằng bạn chấp nhận yêu cầu, nhưng sau đó yêu cầu này bị hủy. Nếu bạn cảm thấy mừng rỡ, bạn đang trải nghiệm “niềm vui từ bỏ” và như thế bạn đã có câu trả lời cho mình rồi.

NƠI LÀM VIỆC, QUYẾT ĐỊNH, TƯ DUY DÀI HẠN

SỰ BẤT MÃN VỚI NETFLIX3

“Nếu em có mười quả trứng trong rổ, hai trong số đó bị rơi vỡ, em sẽ buồn đến mức nào?”

Dan thân mến,

Tôi là một người dùng Netflix lâu năm. Mới đây, Netflix xóa bỏ khoảng 1.800 bộ phim trong hệ thống của họ, trong khi chỉ thêm vào vài bộ phim hay. Tôi biết có lẽ tôi sẽ chẳng bao giờ xem bất kỳ bộ phim nào trong số 1.800 phim ấy nhưng tôi vẫn rất buồn về điều này và tôi thực sự nghĩ tới việc hủy đăng ký sử dụng Netflix. Tại sao tôi lại cảm thấy như thế?

– KRISTEN.

3 Netflix là nhà cung cấp dịch vụ truyền hình qua Internet với nội dung chủ yếu là phim và các chương trình truyền hình (ND).

Bản thân tôi cũng là một người thích phim ảnh nên tôi thấu hiểu những băn khoăn của bạn. Nguyên tắc nằm sau phản ứng cảm xúc trước việc xóa bỏ những bộ phim này là tính ghét mất mát4. Tính ghét mất mát là một trong những nguyên tắc cơ bản và được hiểu rõ nhất trong giới khoa học xã hội. Theo nguyên tắc này, việc mất đi điều gì đó có tác động về mặt cảm xúc mạnh mẽ hơn so với việc đạt được điều gì đó có cùng giá trị. Trở lại với Netflix, có khả năng là việc xóa các bộ phim trong tài khoản của bạn được nhận thức như một sự mất mát và chính vì vậy, nó khiến bạn buồn rầu hơn. Tác động của tính ghét mất mát có thể mạnh đến mức nỗi buồn khi mất đi những bộ phim không hay lấn át cả niềm vui khi có được những bộ phim hay hơn.

4 Nguyên văn: loss aversion (BT).

Một ảnh hưởng khác của tính ghét mất mát là trong khi người dùng cũ của Netflix, chẳng hạn như bạn, nhìn những bộ phim mới trên Netflix theo một cách tiêu cực và coi sự thay đổi đó như một sự mất mát, thì những người dùng mới chỉ xem những bộ phim mới mà không biết đến những bộ phim cũ bị gỡ bỏ sẽ nhìn nhận những cập nhật này theo cách tích cực hơn rất nhiều.

Với những điều kể trên, tôi khuyên bạn hãy cố hình dung Netflix như một viện bảo tàng. Nó không phải là một dịch vụ cung cấp cho bạn một vài bộ phim cụ thể mà cung cấp cho bạn nhiều chương trình giải trí tối ưu và có nội dung. Ở các bảo tàng, chúng ta không nghĩ bản thân sở hữu bất kỳ tác phẩm nào trong đó, vì vậy chúng ta sẽ không thấy buồn khi các hiện vật trưng bày bị thay đổi. Tôi đoán là nếu bạn định hình lại quan điểm của mình theo cách này, bạn sẽ hài lòng với Netflix hơn.

GIẢI TRÍ, TÍNH GHÉT MẤT MÁT, GIÁ TRỊ

CHUYỆN ĂN KIÊNG

“Không phải em đang ăn đâu. Em đang tự điều trị đấy.”

Dan thân mến,

Đây có lẽ là câu hỏi rất phổ biến bởi tất cả mọi người đều ăn kiêng vào một thời điểm nào đó. Câu hỏi đặt ra là: Tại sao chúng ta lại để sự thỏa mãn tức thời của việc ăn uống lấn át những cân nhắc dài hạn? Tại sao chúng ta hủy hoại sức khỏe của mình hết lần này đến lần khác? Làm sao chúng ta có thể kiềm chế ham muốn ăn uống quá mức của mình?

