ListTheo chủ đề

5 sách hay về thời Pháp thuộc cung cấp cái nhìn đa chiều về thời kỳ lịch sử quan trọng này

Lịch sử thực dân Pháp là một chủ đề hấp dẫn và phức tạp đã để lại ảnh hưởng lâu dài trên thế giới. Cho dù bạn là một người đam mê lịch sử, một sinh viên nghiên cứu chủ nghĩa thực dân Pháp, hoặc chỉ đơn giản là tò mò về thời kỳ này, đắm mình trong những cuốn sách hay có thể cung cấp những hiểu biết có giá trị. 

Paul Doumer – Toàn Quyền Đông Dương (1897-1902): Bàn Đạp Thuộc Địa

Paul Doumer – Toàn Quyền Đông Dương (1897-1902): Bàn Đạp Thuộc Địa

Sự cần thiết của cuốn sách Paul Doumer – Toàn quyền Đông Dương (1897 – 1902): Bàn đạp thuộc địa lộ rõ ​​khi người ta nhận ra rằng không có tư liệu tiểu sử nào về Paul Doumer và do đó, không hiểu gì về một nhân vật dù bị lãng quên nhưng đóng vai trò chủ đạo ở Đông Dương và trên sân khấu chính trị, nhưng bây giờ đang bị lãng quên.

Vấn đề thuộc địa nổi lên trong đời sống chính trị nước Pháp cho tới tận cuộc chiến 1914, đồng thời cũng khơi nguồn cho nhiều thiên hướng cá nhân, trong đó thiên hướng của Paul Doumer hẳn là một minh chứng ấn tượng nhất. Quả vậy, trước khi ông được giao trọng trách cao nhất của Nhà nước Pháp năm 1931 thì ngay từ năm 1897, ông mới 39 tuổi, đã trở thành một trong những Toàn quyền Đông Dương trẻ nhất nước Pháp cho tới thời điểm đó.

Vậy thì sau những bối cảnh cụ thể nào mà Paul Doumer đã được cử tới Đông Dương? Và làm thế nào mà chỉ trong vòng năm năm chuyển giao giữa hai thế kỷ, từ năm 1897 tới năm 1902, thôi ông đã để lại một dấu ấn sâu đậm đến như vậy tại Đông Dương, thậm chí vẫn còn rất hiện hữu ngày hôm nay?

Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp Ở Việt Nam (1858 – 1897)

Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp Ở Việt Nam (1858 – 1897)

“Bằng cách đưa vào quyển sách này những văn kiện ngoại giao, mà phần lớn chưa được tiết lộ, tác giả cố gắng góp phần vào sự xác định một số giai đoạn lịch sử những buổi đầu trong sự thiết lập hệ thống thuộc địa Pháp ở Việt Nam. Tác phẩm này sẽ không chú trọng nhiều về phương pháp tổ chức hành chánh địa phương, do tay người Pháp, tại Việt Nam, mà chỉ nhấn mạnh về bình diện chánh trị, ngoại giao và quốc tế của công cuộc thâm nhập này”.(Hoàng Xuân Hãn)

Cuốn sách này được phát triển trên công trình Luận văn tiến sĩ của Nguyễn Xuân Thọ, bảo vệ tại Pháp, xếp hạng Tối ưu. Tác giả khai thác các kho tư liệu của Bộ Ngoại giao Pháp, Ngoại giao Tây Ban Nha, Bộ Hải quân, Bộ Thuộc địa Pháp cũng như những tài liệu rất hiếm hoi của Việt Nam (rất nhiều tài liệu chưa từng chính thức công bố) để đưa ra một công trình nghiên cứu thực sự vô tư, hiệu chính về một vài giai đoạn trong quan hệ Pháp và Việt Nam, mà cho đến nay, dường như chưa được hiểu một cách đúng đắn.

Cuốn sách này dành cho những ai mong muốn tìm hiểu về lịch sử Việt Nam, đặc biệt về mối quan hệ Pháp – Việt những năm 1858-1897 để có cái nhìn đúng đắn hơn về một giai đoạn lịch sử.

Việt Nam Thời Pháp Đô Hộ

Việt Nam Thời Pháp Đô Hộ

Việt Nam thời Pháp đô hộ phác họa một bức tranh tổng thể về hình ảnh nước Việt Nam kể từ khi bị người Pháp chiếm cứ bằng quân sự với phát súng nổ đầu tiên ở Đà Nẵng năm 1858. Cuốn sách khai thác các nguồn sử liệu gốc phong phú của chính quyền thực dân Pháp, được tác giả chắt lọc, phân tích, lý giải một cách khoa học giúp người đọc dõi theo bước chân xâm lược của thực dân Pháp khi lần lượt bằng quân sự chiếm cứ Nam kỳ, gây áp lực và vô hiệu hóa quyền lực của triều đình Huế, xâm nhập Bắc kỳ cho đến khi thiết lập nền hành chính đô hộ.

