Kinh doanh - đầu tư

50 Việc Cần Làm Khi Gặp Khách Hàng

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK 

Tác giả : Akihiro Nakatani

Download sách 50 Việc Cần Làm Khi Gặp Khách Hàng ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : KINH TẾ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng ebook                  

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu


Một người đầu bếp vì bốn vị khách hàng ngoại quốc mà học tiếng Anh.

Người của tiệm ăn Shousi làm gì vào khoảng thời gian giữa cao điểm ban ngày và cao điểm ban đêm ?

Đầu bếp Akimasi đã lợi dụng khoảng thời gian rỗi ấy để học tiếng Anh.

Akimasi nói : “Hiện tại tôi rất muốn học tiếng Anh”.

Tôi hiểu tâm trạng ấy của Akimasi.

Tôi hỏi anh ta : “Nhưng tại sao hiện tại anh lại rất muốn học tiếng Anh ?”

Akimasi đáp : “Có bốn vị khách nước ngoài đến tiệm ăn chúng tôi. Tôi cứ nghĩ là họ chỉ ngẫu nhiên đến ăn ở tiệm chúng tôi một lần, không ngờ họ lại trở thành khách thường xuyên. Tôi muốn học tiếng Anh để trò chuyện với họ”.

Akimasi sẽ kể tỉ mỉ cho khách hàng biết món ăn pusi thế nào, có thể tìm ở đâu, ăn vào lúc nào, nấu món ấy ra sao…

Akimasi muốn dùng tiếng Anh nói cho mấy vị khách nước ngoài biết điều đó.

Vì bốn vị khách kia không biết tiếng Nhật, cho nên Akimasi bèn vì họ mà học tiếng Anh.

Đội ngũ lái xe của Công ty taxi MK đều biết nói tiếng Anh.

Có Công ty tăng lương cho những lái xe biết nói tiếng Anh.

Nhưng ở tiệm ăn Shousi, việc học tiếng Anh không được thù lao.

Bởi vì là cửa hàng tư nhân, không cần biết tiếng Anh, chỉ cần tiêu thụ tốt món “Kim thương ngư” là được.

Nhưng để cho khách hàng ăn ngon miệng hơn, Akimasi đã cố gắng học tiếng Anh.

Đó là tinh thần đối xử thật sự chu đáo đối với khách hàng.

Vì ngày mai hãy làm việc thứ 1: Thử đếm số lần khách hàng tươi cười

Vì ngày mai hãy làm việc thứ 2: Hãy làm nhân viên bán hàng thích nghe góp ý

Vì ngày mai hãy làm việc thứ 3: Hãy quan sát bối cảnh của khách hàng

Vì ngày mai hãy làm việc thứ 4: Hiểu khách hàng còn tỉ mỉ hơn cả hiểu sản phẩm của mình

Vì ngày mai hãy làm việc thứ 5: Coi cái túi xách của khách hàng như chính bản thân khách hàng

Vì ngày mai hãy làm việc thứ 6: Nhất định phải viết thư trả lời thư góp ý

Vì ngày mai hãy làm việc thứ 7: Hãy phục vụ bệnh nhân như một y tá

Vì ngày mai hãy làm việc thứ 8: Không phải người bệnh, mà là khách hàng

Vì ngày mai hãy làm việc thứ 9: Hãy chú ý xem khách nhìn về phía nào

Vì ngày mai hãy làm việc thứ 10: Vui lòng khách đến

Vì ngày mai hãy làm việc thứ 11: Không nên phân biệt đối xử với khách hàng

Vì ngày mai hãy làm việc thứ 12: Đừng phát ra tiếng “hừ”

Vì ngày mai hãy làm việc thứ 13: Không cần châm thuốc cho khách, hãy trò chuyện với họ

Vì ngày mai hãy làm việc thứ 14: Hãy quan sát sau gáy và gót chân của khách

Vì ngày mai hãy làm việc thứ 15: Hãy nhớ lau sạch bóng đèn

Vì ngày mai hãy làm việc thứ 16: Hãy phục vụ những khách hàng phải xếp hàng chờ đợi