– DAFNA.

Như bạn đã chỉ ra thì về cơ bản, việc ăn kiêng đi ngược lại bản chất vốn có của chúng ta. Chúng ta thường có những hình mẫu lý tưởng cho bản thân trong tương lai, như những việc chúng ta sẽ làm, những việc chúng ta sẽ không làm, những quyết định chúng ta sẽ đưa ra và những quyết định chúng ta sẽ không đưa ra. Nhưng thực tế trong các quyết định hằng ngày, những cân nhắc ngắn hạn thường sẽ thắng thế và những hy vọng cũng như những mong muốn dài hạn của chúng ta sẽ bị đẩy xuống dưới (thậm chí còn bị xếp xó nữa cơ). Khi không thấy đói và ai đó hỏi chúng ta sẽ ăn bao nhiêu món tráng miệng trong tháng tới, chúng ta sẽ nghĩ là mình chỉ ăn tối đa một hoặc hai món thôi. Tuy nhiên, khi chúng ta ngồi trong nhà hàng và người phục vụ đặt thực đơn tráng miệng (hay tệ hơn là cả khay món tráng miệng) trước mặt và trong đó có món ưa thích, chúng ta sẽ có ý niệm rất khác về tầm quan trọng của việc ăn món tráng miệng kia ngay lập tức. Chỉ cần nhìn thấy món bánh sô-cô-la ba tầng, các ưu tiên của chúng ta liền thay đổi. Trong kinh tế học hành vi, chúng tôi gọi đó là “xu hướng tập trung vào hiện tại.”

Thêm vào đó, ăn kiêng thực sự là một việc khó khăn – khó hơn rất nhiều so với việc bỏ hút thuốc. Tại sao vậy? Bởi với việc hút thuốc, chúng ta chỉ có thể là người hút hoặc không hút. Nhưng với việc ăn kiêng, chúng ta không thể dễ dàng tách biệt thành người ăn và người không ăn được. Chúng ta phải ăn và vì vậy câu hỏi đặt ra là: Chúng ta ăn gì và chính xác là khi nào chúng ta nên ngừng ăn? Vì không có một quy định ngừng ăn rõ ràng nên chúng ta khó có thể tuân thủ bất kỳ phương pháp ăn kiêng cụ thể nào.

Vậy chúng ta có thể làm gì với vấn đề này? Cách tiếp cận đơn giản nhất là phải nhận thức rõ mức độ của thách thức này và cố gắng ngay từ đầu để tránh đặt mình trước sức hấp dẫn của các loại thực phẩm không có lợi cho chúng ta. Nếu ở nhà không có bánh kẹo, chúng ta sẽ ăn ít bánh kẹo hơn. Nếu thay thế bánh kẹo bằng những trái ớt chuông, chúng ta sẽ ăn những trái ớt sẵn có này. Chúng ta có thể tự nhủ rằng món tráng miệng kia quá khó ăn. Hoặc chúng ta sẽ chỉ ăn tráng miệng trong ngày Sabbath5. Một nguyên tắc hữu ích và tương đối đơn giản là không để bất kỳ loại nước ngọt hay đồ ăn vặt nào ở nhà. Một phương pháp bao gồm các quy định khắt khe và giáo điều như vậy có thể rất hữu ích. Việc áp dụng những quy định này sẽ giúp chúng ta nhận thức tốt hơn việc liệu chúng ta có đang tuân thủ kế hoạch dài hạn của mình hay không, đồng thời giúp chúng ta củng cố hành vi mà mình mong muốn.

5 Một ngày lễ mà người Do Thái gác lại công việc để thành tâm cầu nguyện, kéo dài từ chiều thứ Sáu đến chiều thứ Bảy mỗi tuần. Đối với người Công giáo, ngày này là ngày Chủ Nhật (BT).

ĂN KIÊNG, TỰ CHỦ, QUY ĐỊNH


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button