Kinh doanh - đầu tư

Miếng Bánh Ngon Bị Bỏ Quên

mieng-banh-ngon-bi-bo-quen-john-downes-peter-d-schiff1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : John Downes & Peter D. Schiff

Download sách Miếng Bánh Ngon Bị Bỏ Quên – Kiếm Lời Từ Khủng Hoảng Tài Chính ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  KINH DOANH – ĐẦU TƯ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng ebook                  

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu


Khi bắt đầu soạn cuốn sách này vào năm 2006, tôi không có ý định viết Lời nói đầu. Mục đích của tôi là giải thích một cách đơn giản và dễ hiểu tại sao tình trạng bất cân đối ngày càng gia tăng giữa nhập khẩu và xuất khẩu – cán cân thương mại của nước Mỹ – có thể khiến đồng đôla sụp đổ, buộc người dân Mỹ phải chấp nhận mức sống giảm sút trầm trọng cùng với nhiều năm hi sinh và tái xây dựng. Bảy chương sẽ chỉ ra nhiều nguyên nhân chỉ trong thời gian 20 năm ngắn ngủi, người cho vay lớn nhất thế giới lại trở thành con nợ lớn nhất trong khi dân chúng vẫn tập trung vào những vấn đề khác. Tôi nhận thấy thách thức đặt ra với tôi là phải giúp công chúng nhận thức được cuộc khủng hoảng kinh tế sắp diễn ra mà tôi đã giúp khách hàng của mình chuẩn bị đón nhận trong nhiều năm qua. Trong ba chương cuối, tôi sẽ chia sẻ những chiến lược đầu tư mà hàng nghìn khách hàng là các công ty môi giới đã áp dụng thành công, nhờ đó độc giả có thể tránh được sự sụp đổ của đồng đôla và thu lợi trong giai đoạn tái xây dựng nền kinh tế.

Đó là cuốn sách bạn chuẩn bị đọc. Vậy tại sao còn cần đến Lời nói đầu này?

Lý do là tôi viết phần này vào những ngày cuối cùng của năm 2006 và cuốn sách dự kiến sẽ được xuất bản trong khoảng một tháng tới và mọi người đã bắt đầu bàn tán nhiều về cán cân thương mại. Sau nhiều năm bị lãng quên, đột nhiên nó lại trở thành vấn đề tranh luận của công chúng. Trong khi có mối lo ngại ngày càng lớn rằng đây là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng, thì cũng có quan điểm đối ngược, chủ yếu xuất phát từ Phố Wall với quyền lợi luôn được đảm bảo, rằng thặng dư thương mại là một dấu hiệu về sức khỏe của nền kinh tế, rằng tiêu dùng là một động cơ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Mỹ. Đó chỉ là những lý lẽ vô nghĩa, ích kỷ. Nếu bạn tin như vậy thì bạn sẽ thu được lợi ích tối đa từ sự hiểu biết và lời chỉ dẫn mà tôi xin được giới thiệu trong những trang tiếp theo đây.

Sau đây tôi sẽ đưa ra một vài ví dụ phức tạp hơn, nhưng ngắn gọn là khó có thể chấp nhận tuyên bố vào cuối tuần trước của Lawrence Kudlow – người chủ trì vui tính của chương trình Kudlow và Khách mời. Mở đầu chương trình, Kudlow chào mừng khán giả, và sau đó trơ trẽn lên giọng: “Tôi thích thâm hụt thương mại. Tại sao ư? Vì chúng tạo ra thặng dư trong tài khoản vốn.”

Về căn bản, bên cạnh một số thành phần khác, cán cân thanh toán – hệ thống ghi sổ lưu trữ các giao dịch giữa các quốc gia – bao gồm tài khoản thương mại là một phần của tài khoản vãng lai chỉ ra giá trị xuất khẩu và nhập khẩu ròng; và tài khoản vốn chỉ ra dòng chảy đầu tư ròng giữa các quốc gia. Mỗi đồng đôla chúng ta thanh toán cho nước ngoài để mua hàng hóa và dịch vụ đều quay trở lại dưới hình thức đầu tư vào trái phiếu Chính phủ Mỹ và các loại tài sản khác, tài khoản này có thể được coi là mặt ngược lại của tài khoản kia. Một đất nước nhập khẩu ròng như nước Mỹ chắc chắn sẽ được bù đắp lại ở cán cân vốn, hay nói cách khác, thâm hụt trong tài khoản thương mại sẽ tạo ra thặng dư trong tài khoản vốn.

Nhưng “thặng dư” ở đây chỉ là một thuật ngữ để ghi sổ với ý nghĩa đơn thuần là có nhiều tiền chảy vào hơn chảy ra. Lý do dòng tiền chảy vào là vì một tài sản, ví dụ như trái phiếu Chính phủ, đã được một ngân hàng nhà nước của nước ngoài mua lại. Tuy nhiên, bán được một trái phiếu không khiến chúng ta giàu có hơn; mà nó lại tạo ra trách nhiệm. Đương nhiên, lúc đầu, sau vụ mua bán, chúng ta sẽ có một khoản tiền trong tay; song đó là khoản tiền chúng ta sẽ phải trả lại kèm lãi.

Như vậy, “thặng dư” là một dấu hiệu tích cực, nhưng thặng dư vốn lại có ý nghĩa trái ngược với thặng dư ngân sách. Các khoản thặng dư có thể là tốt hay xấu. Dư thừa nước dưới bể ngầm trong thời kỳ hạn hán là tốt, nhưng khi nó ở dưới tầng ngầm nhà bạn trong một cơn bão thì quả là tồi tệ.

Larry Kudlow là một người dẫn truyền hình thông minh, và tôi không nói anh ta không hiểu ý nghĩa của từ này. Nhưng theo ý kiến của anh ta, thặng dư vốn là một bằng chứng cho sự tin cậy về khả năng trả nợ của chúng ta. Và rằng chúng ta có thể dựa vào nó để tiếp tục phát triển. Theo tôi, đó chính là điểm sai lầm của anh ta. Các đối tác thương mại của chúng ta hoàn toàn được tự do đầu tư vào bất cứ nơi nào, và đó là điều họ sẽ làm khi họ nhận thấy nước Mỹ – với 8,5 nghìn tỷ đôla nợ được đảm bảo (và 50 nghìn tỷ đôla với các nghĩa vụ không được đảm bảo) kèm theo thâm hụt ngân sách liên tiếp – không còn đáng tin cậy như trước nữa. Họ không còn thu được lợi nhuận cao hơn khi đầu tư vào đây nữa, thị trường của chúng ta đang hoạt động yếu kém hơn tất cả các thị trường lớn khác, và đó là sự thật trong suốt sáu hay bảy năm qua.

Theo tôi, chúng ta có thể lý giải về việc nhu cầu đối với các khoản đầu tư của Chính phủ Mỹ từ phía ngân hàng trung ương các nước khác vẫn tiếp tục gia tăng bằng những động cơ quan liêu, cứng nhắc. Các nhà đầu tư cá nhân nước ngoài đã từ bỏ. Nhưng đối với Phố Wall và những người cổ vũ trên các phương tiện thông tin đại chúng của nó – những người sẽ bị giết nếu thâm hụt thương mại chuyển thành sự bi quan của thị trường – thì “thặng dư vốn” là một thuật ngữ tuyệt vời.

Một lý lẽ khác sắc bén hơn về tác dụng của thâm hụt thương mại được đưa ra trong bài báo có tiêu đề “Chấp nhận thâm hụt” của David Malpass – nhà kinh tế học của Bear Stearn(1) – được đăng trên Wall Street Journal (Thời báo Phố Wall) ngày 21 tháng 12 năm 2006.

Malpass viết khá dài, song lý lẽ của ông ta được tóm tắt ngay trong đoạn mở đầu: “Trong nhiều thập kỷ qua, thâm hụt thương mại đã trở thành mối quan tâm của chính quyền và báo giới, dẫn đến vô số dự đoán về sự sụp đổ của nền kinh tế Mỹ. Sự thật không phải như vậy. Nhập khẩu của chúng ta tăng lên cùng với sự phát triển của nền kinh tế và dân số trong khi xuất khẩu tăng cùng với sự phát triển của các nền kinh tế nước ngoài, đặc biệt là các nước công nghiệp. Mặc dù bị phê phán là mất cân bằng, nhưng thâm hụt thương mại và dòng chảy vốn liên quan đến nó lại phản ánh sự tăng trưởng – chứ không phải sự yếu kém – của nước Mỹ. Chúng thể hiện mối liên hệ giữa một nước Mỹ trẻ đang phát triển nhanh chóng với những nền kinh tế già cỗi phát triển chậm chạp bên ngoài.”

Do sự tôn trọng đối với Malpass, tôi không thể phản đối ông ta thêm nữa. Quan điểm của ông ta về nhân khẩu học có thể có giá trị nhất định, song ông ta đã phớt lờ sự thật rằng đằng sau thâm hụt thương mại là nền sản xuất đang bị thu hẹp, và ông ta cũng phụ thuộc quá nhiều vào lý lẽ phổ biến nhưng sai lầm rằng giá hàng hóa tiêu dùng tăng cao có thể bị nhầm lẫn với tỷ lệ tiết kiệm giảm, trong khi chúng ta biết rằng giá cả tăng thể hiện giá trị của tiền giấy và nhà đất đang bị thổi phồng. Ông ta đã nhầm lẫn tiêu dùng với tăng trưởng và tin rằng lợi tức cạnh tranh đồng nghĩa với đầu tư nước ngoài gia tăng dù chúng ta đều nhận thấy thị trường của chúng ta đang hoạt động quá tồi so với các nước lớn khác khi xét đến yếu tố tỷ giá hối đoái. Quan điểm của ông ta về lạm phát đã bỏ qua những chính sách tiền tệ trước đây. Tôi có thể tiếp tục, nhưng có lẽ nên nói trước rằng toàn bộ cuốn sách này là sự bác bỏ quan điểm của ông ta. Bài báo của ông ta là một ví dụ tiêu biểu cho những nỗ lực đơn độc của Phố Wall nhằm đánh bóng hình ảnh của nền kinh tế.

ĐỌC THỬ

1CON DỐC TRƠN TRƯỢT

Nếu nền kinh tế Mỹ là một võ sĩ quyền anh và tôi là trọng tài thì tôi sẽ nhân từ mà dừng ngay cuộc tàn sát đó lại trong khi anh chàng võ sĩ thì hoan hỉ với vinh quang của chiến thắng và giữ được tỉnh táo. Nhưng trận đấu sai lầm vẫn được tiếp tục, hết hiệp đấu đẫm máu này đến hiệp đấu khác. Vinh quang của quá khứ sẽ cản trở chúng ta chấp nhận thực tại.

Từ vị thế chủ nợ lớn nhất thế giới, nay nước Mỹ đã trở thành con nợ lớn nhất và đang phải đấu tranh trong một cuộc chiến bất lợi chống lại vấn đề mất cân bằng thương mại và tài chính ngày càng gia tăng do những nguyên nhân sâu xa khó có thể thay đổi được.

Ở đây tôi không nói về lý thuyết kinh tế. Trừ khi bạn có cách tự bảo vệ mình – và cuốn sách này sẽ chỉ cho bạn cách đó – thì những tài sản được định giá bằng đồng đôla của bạn sẽ bị mất giá và mức sống của bạn sẽ bị giảm sút một cách thảm hại. Tôi không thể xác định chính xác chuyện đó sẽ xảy ra vào ngày nào – Chính phủ đã giấu giếm vấn đề và kéo dài thời gian rất tốt – nhưng chắc chắn ngày trả giá đó sẽ đến và đã quá hạn rồi.

Trong khoảng thời gian vài thập kỷ ngắn ngủi và với sự quan tâm quá ít ỏi từ phía các nhà kinh tế, đất nước này đã trải qua một cuộc thay đổi toàn diện cơ cấu và phương thức hoạt động của nền kinh tế. Một xã hội tiết kiệm, sản xuất, một nhà xuất khẩu lớn đã trở thành một xã hội ngừng tiết kiệm, chuyển từ sản xuất sang các dịch vụ không thể xuất khẩu, nợ quốc gia và nợ cá nhân đạt mức kỷ lục và sử dụng tiền vay để tài trợ cho những nhu cầu mua hàng nhập khẩu vô bổ.

Xét trên cấp độ quốc gia, tình thế của chúng ta bây giờ giống như một tay chơi được thừa hưởng một gia tài lớn và phung phí nó. Trong giai đoạn chơi bời phóng đãng, anh ta được sống thật thoải mái, và xét về mọi mặt, anh ta có vẻ rất vương giả. Nhưng sự giàu có của anh ta là kết quả từ những năm tháng làm việc vất vả của ông cha anh ta chứ không phải bản thân anh ta. Một khi khối tài sản đó hết đi thì lối sống xa hoa cũng sẽ phải chấm dứt. Vấn đề là phần lớn người Mỹ, bao gồm cả các nhà kinh tế và các chuyên gia tư vấn đầu tư, đều nhầm lẫn tiêu dùng với động lực tạo ra của cải. Tốc độ tăng trường tổng sản phẩm quốc dân (GDP) ấn tượng mà mọi người thường cho là nhờ tiêu dùng là thước đo mức độ tàn phá chứ không phải mức độ giàu có của chúng ta (xem Hình 1.1).

Hình 1.1: Cán cân tài khoản vâng lai của Mỹ, giai đoạn 1990-2005. Thâm hụt tài khoản vãng lai của Mỹ đã tăng mạnh trong những năm gần đây, đạt mức độ gần 1.000 tỷ đôla mỗi năm. Kết quả hoạt động kinh tế yếu kém như vậỵ là một thảm họa của những tài khoản bất cân đối mang tầm quốc gia.

Nguồn: Trích dẫn với sự cho phép của David L. Tice và cộng sự.

(www. pruden tbear. com)

Kết quả là: thâm hụt thương mại hàng năm khoảng 800 tỷ đôla, thâm hụt ngân sách dao động trong khoảng 300 đến 400 tỷ đôla, và nợ quốc gia khoảng 8,5 nghìn tỷ đôla. (Đương nhiên, khi tính đến cả các khoản nợ cho những mục đích như an sinh xã hội, thì nợ quốc gia sẽ vượt quá 50 nghìn tỷ đôla, haỵ nhiều hơn sáu lần so với con số ước tính). Nếu chúng ta vẫn thực sự giàu có trong hai thập kỷ qua thì chúng ta phải có thặng dư thương mại và vẫn phải là chủ nợ lớn nhất chứ không phải con nợ lớn nhất thế giới.

Tôi tin rằng chúng ta đang nhanh chóng rơi vào con bão của sự sụp đổ tài chính [1].

[1] Dự đoán của tác giả vào năm 2006 – Lời người dịch

Tôi nghĩ mọi việc cũng tương tự với một gia đình – hãy gọi họ là nhà Smiths – có người lao động chính bị mất việc. Để duy trì ấn tượng về một gia đình khá giả và duy trì lối sống như trước đây, họ phải dùng đến phương thức duy nhất là vay mượn và ngày càng lún sâu vào nợ nần. Tình hình đó không thể kéo dài mãi. Trừ khi người lao động chính kiếm được việc để trả nợ và chu cấp cho lối sống như trướcđây, nếu không gia đình đó sẽ phải bẽ mặt thay đổi cách sống.

Trái ngược với họ là gia đình – gọi là nhà Chins – luôn chịu khó, tiết kiệm, tằn tiện và tích lũy được một khoản lớn. Trong giai đoạn tích lũy, họ có vẻ nghèo khó hơn nhiều so với người hàng xóm vương giả của mình – nhà Smiths, những người sống sung túc bằng thẻ tín dụng và các khoản vay thế chấp. Đối với người ngoài chỉ đánh giá dựa vào tỷ lệ tiêu dùng tương đối của hai gia đình thì nhà Smiths dường như là khá giả hơn. Tuy nhiên, đằng sau vẻ bề ngoài đó, sự hi sinh trong hiện tại của nhà Chins đã giúp họ xây dựng một tương lai tươi sáng hơn, trong khi thói ngông cuồng, thiển cận sẽ khiến nhà Smiths phải trả giá bằng cuộc sống tương lai của chính họ.

Để tiêu dùng, bạn phải hoặc là làm việc chăm chỉ, hoặc là vay mưọn, và bạn cũng chỉ có thể vay mượn một khoản nhất định, trong một thời gian nhất định. Với một đất nước cũng vậy. Đối với một cá nhân riêng lẻ có thể may mắn tìm được một công việc được trả lương hậu hĩnh hay trúng sổ xố nhưng với một đất nước thì không thể, bởi để lấp đầy khoản tiết kiệm đã trống rỗng và tái xây dựng nền sản xuất đã quá cũ kỹ đòi hỏi rất nhiều thời gian và sự hi sinh to lớn.

Bởi người Mỹ không tiết kiệm và sản xuất mà chỉ vay mượn và tiêu dùng nên chúng ta trở nên phụ thuộc các nhà cung cấp và chủ nợ nước ngoài. Kết quả là chúng ta sắp phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tiền tệ làm suy giảm nghiêm trọng mức sống của người Mỹ – những người đã không biết cách tự bảo vệ mình (xem Bảng 1.2).

Bảng 1.2: Mức độ nắm giữ tài sản tài chính Mỹ của nước ngoài, giai đoạn 1985 – 2006. Giai đoạn vay mưọn và tiêu dùng chưa từng xảy ra trong lịch sử nước Mỹ đã tạo ra khoản nợ cao kỷ lục đối với nước ngoài. Trách nhiệm thanh toán các khoản nợ này sẽ kìm hãm thu nhập quốc dân và tiêu dùng nội địa của các thế hệ tiếp theo.

Nguồn: Trích dẫn với sự cho phép của David L. Tice và cộng sự (www pruden tbear. com)

TẠI SAO PHẢI LO LẮNG ĐẾN VẬY?

CHÍNH PHỦ NÓI NỀN KINH TẾ VẪN ỔN

Nếu bạn tự hỏi tại sao bạn vẫn đọc và nghe nói rằng nền kinh tế vẫn đang hoạt động tốt thì cũng đừng nghĩ rằng bạn hay tôi bị ảo giác. Chính trị hiện đại được xây dựng dựa trên những kỳ vọng cao của người tiêu dùng Mỹ, và Chính phủ đã quá thành thạo trong việc làm cho các thông tin kinh tế xấu lại có vẻ như là tốt, nhờ vậy khiến cho công chúng vui vẻ và các chính trị gia vẫn giữ được ghế của mình. (Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2006 làm thay đổi quyền lãnh đạo của Hạ viện và Thượng viện cho thấy công chúng đã bắt đầu tỉnh giấc.) Các quan chức Chính phủ – cùng với sự trợ giúp của Cục Dự trữ Liên bang nắm trong tay quyền in tiền – đã thao túng các dữ liệu kinh tế để duy trì niềm tin của người tiêu dùng trong nước cũng như các chủ nợ nước ngoài nhằm ổn định tình hình. Nhưng qua thời gian, vấn đề ngày càng tồi tệ.

Về phần mình, ngân hàng trung ương các nước vẫn tiếp tục sử dụng khoản dự trữ bằng đồng đôla để mua Trái phiếu Chính phủ và các loại chứng khoán bảo đảm bằng các khoản vay thế chấp[2] của nước Mỹ, giúp chúng ta tài trợ cho khoản thâm hụt thương mại đang không ngừng gia tăng và chống đỡ cho thị trường nhà đất (xem Hình 1.3). Họ cũng có những thông tin lạc quan như chúng ta có và họ cũng tin tưởng mù quáng, song niềm tin rằng nền kinh tế Mỹ quá lớn để có thể bị sụp đổ (too big to fail) đang bắt đầu dao động. Nếu họ nhận ra điều gì đang thực sự diễn ra và ngừng mua Trái phiếu hay chứng khoán của chúng ta thì chúng ta chỉ có thể lựa chọn: hoặc là tăng mức thuế vốn đã là gánh nặng với người dân, hoặc là tuyên bố vỡ nợ như Liên Xô đã làm vào cuối những năm 1990. Chúng ta đang gặp rắc rối thực sự.