Vì ngày mai hãy làm việc thứ 17: Hãy cố báo cho khách hàng biết họ có thể mua được vé hay không

Vì ngày mai hãy làm việc thứ 18: Dù khách không nổi giận, cũng thử lắng nghe xem họ nói gì

Vì ngày mai hãy làm việc thứ 19: Âm lượng của phát thanh viên hãy nhỏ và dịu xuống một chút

Vì ngày mai hãy làm việc thứ 20: Dù nhà hàng rất đông khách, cũng cần nhận đặt chỗ trước

Vì ngày mai hãy làm việc thứ 21: Không nên sợ phiền toái

Vì ngày mai hãy làm việc thứ 22: Ngoài việc xin lỗi, còn phải làm cho khách vui thích

Vì ngày mai hãy làm việc thứ 23: Đừng bán cho khách những thứ vô dụng

Vì ngày mai hãy làm việc thứ 24: Hãy biểu dương nhân viên phục vụ trước mặt khách hàng

Vì ngày mai hãy làm việc thứ 25: Giới thiệu cho khách biết thực đơn tuần này và thực đơn tuần sau

Vì ngày mai hãy làm việc thứ 26: Không gọi tên đối phương mà làm cho họ biết bạn nhớ tên họ

Vì ngày mai hãy làm việc thứ 27: Để cho khách có các dịp thể nghiệm, là phục vụ tốt

Vì ngày mai hãy làm việc thứ 28: Thời gian chuẩn bị đón khách đến lần sau

Vì ngày mai hãy làm việc thứ 29: Trước khi đưa báo cho khách, hãy xem qua một lượt

Vì ngày mai hãy làm việc thứ 30: Hãy tán thưởng vật dụng mà khách đặt lên mặt quầy

Vì ngày mai hãy làm việc thứ 31: Cung cấp thêm tư liệu về mặt hàng

Vì ngày mai hãy làm việc thứ 32: Hãy để cho khách sử dụng toilet

Vì ngày mai hãy làm việc thứ 33: Hãy mỉm cười tiếp nhận hàng do khách trả lại

Vì ngày mai hãy làm việc thứ 34: Hãy nhớ lần trước đã giới thiệu món gì

Vì ngày mai hãy làm việc thứ 35: Hãy phục vụ tốt khách hàng trẻ em

Vì ngày mai hãy làm việc thứ 36: Phục vụ phải bắt đầu từ tổng giám đốc

Vì ngày mai hãy làm việc thứ 37: Hãy cung cấp thêm dịch vụ miễn phí

Vì ngày mai hãy làm việc thứ 38: Phục vụ thà thừa còn hơn thiếu

Vì ngày mai hãy làm việc thứ 39: Tôn trọng khách hàng của nơi khác

Vì ngày mai hãy làm việc thứ 40: Hãy để khách hàng mỉm cười khi rời cửa hàng

Vì ngày mai hãy làm việc thứ 41: Hãy đối xử lịch sự với thuộc hạ trong cửa hàng

Vì ngày mai hãy làm việc thứ 42: Đừng giảm giá, thà cung ứng thêm dịch vụ

Vì ngày mai hãy làm việc thứ 43: Khách sẽ không hài lòng khi không có gì đáng nhớ

Vì ngày mai hãy làm việc thứ 44: Tôn trọng người đến tham quan trước

Vì ngày mai hãy làm việc thứ 45: Đừng để khách cảm thấy bất mãn

Vì ngày mai hãy làm việc thứ 46: Hãy quan sát sự phục vụ của xe taxi

Vì ngày mai hãy làm việc thứ 47: Nhận danh thiếp rồi, còn phải đi xa hơn

Vì ngày mai hãy làm việc thứ 48: Đường đường chính chính đến cửa hàng của đối thủ cạnh tranh

Vì ngày mai hãy làm việc thứ 49Sự phục vụ của bạn có giống kiểu máy bán hàng tự động

Vì ngày mai hãy làm việc thứ 50: Điều quan trọng nhất là làm cho khách hàng yên tâm.

