Kinh doanh - đầu tư

Tam Quốc @ Diễn Nghĩa

Tam quoc dien nghia @ - Thanh Quan Uc1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK TAM QUỐC DIỄN NGHĨA THỜI @

Tác giả : Thành Quân Ức

Download sách Tam Quốc @ Diễn Nghĩa ebook  PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : KINH DOANH – ĐẦU TƯ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Trọn bộ ebook :           

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Bạn đọc cảm nhận

” Tầm khoảng 6 năm trước khi tôi còn là sinh viên và tham gia vào CLB Việc Làm Đại Học Thương Mại, thấy chủ nhiệm CLB là một anh bạn quê ở Ninh Bình và cũng bằng tuổi tôi. Nhưng ôi trời, hắn chững chạc và giao tiếp hơn tôi nhiều lắm. Nhiều lúc cũng nghĩ là làm sao để được bằng hắn về cả khả năng thuyết trình và trình bày ý tưởng. Hắn giỏi bày mưu tính kế và tôi khâm phục xem lẫn đố kỵ hắn. Hỏi ông anh khóa trên làm sao để như hắn thì anh ấy không trả lời trực tiếp. Anh ấy chỉ bảo là nó đọc Tam Quốc @ đấy.

Thật lòng đọc cuốn sách ấy ban đầu t ngợp luôn không chỉ vì nó là một bộ sách nổi tiếng mà chuyển thể sang bối cảnh hiện đại cũng hay. Bao nhiêu trí tuệ và mưu lược kinh doanh. Đến thời điểm này tôi đã mua đến cuốn thứ 3 rồi, tặng bạn 2 cuốn và giữ lại 1 cuốn cho mình. ”

” Tam Quốc @ Diễn Nghĩa là một quyển sách khá hay và rất hữu ích trong cuộc sống, đặc biệt cho những ai đang kinh doanh hoặc đang học về kinh doanh. Quyển sách đề cập đến những nguyên tắc quản trị hiện đại, những tình huống kinh doanh cụ thể “mượn xưa nói nay” hài hước dí dỏm nhưng vô cùng sâu sắc đáng nghiền ngẫm. Là dân quản trị hoặc đang học về quản trị, mình nghĩ nhất thiết không thể bỏ qua quyển sách này được, cả một kho tàng kiến thức về quản trị nhưng được thể hiện dưới góc độ lịch sử rất thú vị. ”

” Thật ra nếu bạn chưa đọc Tam Quốc Diễn Nghĩa phiên bản cổ điển thì mình khuyên bạn nên dành thời gian đọc hoặc xem phim qua trước khi đọc cuốn này. Làm vậy để bạn có cái nhìn bao quát hơn về nội dung tam quốc, từ đó sẽ thấy cuốn hút khi những nội dung về kinh doanh được thể hiện dưới dạng các tình tiết trong sách. Cuốn sách hữu ích cho ai chuẩn bị lập nghiệp những như các bạn làm về kinh doanh như bán hàng, tiếp thị,… . Nói chung là làm về kinh tế thì nên đọc ! ”

ĐỌC THỬ

Chương 1

Bảy bài học khi lập nghiệp

Bài I: Vận mệnh là chú chim ưng lưu lạc trong ổ gà

Bàn về cuộc đời, thành hay bại đều ở tại tâm. Nói một cách đơn giản, cho dù là con nhà quyền quý hay nghèo khó, là dân chợ búa hay thương gia giàu có, ai cũng quyết định bước vào đời bằng quan điểm của chính mình và giải thích cuộc đời của họ là thành công, thất bại hay do vận mệnh. Có một câu danh ngôn kinh điển trong lĩnh vực tâm lý học giáo dục đã giải thích rất rõ mối quan hệ tác động qua lại giữa tư tưởng và vận mệnh: “Gieo hạt tư tưởng, thu hoạch hành vi, gieo hạt hành vi, thu hoạch thói quen, gieo hạt thói quen, thu hoạch tính cách, gieo hạt tính cách, thu hoạch vận mệnh”. Và cuộc đời của chàng thanh niên Lưu Bị xuất thân nghèo khó là minh chứng cho câu danh ngôn kinh điển kia.