[2] Mortgage-backed securities

Điều này gọi tôi nhớ lại câu chuyện về võ sĩ quyền anh lúc trước. Bạn còn nhớ Mike Tyson – người đàn ông thép – khi anh ta chiến thắng trong giải hạng nặng, vượt qua mọi đối thủ và không ai nghĩ rằng anh ta có thể thất bại chứ? Chà, như thường lệ, cuối cùng, anh ta đã gặp được đối thủ thực sự. Anh ta thất bại trước Buster Douglas, và sau đó liên tục thất bại. Vẫn là Myke Tyson đó, nhưng Buster đã phá vỡ niềm tin tâm lý của anh ta.

Bất cứ một cuộc kiểm tra thực tế chống lại tuyên bố rằng nền kinh tế Mỹ quá lớn để có thể bị sụp đổ sẽ hé lộ và làm sáng tỏ câu chuyện.

Những ngày thống trị nền kinh tế thế giới của chúng ta sẽ không kéo dài lâu nữa. Đồng đôla sẽ sụp đổ và nước Mỹ sẽ lâm vào thời kỳ trì trệ dưới hình thức suy thoái và siêu lạm phát. Những người biết hành động thông minh và nhanh chóng bằng cách áp dụng những biện pháp tôi giới thiệu ở phần sau của cuốn sách này sẽ không chỉ tránh được những mất mát tài chính mà còn giữ được sự thịnh vượng trong khi hàng xóm của bạn sẽ phải hứng chịu giai đoạn cải cách và tái cơ cấu đầy đau đớn.

Bảng 1.3: Tỷ lệ % trái phiếu Chính phủ Mỹ do nước ngoài nắm giữ, giai đoạn 1980 – 2006. Một tỷ lệ lớn trái phiếu Chính phủ Mỹ đang nằm trong tay người nước ngoài do tiết kiệm trong nước không đủ và thói tiêu xài hoang phí của Chính phủ. Chắc chắn chúng ta không còn “tự nợ mình” nữa.

Nguồn: Trích dẫn với sự cho phép của David L. Tice và cộng sự (www. pruden tbear. com)

Cần phải nhớ rằng trong nền kinh tế thị trường, mức sống tăng là kết quả của thời kỳ tích lũy vốn để tăng năng suất của người lao động, nhờ đó mỗi người sẽ tạo ra sản lượng lớn hơn, cho phép họ tiêu dùng và giải trí nhiều hơn. Tuy nhiên, vốn đầu tư chỉ có thể tăng nếu có đủ nguồn tiết kiệm. Đương nhiên, tiết kiệm chỉ xuất hiện khi giảm tiêu dùng và hi sinh nhu cầu cá nhân (xem Hình 1.4).

Hình 1.4: Tỷ lệ tiết kiệm của Mỹ giai đoạn 1970 – 2006. Sự giảm sút của tiết kiệm cá nhân đã dẫn đến tình trạng nợ nước ngoài chồng chất và cơ sở công nghiệp Mỹ sụp đổ. Gây dựng lại tiết kiệm quốc gia và khoản vốn đầu tư do nó mang lại sẽ đánh dấu cho thời kỳ thắt lưng buộc bụng sắp tới.

Nguồn: Trích dẫn với sự cho phép của David L. Tice và cộng sự (www. prudentbear. com)

Sai làm chết người của nền kinh tế hiện đại là bất kỳ cố gắng nào để tiết kiệm và giảm tiêu dùng – việc này đương nhiên sẽ gây ra tình trạng suy thoái cần thiết – lại bị các chính sách của Chính phủ ngăn cản với mục đích duy nhất là trì hoãn cái ngày trả giá chắc chắn sẽ phải xảy ra. Trong những nỗ lực ích kỷ để đảm bảo được tái cử, các chính trị gia Mỹ đã thuyết phục cử tri của mình rằng họ sẽ thỏa mãn mọi nhu cầu, và rằng hi sinh và giảm tiêu dùng dường như không phải là tính cách Mỹ mà là tính cách của người châu Á.

Kết quả là các chính trị gia đó, cùng với sự giúp sức của Cục Dự trữ Liên bang, sẽ thực hiện được điều mà không một thế lực nước ngoài nào làm được: Họ sẽ phá hủy nền kinh tế Mỹ, bởi với các thế hệ tương lai định nghĩa kinh tế Mỹ nghĩa là sự hi sinh và tằn tiện.

TẠI SAO CHÚNG TA LẠI RƠI VÀO MỚ HỖN ĐỘN NÀY

Trên thực tế, sức mạnh quân sự và công nghiệp cùng với giai đoạn ảnh hưởng lớn sau Chiến tranh Thế giới thứ hai đã gieo mầm cho sự tăng trưởng, dẫn đến và tạo điều kiện cho tình thế khó khăn hiện nay phát triển.

Nguồn dự trữ tiền tệ – một dấu hiệu cho sức mạnh của nước Mỹ – vừa là điều may mắn vừa là một tai họa.Nhờ những lợi thế từ Hiệp định Bretton Woods năm 1944 (xem chương Ba) và ngân hàng trung ương các nước luôn tự mãn hiện nay, vị thế là đồng tiền dự trữ trên toàn thế giới của đồng đôla đã bảo vệ nước Mỹ khỏi những hậu quả của mất cân bằng thương mại liên tục gia tăng.

Hiệp định Bretton Woods đã biến đồng đôla thành đồng tiền được chính phủ các nước sử dụng để làm đơn vị thanh toán trong tài khoản ngoại tệ và giao dịch những hàng hóa thiết yếu như vàng và dầu. Do đó, các nước tham gia vào thương mại quốc tế buộc phải tích lũy đồng đôla và xây dựng nguồn dự trữ đôla dồi dào. Ban đầu, việc đồng đôla được chấp nhận là đồng tiền dự trữ của thế giới xuất phát từ sức mạnh công nghiệp của nước Mỹ, vai trò vừa là nhà xuất khẩu hàng hóa hàng đầu vừa là con nợ lớn nhất của nó, cũng như sự thật rằng giá trị của đồng đôla vẫn được đảm bảo bằng vàng. Ngày nay, không còn yếu tố nào trong số các yếu tố trên còn tồn tại, và đồng đôla không còn xứng đáng với vị thế như trước đây nữa.

Tuy nhiên, do chức năng đồng tiền dự trữ hoàn toàn tách biệt với hoạt động xuất – nhập khẩu nên nướcMỹ vẫn có thể duy trì thâm hụt thương mại mà không cần quan tâm đến các ảnh hưởng của thị trường tự do, nếu không họ sẽ phải có sự điều chỉnh. Nhờ vậy, chúng ta đã tránh được những tác động kinh tế do sự mất giá của đồng đôla gây ra.

Theo Hiệp định Bretton Woods, các đối tác thương mại của chúng ta có thể buộc chúng ta giải quyết vấn đề này, song các ngân hàng trung ương quan liêu đã quá tự mãn và để cho thâm hụt của chúng ta tăng đến mức độ đáng báo động.

Nhưng sự tự mãn đó có thể thay đổi. Cũng có dự đoán rằng vai trò đồng tiền dự trữ có thể chuyển giao sang đồng euro hay một kết hợp của nhiều ngoại tệ. Dù thế nào đi nữa, vai trò đồng tiền dự trữ của đồng đôla bất chấp mọi áp lực thị trường sẽ không thể tồn tại mãi mãi. Khi chuyện này kết thúc, tất cả những đồng đôla thừa sẽ quay trở lại nước Mỹ, gây ra tình trạng siêu lạm phát trong nước.

Sự chuyển đổi từ sản xuất sang dịch vụ đã khiến thâm hụt thương mại gia tăng. Sự sụp đổ của nền công nghiệp với vai trò là nhà sản xuất hàng hóa xuất khẩu và nguồn thu nhập cao là kết quả của nhiều yếu tố. Tổ chức công đoàn gây gổ đòi phúc lợi lao động, các quy định của Chính phủ bị thắt chặt, thuế tăng, nhà xưởng, máy móc cũ kỹ, thái độ “lớn hơn là tốt hơn” dẫn đến phung phí quá nhiều và quá ít nỗ lực bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và giữ kỷ luật, sự tự mãn về chất lượng và thiết kế – tất cả những yếu tố này đã đặt nền sản xuất của Mỹ vào trạng thái bất lợi so với các đối thủ nước ngoài đang ngày càng vươn lên.

Ngược lại, ở nước ngoài, luôn có tinh thần tái xây dựng, sự nhận thức rằng tài nguyên thiên nhiên rất hạn chế và cần được bảo tồn, thuế và lương thấp hơn, và nói chung ít rào cản từ phía chính phủ đối với phát triển kinh tế hơn. Đối thủ lớn nhất của Mỹ là Nhật Bản, và đáp lại thái độ “lớn hơn là tốt hơn” là “chất lượng cao hơn là tốt hơn.” Những chiếc xe “người sắt Detroit [3]” mạ crôm và tiêu tốn nhiên liệu đột nhiên bị thách thức bởi những đối thủ bền, kinh tế và có cấu tạo điện tử phức tạp của Toyota và các hãng khác. Các nguồn lực, cả con người và tự nhiên, đều phải được khai thác thận trọng hơn, khéo léo hơn và với kỷ luật cao hơn, không phải để kiếm tiền mà để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao và chính những sản phẩm đó sẽ tạo ra tiền. Chính phủ Nhật Bản luôn ủng hộ những chính sách thương mại mang lại lợi ích cho bản thân, và Mỹ đã chấp nhận đánh đổi điều này để lấy một đồng minh trong cuộc chiến tranh hao người tốn của ở Việt Nam.

[3] Detroit: thành phố lớn nhất của bang Michigan, trung tâm công nghiệp sản xuất xe hơi Mỹ

Trong cuốn The next century (Thế kỷ tiếp theo) (Morrow, 1991), David Halberstam viết:

Trong thời kỳ hậu chiến, nước Mỹ đã trở thành một xã hội thừa nhận sự lành mạnh cơ bản và tự do của nền kinh tế. Ngược lại, Nhật Bản lại trở thành một xã hội kinh tế. Ở đó, những con người tài năng nhất của đất nước phải tạo ra của cải mới mỗi ngày… Chúng ta bị ám ảnh bởi chiến tranh lạnh, và sau đó là chiến tranh nóng, còn người Nhật thì chỉ bị ám ảnh bởi vấn đề thương mại.

Khi nền sản xuất của chúng ta thu hẹp, kinh tế dịch vụ sẽ mở rộng để thay thế. Kinh tế dịch vụ không làm giảm thâm hụt thương mại. Khu vực dịch vụ bao gồm các ngành như bán buôn, bán lẻ, vận tải, giải trí, dịch vụ cá nhân, các tài sản trí tuệ và vô hình khác. Nó không chỉ làm giảm khối lượng hàng hóa xuất khẩu mà còn khiến chúng ta phụ thuộc vào nguồn hàng nhập khẩu từ các nền kinh tế biết tiết kiệm và sản xuất. Nếu không thì làm sao chúng ta có thể chất đầy các kệ hàng được?

Quan niệm phổ biến cho rằng trong nền kinh tế dịch vụ hậu chiến tranh, các dịch vụ được định giá bằng tiền có thể thay thế cho hàng hóa vì chúng đều tạo ra tiền đã không tính đến sự khác biệt giữa tiền bạc và sự giàu có. Tiền là phương tiện trao đổi. Sự giàu có là cái bạn nhận được từ sự trao đổi đó.

Tôi đồng ý với ý kiến cho rằng công nghệ thông tin có thể xuất khẩu thay thế hàng hóa, nhưng tôi không cho rằng chúng ta có thể thay thế sản xuất bằng công nghệ thông tin. đơn giản là chúng ta không có đủ nguồn hàng, và tính đa dạng của văn hóa các nước đã giới hạn khả năng tiêu thụ các sản phẩm giáo dục và giải trí xuất phát từ nước Mỹ. Thực tế tự nó nói lên tất cả. Chúng ta không xuất khẩu đủ sản phẩm công nghệ thông tin để chi trả cho những hàng hóa thực tế phải nhập khẩu. Kết quả là, thâm hụt thương mại đã cho thấy nền kinh tế dịch vụ như chúng ta gọi chỉ là một thứ giả dối.

Một vấn đề khác của nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào dịch vụ là lao động trong ngành dịch vụ được trả công thấp hơn ngành sản xuất. Tồi tệ hơn nữa, trong ngành dịch vụ tồn tại lao động phức tạp và lao động giản đơn – những công việc đòi hỏi kỹ năng hay không – và ở Mỹ, tăng trưởng chủ yếu diễn ra trong nhóm lao động giản đơn. Khi nói về dịch vụ, hầu như chúng ta chỉ nói về những công việc lao động chân tay rẻ mạt.

Phá vỡ một quan niệm sai lầm phổ biến

Quan niệm sai lầm đó là sự chuyển dịch của nền kinh tế Mỹ từ sản xuất sang dịch vụ là một biểu hiện của sự phát triển, được ví giống như sự chuyển dịch từ nền kinh tế trồng trọt sang sản xuất vào thế kỷ 19. Trong thời kỳ đó, tiết kiệm tạo ra vốn đầu tư, từ đó dẫn đến tăng năng suất: số lượng công nhân ít hơn lại có thể tạo ra nhiều lương thực hơn. Năng suất tăng giúp giải phóng người lao động để chuyển sang những công việc có thù lao cao hơn trong ngành sản xuất cũng được phát triển nhờ nguồn vốn từ tiết kiệm. Sự tăng trưởng của năng suất nông nghiệp đã dẫn đến cuộc cách mạng công nghiệp, đồng thời tạo ra nguồn nông sản xuất khẩu và giá trị thặng dư thương mại lớn.

Điều này trái ngược với sự chuyển dịch từ nền kinh tế sản xuất sang dịch vụ của thời hiện đại. Trong trường hợp này, lao động được giải phóng do các nhà máy của Mỹ gặp phải áp lực ngày càng lớn từ thuế cao, quy định khắt khe và đòi hỏi cao của tổ chức công đoàn. Họ bị các nhà máy của nước ngoài đánh bật dẫn đến thâm hụt thương mại lớn bởi chúng ta phải nhập khẩu tất cả những thứ chúng ta đủ khả năng cạnh tranh để sản xuất trong nước. Việc những công nhân nhà máy bị buộc phải chấp nhận công việc lương thấp hơn trong ngành dịch vụ không phải là biểu hiện của sự tiến bộ mà là một thất bại to lớn.

Một so sánh sai lầm khác đã được đưa ra trong cuộc phỏng vấn tôi của Mark Haines – người dẫn chương trình Squawk Box của đài CNBC. Anh ta đã hiểu nhầm ý tôi rằng nước Mỹ không thể hi vọng sẽ chi trả đủ cho nhập khẩu bằng nguồn tiền thu được từ ngành dịch vụ, mà hiểu thành đất nước này đang quay trở lại thời kỳ kinh tế xe ngựa (buggy whip economy). Thuật ngữ “kinh tế xe ngựa” nói đến một ví dụ điển hình về sự sụp đổ do các phát kiến – một quan niệm do nhà kinh tế học Joseph Schumpeter đưa ra. Ông cho rằng một phát minh, ví dụ như chiếc ô-tô, là một bước tiến lớn đến nỗi nó sẽ dẫn đến sự sụp đổ của một ngành công nghiệp lâu đời như ngành sản xuất roi da cho nguời lái xe ngựa.

Tuy nhiên, không thể áp dụng quan niệm biến mất cho sự yếu kém của nền sản xuất Mỹ. Khi các công ty sản xuất roi da phá sản, người Mỹ không phải nhập khẩu roi da từ nước ngoài. Người Mỹ ngừng sản xuất roi da bởi sự xuất hiện của ô-tô đã khiến chúng trở nên vô nghĩa. Nếu trước đây, những hàng hóa tiêu dùng hiện đại được ưa chuộng rộng rãi chỉ được sản xuất ở Mỹ thì nay lại đang sản xuất ở nướcngoài.

Điều này hoàn toàn khác biệt so với sự biến mất của những người sản xuất roi da do sự xuất hiện của các nhà máy sản xuất ô tô. Ví dụ của ngày hôm nay chỉ đơn thuần là sự sụp đổ. Hoàn toàn không có tính sáng tạo nào ở đây cả.

Baby boomers [4] – thế hệ tiêu dùng

[4] Baby boomers: những người sinh từ năm 1946 đến 1964, sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. Hiện họ đang ở trong độ tuổi kiếm được nhiều tiền nhất.

“Baby boomers” là lực lượng đông đảo những người được sinh ra sau thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ hai. Họ lớn lên trong sung túc và gắn nó vào những kỳ vọng sống của mình. Những kỳ vọng đó đương nhiên trở thành lời hứa của những chính trị gia được họ bầu chọn nên. Họ được tận hưởng nhiều lợi thế và coi tín dụng là một phần thiết yếu, hoàn toàn có thể chấp nhận được của cuộc sống hiện đại. Các tổ chức dịch vụ tài chính không còn phải tuân thủ quá nhiều quy định và được tự do mở rộng hay đa dạng hóa. Họ bắt đầu nới lỏng quy định cho vay và âm thầm tạo ra những khoản nợ tự động, thẻ tín dụng, thế chấp và vay mua nhà đất trên một thị trường vừa hấp dẫn vừa dễ bị tổn thương. Với những kỳ vọng cá nhân hiện được coi như những quyền lợi tất yếu, cái giá phải trả cho sự phóng túng của chúng ta dường như đã được chỉ rõ.

Tiết kiệm ư? Ai cần đến tiết kiệm nữa khi bạn đang nắm giữ những loại cổ phiếu chỉ tăng giá và một ngôi nhà sinh ra lợi tức hàng năm? Hãy cứ để các nhà khoa học hay phiền muộn lo lắng rằng giá trị cổ phiếu và nhà đất chỉ đơn thuần là kết quả của những bong bóng lạm phát gây ra bởi một Cục Dự trữ Liên bang vô trách nhiệm, và rằng khi những bong bóng này vỡ tung, chúng sẽ chỉ để lại đằng sau những khoản nợ chồng chất.

CÓ GÌ PHẢI LO LẮNG CHỨ? CÁC NHÀ SẢN XUẤT CHÂU Á SẼ CHẲNG CÒN CHỖ NÀO ĐỂ LÀM ĂN NẾU KHÔNG CÓ NƯỚC MỸ. KHÔNG PHẢI VẬY SAO?

Bạn liên tục nghe thấy câu này, và nếu bạn tin như vậy thì tôi sẽ kể cho bạn nghe về một vài cơ ngơi nằm đối diện bờ biển ở bang Indiana.

Thế giới không còn phụ thuộc vào tiêu dùng của nướcMỹ như người nông nô thời trung cổ phụ thuộc vào tiêu dùng của chủ nô – những người nắm giữ 25% những gì nông nô sản xuất ra. Không biết sẽ tai hại thế nào nếu giới chủ nô không đòi hỏi những thứ đồ cống nạp đó. Hãy nghĩ đến cảnh thất nghiệp của những người nông nô nếu họ không còn phải làm việc vất vả vì lợi ích của chủ nô. Họ biết phải làm gì với khoảng thời gian rỗi rãi đây?