ĐỌC THỬ

TIỀN LÃI CỦA DỊCH VỤ TÙY THUỘC VÀO VẺ MẶT TƯƠI CƯỜI CỦA KHÁCH HÀNG

Nhân tố nào quyết định doanh thu của tiệm ăn Shousi? (Shousi là món ăn khá phổ biến ở Nhật Bản, là món cá sống cắt lát nhúng dấm hoặc trộn lẫn với thịt, rau).

Điều này nhiều người không thể biết.

Đầu bếp của tiệm ăn Shousi là Akimasi vui vẻ nói với tôi: “Tôi cho ông biết doanh thu tùy thuộc vào vẻ mặt tươi cười của khách hàng. Chế độ của chúng tôi là mỗi lần khách hàng tươi cười là một lần trả tiền”.

Thoạt nghe có vẻ buồn cười, nhưng nó nói lên nguyên tắc số một của hoạt động dịch vụ.

Chẳng hạn món pusi là “Kim thương ngư du”, chỉ có lãi khi bán được nhiều.

Cho nên trong việc mua bán, lợi nhuận nhiều ít tùy thuộc vào mức độ hài lòng của khách hàng. Đó là qui luật thép của ngành dịch vụ.

Khi chúng ta ăn món gì ngon, thì vẻ mặt tất nhiên sẽ tươi cười.

Khi sung sướng, vui vẻ, cảm động, thỏa mãn, vẻ mặt của người ta sẽ tươi cười thật sự. Dù không cười thành tiếng, song vẻ mặt cũng tràn đầy sự thỏa mãn.

Khách hàng muốn tìm kiếm sự thanh thản cho tâm hồn.

Người bán nhìn chung chỉ nghĩ đến lời lãi, nhưng thực ra họ đang bán sự tươi cười.

Ngành dịch vụ phải làm cho khách hàng hài lòng.

Vì ngày mai hãy làm việc thứ 1

Thử đếm số lần khách hàng tươi cười.

PHỤC VỤ HOÀN TOÀN KHÔNG PHẢI CHỈ LÀM CHO KHÁCH HÀNG KHÔNG GÓP Ý

Làm cho khách hàng hài lòng là việc rất quan trọng.

Tất cả các ngành thương mại dịch vụ hiện nay đã chú trọng điểm này.

Nhưng cũng chỉ mới dừng lại ở giai đoạn bắt đầu chú trọng điểm này.

Không tỉnh ngộ ra điểm đó, thì doanh nghiệp chẳng thể tồn tại.

“Làm cho khách hàng hài lòng” thoạt tiên do các học giả Mỹ đề xuất, chúng ta chỉ sử dụng cụm từ này mà chưa hiểu hàm nghĩa thật sự của nó. Tôi sẽ nêu một số ví dụ chứng minh vấn đề này. Không dựa vào ví dụ thì không thể hiểu được. Mình không hiểu, thì càng không thể làm cho cấp dưới hiểu tầm quan trọng của nó.

Ở một Công ty nọ, tại một cuộc hội thảo bàn cách làm thế nào cho khách hàng hài lòng, người chủ trì nói : “Làm cho khách hàng hài lòng, có nghĩa là không để cho khách hàng cảm thấy bất mãn”. Đó là quan điểm sai lầm.

Làm cho khách hàng hài lòng, hoàn toàn không đơn thuần chỉ là không để cho khách hàng cảm thấy bất mãn. Đó là một cách hiểu sai điển hình đối với khái niệm này.

Bởi lẽ cách hiểu đó cho rằng “khách hàng không góp ý tức là họ (khách hàng) cảm thấy hài lòng”.