Bên cạnh đó, tác giả Nguyễn Thế Anh còn cung cấp cho người đọc một lát cắt đối nghịch với chủ trương thực dân của chính quyền đô hộ Pháp, đó là phản ứng của nhân dân Việt Nam bằng các phong trào phản kháng, đáp trả với những xu hướng khác nhau nhằm chấm dứt chế độ thuộc địa trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Đặt trong bối cảnh cuốn sách được dùng làm tài liệu giảng dạy ở một trường đại học uy tín và được xuất bản ngay tại thủ phủ Sài Gòn những năm 70 của thế kỷ XX, khi đất nước còn chia cắt, hai miền Nam – Bắc với hai chính thể khác nhau, thì những phân tích cố gắng có cái nhìn khách quan, không phán xét, đánh giá về từng cuộc vận động, phong trào quốc gia phản kháng đòi tự trị, đòi cải cách xã hội, xóa bỏ chế độ đô hộ là những điều đáng được ghi nhận về thái độ của tác giả Nguyễn Thế Anh – người làm công việc chép sử.

Xứ Đông Dương

Xứ Đông Dương

Xứ Đông Dương là những hồi ức sống động của một người từng cai quản cả Đông Dương. Ông từng giữ những chức vụ quan trọng như: Bộ Trưởng Tài chính, Chủ tịch Hạ viện, Chủ tịch Thượng viện rồi làm Tổng thống Pháp, nên bạn đọc hoàn toàn có cơ sở để tin rằng những suy nghĩ và đánh giá của ông là sâu sắc và rất khác với nhiều tác giả thuộc địa khác.

Đây là một trong những cuốn sách đẹp nhất, giá trị nhất về xứ Đông Dương cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Đặc biệt những minh họa rất đẹp trong sách cho thấy hình ảnh của nhiều địa điểm lịch sử trên khắp đất nước Việt Nam và bán đảo Đông Dương vào thời điểm đó. Khi nhìn những hình ảnh này, khi đọc những dòng chữ này, chúng ta sẽ hình dung được chúng ta đã đổi thay thế nào, thậm chí đã mất mát đầy đau đớn ra sao.

Xã Hội Việt Nam Thời Pháp Thuộc

Xã Hội Việt Nam Thời Pháp Thuộc

Xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc của tác giả Lê Nguyễn là cuốn sách thứ 3 thuộc Tủ sách Biên khảo – Sử liệu, sách gồm 44 bài viết hấp dẫn và sâu sắc, trải dài trong khoảng thời gian 64 năm, từ ngày ký hòa ước Nhâm Tuất 1862 biến ba tỉnh miền Đông Nam kỳ thành thuộc địa của Pháp, đến năm 1926, sau khi vua Khải Định thăng hà, hoàng thái tử Vĩnh Thụy lên ngôi với niên hiệu Bảo Đại và tiếp tục sang Pháp học.

Trong khoảng thời gian từ nửa cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX đó, tác giả đã chọn lọc:

  • Sự kiện (Hòa ước Nhâm Tuất, Giáp Tuất, vụ mưu sát Hoàng Hoa Thám, chuyến Bắc hành của Trương Vĩnh Ký…),
  • Nhân vật lịch sử (từ các vua triều Nguyễn: Tự Đức, Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân… đến Phan Thanh Giản, Nguyễn Tri Phương, Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường, Thiên Hộ Dương, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp…)
  • Hiện tượng lịch sử nổi bật.

Nguồn tư liệu ngoài chính sử, còn được phong phú hóa bởi tác phẩm của các cây bút nghiên cứu Pháp đương thời.

“Tôi không có ý định dành những lời to tát để nói về một tập hợp những bài viết nhỏ của Lê Nguyễn trong tập sách này. Nhưng đó là cảm nhận thực sự khi đọc những bài viết riêng lẻ của tác giả đăng rải trên những trang báo nay được nén lại trong một cuốn sách. Tôi đã từng làm công việc tập hợp lại những bài viết lẻ của cụ Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố trong chuyên mục Sử ta so với sử Tàu đăng trên Tạp chí Tri Tân thành một cuốn sách, nên thấy được cái công phu và đóng góp của những cây bút như Lê Nguyễn đối với việc nghiên cứu và truyền bá lịch sử dân tộc. Nói như vậy để thể hiện một sự trọng thị và khích lệ công việc của Lê Nguyễn cũng như nhiều cây bút khác đã tận tâm truyền bá tri thức lịch sử dân tộc bằng những bài viết nhỏ lẻ và dễ đọc này.

Theo tôi, cái làm nên sự hấp dẫn của lịch sử chính là sự chân thực và lẽ công bằng. Do vậy mà tôi mạnh dạn viết trên trang đầu sách Lời giới thiệu để khẳng định rằng, đây là một cuốn sách hấp dẫn.”

(Nhà Sử học Dương Trung Quốc)

Lời kết

Thời kỳ Pháp thuộc là một thời kỳ phức tạp và quan trọng trong lịch sử, được đánh dấu bằng cả những chiến thắng và bi kịch. 5 cuốn sách này cung cấp một sự khám phá toàn diện và đa dạng về thời kỳ này, làm sáng tỏ các khía cạnh khác nhau như chính trị, văn hóa và kinh nghiệm của cả thực dân và thuộc địa.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button