Theo các nhà kinh tế học hiên đại, nếu giới chủ tăng nhu cầu từ 25% lên 35% thì đó là một lợi ích kinh tế cho người nông nô bởi họ sẽ có thêm 10% công việc để làm. Thật là tiếc khi giới nông nô không có các chuyên gia kinh tế hay các ngân hàng trung ương để thúc đẩy các chính sách tiến bộ đó.

Dưới đây là câu chuyên ưa thích của tôi để minh họa lập luận ngu ngốc khi cho rằng thế giới này hưởng lợi nhờ tiêu dùng vượt trội của nước Mỹ và sẽ phải gánh chịu hậu quả nếu không có nó (xem Hình 1.5).

Hãy giả dụ rằng có sáu người sống sót trong một vụ đắm tàu trôi dạt vào một đảo hoang, năm người châu Á và một người Mỹ. Vấn đề của họ là đói. Vì vậy, họ ngồi xuống và phân công lao động như sau: một người châu Á sẽ săn bắn, người thứ hai đi câu cá, người thứ ba đi tìm rau củ, người thứ tư nấu nướng, người thứ năm kiếm củi và nhóm bếp. Người thứ sáu – người Mỹ – được giao nhiêm vụ ăn.

Và năm người châu Á làm viêc cả ngày để nuôi một người Mỹ – người chỉ suốt ngày tắm nắng bên bờ biển. Có thể ví người Mỹ như đang làm việc trong lĩnh vực dịch vụ, đó là điều hành một thẩm mỹ viện chỉ có một khách hàng duy nhất: bản thân anh ta. Vào cuối ngày, năm người châu Á sẽ chuẩn bị một bữa tối thịnh soạn cho người Mỹ và anh ta sẽ ngồi ăn tối bên chiếc bàn gỗ cũng do chính những người châu Á tạo ra.

Anh chàng người Mỹ đủ thực tế để hiểu rằng những người châu Á cũng cần phải ăn nếu muốn tiếp tục làm việc, vì vậy, anh ta cho họ ăn mấy mẩu thừa ở trên bàn để lấy sức cho ngày lao động sau.

Hình 1.5: Giá tri Trái phiếu Chính phủ Mỹ do một số nướcnắm giữ, giai đoạn 2001 – 2006. Tỷ lệ lớn Trái phiếu Chính phủ Mỹ do các nước châu Á đặc biệt là Nhật Bản và Trung Quốc, nắm giữ có thể được coi là luọng tiền viện trọ quốc tế lớn nhất kể từ sau kế hoạch Marshall [5]. Tuy nhiên chúng khác nhau ở chỗ Mỹ coi đó là tiền làm từ thiện, còn Nhật Bản và Trung Quốc kỳ vọng nó sẽ được hoàn lại.

Nguồn: Trích dẫn với sự cho phép của David L. Tice và cộng sự (www. prudentbear. com)

[5] Kế hoạch Marshall hay còn được gọi với cái tên “Kế hoạch phục hưng châu Âu” do Mỹ vạch ra. Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, 16 nước châu Âu đã bị tổn thất kinh tế nặng nề. Mỹ đã đồng ý viện trợ cho 16 nước này tổng cộng 17 tỷ đôla để phục hồi kinh tế.

Những nhà kinh tế học hiện đại sẽ thích bạn đọc câu chuyện trên và tin rằng anh chàng người Mỹ là động lực cho sự phát triển nền kinh tế của hòn đảo; rằng nếu không có anh ta và thói tham ăn tục uống của anh ta thì những người châu Á trên đảo sẽ thất nghiệp hết.

Đương nhiên anh chàng người Mỹ đó thực sự không phải là động lực phát triển mà chỉ là cái toa chứa thức ăn, và điều tốt nhất những người châu Á có thể làm là đá anh ta ra khỏi hòn đảo – tách riêng toa cuối ra khỏi đoàn tàu của những con người chăm chỉ. Khi không có anh chàng người Mỹ tiêu dùng phần lớn số thực phẩm thì bản thân họ sẽ có nhiều cái để ăn hơn. Khi đó, những người châu Á có thể dành ít thời gian hơn để sản xuất lương thực và nhiều thời gian hơn để giải trí, đáp ứng những nhu cầu trước đây họ không thể được thỏa mãn vì đã phải dành phần lớn nguồn tài nguyên quý báu của mình để nuôi sống anh chàng người Mỹ.

Tuy nhiên, bạn sẽ nói câu chuyện này rất vô lý vì trên thực tế, người Mỹ có trả tiền để mua “lương thực” và người châu Á được đền bù cho công sức lao động của mình.

Được, vậy hãy giả định rằng anh chàng người Mỹ trên đảo cũng trả tiền mua thức ăn theo cách nước Mỹ làm trên thực tế: phát hành chứng từ ghi nợ IOU [6]. Sau mỗi bữa ăn, người châu Á đưa cho người Mỹ một hóa đơn và người Mỹ thanh toán bằng cách phát hành IOU cam kết sẽ trả tiền thức ăn trong tương lai.

[6] IOU (viết tắt của I Owe You – Tôi nợ ông/bà): một chính từ ghi nợ phi chính thức dưới dạng một văn bản cam kết trả một khoản nợ, ví dụ, các khoản vay cá nhân và các dịch vụ chuyên môn.

Mọi người trên đảo đều biết rằng các chứng từ IOU sẽ không bao giờ được thanh toán, vì người Mỹ không chỉ không sản xuất lương thực mà còn không hề có ý định hay phương tiện gì để sản xuất. Nhưng người châu Á vẫn chấp nhận chúng, và chất đầy thêm đống chứng từ IOU vô giá trị mỗi ngày. Liệu người châu Á có giàu thêm chút nào nhờ đống chứng từ đó không? Họ có bớt đói kém đi chút nào không? Đương nhiên là không.

Giả dụ rằng một ngân hàng trung ương của người châu Á bất ngờ xuất hiện trên đảo và tình nguyện cung cấp dịch vụ. Ngân hàng trung ương sẽ đánh thuế người châu Á mỗi ngày bằng cách tịch thu một phần thức ăn anh chàng người Mỹ ném cho họ. Sau đó, ngân hàng trung ương lại đồng ý sẽ trả lại cho người châu Á phần thức ăn này để đổi lấy đống chứng từ IOU của người Mỹ, đương nhiên, trừ đi một tỷ lệ % nhỏ vì bản thân ngân hàng trung ương cũng phải ăn.

Sự tồn tại của ngân hàng trung ương như vậy có thay đổi được gì không? Những người châu Á có nhiều thức ăn hơn khi được ngân hàng trung ương trả lại một phần trong số thức ăn họ đã lấy đi lúc đầu không? Những chứng chỉ IOU của Mỹ sẽ có giá trị hơn không nếu chúng được trao đổi theo cách này không? Đương nhiên là không.

NGƯỜI CHÂU Á SẼ GIÀU CÓ HƠN KHI KHÔNG CÓ CHÚNG TA

Bài học thực tế ở đây là nếu năm người châu Á trong truyện không cần phải nuôi sống một người Mỹ thì hàng tỷ người châu Á thật cũng không việc gì phải nuôi sống hàng triệu người Mỹ thật. Việc họ làm như vậy để đổi lấy những chứng từ IOU vô giá trị cũng không thay đổi được sự thật này.

Trong ngắn hạn, chúng ta không thể để đồng đôla sụp đổ (hay đá hàng triệu người Mỹ ra khỏi hòn đảo) bởi nó sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế của một số nước châu Á. Tất nhiên, sẽ có một số thiệt hại ban đầu, đặc biệt là với những nước châu Á đang thu lời từ tình hình hiện nay. Tuy nhiên, khoản lợi nhuận đó lại bị đánh đổi bởi những mất mát to lớn hơn của toàn bộ dân số châu Á.

Cuối cùng, chấm dứt thói quen tiêu dùng thừa thãi của người Mỹ – một thứ gánh nặng mà người châu Á đang phải hứng chịu chứ không phải lợi ích họ đang được hưởng – là điều tốt nhất có thể xảy ra với họ. Giống như những người nông nô được giải phóng khỏi chủ nô, họ sẽ được tự do sử dụng nguồn lực khan hiếm để thỏa mãn nhu cầu cá nhân của mình, và nhờ vậy, mức sống của họ sẽ được cải thiện. Do tiền tiết kiệm sẽ được dồn vào vốn đầu tư thay vì phung phí vào tiêu dùng của người Mỹ nên cuộc sống tương lai của họ cũng sẽ tốt đẹp hơn nhiều.

NỀN KINH TẾ “THỜI CHIẾN” CỦA TRUNG QUỐC

Như đã nói ờ trên với tình huống của toàn châu Á, hầu hết mọi quan điểm kinh tế hiện nay đều cho rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục tài trỢ cho thâm hụt tài khoản vãng lai của Mỹ đến vô thời hạn bởi tiêu dùng của Mỹ là yếu tố sống còn đối với nền kinh tế hướng về xuất khẩu của Trung Quốc. Song hoàn toàn ngược lại, khả năng tiêu dùng của bản thân Trung Quốc lớn hơn chúng ta nhiều và nguồn cung để đáp ứng nhu cầu đó cũng luôn sẵn sàng – chính ở Trung Quốc!

Nền kinh tế hiện đại của nhiều nước châu Á dễ gọi chúng ta nhớ lại nền kinh tế thời chiến của Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, khi mà nền công nghiệp của cả đất nước tập trung vào sản xuất phục vụ chiến tranh. Chúng ta có 10 triệu binh lính được trang bị vũ khí đầy đủ ở cả ba châu lục, những hạm đội của chúng ta đi tuần tra khắp Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, và bom đạn của chúng ta nổ đen cả bầu trời. Những nhà máy trước đây sản xuất xe khách, máy may và nông cụ nay được trang bị lại để chế tạo máy bay chiến đấu, xe Jeep, xe tăng, súng trường, đạn, pháo, tàu chiến, hàng không mẫu hạm, tàu ngầm, mũ bảo hiểm, giày ống, cặp lồng đựng thức ăn, và đài rađiô cho quân đội.

Lúc đó, chúng ta là một dân tộc rất bận rộn. Các nhà máy hoạt động 24/7. Lực lượng người tham gia lao động lớn hơn bao giờ hết, bao gồm cả những phụ nữ trước đây chưa hề đi làm.

Trong tình hình này, có lẽ các nhà kinh tế học thời đó đã cho rằng chúng ta không nên đánh chiếm Normandy[8] hay Iwo Jima[8]. Bởi nền kinh tế thời chiến của chúng ta sẽ gặp thảm họa nếu chiến tranh kết thúc. Hàng triệu binh lính và công nhân nhà máy sẽ mất việc và lợi nhuận doanh nghiệp sẽ giảm sút vì không còn nhu cầu với những thứ vũ khí và vật dụng vũ trang họ sản xuất nữa. Chiến thắng ở nướcngoài chắc chắn sẽ dẫn đến suy thoái ở trong nước, vì vậy chiến tranh cần phải được kéo dài vô thời hạn.

[7] Trận chiến Normandy (tháng 06 năm 1944): quân đồng minh tiến vào lãnh thổ châu Âu từ phía Tây để làm giảm sức mạnh của quân đội Đức. Mỹ đã thiệt hại đến 40 000 binh sĩ, nhưng cuối cùng quân Đồng minh cũng mở được đường vào Berlin.

[8] Iwo Jima: một hòn đảo ở phía Nam Nhật Bản. Trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, từ ngày 19 tháng 2 đến 26 tháng 3 năm 1945, quân Mỹ đã mở cuộc tiến quân ác liệt vào Iwo Jima nhằm chiếm và kiểm soát các sân bay trên đảo.

Dù lý lẽ này nghe có vô lý thế nào thì nó vẫn chính là những gì Trung Quốc nên làm hiện nay, bởi trên thực tế, nền kinh tế hướng về xuất khẩu của họ về cơ bản không khác gì so với nền kinh tế thời chiến của chúng ta năm 1944.

Trong chiến tranh, người tiêu dùng Mỹ không trực tiếp nhận được bất kỳ lợi ích kinh tế nào từ công việc của mình. Thực ra, họ đã phải hi sinh rất nhiều. Do các nhà máy đều tập trung vào sản xuất vật dụng cho quân đội, dẫn đến nguồn cung hàng tiêu dùng bi thiếu hụt. Thêm vào đó, các mặt hàng thiết yếu như bơ, tất nilon và ga cũng hạn chế hay các nguyên liệu sản xuất ra chúng luôn được dành cho quân đội. Tương tự như vậy, ngày nay, Trung Quốc cũng xuất khẩu những hàng hóa mà bản thân họ không hề được hưởng lợi ích kinh tế gì từ chúng. Hàng hóa tiêu dùng ở Trung Quốc đang bị hạn chế để tạo nguồn cung phong phú cho thị trường Mỹ.

Tuy nhiên, khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, các nhà máy của Mỹ không đóng cửa; họ chỉ đơn thuần quay trở lại sản xuất hàng tiêu dùng. Binh lính không mất việc; họ chỉ quay lại với những việc làm hữu ích hơn. Thay vì bị lãng phí trong chiến tranh (một cuộc chiến mà thật không may phải diễn ra), tài nguyên thiên nhiên có thể được sử dụng cho các mục đích sản xuất khác, dẫn đến sự bùng nổ kinh tế thời kỳ hậu chiến tranh.

Tình hình của Trung Quốc hiện nay cũng tương tự như vậy. Người Mỹ từng phải hi sinh để đánh bại phát xít Đức và đế quốc Nhật Bản, còn người Trung Quốc ngày nay phải hi sinh chỉ để thỏa mãn sức mua của người Mỹ. Nếu Trung Quốc để đồng đôla mất giá so với đồng nhân dân tệ thì trên lý thuyết, sức mua của người Mỹ sẽ chuyển sang cho người Trung Quốc. Khi đó, các yếu tố sản xuất của Trung Quốc sẽ được tái phân bổ như trong thời hậu chiến ờ Mỹ. Các nhà máy sẽ được trang bị lại và người lao động sẽ làm nhiều công việc có ích hơn. Thay vì lãng phí tài nguyên thiên nhiên để sản xuất hàng xuất khẩu, Trung Quốc có thể sử dụng chúng để sản xuất hàng hóa phục vụ nhu cầu nội địa.

Đã đến lúc Trung Quốc, cũng như các nước châu Á khác, phân bổ lại nguồn tài nguyên to lớn để cải thiện mức sống của chính người dân nước mình chứ không phải người dân Mỹ. Ngay khi Trung Quốc ngừng sản xuất hàng hóa cho Mỹ, họ sẽ có thể bắt đầu sản xuất cho chính bản thân mình.

Đây chính là lúc Trung Quốc ngừng chiến. Song do nước Mỹ là kẻ được lợi lớn nhất từ cuộc chiến của Trung Quốc nên thật không may, khi nó kết thúc, chúng ta cũng là kẻ thua thiêt nhiều nhất. Vì vậy, nếu hòa bình có nghĩa là những ngày hi sinh, thiếu thốn, tằn tiện của Trung Quốc sắp kết thúc thì những ngày đó của chúng ta lại sắp bắt đầu.

Thật không may cho người Mỹ, bị tách khỏi đoàn tàu của châu Á nghĩa là đã đến lúc chúng ta phải quay lại làm viêc. Hay trong câu chuyên ngắn về những người sống sót, điều này có nghĩa chúng ta sẽ phải săn bắt và đánh cá (theo nghĩa thương mại) nhiều hơn và ăn ít hơn.

TÁI XÂY DỰNG MỘT NỀN KINH TẾ HIỆU QUẢ

Để người Mỹ thay đổi từ người tiêu dùng thành người tiết kiệm sau khủng hoảng kinh tế không khó khăn như người ta tưởng. Cách đây chưa lâu, họ cũng là người tiết kiêm, và trong tương lai, đó sẽ là vấn đề sống còn.

Nhưng tái xây dựng cơ sở sản xuất bằng tiền đầu tư từ tiết kiệm là một thách thức to lớn và sẽ mất nhiều năm để hoàn thành. Đồng đôla mất giá sẽ tạo môi trường thuận lợi cho xuất khẩu, song để tái xây dựng những nhà máy hiện đại có thể cạnh tranh thành công với nước ngoài cần có những bước đi cơ bản ngay từ đầu. Phần lớn thiết bị sản xuất hiện nay đều không sử dụng được nữa. Chính phủ cần có các chính sách bớt nặng nề, tốn kém, giảm thuế và khuyến khích phát triển kinh tế nói chung, trong đó bao gồm đào tạo lực lượng lao động có tay nghề.

Sản xuất bất cứ thứ gì đều là một quá trình phức tạp đòi hỏi cả tài nguyên thiên nhiên lẫn con người và sự hỗ trợ của các ngành công nghiệp và dịch vụ liên quan. Hãy lấy ví dụ đơn giản là một chiếc bút chì bình thường. Để sản xuất ra nó bạn cần thân cây tuyết tùng, đặc biệt là những cây lâu năm, được chọn lựa cả về hình thức và chất lượng cho sản phẩm; chì – loại than chì được khai thác từ các mỏ quặng trên khắp thế giới; kim loại (để làm vòng sắt bao quanh cục tẩy); cao su để làm tẩy; các loại thuốc nhuộm màu, keo dán và sơn. Quá trình sản xuất bao gồm trộn than chì và đất sét; nung; cắt, mài, khía, dán và cán gỗ; làm vòng kim loại và tẩy; sơn và chạm trổ.

Có lẽ tôi không cần phải lấy ví dụ về một nhánh phức tạp khác như sản xuất ô tô, bởi tôi đã nói được ý của mình: Một khi ngành công nghiệp sản xuất nào đó (mà nếu ngành đó muốn cạnh tranh được thì cần có sự đóng góp của nhiều ngành khác nữa) bị sụp đổ thì việc xây dựng lại nó là một công việc hết sức khó khăn, đòi hỏi nguồn vốn lớn và thời gian lâu dài.

TRUYỆN NGỤ NGÔN TÁO VÀ CAM

Thâm hụt thương mại là vấn đề trọng tâm trong cuộc khủng hoảng kinh tế của chúng ta, và Phố Wall vẫn luôn cố hết sức để giảm tới mức thấp nhất tầm quan trọng của nó. Tôi sẽ kết thúc chương bằng một câu truyện đơn giản tôi vẫn thưởng dùng trong các hội thảo để minh họa cho vấn đề phức tạp này và vận dụng nó vào thực tế.

Câu truyện hai người nông dân

Bác nông dân Chang chỉ trồng cam còn bác Jones chỉ trồng táo. Mỗi người chỉ trồng loại quả mình sản xuất hiệu quả nhất, và trao đổi chỗ hoa quả thừa với người kia. Cả hai người đều được hưởng lợi nhờ lợi thế cạnh tranh và tự do thương mại. Lý do duy nhất bác Chang “xuất khẩu” cam là để có thể “nhập khẩu” được táo và ngược lại.

Giả sử trong một năm, vườn táo của bác Jones bị ngập. Bác ta rất đói nhưng lại không có hoa quả để trao đổi nữa, vì vậy, bác ta đề nghị trao đổi giấy ghi nợ táo IOU để đổi lấy cam của bác Chang. Do bác Chang không thể tự ăn hết số cam mình trồng được, đồng thời bác Jones còn trả lãi 10% cho số IOU (tất nhiên là bằng táo) nên bác Chang đã đồng ý.

Bác Chang chỉ chấp nhận đề nghị của bác Jones vì số táo mà bác Jones cam kết sẽ trả trên giấy ghi nợ IOU. Bản thân tờ giấy IOU đó không có giá trị gì cả. Bác Chang không thể ăn chúng. Chính lời hứa sẽ trả thêm táo đã mang lại giá trị cho chúng.