Lưu Bị là một học sinh của thành phố Trác Châu tỉnh Hà Bắc. Vì cha mất sớm, hai mẹ con rau cháo qua ngày nên cuộc sống vô cùng khốn khó. Một đêm mùa đông năm Lưu Bị lên lớp 12, sau khi tan buổi tự học tối ở trường về, thấy mẹ vẫn ngồi khâu giày dưới ánh đèn leo lét, cậu xót xa nói:

– Mẹ à, trời rét mướt thế này, mẹ nên ngủ sớm đi!

Mẹ đáp:

– Sang năm con thi đại học rồi. Mẹ khâu thêm một đôi giày nữa là có thể bán được thêm 10 đồng, để cho con đóng học phí đại học.

Lưu Bị ngồi trước mẹ, sống mũi cay cay, nước mắt sắp trào ra. Cậu nghẹn ngào:

– Mẹ, học đại học tốn nhiều tiền lắm. Nhà mình nghèo quá, chút tiền này thì làm được gì chứ? Thôi mẹ đừng trông mong làm gì!

Mẹ Lưu Bị nghe vậy, đôi vai run run, hỏi cậu:

– Lẽ nào con định sống cả đời nghèo đói sao?

Cậu nói mà lòng chua xót:

– Thì còn cách nào nữa ạ? Có lẽ số trời đã định vậy rồi mẹ ơi.

Người mẹ bỏ kim chỉ xuống, nhìn con trai, nói:

– Mẹ hồi nhỏ từng đọc “Tam tự kinh”, cũng biết suy luận đôi chút. Số trời đã định mà con nói, rốt cuộc là ở lúc ban đầu hay về sau này của đời người đây? Mẹ kể cho con một câu chuyện, biết đâu sẽ giúp con tìm ra đáp án.

Một quả trứng chim ưng lăn ra khỏi tổ rơi xuống đống cỏ. Có người thấy tưởng là trứng gà, đem về nhà, bỏ vào trong ổ gà. Trong ổ, có một con gà mẹ đang ấp trứng, rồi quả trứng chim ưng cũng nở ra như bao quả trứng gà khác. Thế là từ nhỏ chú chim ưng đã bị coi là gà và sống một cuộc sống như gà. Vì dung mạo quái dị nên nó bị rất nhiều bạn bắt nạt. Nó cảm thấy cô độc và đau khổ. Một ngày nọ, nó đang mổ thóc trên cánh đồng với đàn gà, bỗng nhiên có một bóng đen từ phía núi xa bay vụt tới, đàn gà sợ hãi nháo nhác tìm chỗ trốn. Đến khi nguy hiểm đã qua, cả bọn mới thở phào nhẹ nhõm. “Lúc nãy là loại chim gì vậy?”, nó hỏi. Đàn gà nói: “Đó là chim ưng, một loại chim thượng đẳng”.

“Ồ, con chim ưng đó thật giỏi giang, thả sức bay lượn trên trời!”, nó thán phục. “Nếu như có một ngày mình cũng bay được như chim ưng thì tốt biết bao!”

“Đúng là loại ngu dốt hay mơ hão!”. Đám gà mắng nó không chút nể nang: “Mày sinh ra đã là một con gà, thậm chí còn khiến cả bầy cảm thấy mất mặt vì sự xấu xí của mình, sao mày có thể bay như chim ưng được chứ?”

Kể xong, mẹ hỏi Lưu Bị:

– Con trai à, cái gọi là vận mệnh chính là chú chim ưng lưu lạc trong ổ gà. Bây giờ con muốn chọn một cuộc sống như những chú gà hay cất cánh tung bay như chim ưng?

Lưu Bị ngây ra rồi hỏi mẹ:

– Mẹ cho rằng con là chú chim ưng bé nhỏ bất hạnh phải lưu lạc trong ổ gà kia?

Người mẹ quả quyết:

– Đúng vậy, con thuộc nòi chim ưng, con nên bay lên bầu trời xanh vốn thuộc về con, không nên than thở vì vài ba hột thóc trước mắt.

Bà nói với Lưu Bị rằng ông nội của ông nội của ông nội cậu là Lưu Thắng, con của Hán Cảnh Đế, từ đó truy ngược lên, cậu thực ra chính là hậu duệ của Hán Cao Tổ Lưu Bang, có dòng máu hoàng tộc một cách đường đường chính chính.