Khi bác Jones phát hành giấy ghi nợ táo IOU để đổi lấy những quả cam thật, bác ta không thực sự thanh toán cho những quả cam đó. Việc thanh toán chỉ diễn ra vào năm sau khi bác Jones trả cho bác Chang số táo đúng như đã cam kết trong giấy IOU. Chỉ khi đó những tờ giấy ghi nợ IOU mới hết giá trị và giao dịch được hoàn thành.

Bây giờ giả dụ năm sau đó nông trại của bác Jones lại bị mất mùa do gặp bão. Bác Jones và bác Chang lại thỏa thuận như trước, bác Jones nhận được nhiều cam của bác Chang hơn, còn bác Chang tích lũy nhiều giấy ghi nợ IOU hơn.

Tiếp tục giả định là thiên tai tiếp tục hoành hành nhà bác Jones trong mấy năm sau đó nữa, cho đến khi bác ta bất chợt nhận ra rằng mình vẫn sống tốt mà không cần phải trồng trọt. Cuối cùng bác ta quyết định biến vườn cam thành sân golf và vừa chơi golf cả ngày vừa thưởng thức cam của bác Chang. Hay nói cách khác, lúc này, bác Jones hoạt động như một nền kinh tế dịch vụ.

Ngược lại, bác Chang lại quá bận bịu trồng cam đến nỗi không bao giờ có cơ hội chơi golf ở nhà bác Jones. Trên thực tế, bác ta đã nhận giấy ghi nợ IOU của bác Jones trong thời gian quá dài và không còn nhớ nổi lý do lúc đầu tại sao mình lại làm vậy nữa. Bây giờ bác ta chỉ còn xác định tài sản của mình dựa vào số giấy IOU của bác Jones mà thôi. Bác Jones có danh tiếng rất tốt trong vùng nên bác Chang có thể đổi giấy ghi nợ của bác Jones lấy một số hàng hóa, dịch vụ của một số nông dân hay nhà buôn khác. Tuy nhiên, cũng do danh tiếng tốt của bác Jones mà không ai chú ý rằng vườn táo của bác ta đã biến thành sân golf. Giấy ghi nợ IOU của bác ta đã trở nên vô giá trị vì bác ta không còn khả năng trả nợ bằng táo thật nữa.

Một số người cho rằng cả cộng đồng bây giờ đều phụ thuộc vào bác Jones và những tờ giấy nợ IOU vô giá trị của bác ta, và rằng bác Chang cùng những người khác sẽ chấp nhận chúng vô thời hạn để tránh phải thừa nhận sự điên rồ của mình. Đương nhiên, khi họ nhận ra thực tế này, một số người không may nắm giữ giấy ghi nợ IOU của bác Jones sẽ phải chịu thiệt hại. Song tình hình tài chính thực tế của họ sẽ được cải thiện bởi họ không cần phải tích lũy thêm bất kỳ một tờ giấy nợ IOU vô giá trị nào nữa. Và một lần nữa, bác Chang sẽ được thưởng thức tất cả số hoa quả do công sức lao động của mình tạo ra.

Tất nhiên, kẻ thất bại thực sự là bác Jones bởi bác ta sẽ chết đói nếu không có vườn táo hay khả năng mua cam trả sau nữa. Sẽ mất nhiều năm để biến sân golf trở lại thành vườn táo, lấy lại kiến thức về trồng trọt và thay thế những nông cụ đã cũ nát (nếu bác ta chưa đổi chúng để lấy xe đi trong sân golf hay thẻ ti-tan của các câu lạc bộ).

Cuối cùng, sự lựa chọn duy nhất với bác Jones có lẽ là bán sân golf cho bác Chang và xin đi nhặt cam trong vườn nhà bác ta.

2ĐIỀU CHÚ SAM [1], PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG VÀ PHỐ WALL KHÔNG MUỐN BẠN BIẾT

[1] Chú Sam (Uncle Sam): một cách gọi chính phủ Mỹ

Đôi khi chúng ta phải học cách chấp nhận sự giả dối của các nhà lãnh đạo vì sợ rằng dân chúng sẽ lo lắng một cách vô ích; tuy nhiên, theo tôi, việc luôn xuyên tạc trắng trợn những thông tin kinh tế quan trọng là không thể chấp nhận được.

Các thống kê kinh tế của chính Phủ Mỹ chỉ đơn thuần là một hình thức tuyên truyền, không gạn lọc và đơn giản. Văn phòng Chính phủ ban hành, người phát ngôn của Chính phủ và cộng đồng tài chính giải thích lại, và sau đó báo chí đăng tải, những thông tin mà chúng ta nhận được đã bị nhào nặn để khiến công chúng hiểu theo cái cách mà Chính phủ muốn chúng ta hiểu.

Các đối tác thương mại, ngân hàng trung ương và nhà đầu tư nước ngoài nhận được những thông tin tương tự như chúng ta, vì vậy họ vẫn liên tục ném tiền vào đất nước chúng ta. Nhưng chuyện đó sẽ không kéo dài mãi. Khi họ nhận ra sự thật rằng nước Mỹ không có khả năng thanh toán, họ sẽ ngừng tài trợ cho các khoản nợ của chúng ta và trở thành người tiêu dùng của chính mình. Khi không còn tiết kiệm và khả năng sản xuất để nuôi sống chính mình, nền kinh tế của chúng ta sẽ sụp đổ.

Tuy nhiên, người Mỹ vẫn không hay biết gì vì chúng ta không tiếp cận được với sự thật. Chính phủ, các phương tiện truyền thông và Phố Wall đều quan tâm đến niềm tin của người tiêu dùng và luôn khiến người Mỹ tin rằng về cơ bản, mọi thứ vẫn ổn. Thậm chí còn có dấu hiệu của sự chủ quan, bởi họ cho rằng một nền kinh tế khỏe mạnh được xây dựng dựa trên tâm lý tích cực. Nhưng quá nhiều thông tin do Chính phủ đưa ra chỉ để phục vụ cho mục đích của Chính phủ, và cuối cùng lại phản tác dụng. Các câu truyện hoang đường ngày càng được củng cố và cản trở những quyết định lý trí. Phố Wall ồ ạt mua vào trái phiếu và cổ phiếu để bán ra khi nhà đầu tư đang lạc quan, mặc dù mọi người đều biết rằng tài sản của nó di chuyển theo chiều ngược lại. Báo chí đăng tải thông tin theo cách họ hiểu, nhưng họ lại lấy cách hiểu đó từ Chính phủ và Phố Wall.

Cuộc bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ năm 2006, như tôi đã đề cập, đã làm lóe lên hi vọng rằng người Mỹ không ngốc nghếch đến vậy. Mặc dù Chính phủ vẫn tuyên bố nền kinh tế đang khỏe mạnh hơn bao giờ hết song người Mỹ đã tỉnh táo, và quyền lãnh đạo ờ cả Thượng viện và Hạ viện đều thay đổi. Các nhà kinh tế Phố Wall lúng túng trước tình trạng một bên là sức mạnh của những con số kinh tế với một bên là sự thấp kém của những con số bầu cử thể hiện mức độ ủng hộ đối với vị tổng thống của dân chúng. Kết quả bầu cử là bằng chứng cho thấy yêu cầu cần phải điều tra thêm về những con số kinh tế chứ không phải con số bầu cử.

Tôi không nói rằng tất cả mọi thế lực đều đang lên kế hoạch phá hoại nền kinh tế Mỹ. Tất cả mọi người, bao gồm cả các đối tác thương mại, đều mong muốn nền kinh tế của chúng ta được khỏe mạnh. Các chính trị gia cũng sống trong nền kinh tế đó, vì vậy mục đích của họ chỉ là trì hoãn vấn đề và để những thông tin xấu sẽ xảy ra khi một êkip khác lên cầm quyền. Tuy nhiên, một nền kinh tế bị mất cân bằng do nền móng yếu sẽ ngày càng yếu kém hơn, và hậu quả tiềm tàng thì thật kinh khủng.

Hãy xem xét một số ví dụ về những gì chú Sam và Phố Wall đã nói với chúng ta và thực tế đằng sau những lời nói đó.

THẮM HỤT THƯƠNG MẠI NGÀY CÀNG NGHIÊM TRỌNG

Lời nói dối ngọt ngào: Thâm hụt thương mại lớn là một dấu hiệu cho thấy nền kinh tế của chúng ta rất khỏe mạnh, đáng tin cậy và đang phát triển nhanh hơn nền kinh tế của các đối tác thương mại.

Sự thật đau lòng: Thâm hụt thương mại là một vấn đề lớn, ngày càng nghiêm trọng và đang đe dọa sẽ hủy diệt chúng ta.

Thâm hụt thương mại xảy ra khi một đất nước nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu. Thâm hụt thương mại của chúng ta đang ở mức 65 nghìn tỷ đôla mỗi tháng – gần đạt con số kỷ lục và có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, không có gì cứ mãi vận động theo một chiều hướng, và khi chúng ta có một tháng giảm được thâm hụt thương mại khoảng hai hay ba nghìn tỷ thì Phố Wall đã mở sâm-panh ăn mừng. Dựa trên tình hình kinh tế của chúng ta hiện nay thì việc đó cũng giống như ăn mừng khi con bạn mang về nhà một bài kiểm tra bị điểm F thay vì F trừ (xem Hình 2.1).

Khi xu hướng tăng quay trở lại, những người làm công tác quan hệ công chúng (PR) của Chính phủ lại nói rằng thâm hụt lớn là dấu hiệu cho sự khỏe mạnh của nền kinh tế chúng ta. (“Ôi, bố ơi, điểm F nghĩa là rất tốt mà.”)

Ngày 13 tháng 01 năm 2005, The New York Times (thời báo New York) đã cho đăng một bài về vấn đề này với tiêu đề Trade Deficit at New Height, Reinforcing Risk to Dollar (Thâm hụt thương mại lên mức kỷ lục mới làm gia tăng rủi ro với đồng đôla). Bài báo trích dẫn lời John Snow – Bộ trường Bộ Tài chính lúc đó – rằng thâm hụt là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Mỹ “đang phát triển nhanh hơn các đối tác thương mại ở khu vực sử dụng đồng euro và Nhật Bản… Nền kinh tế đang phát triển, mở rộng, tạo công ăn việc làm và thu nhập tốt, và tất cả thể hiện ờ nhu cầu nhập khẩu.”

Hình 2.1: Cán cân thương mại Mỹ, giai đoạn 1994 – 2005. Sự giảm sút nghiêm trọng của cán cân thương mại Mỹ phản ánh hình ảnh một đất nước có mức độ công nghiệp hóa ngày càng giảm và chi tiêu quá mức. Khi trật tự trở lại, người Mỹ sẽ thấy chi phí sinh hoạt tăng cao và mức sống giảm sút nhanh chóng.

Nguồn: Trích dẫn với sự cho phép của David L. Tice và Cộng sự (www prudentbear. com)

Thật tình cờ, bài báo đó cũng trích dẫn lời tôi. Tôi đã nói: “Đáp lại con số thâm hụt thương mại kỷ lục mới được công bố hôm nay, Bộ trưởng Bộ Tài chính John Snow vẫn tiếp tục thói quen của Rumpelstiltskin[2], diễn giải những thông tin kinh tế tồi tệ theo chiều hướng ngược lại.”

[2] Rumpelstiltskin:chú lùn vui tính, lạc quan trong truyện cổ Grim

Có thể Snow đã đúng nếu chúng ta là một nền kinh tế sản xuất đủ để tài trợ cho các khoản nhập khẩu, nhưng thực tế không phải như vậy. So với tiêu chuẩn hiện nay thì thâm hụt ngân sách của những năm 1950, 1960 chỉ ở mức thấp; song nếu so với điều kiện lúc bấy giờ thì đó lại là con số lớn. Song nền kinh tế của chúng ta vẫn mạnh vì chúng ta có tiết kiệm và đang sản xuất ra mọi thứ. (Đương nhiên hiện nay chúng ta vẫn đang sản xuất nhưng không đủ. Quá trình chuyển đổi từ sản xuất sang dịch vụ đã đi quá xa.) Hiện tại chúng ta đang tiêu dùng quá nhiều và sản xuất quá ít, và tài trợ cho khoản tiêu dùng đó không phải bằng tiền chúng ta tiết kiệm được mà bằng tiền đi vay mượn, chủ yếu từ những đất nước chúng ta nhập khẩu.

Tồi tệ hơn nữa, chúng ta đang vay ngắn hạn để tài trợ cho những khoản mất cân bằng dài hạn – một vết tích từ các chính sách kinh tế của Rubin[3] dưới thời Clinton. Việc đó sẽ giữ cho lãi suất ở mức thấp hơn, song nó sẽ khiến các chủ nợ nổi giận khi họ nhận ra sự thật. Họ sẽ không còn hứng thú với những trái phiếu thời hạn 30 năm – loại trái phiếu họ có thể bán lại trên thị trường thứ cấp – thay vào đó, họ sẽ lãng quên và để mặc cho chúng đến kỳ hạn.

[3] Rubin: cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ dưới thời Bill Clinton

Một báo cáo ngày 20 tháng 01 năm 2006 của Hãng tin AP cũng đã trích dẫn lời cảnh báo của Warren Buffett: “Thâm hụt thương mại của Mỹ là mối đe dọa lớn đối với nền kinh tế quốc gia hơn cả vấn đề thâm hụt ngân sách liên bang hay nợ tiêu dùng và có thể dẫn đến khủng hoảng chính trị… Ngay lúc này đây, chúng ta đang nợ phần còn lại của thế giới nhiều hơn họ nợ chúng ta ba nghìn tỷ đôla.”

LẠM PHÁT: THỰC TẾ VÀ ẢO TƯỞNG

Lời nói dối ngọt ngào: Chỉ số lạm phát chỉ ở mức trung bình và vẫn nằm trong tầm kiểm soát.

Thực tế đau lòng: Lạm phát cốt lõi không tính đến yếu tố lương thực và nhiên liệu, do đó làm giảm chỉ số giá tiêu dùng và sản xuất. Lạm phát thực tế cao hơn nhiều và tồn tại trong một thời gian dài dưới hình thức bong bóng nhà đất ẩn sau một thị trường nhà đất ổn định.

Chỉ số giắ sản xuất (PPI [4]) và chỉ số giắ tiêu dùng (CPI [5]) được xây dụng để đo tỷ lệ lạm phát dụa trên tình hình giắ cả. lạm phát là điều chúng ta mong muốn khi chúng ta đang vay nợ một khoản bằng đồng đôla và cần nhiều đôla hơn (song giắ trị thực tế lại thấp hơn) để trả nợ. Tuy nhiên, lạm phát cũng rất tồi tệ vì nó làm giảm sức mua của đồng đôla và gây ra áp lục tăng lãi suất công trái để đảm bảo lãi suất thực vẫn đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư.

[4] Producer price index: chỉ số giá sản xuất

[5] Consumer price index: chỉ số giá tiêu dùng

Lạm phát là vấn đề quan trọng đến mức tôi đã dành toàn bộ chương Bốn để nói về nó. Điều chúng ta cần hiểu ở đây là Chính phủ vừa muốn bí mật giữ lạm phát ở mức cao vừa muốn công chúng thấy nó ở mức thấp. Cơ sở là:

Một mặt, người Mỹ đã thấy giá trị đồng đôla giảm sút trong thời kỳ lạm phát bùng phát do giá dầu tăng vào những năm 1970 và đã khiếp sợ trước lạm phát. Một chính phủ không thể kiểm soát được lạm phát sẽ phải đương đầu với một cộng đồng đang hoảng sợ và tức giận, vì vậy nó sẽ làm mọi cách để đảm bảo chỉ số CPI chỉ phản ánh lạm phát ở mức thấp nhất.

Mặt khác, chính phủ đó đang mắc phải những khoản nợ lớn và bị thâm hụt ngân sách do cuộc chiến tranh Iraq cũng như do người Mỹ không thể tiết kiệm và đầu tư vào những hoạt động sinh lời để trả nợ.

Đồng đôla mất giá sẽ giảm nhẹ gánh nặng nợ nần.

Để tiếp tục vay mượn nước ngoài, chính phủ đó phải khiến cộng đồng quốc tế tin rằng nó vẫn đang quản lý tốt nền kinh tế và hoàn toàn có khả năng trả nợ. Một nền kinh tế khỏe mạnh là nền kinh tế phát triển, và sự phát triển lại được xác định thông qua sức tiêu dùng của người dân. Người tiêu dùng Mỹ đã vay nợ quá nhiều và kiếm được quá ít từ khi chúng ta chuyển sang nền kinh tế thiên về dich vụ. Giờ đây họ chỉ có thể tiếp tục tiêu dùng bằng cách vay mượn, và gần đây nhất là vay thế chấp nhà.

Bong bóng nhà đât

Giá nhà trong thời gian gần đây tăng cao quá mức mà nguyên nhân là do Cục Dự trữ Liên bang đã liên tục giữ lãi suất vay ở mức thấp bằng cách bơm tiền vào thị trường. Tôi sẽ thảo luận về sự sụp đổ trong tương lai của thị trường bất động sản trong chương Sáu.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dưới sự điều hành của Alan Greenspan và Ben Bernanke đã tạo ra lạm phát, đơn thuần dưới cái vỏ bọc của một thị trường nhà đất khỏe mạnh. Bạn thường xuyên đọc được những bài báo nói rằng nền kinh tế Mỹ đang tăng trường ổn định nhờ một thị trường nhà đất khỏe mạnh đến thế nào?

Fed đã chọn con đường này sau sự bùng nổ của đợt bong bóng chứng khoán của các công ty công nghệ thông tin vào những năm 1990. Lẽ ra phải có một cuộc suy thoái để hiệu chỉnh, nhưng thực tế lại không như vậy. Chắc chắn chúng ta đã có một vài tháng tăng trưởng nhẹ, nhưng như vậy chưa đủ để gọi là suy thoái. Không có dấu hiệu rút tiền hàng loạt hay hoảng loạn. Hiện tượng trái ngược “sự phục hồi không tạo việc làm” sau đó rõ ràng là rất ngớ ngẩn dù đã tạo ra mức thuế thấp hơn. Cần phải làm một điều gì đó để thắp lửa lại cho nền kinh tế.

Vì vậy, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Greenspan đã quyết định nới rộng cung tiền giống như mở các cửa xả lũ nhằm giữ lãi suất dài hạn của các khoản thế chấp mua nhà ở mức thấp một cách đáng ngờ và do đó, gây ra hiện tượng bong bóng trên thị trường nhà đất thay cho thị trường chứng khoán.

Cần phải chú ý rằng, một lượng lớn nhà đất được mua với mục đích đơn thuần là đầu cơ. Không thể nói rằng động cơ của Chính phủ là để giúp các gia đình trẻ tìm nhà dễ hơn. Ngược lại, nhà tăng giá lại được dùng để ký quỹ cho các khoản vay tiêu dùng những mặt hàng không sinh lời như ô tô, tivi và các kỳ nghỉ.

Hiện nay thị trường nhà đất đang yếu dần[6]. Sự bùng nổ của hiện tượng bong bóng sẽ khiến những người sờ hữu nhà phải đối mặt với khoản thanh toán mua nhà thế chấp với lãi suất điều chỉnh cao hơn và tỷ lệ sờ hữu giảm đi. Liệu có vị tổng thống nào muốn chứng kiến sự đổ vỡ đó trong thời kỳ cầm quyền của mình không?

[6] Dự đoán này của tác giả được đưa ra năm 2006. Thực tế đã chứng minh những dự đoán này đã chính xác đến năm 2008 (chú thích của người biên tập).