Lập tức tỉnh ngộ, Lưu Bị nói với mẹ quả quyết:

– Mẹ, con đã hiểu ý mẹ, nhất định con sẽ không phụ lòng mong mỏi của mẹ!

Cuối cùng, nhờ miệt mài đèn sách, năm sau đó Lưu Bị thi đỗ vào trường Đại học Quản trị Kinh doanh Quốc tế Trường Giang. Ngày nhận giấy gọi, hai mẹ con mừng mừng tủi tủi, đóng cửa lại rồi ôm nhau khóc.

Bài II: Tự giúp mình thì trời giúp

Cái tên “Đại học Quản trị Kinh doanh Quốc tế Trường Giang” bắt nguồn từ lời đề từ trong “Tam Quốc diễn nghĩa” – tác phẩm nổi tiếng của Trung Quốc: “Trường Giang cuồn cuộn chảy về đông”. Đây là một trường nổi tiếng thế giới, từng đào tạo biết bao bậc anh hùng hào kiệt xưa nay. Lưu Bị được trở thành sinh viên của trường này thật khiến người ta tha hồ liên tưởng về một tương lai xán lạn.

Ông chú Lưu Nguyên Khởi biết cháu mình sau này sẽ có tiền đồ, bèn tới bảo với chị dâu:

– Cháu nó coi như đã làm anh nhà mát lòng nơi chín suối. Còn chị ở vậy bao năm, cuộc sống cũng thật khó khăn. Thôi, từ giờ học phí của nó để em lo!

Ông chú mở một cửa hàng nhỏ, thường ngày ông nhập hàng về cho vợ bán, cũng gọi là có chút vốn liếng.

Cả Lưu Bị và mẹ đều cảm thấy vừa vui mừng vừa kì lạ. Mừng vì khoản học phí tốn kém cuối cùng cũng lo được; lạ vì xưa nay ông chú luôn chê nghèo ham giàu, hết sức lạnh nhạt với bà chị dâu và đứa cháu nghèo, giờ sao lại tự dưng hào phóng mở túi tiền giúp đỡ nhiệt tình thế chứ?

Ông chú cười ha hả giải thích:

– Tục ngữ có câu “Kẻ tự giúp mình thì trời giúp vậy”. Trời còn sẵn lòng giúp cháu ta, huống hồ ta là chú nó!

Tự giúp mình thì trời giúp? Lưu Bị chợt thấy tim mình đập thình thịch. Từ khi vào đại học, đến khi tốt nghiệp, rồi mỗi lần gặp khó khăn, cậu lại một lần trăn trở và hỏi trời xanh: Tự giúp và trời giúp rút cuộc có quan hệ gì với nhau? Và cậu tự đưa ra những đáp án sau:

1. Người thật sự tự giúp mình là người biết giác ngộ khiến người khác kính phục. Anh ta sẽ coi thường khó khăn và những khó khăn trước mặt anh ta sẽ phải lùi bước khiến người khác ngỡ ngàng – quá trình ấy thật như có trời giúp vậy.

2. Người thật sự tự giúp mình như con đom đóm phát sáng trong đêm, không chỉ làm sáng bản thân mà còn giành được sự yêu mến của mọi người. Khi người ta đã yêu mến ai đó, họ thường thể hiện ra dưới hình thức giúp đỡ – vận tốt cũng vì vậy mà tới.

3. Mọi người tin rằng một người thực sự tự giúp mình cuối cùng sẽ đạt được thành công, và những người đã từng giúp đỡ anh ta cũng vì thế mà cảm thấy hạnh phúc.

4. Nếu người tự giúp mình là người ân nghĩa, mọi người sẽ giúp đỡ anh ta nhiều hơn nữa, vì thế anh ta sẽ cảm thấy dễ dàng hơn khi đối mặt với khó khăn phía trước.

Lưu Bị đã vận dụng câu danh ngôn mang đậm màu sắc thần thoại này bằng cách lí giải của riêng mình, song lần nào cũng đúng. Thấy Lưu Bị nhà nghèo mà vẫn nỗ lực học tập, nhà trường đã giúp cậu bằng rất nhiều cách, như giảm học phí, cấp học bổng, rồi tạo cả cơ hội cho cậu đi làm thêm. Cho đến tận năm thứ tư khi tốt nghiệp, bất giác ngoảnh lại nhìn quãng thời gian đã qua, cái nghèo đã từng đeo bám làm cậu khốn khổ nay như màn đêm lặng lẽ mờ dần nhường chỗ cho ánh bình minh.

Bài III: Lòng yêu thương sẽ tạo dựng hạnh phúc

Nhà kinh tế học nổi tiếng Lư Thực là người đã dạy Lưu Bị bài học thứ ba về cuộc đời, khi cậu vừa chân ướt chân ráo bước chân vào giảng đường đại học.

Thầy Lư Thực mỉm cười bước lên bục giảng, đón chào các tân sinh viên và nói:

– Là một giảng viên, tôi hy vọng sẽ trở thành một mentor (thầy tốt bạn hiền) để chỉ dẫn, giúp đỡ các em. Còn có thật sự thành tài hay không, điều đó dựa vào năng lực nhận thức và đam mê theo đuổi của chính các em.

Thầy Lư Thực nói với các sinh viên rằng những gì học được trong bốn năm đại học không chỉ là kiến thức trong sách vở, càng không phải để kiếm một tấm bằng, mà là phải đạt được một vision (tầm nhìn xa rộng) cùng một phương thức tư duy logic.

– Có ai ở đây từng chơi chọi dế chưa? Thầy bất chợt hỏi.

Một sinh viên nam tên là Công Tôn Toán đáp:

– Em chơi rồi, hay lắm ạ.

Một sinh viên nữ tên là Sái Văn Cơ nói:

– Em biết rồi, dế còn có cái tên mĩ miều là “Xúc chức”, cha em bảo chọi dế khiến người ta ham mê mà mất đi ý chí.

Thầy Lư Thực nói:

– Có người bảo chọi dế khiến người ta ham mê mà mất đi ý chí, cũng có người cho rằng dế mang lại cho chúng ta niềm vui trong sáng thời thơ ấu. Ở đây, ta không bàn chơi dế tốt hay xấu, mà có mục đích khác. Tôi sẽ kể cho các em câu chuyện về một nhà côn trùng học với một con dế và một nhà buôn – bạn của nhà côn trùng học với một đồng xu. Hy vọng câu chuyện sẽ đem lại cho các em những gợi mở…

Theo những động tác và giọng kể đẩy lôi cuốn của thầy Lư Thực, chiếc hộp bí mật về câu chuyện của thầy dần hé mở:

Một nhà côn trùng học cùng bạn là một nhà buôn vừa đi vừa trò chuyện trong công viên. Bỗng nhiên nhà côn trùng học dừng bước, dường như ông ta nghe thấy điều gì.

“Sao vậy?” Ông bạn nhà buôn hỏi.

Nhà côn trùng học vui mừng thốt lên: “Anh có nghe thấy không? Một con dế đang gáy, hơn nữa đó là một con dế cụ đấy”.

Ông bạn lắng tai nghe mãi không ra, đành đáp: “Tôi chẳng nghe thấy gì cả!”. “Anh đợi chút”, nhà côn trùng học vừa nói vừa nhẹ bước vào lùm cây gần đó. Một lát sau, nhà côn trùng học tìm thấy một chú dế to, quay trở ra nói với bạn: “Anh thấy không? Một con dế răng trắng, cánh lớn màu vàng tím, đây quả là một chú dế thượng đẳng! Thế nào, tôi không nghe nhầm chứ?”.

“Đúng vậy, anh không nghe nhầm.” Nhà buôn ngạc nhiên hỏi bạn: “Anh không chỉ nghe được tiếng dế gáy mà còn biết được loại dế. Làm sao mà anh nghe ra được thế?”.

Nhà côn trùng học đáp: “Dế loại to tiếng gáy chậm rãi, có khi mấy tiếng đồng hồ mới gáy vài ba tiếng. Dế nhỏ tần suất gáy nhanh hơn và gáy cũng nhiều hơn. Dế có màu sắc khác nhau như dế đen, dế tím, dế đỏ, dế vàng… tiếng gáy cũng khác nhau. Ví dụ như tiếng gáy của dế vàng có âm của kim loại. Giữa các tiếng gáy đều có những sự khác biệt vô cùng tinh tế, thậm chí không thể dùng ngôn từ để diễn tả được, anh phải thật để tâm mới nhận ra được.”