Trực thăng Ben

Và chúng ta đã giới thiệu với báo chí một vị Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang lẽ ra phải độc lập nhưng lại có lối suy nghĩ giống Alan Greenspan. Tôi đang muốn nói tới Trực thăng Ben Bernanke. Có lẽ không cần phải nói các bạn cũng biết tôi đang có ý mỉa mai. Cái tên trực thăng xuất hiện lần đầu trong bài nói chuyện của vị chủ tịch mới được bổ nhiệm Bernanke tại Câu lạc bộ các Nhà kinh tế học Quốc gia ờ Washington. Lúc đó ông đã sử dụng hình ảnh tiền rơi từ trên trực thăng xuống để ám chỉ các chính sách tài chính (giảm thuế) và tiền tệ (in tiền) của Chính phủ sẽ tiếp sinh lực cho nền kinh tế dễ dàng thế nào. Câu chuyện đó đã trở thành học thuyết trực thăng và đó cũng chính là lạm phát.

Vì vậy, nếu bạn còn băn khoăn thì tôi xin nói rõ lạm phát là một vấn đề, đặc biệt là vấn đề rất dễ gây nhầm lẫn bởi nền kinh tế chúng ta không đủ sức để chống đỡ với một đợt tăng lãi suất mạnh tay.

Như đã nói ở trên, lạm phát được xác định, hay đúng hơn là được hiểu nhầm, ở cấp độ bán buôn thông qua chỉ số giá sản xuất (PPI) và ở cấp độ người tiêu dùng thông qua chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Cả hai tạo ra một kết hợp hàng hóa và tài sản (không tính dịch vụ) của nhiều ngành công nghiệp khác nhau, song một nửa danh mục hàng hóa đó đã bị thay đổi một cách sáng tạo theo nhiều cách, khiến cho mức độ đáng tin của chúng giảm đi đáng kể.

Hai ví dụ về việc bóp méo sự thật đã làm ảnh hưởng đến CPI là sự sụt giảm gần đây trong giá ô tô cũ và giá thuê nhà. Trong trường hợp đầu tiên, mức độ tài trợ 0% với xe ô tô mới đồng nghĩa với việc xe cũ được buôn bán tràn lan trên thị trường, dẫn đến giá xe cũ – một bộ phận cấu thành của chỉ số – giảm đáng kể, và kết quả là lạm phát giảm. Trường hợp thứ hai diễn ra dựa trên cơ sở sự thay đổi đối với chỉ số CPI vào cuối những năm 1970 – khi các chính trị gia thay thế giá nhà đất bằng giá thuê tương đương của chủ nhà với mục đích giảm bót tầm ảnh hưởng của giá nhà lên tỷ lệ lạm phát. Trên thực tế, giá nhà tăng đã làm giá thuê nhà giảm, nhờ đó làm giảm áp lực lên CPI. Kết quả là, bất chấp giá nhà tăng, giá thuê tương đương của chủ nhà (mức ướctính khách quan để thuê được một ngôi nhà tương tự) đã khiến mức giá nhà cao không bị phản ánh vào CPI. Điều này xảy ra là do lãi suất cho vay của khoản thế chấp thấp và quy định cho vay lỏng lẻo đã biến người thuê nhà thành người mua nhà, tạo ra lượng nhà trống cho thuê cao kỷ lục song lại có quá ít người cần thuê. Phần giá cho thuê đã được bí mật giảm đi nhằm ngăn cản mức tăng của yếu tố nhà đất trong CPI, đặc biệt là phần CPI “cốt lõi,” lại chiếm tới 40% trong giá thuê nhà. Vì vậy, một cách ngược đòi, chính sách tiền tệ dễ gây lạm phát cao của Chính phủ thông qua tỷ lệ lãi suất cực thấp lại kìm nén giá tiêu dùng cốt lõi, tạo ra những thông tin tốt giúp chính sách đó được tiếp tục thực hiện. Trong ngắn hạn, Fed càng tạo ra lạm phát thì càng phải đương đầu với áp lực cao hơn để giảm CPI cốt lõi – phương thức đổ lường lạm phát ưa chuộng của nó. Như Church Lady[7] thường nói: Thật tiện lợi làm sao! , chỉ riêng hai yếu tố này đã khiến chỉ số CPI cốt lõi giảm 1,7% trong khoảng thời gian từ tháng 11 năm 2001 đến tháng 12 năm 2003 – theo Will Bonner và Addison Wiggin trong cuốn Empire of Debt (Đế chế nợ nần, Nhà xuất bản John Wiley & Sons, 2006).

[7] Church Lady: một nhân vật nữ trong chương trình “Trực tiếp tối thứ bảy” của truyền hình Mỹ.

Hoàn toàn dối trá

Tôi đã nói “hoàn toàn” ư? Sự khác biệt giữa PPI cốt lõi chính thức và CPI là một cách khác để che giấu tỷ lệ lạm phát thực sự. Lạm phát cốt lõi đã loại bỏ những yếu tố mà tính nhạy cảm với những biến động giá đột ngột của nó có thể gây ra nhầm lẫn. Chúng luôn bao gồm lương thực và nhiên liệu, nhưng đôi khi cũng có các yếu tố khác nữa qua từng thời kỳ. Thật đáng ngạc nhiên, dù có ảnh hưởng đến rất nhiều mặt hàng khác có tính đến yếu tố xăng dầu song đợt tăng giá xăng gần đây lại không được phản ánh trên các con số cốt lõi – những con số thưởng xuất hiện nhiều hơn con số thực tế (CPI có bao gồm lương thực và nhiên liệu).

Một trò lừa dối khác về chỉ số CPI cốt lõi là báo cáo tỷ lệ lạm phát hàng năm theo 12 tháng trước đó. Phương thức đang phổ biến hiện nay đó đánh lừa chúng ta hai lần. Tỷ lệ cốt lõi đã giấu đi những mặt hàng có giá không ổn định, trong khi cách tính theo 12 tháng trướcđó vốn có thể loại trừ vấn đề giá cả không ổn định thì lại xác định kết quả bằng giá trị thấp hơn và cho rằng lạm phát đang tăng. Tôi nghĩ CPI cốt lõi của Chính phủ cũng giống như thu nhập “dự tính” (pro forma earning) của các công ty công nghệ thông tin sử dụng để quảng cáo trong thời kỳ bong bóng công nghệ thông tin. Thu nhập dự tính là khoản thu nhập đã trừ đi tất cả các chi phí có thể làm giảm thu nhập. Tương tự như vậy, CPI cốt lõi là tỷ lệ lạm phát không tính đến tất cả các mặt hàng đang tăng giá.

Tầm quan trọng của dầu mỏ

Sự hiểu nhầm con số lạm phát cốt lõi thành con số lạm phát chính thức là một vấn đề nghiêm trọng khi xét tới trường hợp dầu mỏ – một phần lớn trong danh mục nhiên liệu đã bị loại bỏ. Đương nhiên, giá dầu luôn biến động, song để phớt lờ nó như một bộ phận đáng kể của lạm phát thì cần phải chứng minh rằng tình trạng tăng giá chỉ là tạm thời! và sẽ bị đảo ngược lại trong vài năm tới. Trên thực tế, giá dầu cao không phải chỉ là tạm thời, mà nó còn có xu hướng tăng mạnh hơn nữa so với mức 60 đôla/thùng như hiện nay (năm 2006) và mức kỷ lục 70 đôla/thùng của năm 2005.

Một kiểu biên hộ phổ biến nhưng hết sức ngờ nghệch là dầu ngày càng chiếm tỷ lệ nhỏ hơn trong tổng sản phẩm quốc dân của nền kinh tế thiên về dịch vụ của Mỹ, vì vậy, nó ngày càng ít quan trọng.

Đúng là chi phí năng lượng đã giảm từ 14% GDP trong năm 1980 xuống còn 7% như hiện nay. Tuy nhiên, nếu cho rằng điều này chứng tỏ nền kinh tế Mỹ đang ít phụ thuộc vào dầu hơn thì thật là đơn giản và sai lầm. Các nhà phân tích Phố Wall rất hào hứng với suy luận ngớ ngẩn này, bởi nó giúp họ giấu giếm được một vấn đề kinh tế lớn khác, giống như miếng vải mềm giúp che cái ung nhọt.

Nước Mỹ ngày nay nhập khẩu nhiều hàng hóa hơn so với sản xuất nội địa trước đây không có nghĩa là nó ít phụ thuộc vào dầu để sản xuất hàng hóa. Trên thực tế, do giá nhiên liêu để vận chuyển hàng hóa đến Mỹ tăng nên nước Mỹ đang nhạy cảm với sự tăng giá dầu hơn bao giờ hết. Mặc dù tiêu dùng dầu mỏ ở nước ngoài không trực tiếp ảnh hưởng đến tổng sản phẩm quốc dân của Mỹ song dầu là loại chi phí ảnh hưởng đến giá thành của hầu hết tất cả các mặt hàng chúng ta mua, dù nó được sản xuất trong nước hay nhập khẩu từ nước ngoài.

Ví dụ như vào năm 1980, một đôi giày mua ở New Haven, Connecticut có thể được sản xuất ở vùng Hartford gần đó. Lượng dầu cần thiết để sản xuất ra những đôi giày đó được tính vào tiêu dùng trong nước, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến tổng sản phẩm quốc dân. Tuy nhiên, ngày nay đôi giày đó rất có thể được sản xuất ở Trung Quốc, vì vậy lượng dầu dùng trong sản xuất sẽ bị loại trừ khỏi tổng sản phẩm quốc dân của Mỹ. Thay vào đó, chi phí đó được gián tiếp chuyển sang cho người Mỹ qua giá giày. Dầu luôn là một yếu tố quan trọng, chỉ là chi phí cho dầu đã được ẩn giấu trong giá thành của những mặt hàng nhập khẩu không phải là dầu.

Do giày sản xuất ở Trung Quốc phải vận chuyển qua Thái Bình Dương nên lượng dầu sử dụng trong vận tải ngày nay lớn hơn nhiều so với năm 1980. Chi phí phụ thêm để những con tàu trống quay về Trung Quốc cũng được gián tiếp chuyển sang người tiêu dùng Mỹ trong giá giày nhập khẩu. Sau khi đến cảng California, những đôi giày này phải đi thêm 4.800 km nữa để đến Bờ biển Tây. Chi phí dầu trong vận tải nội địa – một phần trong tổng sản phẩm quốc dân của Mỹ – cũng cao hơn nhiều so với năm 1980, khi chúng chỉ cần phải đi chưa đến 160 km.

Việc cho rằng sự vươn lên của những ngành dịch vụ không dùng nhiều đến nhiên liệu, đặc biệt là dịch vụ tài chính, sẽ giúp toàn bộ nền kinh tế tránh khỏi tác động của giá nhiên liệu tăng cũng là một kiểu biện hộ sai lầm phổ biến khác, bởi nó bỏ qua tác động của giá dầu tăng lên lãi suất – loại chi phí trung tâm trong ngành dich vụ tài chính và các ngành phi sản xuất khác.

Chi phí nhiên liệu tăng đẩy giá tiêu dùng tăng, đặc biệt là giá những mặt hàng nhập khẩu dùng nhiều nhiên liệu, do đó Fed sẽ khó duy trì ảo tưởngcó thể ngăn chặn áp lực lạm phát. Do kỳ vọng về lạm phát ngày càng sát với lạm phát thực tế nên lãi suất dài hạn cũng sẽ tăng đáng kể. dưới áp lực lạm phát tăng, Fed có thể sẽ bi buộc phải mạnh tay với lãi suất ngắn hạn và làm đường cong lợi tức trong cả ngắn hạn lẫn dài hạn bi đảo ngược lên cao hơn mức hiện tại.

Tác động của những mức lãi suất hai con số đến ngành tài chính và các ngành nhạy cảm với lãi suất khác sẽ rất nghiêm trọng. Đối với giá các tài sản đã được thổi phồng do lạm phát – những tài sản thường được dùng để thế chấp vay mượn và tài trợ cho tiêu dùng của người dân – thì tác động còn nghiêm trọng hơn nhiều.

Bất chấp những lời tuyên bố khoa trương tự mãn, sự thật là nền kinh tế Mỹ đang phụ thuộc vào dầu mỏ hơn bao giờ hết. Giả dụ rằng nền kinh tế đã được củng cố của Mỹ có thể đương đầu với bất kỳ hiện tượng tăng lãi suất nào có thể dẫn đến tăng giá dầu thì cũng rất nguy hiểm khi coi nhẹ những rủi ro đi liền với giá dầu gia tăng.

TRÒ BỊP BỢM GIẢM PHÁT

Lời nói dối ngọt ngào: Mức tăng CPI là dấu hiệu cho thấy nguy cơ giảm phát đã được khống chế hoàn toàn.

Sự thật đau lòng: Rủi ro giảm phát chỉ là câu chuyện vô nghĩa, được dựng lên để kéo chúng ta ra khỏi vấn đề lạm phát có thực và Fed không thể giải quyết hiệu quả bằng cách tăng lãi suất do người tiêu dùng đang đúứng bên bờ vực thẳm.

Năm 2003, Fed đã phải dùng đến mối đe dọa giảm phát để kéo sự chú ý ra khỏi những báo cáo về lạm phát. giờ đày đã có một thú bù nhìn khác. Bất cứ khi nào lãi suất (vốn đã được nói giảm đi) tăng lên, Fed lại dùng đến thứ vũ khí lừa dối là bóng ma giảm phát và cuộc chiến thành công để chống lại nó.

Nếu lạm phát là kết quả của việc tăng nguồn cung tiền và tín dụng thì giảm phát được định nghĩa là sự cắt giảm nguồn cung đó. Tuy nhiên, lạm phát chỉ tồi tệ khi nhu cầu biến mất hoàn toàn do không có thu nhập như trong thời kỳ Đại Suy thoái. Nếu không, sẽ luôn có nhu cầu ở mọi mức giá, và lạm phát chỉ đơn thuần có nghĩa là cung lớn hơn cầu khiến giá tiêu dùng giảm. Các nhà kinh tế học lo lắng về giảm phát vì hai lý do (và cả hai lý do đó đều ngớ ngẩn).

Lý do thứ nhất là mọi người sẽ giảm tiêu dùng vì họ tiên đoán giá cả sẽ giảm đi, nhưng không hề có bằng chứng gì về việc này. Máy tính, điện thoại di dộng, máy ảnh kỹ thuật số, máy quay phim đều liên tục giảm giá nhưng vẫn bán rất chạy. Và giá xăng giảm có thể tồi tệ đến thế nào?

Một điều lo lắng khác là lợi nhuận doanh nghiệp sẽ giảm, do đó buộc các doanh nghiệp phải cắt giảm đầu tư, sản xuất và nhân công. Nhưng khả năng thu lợi nhuận của doanh nghiệp không được tính bằng số tiền tuyệt đối. Nó được đổ bằng số cận biên. lợi nhuận cận biên không thay đổi khi chi phí và giá bán cùng giảm. Do giá giảm làm doanh số tăng nên lợi nhuận cận biên ổn định thường dẫn đến khả năng thu lợi nhuận cao hơn. Sẽ có nhiều tivi màn hình phẳng bán được ở mức giá 2.000 đôla hơn là mức giá 10.000 đôla.

Mối nguy hiểm thực sự khi giấu giếm công chúng và thị trường trái phiếu/cổ phiếu về mức độ lạm phát thực tế là trước khi chúng ta nhận thức được vấn đề thì siêu lạm phát đã xảy ra và đã quá muộn để ngăn cản nó.

CÂU CHUYỆN HOANG ĐƯỜNG VỀ HIỆU SUẤT

Lời nói dối ngọt ngào: Tăng hiệu suất đồng nghĩa với tốc độ tăng trưởng bền vững cao hơn, lạm phát thấp hơn và tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn.

Sự thật đau lòng: Thế nào là tăng hiệu suất?

Vậy có thể chúng ta đang có vấn đề với phát triển bền vững, với lạm phát, và với sản lượng sản xuất giảm, song liệu sự phát triển công nghệ ứng dụng trong kinh tế có thể giảm nhẹ vấn đề này?

Trước hết, xét về câu hỏi ngữ nghĩa, hãy cùng làm rõ sự khác biệt giữa hiệu suất và sản lượng. Sản lượng liên quan đến số lượng, còn hiệu suất liên quan đến hiệu quả. Ví dụ, trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, General Motors đã ngừng sản xuất ô tô và chuyển giao lượng vật liệu chiến tranh trị giá hơn 12,3 nghìn tỷ đôla với nỗ lực dẫn đầu trong cuộc chiến của phe Đồng minh. Đó là sản lượng. Trong một báo cáo quý gần đây, nhà sản xuất xe ô tô đang gặp nhiều khó khăn này đã thông báo một bướcphát triển dưới hình thức giảm chi phí lao động trên một thành phẩm. Đó có thể được coi là hiệu suất tăng.

Đã có rất nhiều mối quan tâm về việc tăng hiệu suất của Mỹ, và việc làm thế nào chúng được chuyển vào đẩy mạnh phát triển kinh tế bền vững, giảm lạm phát, giảm thất nghiệp, và rút ngắn chu kỳ kinh doanh. Vấn đề hiệu suất đã được cường điệu hóa nhiều nhất trong giai đoạn ngay trước sự đổ vỡ các công ty công nghệ – một phần của “nền kinh tế mới” đã được tiên đoán trước song đến nay vẫn bị nghi ngờ.

Hiệu suất được xác định bằng số sản lượng đầu ra trên mỗi đơn vị đầu vào; và đầu vào nghĩa là lao động hay thời gian. Dù những lập luận về hiệu suất có sai lầm thế nào thì về lý thuyết, hiệu suất vẫn phải tăng lên do sự phát triển của công nghệ giúp các nhà quản lý phân tích sâu hơn để đạt hiệu quả cao hơn. Câu hỏi đặt ra là: (1) hiệu suất tăng là yếu tố quan trọng đến thế nào và (2) nếu đúng là hiệu suất của chúng ta cao hơn các đối tác thương mại thì tại sao thâm hụt thương mại của chúng ta lại lớn hơn chứ không phải nhỏ hơn họ?

Những người hưởng thụ sáng suốt

Vấn đề hiệu suất đã được nghiên cứu rộng rãi và có hẳn môn khoa học liên quan mang tên chủ nghĩa hưởng thụ. Và cũng không phải trùng hợp khi máy tính hoạt động nhanh hơn và hiệu quả hơn thì những lời khẳng định về hiệu suất tăng lên trong toàn nền kinh tế càng cao đến mức khó tin

Trong một bài phát biểu về “Cuộc cách mạng Công nghệ Thông tin” ở trường Đại học Boston hồi tháng 3 năm 2000 và được tường thuật lại trong bài báo nhan đề The New Economy: Myth and Reality (Nền kinh tế mới – Ảo tưởng và hiện thực) của tạp chí Monthly Review tháng 04 năm 2001, Alan Greenspan đã nói:

Cho tới tận những năm giữa thập niên 90, hàng tỷ đôla mà các công ty đổ vào ngành công nghệ thông tin dường như không có nhiều tác động đến nền kinh tế Mỹ. [Nhưng từ năm 1995], máy tính đã giảm đáng kể thời gian và chi phí cần thiết để thiết kế nên mọi sàn phẩm, từ các loại mô tô đến máy bay thương mại hay các tòa nhà chọc trời.

Tuy nhiên, sau một thập kỷ phân tích, đã có kết luận chung rằng máy tính và công nghệ đã mang lại nhiều điều kỳ diệu, song hiệu suất công nghiệp cao không phải là một kết quả nổi bật.

Việc bản thân những chiếc máy tính là mặt hàng sản xuất hàng đầu của Mỹ cũng là một lý do quan trọng giải thích tại sao hiệu suất cao hơn lại là hiện tượng kinh tế được quan tâm đến vậy.

Do công nghệ máy tính phát triển quá nhanh nên các nhà phân tích theo chủ nghĩa hưởng thụ đã quyết định điều chỉnh con số hiệu suất của các nhà sản xuất máy tính theo tốc độ phát triển đó. Nếu một đời máy tính mới có hiệu quả hơn 10 lần so với đời máy tính trước đó thì hiệu suất của nhà sản xuất cũng tăng lên 10 lần. Hay nói cách khác, người công nhân lắp ráp máy tính đã tăng sản lượng của anh ta lên hơn 10 lần – một lời nói dối trắng trợn và lố bịch (nhưng lại có thật) của những thống kê về hiệu suất.

Lời nói dối này còn xuất sắc hơn khi áp dụng ở cấp độ người tiêu dùng. Liệu tôi có thể đánh báo cáo nhanh hơn gấp 10 lần vì máy tính của tôi hiệu quả hơn 10 lần so với đời máy tính năm ngoái không? Đương nhiên là không; tôi vẫn gõ bàn phím với tốc độ như nhau ở cả hai đời máy.

Hiệu suất chỉ liên quan đến việc sản xuất hàng hóa tiêu dùng chứ không phải hàng hóa vốn, vì hàng hóa vốn cũng chỉ được sử dụng với mục đích duy nhất là để sản xuất ra hàng hóa tiêu dùng. Đó là điểm khác biệt chính giữa hai loại hàng hóa. Người ta cần bản thân hàng hóa tiêu dùng, nhưng chỉ cần đến hàng hóa vốn (hay còn được gọi là hàng hóa thiết bị) để sản xuất ra những hàng hóa tiêu dùng mà chúng có thể sản xuất được. Máy tính cá nhân rõ ràng là hàng hóa tiêu dùng, còn máy tính do các doanh nghiệp mua về lại được coi là hàng hóa vốn. Vấn đề cốt lõi không phải là những chiếc máy tính nhanh hay phức tạp thế nào, mà là doanh nghiệp sẽ sản xuất được thêm bao nhiêu hàng hóa tiêu dùng nhờ sử dụng chúng.

Bài báo trên tạp chí Monthly Review tháng 04 năm 2001 đã đề cập ở trên cũng trích dẫn một câu nói khác của Alan Greenspan:

Tỷ lệ lợi nhuận tăng cao nhờ công nghệ mới ở Mỹ chủ yếu là kết quả của việc giảm chi phí lao động trên một đơn vị đầu ra. Tỷ lệ lợi nhuận trên khoản đầu tư vào những công nghệ mới tương tự ở châu Âu và Nhật Bản thấp hơn chúng ta là do doanh nghiệp ở đó phải chịu chi phí thay thế nhân công lớn hơn chúng ta.

Hay nói cách khác, như trích dẫn từ một bài viết của tôi hồi tháng 09 năm 2004: “Ngày nay, các công ty tăng hiệu suất đơn thuần bằng cách thay thế nhân công trong nước bằng nhân công nướcngoài có chi phí thấp hơn. Song khoản tiết kiệm cho nước Mỹ lại giảm đi đáng kể vì ‘hiệu suất’ tăng lên sẽ phải trả giá bằng mức thâm hụt tài khoản vãng lai ngày càng lớn… Vì vậy, trong khi các nhà phân tích và nhà báo tiếp tục ca ngợi những con số ‘hiệu suất’ ảo tưởng thì nền kinh tế Mỹ vẫn tiếp tục giảm sản lượng, và số người thất nghiệp cũng sẽ tiếp tục gia tăng.”

Thật éo le, thứ công nghệ đã hứa hẹn sẽ làm giảm bớt những khoản mất cân đối nhờ nâng cao hiệu suất thì giờ lại thúc đẩy tình trạng mất ổn định và đóng góp vào sự sụp đổ của thị trường tiền tệ nếu có điều gì xấu xảy ra. Theo Michael Mandel trong cuốn The Coming Internet (Cuộc suy thoái sắp diễn ra của Internet, Nhà xuất bản Basic Books, 2000), công nghệ viễn thông hiện đại kết hợp với sự dịch chuyển sức mua sang châu Âu và châu Á đã biến Mỹ trở thành một quốc gia nợ nần; và nó “có thể dẫn đến sự trượt dốc thảm hại của đồng đôla, khiến các nhà đầu tư rút vốn thậm chí còn nhanh hơn khi họ đổ vốn vào.”

GDP: NHỮNG CON SỐ ĐƯỢC THỔI PHỒNG QUÁ ĐÁNG

Lời nói dối ngọt ngào: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng là dấu hiệu cho thấy một nền kinh tế khỏe mạnh và đang phát triển.

Sự thật đau lòng: GDP chứa đầy những thứ ngớ ngẩn nên nó không thể là thước đo chính xác cho sức khỏe và sự phát triển của nền kinh tế.

Khi ai đó nói với bạn rằng nền kinh tế của chúng ta đang tăng trường (tức là khỏe mạnh) thì người đó đang lấy thông tin từ các báo cáo quý cho thấy sự tăng lên trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) sau khi đã điều chỉnh theo lạm phát bằng “hệ số giảm phát” dựa trên co sờ CPI (và những điểm yếu của nó đã được chỉ ra trước đó).

GDP bắt đầu bằng GNP (tổng sản phẩm quốc gia) trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, khi người ta dùng GNP để đo khả năng sản xuất trong chiến tranh. Nó chưa bao giờ được sử dụng với mục đích đo lường sức khỏe của nền kinh tế, và nó cũng có vô số điểm hạn chế.

GDP được đinh nghĩa là tổng giá trị bằng tiền của tất cả hàng hóa và dich vụ cuối cùng được mua bán trong phạm vi biên giới Mỹ trong một năm. Sự khác biệt giữa GDP và GNP là GDP không tính đến quốc tịch của người sản xuất. Nó bao gồm mọi giao dich diễn ra trong biên giới nước Mỹ, kể cả những chiếc BMW được sản xuất ở North California. (GNP sẽ loại bỏ các nhà sản xuất nước ngoài ở Mỹ và tính đến hàng hóa và dich vụ do các công ty Mỹ ở nướcngoài tạo ra, song nó hầu như không bao giờ được dùng đến.) Do đó, GDP bao gồm tổng tiêu dùng, đầu tư và chi tiêu Chính phủ, cộng thêm giá trị hàng xuất khẩu và trừ giá trị hàng nhập khẩu.

Dù được coi là thước đo cho sức khỏe của nền kinh tế song một vấn đề lớn với GDP là nó không phân biệt được các giao dịch mang lại lợi ích cho quốc gia và những giao dịch lấy đi lợi ích quốc gia. Nó bao gồm cả các hoạt động phá hoại lẫn hoạt động tích cực. GDP không được thiết kế để xác đinh sức khỏe của nền kinh tế, song vì nó được sử dụng với mục đích đó nên mọi thứ nó tính đến – mọi giao dịch tiền tệ diễn ra ở bất cứ đâu và vào bất cúứ thời điểm nào trong khung thời gian đã định – đều được coi là tiến bộ và đóng góp vào nền kinh tế. Do đó, giống như các chi phí tiêu cực khác như chi phí phòng chống tội phạm, chi phí phát sinh do li dị, chi phí y tế, chi phí quốc phòng hay cơn bão Katrina cũng làm tăng GPD bất chấp những mất mát to lớn đối với người dân.

Một hạn chế nghiêm trọng khác là nó bỏ qua mọi giao dịch không dùng đến tiền tệ. Tiền phải dịch chuyển từ túi người này sang túi người khác. Ví dụ, công việc nội trợ không được tính đến do nó không được trả tiền. Nếu một công việc tương tự, như chăm sóc người già và trẻ nhỏ, do người giúp việc thay vì một thành viên gia đình đảm nhiệm thì nó lại được tính vào GDP vì người giúp việc được trả tiền. Cũng như vậy, dù công việc của người tình nguyện cũng có giá trị song lại không được tính đến vì nó không liên quan đến tiền.

Hành động tàn phá tài nguyên thiên nhiên để sản xuất hàng hóa có đóng góp vào GDP.

Phân phối thu nhập hoàn toàn bị bỏ qua. Nếu một gia đình nắm trong tay tất cả thu nhập quốc gia và phần còn lại của dân số không có gì thì thu nhập của một gia đình đó cũng làm tăng GDP.

Tiền chi trả để làm sạch chất thải độc hại được tính vào GDP, cũng giống như tiền đề tạo ra chất thải độc hại trước đó. Sự cố tràn dầu Exxon Valdez làm tăng GDP vì cần tiền để làm sạch nó.

Tiền vay mượn từ nước ngoài để tiêu dùng ở đây làm tăng GDP, cho dù các thế hệ sau sẽ phải chịu trách nhiệm trả nợ.

Cuối cùng, con số GDP thường là tác phẩm của các nhà thống kê. Ví dụ, Chính phủ chỉ định giá trị cho một tài khoản séc bất kỳ, và cộng thêm giá trị đó vào GDP. Một ví dụ khác của các chuyên gia chúng ta đã gặp khi thảo luận về câu chuyện hiệu suất: Nếu số máy tính trị giá 10 tỷ đôla được bán ra và chúng có hiệu quả hơn 5 lần so với số máy tính bán ra trong một năm nào trước đó thì Chính phủ sẽ báo cáo doanh thu là 50 tỷ đôla khi tính toán GDP. Một số người có thể cho rằng đó là cách hạch toán thực tế, nhưng theo tôi, đó chỉ là một chiêu lừa đảo.

Tuy nhiên, bất chấp tất cả những sự hiểu nhầm, trò lừa đảo và những thứ ngớ ngẩn như vậy, tất cả mọi người vẫn dùng GDP để đo mức độ tăng trưởng kinh tế. Mức nợ cao ngất ngưởng lại được coi là hợp lý vì nó vẫn song hành với GDP theo quan hệ tỷ lệ %.

Tỷ lệ các yếu tố thực sự tạo ra tài sản trong GDP (sản xuất, khai thác,…) đã thu hẹp. Hơn 70% GDP của chúng ta là tiêu dùng và nó có thể sụp đổ bất cứ lúc nào vì nó được tài trợ bằng vay nợ chứ không phải bằng sản xuất nội địa.

NIỀM TIN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG: LỜI CHÂM BIẾM CAY NGHIỆT NHẤT

Lời nói dối ngọt ngào: Niềm tin của người tiêu dùng cải thiện sức khỏe của nền kinh tế.

Sự thật đau lòng: Niềm tin của người tiêu dùng hướng nền kinh tế theo con đường sai lầm. Người tiêu dùng đang lạc hướng và niềm tin của họ là một con số thống kê hoàn toàn vô dụng.

Một người trượt băng tự tin rằng lớp băng rất dày, trong khi trên thực tế nó rất mỏng, có khả năng rất lớn sẽ bị lạnh, bị ướt và bị chết đuối. Niềm tin có thể dẫn ta đến rắc rối, trừ khi nó có một cơ sở vững chắc.

Quay lại với chủ đề của chúng ta. Đúng là nếu trong một nền kinh tế mà người tiêu dùng thiếu niềm tin và không dám đầu tư hay tiêu dùng thì nền kinh tế đó sẽ bị trì trệ và ốm yếu. Suy thoái sẽ xảy ra khi mọi ngưỏi quyết định ngừng chi tiêu.

Tuy nhiên, không thể nói rằng niềm tin của người tiêu dùng đồng nghĩa với sức khỏe của nền kinh tế, mặc dù trên thực tế nó được hiểu là như vậy do tác động của những người làm quan hệ công chúng của Chính phủ.

Đương nhiên, vấn đề là niềm tin của người tiêu dùng lại được củng cố bởi những lời nói dối ích kỷ của Chính phủ về các con số thống kê kinh tế. Niềm tin đó như một cơ thể sống đầy đủ tự nuôi sống mình và tạo thêm động lực cho những xu hướng tiêu cực. Người tiêu dùng vay mượn tiền vì họ tin rằng nền kinh tế đang rất khỏe mạnh và trong một nền kinh tế khỏe mạnh, thu nhập có thể sẽ tăng lên.

Nhưng nền kinh tế không phải là một nhà sản xuất đơn thuần. Đất nước này và dân số của nó đã mở rộng quá mức; thu nhập cá nhân thực ra đang giảm xuống do các công việc sản xuất được trả lương cao đang bị thay thế bởi công việc dịch vụ và bán lẻ lương thấp hơn. Do niềm tin của người tiêu dùng không có cơ sở vững chắc nên nó đã khiến tình hình tồi tệ hơn và thảm họa đang nằm trước mắt.

Khi viết đoạn này, tôi đang nghiên cứu bản báo cáo của AP ngày 29 tháng 04 năm 2006 về các kết quả kinh tế trong quý một năm 2006.

Bản báo cáo tán dương: “Nền kinh tế đã vượt qua những khó khăn cuối năm và đang tiến nhanh về phía trước.” Và “người tiêu dùng đang vay mượn nhiều hơn ở mức lãi suất 5,5%, so với con số nhỏ bé 0,9% của quý bốn.”

Để tiếp tục bài ca người tiêu dùng càng chi tiêu nhiều, nền kinh tế càng mạnh khỏe, báo cáo trích dẫn lời Tổng thống Bush: “Bước phát triển nhanh chóng này là một dấu hiệu khác cho thấy nền kinh tế của chúng ta đang tiến nhanh đúng hướng.”

Và sau đó, thậm chí còn nhiều tin tốt hơn: “Dù nền kinh tế đang phát triển nhanh, lạm phát vẫn ở mức hợp lý. Giá cả cốt lõi (loại trừ lương thực và nhiên liệu) đã tăng 2%, giảm 4% so với quý bốn.” (Phần in nghiêng là lời tôi.)

Duy nhất một phát ngôn có phần tỉnh táo là khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Bernanke cho biết ông chỉ kỳ vọng tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức trung bình trong những quý tới, song nó vẫn đủ mạnh để tạo công ăn việc làm. Theo Bernanke, rủi ro với triển vọng kinh tế có thể là giá dầu tăng trong một thời gian dài và hoạt động của thị trường nhà đất giảm sút. Cả hai viễn cảnh đó bây giờ không chỉ còn là tưỏng tưọng nữa.

Bạn đã thấy khá hơn chút nào chưa?

3ĐỒNG ĐÔLA ĐANG MẤT GIÁ

Tôi thường xuyên nói chuyện với khách hàng là các công ty môi giới tiềm năng, và nhận thấy rõ ràng (dù không bất ngờ lắm) là trong khi họ phải mất ngủ vì lo lắng xem số cổ phiếu mình đang nắm giữ trị giá bao nhiêu đôla nhưng lại rất ít khi để ý đến giá trị của bản thân những đồng đôla đó.

Đáng ra nó không nên trở thành một điều khó hiểu. Trong một nền kinh tế được quản lý tốt, sức mua thực tế không phải là vấn đề và các nhà đầu tư trong nước sẽ không cần phải lo lắng về đồng đôla.

Việc đồng đôla mất giá là một vấn đề nội bộ và nói chung mọi người không nhận thức được nó, điều này cho thấy mức độ thành công của Chính phủ trong việc sử dụng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) để đánh lạc hướng sự chú ý của mọi người khỏi nguyên nhân và mức độ lạm phát thực sự.

Trong chương trước, tôi đã nói về việc dân chúng bị lừa, không chỉ về lạm phát mà còn về tình hình kinh tế nói chung như thế nào.

Trong chương tiếp theo tôi sẽ nói về lạm phát, làm thế nào nó trở thành người bạn đồng hành lặng lẽ của Chính phủ và nó sẽ dẫn chúng ta đến đâu.

Trong chương này, tôi sẽ nói về tiền và tại sao tiền thực tế và tiền giấy lại là gốc rễ của cuộc khủng hoảng tiền tê cũng như sự sụp đổ sẽ sớm xảy ra với cả thị trường và nền kinh tế của chúng ta.

Người Mỹ chỉ còn rất ít thời gian để tự bảo vê mình. Tôi chỉ hi vọng cuốn sách này sẽ đến được với bạn khi chiếc đồng hồ kinh tế vẫn đang điểm và bạn sẽ đủ sáng suốt để áp dụng được những chiến thuật vạch ra ở các chương sau trước khi chiếc đồng hồ đó ngừng chạy.

Nhưng trước hết, hãy cùng nói về tiền.

TIỀN GIẤY: TẠI SAO NÓ LÀ GỐC RỄ CỦA KHÓ KHĂN KINH TẾ HIỆN NAY

Tình cảnh khó khăn của nền kinh tế Mỹ sẽ không xảy ra nếu đồng đôla vẫn là tiền thật

Đồng đôla Mỹ hiện nay là cái được gọi là tiền giấy. Tiền giấy chỉ là tiền trên danh nghĩa. Nó là tiền vì một Chính phủ tối cao nói nó là tiền. Bản thân nó không có giá trị kim loại hay giá trị thực hiện. Giá trị danh nghĩa của nó là con số mà Chính phủ đã cho in lên trên đó. Giá trị thực tế là những cái nó sẽ mua được trên thị trường. Trên thị trường quốc tế, giá trị thực tế là số ngoại tệ của một nước khác mà nó sẽ đổi được.

Song thực tế không phải lúc nào cũng vậy. Đồng đôla vẫn được đảm bảo bằng một tỷ lệ phần trăm trong nguồn dự trữ vàng quốc gia cho đến tận năm 1971, khi chính quyền Nixon đưa ra quyết định lịch sử bãi bỏ chế độ bản vị vàng (gold standard) đó. Khi không được đảm bảo bằng vàng, giá trị của đồng đôla không còn gì ngoài sức mua của nó. Mức độ đáng tin cậy của đồng đôla phụ thuộc vào việc nền kinh tế Mỹ hoạt động và nguồn cung tiền tệ được quản lý như thế nào. Điểm cuối cùng rất quan trọng. Sự bãi bỏ bản vị vàng trong năm 1971 đã giải phóng Cục Dự trữ Liên bang – cơ quan quản lý nguồn cung tiền – khỏi những ràng buộc liên quan đến việc in tiền hay cho nó nhiều cách thức khác nhau để tăng lượng tiền trong lưu thông.

Vì vậy, sự mất giá của đồng đôla giống như triệu chứng hơn là gốc rễ của các vấn đề kinh tế, dù những vấn đề chúng ta phải đối mặt hiện nay sẽ không nghiêm trọng đến vậy nếu đồng đôla vẫn là tiền thật chứ không chỉ là tiền giấy.

NGUỒN GỐC CỦA TIỀN

Quay lại thời kỳ cổ xưa, trước khi tiền phát triển như chúng ta biết, hoạt động thương mại được thực hiện dựa trên hình thức hàng đổi hàng (barter system). Giống như những người bạn của chúng ta trong chương Một, bác nông dân Jones và bác Chang, một người trồng cam và cần táo trong khi người còn lại trồng táo và cần cam, vì vậy họ chỉ đơn thuần trao đổi thứ mình trồng được cho nhau.

Tuy nhiên, hình thức hàng đổi hàng rất phức tạp và tốn thời gian. Ví dụ, nếu bác Chang muốn mua một cái ghế, bác ta sẽ phải tìm một người làm ghế đang cần cam. Kết quả là mọi người nhanh chóng nhận ra cần phải tìm một hàng hóa phổ biến trong nền văn hóa của mình và có thể được chấp nhận để đổi lấy bất kỳ một loại hàng hóa hay dịch vụ nào. Đó là loại tiền đầu tiên, và nó tồn tại dưới rất nhiều hình thức như cừu và gia súc trong thời cổ hay vỏ sò, gọi là wampum, mà người da đỏ dùng để đổi lấy đảo Manhattan. Một ví dụ gần đây hơn là việc binh lính Mỹ ở châu Âu dùng thuốc lá làm tiền trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Tất cả các hình thức khác nhau của tiền đều có một điểm chung, đó là nó hàm chứa một giá trị vật chất được chấp nhận rộng rãi. Nhờ đó, tiền được dùng trong các giao dịch hàng hóa và dịch vụ, tạo điều kiện cho phân công lao động, làm gia tăng sản lượng và mức sống nói chung. Tiền càng dễ được trao đổi thì nền kinh tế càng phát triển.