Họ vừa trò chuyện vừa ra khỏi công viên và đi trên vỉa hè của con phố tấp nập. Bỗng nhiên, nhà buôn dừng bước, cúi xuống nhặt lên một đồng xu rơi trên mặt đất. Trong khi đó, nhà côn trùng học không hề nghe thấy tiếng đồng xu rơi, vẫn phăm phăm bước tiếp.

– Câu chuyện đó nói lên điều gì? Thầy Lư Thực hỏi.

Cả lớp suy nghĩ, không có ai trả lời. Đợi một lúc, thầy Lư Thực đưa ra đáp án:

– Nhà côn trùng học chỉ để tâm đến côn trùng nên nghe được tiếng dế gáy. Nhà buôn chỉ để tâm đến tiền, vì thế ông ta nghe được tiếng kêu của đồng xu. Câu chuyện này nói lên rằng bạn để tâm vào đâu, tiền tài của bạn ở đó.

Thầy Lư Thực nói tiếp:

– Sau bốn năm đèn sách, các em cũng sẽ phải lăn lội kiếm tiền. Hãy nghĩ thật kỹ, cái gì là tài sản của các em. Để tâm đến tài sản của các em thì các em sẽ có được nó. Để giúp mọi người hiểu rõ thêm, chúng ta hãy cùng làm một thực nghiệm.

Thầy đưa ra một hộp giấy lớn đầy cát, vừa đưa cho lớp xem vừa nói:

– Trong hộp cát này trộn mạt sắt, các em có thể dùng mắt hay ngón tay để lấy mạt sắt ra không?

Cả lớp lắc đầu.

– Chúng ta không thể nào dùng mắt hay ngón tay để lấy mạt sắt ra khỏi cát, nó cũng khó như việc chúng ta tìm được khách hàng giữa muôn triệu người. Tuy nhiên, có một loại công cụ có thể giúp ta nhanh chóng lấy mạt sắt ra khỏi cát. Mọi người chắc cũng đã nghĩ ra rồi, đó chính là nam châm.

Thầy Lư Thực lấy trong túi ra một thanh nam châm, rà qua rà lại trên mặt cát, xung quanh thanh nam châm nhanh chóng bám đầy những mạt sắt lởm chởm như đầu mũi tên. Thầy Lư Thực giơ đám mạt sắt lên cho cả lớp xem, nói:

– Đó là sức hút của nam châm, việc chúng ta không thể làm được bằng mắt hay ngón tay thì với nam châm điều đó lại vô cùng dễ dàng.

Cả lớp tròn xoe mắt chăm chú nhìn kì tích trên tay thầy Lư Thực mà thực ra mình đã thấy nhiều lần. Thầy Lư Thực nói:

– Nếu nói hộp cát này là cuộc sống mà chúng ta phải đối mặt, là những cuốn sách khô khan, khó hiểu, thì khối nam châm chính là trái tim tràn đầy tình yêu. Tâm ở đâu, tài sản của các em sẽ ở đó. Nếu như các em có một trái tim đầy tình yêu, trái tim ấy sẽ tìm kiếm trong sách vở và trong cuộc sống rất nhiều tri thức bổ ích cho các em, tựa như nam châm hút mạt sắt vậy. Song, một trái tim không biết yêu thương thì cũng như ngón tay mà thôi, dù có bới tìm trong cát thế nào đi nữa cũng chẳng thể tìm được một chút mạt sắt. Lẽ nào lại không phải vậy? Các em ạ, chỉ cần có một trái tim tin yêu cuộc sống, các em sẽ nhận thấy rằng mỗi ngày chúng ta đều có thu hoạch, đều có tích lũy và đều có niềm vui.

Thầy Lư Thực vừa giảng vừa để sinh viên lần lượt làm thí nghiệm nam châm với hộp cát. Thầy đưa tay lên khẳng định, giọng sang sảng:

– Tâm ở đâu, tài sản của các em sẽ ở đó. Bất kể sau này có gặp phải khó khăn, nghịch cảnh hay hoang mang thế nào cũng cần tin vào điều đó. Bất kể ở đâu, khi nào, chỉ cần có trái tim yêu thương thực sự, các em sẽ như thanh nam châm kia thu hút được những tài nguyên hữu ích, những điều tốt đẹp và một cuộc sống hạnh phúc.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button