CHỨC NĂNG KINH TẾ CỦA TIỀN

Tiền tệ, dù dưới bất kỳ hình thức nào, đều có bốn chức năng sau đây:

1. Thước đo giá trị. Tiền tệ là đơn vị duy nhất để đo giá trị của các Joại hàng hóa, dịch vụ khác nhau và mối quan hệ giữa chúng. Nó loại bỏ những vấn đề rõ ràng của hệ thống hàng đổi hàng như một chiếc ghế trị giá bao nhiêu quả dưa hấu. Bằng cách gán cho mỗi vật dụng một giá trị bằng tiền, chúng ta sẽ dễ dàng liên kết hàng hóa hay dịch vụ này với hàng hóa hay dịch vụ khác.

2. Phương tiện lưu thông. Tiền tạo phương tiện cho lưu thông hàng hóa, dịch vụ và thúc đẩy thương mại, khiến nền kinh tế hiệu quả hơn và tạo ra mức sống cao hơn.

3. Phương tiện cất trữ giá trị. Tiền không sử dụng ngay có thể được tiết kiệm để sử dụng sau đó, lý tưởng nhất là với giá trị như nhau. Nhờ vậy chúng ta có thể tiết kiệm, tạo ra vốn, và từ đó thúc đẩy sản xuất.

4. Phương tiện thanh toán. Tiền không sử dụng ngay có thể cho người khác vay, thu lãi và tài trợ cho các dự án mang lại lợi ích cho xã hội.

Tiền là một phương tiện hoàn chỉnh, nghĩa là sức mua của nó được đảm bảo, khi nó thực hiện đầy đủ các chức năng và lợi ích trên.

NHỮNG NGÀY ĐẦU DÙNG VÀNG LÀM TIỀN

Khi nền văn minh phát triển, xã hội bắt đầu giảm bớt các loại vật dụng có thể sử dụng làm tiền chỉ còn những loại hiệu quả nhất, và thứ hàng hóa được chấp nhận toàn cầu là vàng và bạc. Trong cuốn The Biggest Con (Trò lừa đảo lớn nhất, Nhà xuất bản Freedom Books, 1977) về những điểm bất cập của tiền giấy, bố tôi, Irwin Schiff đã giải thích vàng được ưa chuộng vì tính đa dụng và những đặc tính độc nhất vô nhị của nó:

Trước hết, nó có màu đẹp, ấm và dễ đánh bóng. Nó là thứ kim loại duy nhất không bị xỉn hay han gỉ. Nó có thể uốn nhỏ thành sợi tóc hay cán mỏng như tờ giấy ăn. Do một lượng tài sản lớn được tập trung trong một lượng vàng nhỏ nên một người có thể di chuyển tài sản của mình tương đối dễ dàng. Hãy tưởng tượng đến cảnh bạn phải vội vã rời bỏ đất nước khi toàn bộ tài sản của bạn đều nằm trong lũ gia súc! Vàng dễ dát mỏng nên nó có thể được phân chia thành các lượng giá trị nhỏ hơn. Vàng có thể dễ dàng đo lường và giá trị của nó được xác định nhanh chóng. Tất nhiên, nhờ những đặc tính đó mà nó có thể được dùng để cho vay mượn vì khoản vay đó sẽ được thanh toán bằng đúng loại tiền đã vay.

SỰ XUẤT HIỆN CỦA NGÂN HÀNG

Khi tiền có thể dùng để cho vay, các nguyên lý cơ bản đầu tiên của ngân hàng ra đời, cùng với nó là các khái niệm “dự trữ tiền tệ” và “các hình thức tương đương tiền.” Những nhà buôn thời trung cổ thường xuyên phải di chuyển từ thành phố này sang thành phố khác sẽ trả cho cửa hàng kim hoàn địa phương một khoản phí nhỏ để giữ vàng cho họ trong khi họ đi vắng. Hóa đơn lưu kho do cửa hàng kim hoàn phát hành là nguyên mẫu đầu tiên của tiền giấy và ví dụ của một loại giấy tờ tương đương tiền.

Khái niệm vật tương đương tiền rất quan trọng vì khi xã hội phát triển, cần có sự phân biệt rõ ràng giữa vật thay thế tiền dưới hình thức hóa đơn lưu kho và hình thức “giấy bạc ngân hàng” hay cam kết trả nợ. Hình thức thứ hai chỉ có giá trị với người thợ kim hoàn – giờ là một ngân hàng cho vay các khoản tiền gửi bằng vàng không cần dùng đến trong hoạt động hàng ngày – cần để duy trì “dự trữ vàng” trong tay, đáp ứng các yêu cầu trả nợ. Những ngân hàng duy trì quá ít dự trữ sẽ gặp rủi ro bị nghi ngờ và gây ra “cuộc hoảng loạn ngân hàng.” Việc đó sẽ hủy hoại sự nghiệp của anh ta.

Việc lúc đó tỷ lệ giữa tiền giấy trên tổng dự trữ phải được giữ ở mức hợp lý để duy trì niềm tin và tránh tâm trạng lo lắng đã đem lại bài học lịch sử hoàn hảo để so sánh tại sao nền kinh tế Mỹ dưới thời kỳ bản vị vàng trước nắm 1971 lại tự chủ hơn và ít gặp sai lầm hơn nền kinh tế tiền giấy như hiện nay.

NGUỒN GỐC CỦA ĐỒNG ĐÔLA

Trong Hiến pháp Mỹ có một điều khoắn quy định: “Quốc hội có quyền đúc tiền và quy định giá trị của nó,” có nghĩa là quốc hội được phép lấy vàng và bạc – những thứ được cả nước công nhận là tiền – để đúc thành tiền xu. Đó là lý do chính xác tại sao Điều 1, Mục 10 Hiến pháp Mỹ nghiêm cấm sử dụng bất cứ vật liệu nào ngoài vàng và bạc để thanh toán nợ. Như vậy, giá trị kim loại của đồng tiền mà những người làm kinh tế gọi là “giá trị nội tại” sẽ cân bằng với giá trị danh nghĩa của nó.

Đồng đôla lần đầu tiên được định nghĩa trong Đạo luật về Hệ thống Tiền tệ nắm 1792 là 371,25 grem[1] bạc nguyên chất – đúng bằng trọng lượng của đồng đôla mill[2] – đồng tiền phổ biến nhất ở các bang thuộc địa Mỹ và tiếp tục được lưu hành trong phạm vi nước Mỹ cho tới tận năm 1857, 70 năm sau ngày ký Hiến pháp.

[1] Grem (grain): đơn vị đo trọng lượng bằng 0,0648 gram

[2] Spanish mill dollar: đơn vị tiền tệ có giá trị bằng 1/1000 đôla

Loại tiền đầu tiên của Mỹ được phát hành vào năm 1863 dưới hình thức giấy chứng nhận vàng, cũng cần thiết giống như hóa đơn gửi hàng của các thợ kim hoàn thời trung cổ. Trên đó ghi: “Giấy này chứng nhận đã gửi 10 đôla bằng vàng vào Kho bạc Nhà nước Hoa Kỳ và sẽ thanh toán cho người gửi khi có yêu cầu.” Giấy chứng nhận vàng được lưu hành ở Mỹ cho tới năm 1934, khi Đạo luật Dự trữ Vàng năm 1934 nghiêm cấm người Mỹ sở hữu vàng (trừ trường hợp đồ trang sức, các bộ sưu tập đặc biệt hay vàng cần thiết cho các mục đích nghề nghiệp hay công nghiệp khác).

Giống như chứng chỉ vàng, chứng chỉ bạc cũng được phát hành và lưu thông cho tới năm 1963.

ĐẠO LUẬT DỰ TRỮ LIÊN BANG NĂM 1913 VÀ SỰ SUY THOÁI CỦA ĐỒNG ĐÔLA

Bước đầu tiên để kết thúc hệ thống đảm bảo giá trị đầy đủ bắt đầu bằng Đạo luật Dự trữ Liên bang năm 1913. Còn được gọi là Đạo luật Owen-Glass, đạo luật đó đã thiết lập nên Hệ thống Dự trữ Liên bang độc lập về chính trị với mục đích chính là giám sát và điều hành hệ thống ngân hàng, quản lý nguồn cung tiền thông qua việc mua bán trái phiếu Chính phủ (gọi chung là chính sách tiền tệ) và hoạt động như một trung tâm thanh toán giữa các ngân hàng.

Chúng ta sẽ tìm hiểu vai trò của Fed trong các chính sách tiền tệ và lạm phát sau, nhưng lý do chính khi thành lập nên nó là để tạo ra một “đồng tiền siêu việt” – đồng tiền do một ngân hàng quốc gia phát hành có thể thay thế tất cả các loại tiền giấy dưới hình thức giấy bạc do ngân hàng riêng lẻ phát hành với chất lượng tín dụng khác nhau.

Một trong những hành động đầu tiên của Cục Dự trữ Liên bang mới là cho ra mắt đơn vị tiền tệ mới là giấy bạc Dự trữ Liên bang – loại giấy bạc có thể đổi lấy “vàng hay một loại tiền hợp pháp” ở bất cứ một Ngân hàng Dự trữ Liên bang nào. Tiền hợp pháp nghĩa là trái phiếu hay tiền xu vàng, bạc và các chứng chỉ bạc.

Dù đã khôi phục lại sự liên kết giữa đồng đôla với vàng, nhưng tờ giấy bạc Dự trữ Liên bang đầu tiên này cũng đã mở đầu cho các hình thức thay thế hợp pháp dưới dạng đồng bạc và trái phiếu được đảm bảo giá trị bằng vàng hay bạc; dẫn đến một giai đoạn phát triển trong đó mối liên kết đôla – vàng sẽ yếu đi và cuối cùng là biến mất hoàn toàn.

SỰ KẾT THÚC CỦA HÌNH THỨC BẢO ĐẢM BẰNG VÀNG VÀ BẠC

Đạo luật Dự trữ Liên bang năm 1934 đã bỏ từ vàng khỏi tờ giấy bạc Dự trữ Liên bang và thay vào đó là cụm từ: “Giấy bạc này là cam kết hợp pháp cho tất cả các khoản nợ, cả của Nhà nước và cá nhân, và có thể đổi lấy tiền hợp pháp ở Bộ Tài chính Hoa Kỳ, hay ở bất kỳ một Ngân hàng Dự trữ Liên bang nào.”[3] [3] “This note is legal tender for all debts, public and private, and is redeemable in lawful money at the United States Treasury, or at any Federal Reserve Bank.”

Đó chỉ là sự thay đổi về từ ngữ, dù bây giờ chúng ta biết có ngụ ý sâu xa, nhưng vào thời đó nó cũng đủ tinh vi để che mắt công chúng.

Ngày 02 tháng 11 năm 1963, cụm từ trên cũng đã bi loại bỏ hoàn toàn, khiến cho tất cả các loại tiền tệ của Mỹ đều mất giá tri nội tại. Vào ngày hôm đó, hệ thống tiền tệ của chúng ta đã chuyển đổi từ hệ thống được đảm bảo bằng vàng và bạc theo Hiến pháp sang một trong những quyết định đơn phương, không có sự tham gia thảo luận từ nhiều phía của Chính phủ.

Và vẫn còn nhiều tranh cãi liệu cụm từ còn lại “Giấy bạc này là cam kết hợp pháp cho tất cả các khoản nợ, cả của nhà nước và cá nhân” còn ám chỉ bất cứ điều gì khác ngoài việc đây là một mẫu được chấp nhận để thanh toán thuế và mua hàng hóa, dich vụ sản xuất ở Mỹ.

Điểm quan trọng là thay vì đại diện cho các giấy ghi nợ IOU hợp pháp được đảm bảo bằng một khối lượng nhất định vàng lai bạc thì giấy bạc của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã trở thành Tôi chẳng nợ bạn gì cả ngoài những mẩu giấy vô dụng mà người giữ chúng có thể thoải mái tính toán nhưng chúng lại chẳng tạo nên một nghĩa vụ trả nợ nào từ người phát hành chúng cả.

Điều đó có nghĩa là bây giờ sức mạnh của đồng đôla chỉ còn phụ thuộc vào sức mua của nó; và đến lượt mình sức mua lại phụ thuộc vào sức mạnh của nền kinh tế Mỹ và cách điều hành nguồn cung đồng đôla.

BRETTON WOODS, BẢN VỊ VÀNG QUỐC TẾ VÀ VỊ THẾ ĐỒNG TIỀN DỰ TRỮ

Do vậy, ờ trong nước, đồng đôla đã mất sự đảm bảo bằng vàng nhưng nó vẫn được coi là “quý như vàng” trên khắp thế giới do kết quả của một thỏa thuận đưa ra tại Hội nghị về Tài chính và Tiền tệ của Liên hợp quốc ở Bretton Woods, New Hampshire vào tháng 07 năm 1944.

Bretton Woods, như mọi người vẫn biết về hội nghị và các thỏa thuận mang tên nó, là cuộc gặp mặt của các nhà lãnh đạo tài chính của các nước Đồng minh nhằm thảo luận về tình trạng của nền kinh tế thế giới sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. Đó là cuộc gặp lịch sử, một dấu ấn kinh tế vì tại đó đã thành lập nên Ngân hàng Kiến thiết và Phát triển Quốc tế (Ngân hàng Thế giới) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Tuy nhiên, điểm quan trọng ở đây là Bretton Woods đã thiết lập nên vị thế đồng tiền dự trữ thế giới của đồng đôla và đưa ra kế hoạch để cố định tỷ giá giữa đồng đôla và các ngoại tệ ở châu Âu và châu Á. Khi đó, đồng đôla sẽ được gắn với vàng để tạo điều kiện cho thanh toán quốc tế ờ một mức giá cố định. Do vậy, một đồng ngoại tệ sẽ luôn bằng một lượng đôla nhất định và một lượng đôla nhất định sẽ luôn đổi được một ounce[4] vàng.

[4] Ounce (ao-xơ): đơn vị đo lường bằng 28,35 gram vàng

Vị thế đồng tiền dự trữ nghĩa là đồng đôla sẽ được các Chính phủ và tổ chức khác sử dụng như một phần trong dự trữ ngoại hối của họ cũng như đồng tiền định giá quốc tế cho các sản phẩm giao dịch trên thị trường như dầu và vàng. Trở thành đồng tiền dự trữ cho phép nước Mỹ duy trì thâm hụt thương mại lớn với rất ít tác động lên nền kinh tế miễn là những người nắm giữ lượng dự trữ lớn không tuyên bố ngược lại. Không cần phải nói ta cũng thấy các tác động của thị trường tự do có thể khiến mất cân bằng thương mại tác động nhiều hơn vào nền kinh tế, song thỏa thuận này đã giúp nước Mỹ kéo dài thời gian rất tốt. Tuy nhiên, việc này sẽ nhanh chóng thay đổi. Sự chuyển đổi đồng tiền dự trữ từ đồng đôla sang đồng euro đã được nhắc đến nhiều trong giới tài chính như một khả năng hoàn toàn có thể xảy ra.

Từ năm 1945 đến đầu những năm 1960, tình hình tiền tệ của thế giới tương đối ổn định nhờ hiệp định Bretton Woods; và nhờ tốc độ tăng trường nhanh cũng như sự thịnh vượng của nước Mỹ trong thời kỳ hậu chiến; những đồng đôla dư thừa đã được đón nhận nồng nhiệt ở nước ngoài, nếu không chúng sẽ gây ra lạm phát trong nước.

SỰ KẾT THÚC CỦA BRETTON WOODS

Tuy nhiên, trong những năm 1960, chính sách súng và bơ của chế độ Johnson và Nixon, các khoản chi tiêu của chính quyền liên bang để tài trợ cho chương trình cải cách xã hội Great Society, cuộc chiến chống đói nghèo trong nước và cuộc chiến tranh thực sự ở Việt Nam cũng như cuộc đua vào vũ trụ đã dẫn đến thâm hụt ngân sách lớn và những khoản thâm hụt đó lại được tài trợ bởi nguồn cung tiền của Cục Dự trữ Liên bang.

Quyền tạo nguồn cung tiền của Cục Dự trữ Liên bang khỏi đầu trong giấy phép hoạt động năm 1913 của nó là quyền tạo ra “nguồn cung tiền linh hoạt.” Điều này có nghĩa là nó có thể tăng nguồn cung tiền trong thời kỳ mở rộng kinh tế và giảm trong thời kỳ suy thoái – một chức năng truyền thống của ngân hàng trung ương trung thành với các học thuyết kinh tế cổ điển chấp nhận chu kỳ kinh tế là bình thường và coi thời kỳ phát đạt chỉ là giả tạo với những vấn đề cần phải được khắc phục bằng sự sụp đổ sau đó.

Chính quyền Kennedy đã vận dụng học thuyết của nhà kinh tế người Anh John Maynard Keynes. Trái ngược với quan điểm cổ điển và ý định ban đầu của Cục Dự trữ Liên bang, học thuyết này cho rằng nên sử dụng cung tiền để thúc đẩy tiêu dùng khi nền kinh tế phát triển chậm, nhờ đó sẽ biến suy thoái thành mỏ rộng.

Như chúng ta sẽ thấy ở sau, dưới thời đại Greenspan trong những năm 1990 và hiện nay, với Fed của Bernanke, chính sách can thiệp phản tác dụng ban đầu đã trỏ thành chính sách tiền tệ liên tục mở rộng kèm theo lạm phát gia tăng. Nhưng chuyện đó hơi lạc đề khỏi câu chuyện của chúng ta.

Do Cục Dự trữ Liên bang mở rộng nguồn cung tiền và tạo ra lạm phát trong nửa sau của thập kỷ 60, các nước khác cũng buộc phải tăng cung tiền với tốc độ tương ứng để duy trì tỷ giá ngoại hối cố định đã được thỏa thuận với đồng đôla. Kết quả lạm phát của Mỹ cũng đã được “xuất khẩu” sang các nước khác.

Câu chuyện tiếp tục đến những năm cuối thập niên 60. Khi đó, các nước châu Á và châu Âu đã khội phục nền kinh tế và nhận thức được tăng nguồn cung tiền trong nước sẽ tạo ra Jạm phát, vì vậy họ bắt đầu trả những đồng đôla dư thừa về nướcMỹ và yêu cầu phải được bồi thưởng bằng vàng theo tỷ lệ đã được thỏa thuận.

Lượng vàng ồ ạt rút khỏi Mỹ chiếm tới 60% lượng vàng dự trữ chính thức của thế giới sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. Đồng thời, nó cũng khiến giá trị tài sản của Mỹ giảm thấp tới mức đáng báo động.

SỰ KẾT THÚC CỦA CỬA SỔ VÀNG

Năm 1971, Tổng thống Nixon đã buộc phải đóng “cửa sổ vàng,” không cho phép đổi đôla Jấy vàng theo tỷ Jệ đã thỏa thuận nữa. Từ Júc đó, tỷ giá hối đoái được thả nổi và do cung cầu tiền tệ quyết định.

Không thể đánh giá thấp tác động của sự kết thúc đó. Nó cũng giống như một đất nướctuyên bố phá sản.

Trong phần giới thiệu cuốn The Demise of the Dollar (Sự kết thúc của đồng đôla, Nhà xuất bản John Wiley & Sons, 2005), Addison Wiggin nhận xét:

Không nên phớt lờ sức mạnh và tầm ảnh hưởng của nước Mỹ trong năm 1971. Chính quyết định bãi bỏ bản vị vàng đã phá hủy các chính sách kinh tế thông qua tại Bretton Woods. Chắc chán sẽ có giai đoạn lạm phát, thất nghiệp và mất ổn định tiền tệ – một phần của chu kỳ kinh tế tự nhiên. Giai đoạn đầu của thập niên 70 là khởi đẩu của một thời kỳ bất ổn do những xung đột cả về kinh tế lần chính trị. Quyết định bãi bỏ bản vị vàng rõ ràng là rất tai hại. Nó không khiến chủ nghĩa tư bản phải sụp đổ, nhưng lúc này đây – sau 30 năm – nó đã dẫn chúng ta đến bên vách đá, và có lẽ sẽ khiến chúng ta mất dần vai trò thống trị nền kinh tế thế giới mà chúng ta đã nắm giữ trong thời gian qua.

CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VÀ GIÁ TRỊ CỦA ĐỒNG ĐÔLA

Khái niệm ngoại tệ mạnh hay yếu trở nên rõ ràng hơn khi các đồng tiền quốc tế được thả nổi và xác định giá trị thông qua cung cầu; tuy nhiên, bạn phải hiểu chính xác nghĩa của cụm từ này, nếu không bạn sẽ phải bối rối khi thảo luận về sự mất giá của đồng đôla.

Những nền kinh tế hiệu quả xuất khẩu cái họ sản xuất được và nhập khẩu cái họ không sản xuất được, vì vậy, dưới điều kiện lý tưởng, cán cân thương mại nói chung sẽ thăng bằng. Tuy nhiên, ở một thời điểm nào đó, một đất nước có thể có thặng dư hay thâm hụt thương mại phụ thuộc vào mối quan hệ giữa xuất khẩu và nhập khẩu. Bên cạnh một số yếu tố khác như tính ổn định kinh tế, chính trị của quốc gia, tỷ lệ cổ tức nó phải trả cho nhà đầu tư nước ngoài, cán cân thương mại cũng đóng góp vào mối quan hệ cung – cầu ngoại tệ. Nhưng mạnh và yếu ám chỉ tỷ giá trao đổi giữa đồng tiền này với đồng tiền khác chứ không phải sức mua nội địa của đồng tiền. Nếu hôm nay một đồng đôla đổi được nhiều đồng yên Nhật hơn hôm qua thì đồng đôla đã mạnh lên và đồng yên đã yếu đi trong mối tương quan với nhau (và ngược lại).

Trong thương mại quốc tế, đồng tiền mạnh hay yếu đều có mặt lợi và mặt hại. Ví dụ, đồng tiền mạnh sẽ có lợi cho người tiêu dùng trong nước vì họ có thể mua hàng nhập khẩu hay đi du lịch nước ngoài với giá rẻ hơn. Đồng tiền mạnh nghĩa là nó có thể mua được nhiều đơn vị ngoại tệ hơn. Mặt khác, nội tệ mạnh lại là tin xấu với các công ty xuất khẩu vì hàng hóa của họ sẽ đắt hơn và khó bán hơn. Tình hình ngược lại với đồng tiền yếu.

Vì vậy, một đồng tiền yếu không có nghĩa là đồng tiền đó đang suy tàn, song với tình hình nước Mỹ thì thực tế đúng là như vậy. Tình trạng yếu kém kéo dài và ngày càng nghiêm trọng trên thị trường thế giới (khi so sánh với đồng tiền của các đối tác thương mại như Trung Quốc, Nhật Bản hay so với danh mục các ngoại tệ lớn) có tác động nguy hiểm lên nền kinh tế Mỹ. Mọi việc là do nền kinh tế của chúng ta đang gặp những vấn đề nghiêm trọng.

Trong vòng hai năm từ 2002 đến 2004, đồng đôla đã mất 24% giá tri so với các ngoại tệ khác; sự đi xuống trên thi trường cổ phiếu vào năm 2005 – sự việc chỉ làm tồi tệ thêm triển vọng lâu dài của thị trường; và sau đó tiếp tục giảm giá trong năm 2006, mất gần 12% từ giữa tháng 3 đến giữa tháng 5. Thị trường tăng đến giữa tháng 10 trước khi quay đầu giảm giá và cuối cùng là thủng đáy thấp nhất của tháng 5 vào cuối tháng 10. Bất chấp những lần phục hồi trên thị trường chứng khoán, dường như đồng đôla đang hướng đến mức thấp kỷ lục trong lich sử.

Thâm hụt tài khoản vãng lai của chúng ta – hiện đang ở mức xấp xỉ 800 nghìn tỷ đôla và còn tiếp tục tăng lên – chủ yếu là thâm hụt thương mại và được tài trợ bởi khoản vay từ các nước đang xuất khẩu sang chúng ta như Trung Quốc, Nhật Bản. Đó là khoản nợ chúng ta không thể thanh toán bởi chúng ta đã trở thành một đất nước của những người vay mượn và tiêu dùng thay vì người tiết kiệm và sản xuất.

Giống như con người, một đất nước cũng phải sống tằn tiện, nhưng nước Mỹ thì không như vậy. Tỷ lệ tiết kiệm của chúng ta đang giảm dần trong vài năm gần đây và đang ở mức âm. Cùng lúc đó, nợ cá nhân dưới hình thức nợ thẻ tín dụng và vay mượn trong tình trạng giá nhà bị thổi phồng đã đạt đến mức cao kỷ lục.

VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ TRONG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỐ ĐỊNH VỚI ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ

Hầu như tháng nào cũng có một quan chức Chính phủ Mỹ hay chính trị gia được bầu cử kêu gọi Chính phủ Mỹ đánh giá lại đồng nhân dân tệ – đồng tiền hiện đang neo giá theo đồng đôla. Những lời kêu gọi công khai đó chỉ đơn thuần là một màn kịch chính trị. Tất cả chỉ là giả dối. Về cá nhân tôi, tôi chắc chắn rằng chúng ta đang van xin Trung Quốc không thả nổi đồng tiền nữa.

Trung Quốc là nước nắm giữ số lượng trái phiếu Chính phủ Mỹ lớn nhất, và họ làm như vậy để bảo vệ tỷ giá hối đoái cố định của mình. Họ cũng là nước cung cấp hàng tiêu dùng giá rẻ lớn nhất cho người Mỹ. Vì lý do quái quỷ gì mà các chính trị gia và quan chức Mỹ lại yêu cầu Trung Quốc tăng giá hàng tiêu dùng và lãi suất của Mỹ? Chắc chắn kết quả sẽ là một cuộc suy thoái nghiêm trọng. Đó cũng là một cách để luyện tập tâm lý nghịch. Điều khiến các chính trị gia Mỹ lo lắng không phải là cuộc tái bầu cử của bản thân họ mà là việc Trung Quốc thả lòng tỷ giá, vậy thì tại sao lại không yêu cầu họ làm vậy luôn? Khi đó, Trung Quốc sẽ phải mất mặt nếu họ làm theo và có vẻ như phải nhún nhưởng trước áp lực của Mỹ. Nếu người Mỹ yêu cầu Trung Quốc duy trì tỷ giá cố định thì có lẽ họ đã thả lỏng tỷ giá rồi.

Hình 3.1: Chỉ số đôla Mỹ, giai đoạn 1994 – 2006. Đồng đôla tăng giá khi bong bóng thị trường chứng khoán được thổi phồng và thế giới bị mê hoặc bởi câu chuyện về nền kinh tế mới và thặng dư ngân sách. Khi cả hai câu chuyện bị phát hiện là giả dối, đồng đôla sẽ giảm giá. Một khi chỉ số này giảm xuống dưới mức hỗ trợ 80, giai đoạn tiếp theo của thị trường giá giảm dài hạn đồng đôla sẽ bắt đầu.

Nguồn: Trích dẫn với sự cho phép của David L. Tice và cộng sự (www. pmdentbear. com)

Nền kinh tế quốc gia đã chuyển từ xu hướng sản xuất sang dịch vụ, cung cấp ít hàng hóa hơn để xuất khẩu và thu nhập cũng thấp hơn. Tuy nhiên chúng ta vẫn tiếp tục chi tiêu điên cuồng cho hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài – những nước biết tiết kiệm và sản xuất, góp phần vào quá trình tích lũy thâm hụt thương mại khổng lồ mà chúng ta vẫn tài trợ bằng tiền vay mượn từ đối tác – khoản tiền chúng ta không thể thanh toán do thâm hụt ngân sách quá lớn và nợ quốc gia vẫn chất đống.

Chúng ta đã đi quá xa như vậy là do đồng đôla là đồng tiền dự trữ quốc tế và do việc mất khả năng thanh toán của chúng ta vẫn được ngụy trang bởi những con số báo cáo tiêu dùng lớn, và do đó tạo nên ảo tưởng về tăng trưởng kinh tế.

Chúng ta không thể ngăn cản được cuộc khủng hoảng đồng đôla này mà chỉ có thể trì hoãn nó, và cái giá phải trả sẽ là sự mất giá nghiêm trọng hơn (xem Hình 3.1).

DỰ TRỮ LIÊN BANG VÀ LẠM PHÁT

Tổng thống Nixon buộc phải kết thúc “cửa sổ vàng” do tình trạng hoảng loạn tiềm ẩn của ngành ngân hàng khi các nước xuất trình đôla để đổi lấy vàng. Nhưng Nixon cũng tin rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế mong muốn đang bị giới hạn bởi tiêu chuẩn vàng – tiêu chuẩn yêu cầu tăng nguồn cung tiền phải đi kèm với tăng dự trữ vàng tương ứng.

Mặc dù Nixon quyết định giải quyết vấn đề lạm phát đình đốn không phải bằng cách can thiệp vào nguồn cung tiền mà bằng nỗ lực kiểm soát lương và giá; quyền tăng cung tiền của Fed sẽ bị sử dụng trái ngược với mục đích ban đầu của nó là liều thuốc kích thích kinh tế.

Trong những năm 1990 và 2000, nguồn cung tiền đã được mở rộng nhằm tạo ra lạm phát lâu dài để làm dịu đi vấn đề mà Chính phủ không giải quyết hiệu quả. Nguồn tiền được bơm vào thị truờng sẽ thúc đẩy tiêu dùng và làm gia tăng tổng sẩn phẩm quốc dân (GDP) nên nó tạo ra ảo tưởng về một nền kinh tế tăng trưởng khỏe mạnh. Bằng cách giảm giá trị đồng đôla, nó đã làm giảm chi phí của các chương trình xã hội, khoản nợ quốc gia, thâm hụt ngân sách cũng như thâm hụt tài khoản vãng lai khổng lồ của chúng ta. Lạm phát kiểu này không được phản ánh trên các con số chính thức như chỉ số giá tiêu dùng (CPI) mà chỉ phản ánh trên bong bóng tài sản (cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản) và được chuyển ra nước ngoài để mua hàng hóa tiêu dùng từ châu Âu và châu Á. Nhưng đó chính là lạm phát, và nó đang làm giảm sức mua của đồng đôla. Lạm phát Ở mức cao của thời điểm hiện nay sẽ trở thành siêu lạm phát có thể được cảm nhận sâu sắc khi lượng đôla tích trữ ở nước ngoài ồ ạt quay trở lại.

Toàn bộ chương Bốn được dành cho lạm phát – một từ về ngữ nghĩa là sự mở rộng và được các nhà kinh tế định nghĩa là quá nhiều đôla để mua quá ít hàng hóa, một cách khác để nói sức mua của đồng đôla đang giảm sút.

GIÁ VÀNG TĂNG – MỘT LÁ PHIẾU CHO “SỰ MẤT LÒNG TIN” VÀO ĐỒNG ĐÔLA MỸ

Đương nhiên, Chính phủ nên, và trên thực tế là đang lo lắng về nợ nần, mất cân bằng tài khoản vãng lai, năng suất giảm, nợ tiêu dùng cũng như vấn đề chi tiêu. Tuy nhiên, thay vì hành động sớm với kỷ luật tài chính nghiêm khắc thì nó lại để tình hình đi xa đến mức không thể quay đầu lại nữa.

Bị mắc kẹt trong lựa chọn giữa lãi suất cao hơn có thể thúc đẩy suy thoái và lãi suất thấp hơn có thể dẫn đến siêu lạm phát; các nhà chức trách đã chọn thể hiện một vẻ bề ngoài giàu có – hành động không thể biện hộ được và chỉ khiến cho những yếu điểm cơ bản trở nên tồi tệ hơn.

Các đối tác thương mại đồng thời cũng là nhà tài trợ đang thu lời từ nền thương mại và ngân hàng trung ương các nước đó quá tin tưởng đến mức sẵn lòng ném tiền tài trợ cho các khoản mất cân bằng của chúng ta; nhờ vậy chúng ta vẫn tạm thời tránh được hình phạt.

Nhưng mọi người không hề ngu ngốc. Người ta lại bắt đầu quan tâm đến chất lượng và nhà đầu tư bắt đầu rời bỏ đồng đôla vốn lâu nay vẫn được coi là một thiên đường an toàn để quay lại với vàng và các hàng hóa khác có giá trị nội tại.

Tôi tin chắc rằng thị trường đầu cơ vàng giá lên đã tăng từ dưới 300 đôla lên đến gần 700 đôla trong vòng 6 năm chỉ là một lá phiếu “mất lòng tin” vào đồng đôla và xu hướng này mới chỉ bắt đầu dù nhiều người cho rằng tất cả là do cuộc chiến tranh Iraq và tình hình căng thẳng ở Trung Đông.

Việc vàng giảm giá từ mức giá cao nhất hồi mùa xuân (năm 2006) xuống còn 725 đôla vào giữa năm 2006 và giao dịch ở mức 600 đôla khi cuốn sách này được viết vào tháng 11 là một bước phát triển tạm thời nhờ các nhà đầu cơ. Đây chính là thời điểm tốt nhất để mua vào.

TÍNH TỰ MÃN KỲ LẠ CỦA CHÍNH PHỦ

Bất chấp những vụ việc tiêu cực xung quanh đồng đôla, những người điều hành nền kinh tế của chúng ta vẫn đứng như người thợ mỏ đứng quanh một con chim hoàng yến đang hôn mê, băn khoăn tự hỏi cái gì làm phiền nó và kết luận có lẽ nó đang ngủ trưa.

Nói hài hước một chút thì đôi khi chúng ta cũng có cái mà tôi gọi là “vỏ bọc cho đồng đôla mạnh” khi xét đến lời các quan chức Bộ Tài chính rằng “nước Mỹ thích một đồng đôla mạnh.” Những lời khẳng định và chính sách đó gợi ta nhớ lại “chính sách đồng đôla mạnh” hoang đường dưới thời Clinton – Rubin, và tất cả đều giống như câu chuyện con quái vật hồ Loch Ness vậy: Chúng đã đi quá xa rồi.

Chính phủ chắc chắn thích một đồng đôla mạnh nhưng Chính phủ lại đang bế tắc với một đồng đôla ngày càng yếu dần mà không thể làm gì được. Mục tiêu đó cũng giống như ý định đã được tuyên bố rõ ràng của một sinh viên: làm xong đống bài tập về nhà. Như vậy hoàn thành bài tập là mong muốn lớn nhất của người sinh viên đó, nhưng chắc chắn anh ta cũng thích được nghỉ học đi chơi. Nhưng hầu như sẽ chẳng có ai đạt được điểm A trong khi vẫn trốn học, hút hít và tiệc tùng thâu đêm suốt sáng được.

Đồng đôla giảm giá là kết quả của một nền kinh tế Mỹ giảm sản xuất, thiếu tiết kiệm, tiêu dùng hoang phí nợ tiêu dùng tăng nhanh, thâm hụt ngân sách liên bang ngày càng phình to, và một Cục Dự trữ Liên bang quá dễ dãi.

MỌI VIỆC SẼ KẾT THÚC RA SAO?

Dù sớm hay muộn thì một việc chắc chắn sẽ xảy ra là người nước ngoài sẽ không còn thích đôla của chúng ta nữa, vì vậy họ sẽ ngừng xuất khẩu hàng hóa cho chúng ta và tiêu dùng những đồng đôla dành dụm được vào các loại hàng hóa chúng ta có.

Tình thế hiện nay sẽ đảo ngược. Tất cả những đồng đôla gửi ở Nhật Bản, Trung Quốc hay một nơi nào đó sẽ quay về tràn ngập nước Mỹ, khiến giá cả của những hàng hóa chưa được cố định tăng vọt.

Khi việc đó xảy ra thì dù Fed có thắt chặt nguồn cung tiền tệ, giá cả trong nước vẫn sẽ tăng vọt. Fed đang mắc kẹt giữa lạm phát và suy thoái và đã quá muộn để ngăn chặn hậu quả của cả hai.

Lượng đôla Nhật Bản và Trung Quốc đang nắm giữ để duy trì khoảng cách an toàn với tình trạng lạm phát chúng ta đã gây ra trong 20 năm qua sẽ quay lại với chúng ta như một trận sóng thần. Người nước ngoài sẽ bắt đầu tiêu dùng đôla ở đây, và cung tiền trong nước sẽ đẩy giá cả tăng nhanh chóng.

Đương nhiên, lúc này thì các đối tác thương mại đang nắm giữ tiền của chúng ta dưới hình thức trái phiếu. Họ không mang nó tới Wal-Mart. Họ không mua đồ dùng nhà bếp hay tivi – những hàng hóa hữu hình. Nhưng mọi việc sẽ thay đổi.

Khi họ không còn muốn nắm giữ tài sản tài chính của chúng ta nữa, họ sẽ chuyển sang mua hàng tiêu dùng, đẩy giá của những mặt hàng đó đến mức trên trời. Tôi đang nói đến những hàng hóa như ôtô, đồ nội thất và đồ điện gia dụng đã qua sử dụng. Chúng ta không có nhà máy để sản xuất ra những thứ mới. Mọi hàng hóa sẽ không được vận chuyển đến đất nước này nữa. Mọi tàu chờ hàng sẽ nằm yên ở Trung Quốc.

LỜI CẢNH BÁO THẲNG THẮN

Những ai trong số các bạn vẫn đang nắm giữ đồng đôla hãy suy nghĩ nghiêm túc và hãy quên câu chuyện hoang đường về một đồng đôla mạnh. Nếu không bạn sẽ chết đuối theo con tàu đang chìm dần trong khi người thuyền trường đứng trên cầu tàu, nước ngập đến thắt lưng, vẫy tay động viên tất cả những người trên tàu rằng “một con tàu vĩ đại sẽ luôn nằm trong tâm trí hành khách.”

Và cũng đừng hi vọng rằng các nhà đầu tư nướcngoài sẽ nhảy vào thế chân các ngân hàng trung ương khi họ không còn cho chúng ta vay nữa. Nợ cá nhân chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số nợ hiên nay của chúng ta và việc tăng lãi suất để thu hút nguồn vốn cá nhân chắc chắn sẽ chọc thủng bong bóng nhà đất, đẩy những người tiêu dùng vốn đã phải chịu quá nhiều gánh nặng vào cảnh phá sản.

Một khi đồng đôla mất vị thế đồng tiền dự trữ và nền kinh tế sụp đổ, quá trình phục hồi sẽ rất đau đớn và đòi hỏi sự chịu đựng kham khổ của cả Chính phủ lẫn người dân. Chính phủ Mỹ cần phải hành động. Dù tôi có nghi ngờ, song tôi sẽ không ngừng hi vọng.

Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, bạn vẫn có thể tự bảo vệ mình khỏi sự sụp đổ và chuẩn bị kiếm lợi trong thời kỳ tái xây dựng nền kinh tế. Tôi sẽ chỉ cho bạn cách làm thế nào.


 

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button