Khách hàng tuy không góp ý, nhưng chưa chắc đã cảm thấy hài lòng. Khi cảm thấy bất mãn, rất ít khi khách hàng oán trách nhân viên bán hàng. Đại đa số khách hàng dù có khó chịu cũng không nói ra. Người khách nào góp ý, sẽ còn đến lần nữa xem có cải tiến, thay đổi hay không. Còn những khách hàng khó chịu mà không nói ra, sẽ không bao giờ trở lại nữa.

Cho nên chúng ta trước hết cần uốn nắn quan điểm sai lầm đó. Không phải không làm cho khách hàng oán trách, mà là làm sao để họ nói ra. Phải tạo không khí thoải mái sao đó để khách hàng góp ý. Làm sao cho mình trở thành người bán hàng thích nghe góp ý. Chỉ có cửa hàng nào thích nghe góp ý, thì mới làm cho khách hàng sẵn sàng góp ý.

Nhưng hiện nay đại đa số cửa hàng không thích tiếp thu phê bình; huống hồ còn cho rằng khách hàng không muốn mất thời gian góp ý.

Khách hàng im lặng, chứng tỏ lần sau họ không đến đây nữa. Như thế số lượng khách hàng sẽ giảm dần. Cho nên phải cố tìm cách làm cho khách hàng góp ý.

“Nếu quí khách có điểm gì chưa hài lòng, xin cứ góp ý, chúng tôi sẽ cải tiến”. Hãy biến câu nói ấy thành hành động ngay lập tức.

Cửa hàng nào thích nghe góp ý mới có tiền đồ.

Cửa hàng nào thích nghe góp ý mới có số khách hàng ngày càng đông.

Vì ngày mai hãy làm việc thứ 2

Hãy làm nhân viên bán hàng thích nghe góp ý.

BỐI CẢNH KHI KHÁCH HÀNG RA KHỎI CỬA HÀNG CHỨNG TỎ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG

Làm thế nào biết mức độ hài lòng của khách hàng đối với cửa hàng của bạn?

Nếu không xác định rõ điểm này, dẫu khách hàng không cảm thấy hài lòng, bạn lại cứ tưởng lầm là họ hài lòng.

Bạn sẽ dương dương đắc ý tuyên bố: “Khách hàng vô cùng hài lòng, sự phục vụ của chúng tôi hết sức xuất sắc”.

Như thế bạn sẽ coi nhẹ một số điểm cần cải tiến nào.

Khách hàng có hài lòng hay không, không thể căn cứ vào mấy lời đại loại “Tôi sẽ còn ghé lại”, “Món ăn ở đây ngon đấy”, “Thật là vui” … mà đoán định.

Người Nhật Bản từ nhỏ đến khi trưởng thành được giáo dục theo tinh thần không làm phật lòng người khác, cho nên dù trong bụng khó chịu, vẫn gượng gạo nói những câu khách sáo đại loại “Tôi sẽ còn ghé lại”, “Món ăn ở đây ngon đấy”, “Thật là vui” …

Nhưng suy nghĩ thật của họ sẽ thể hiện trong bối cảnh khi họ bước ra khỏi cửa hàng.

Bối cảnh khi họ bước ra khỏi cửa hàng sẽ không biết nói dối.

Bất kể trước mặt nhân viên cửa hàng họ tươi cười tán dương cửa hàng của bạn ra sao, nếu khi họ bước ra khỏi cửa hàng với thái độ hầm hầm tức giận, thì điều đó chứng tỏ họ rất không hài lòng.

Một khách hàng cố nén giận bước ra khỏi cửa hàng, nhất định là có điều gì đó làm cho họ nổi giận. Còn người khách hàng hài lòng thì lại không thể hiện gì cả. Người khách hàng ở nước ngoài khi thích thú sẽ bắt tay bạn, nhưng đại đa số người Nhật Bản dù cao hứng mấy cũng sẽ không nói cám ơn.

Nếu quan sát bối cảnh khi họ bước ra khỏi cửa hàng, bạn sẽ biết mức độ hài lòng của họ đối với cửa hàng của bạn.

Nói quan sát bối cảnh khi họ bước ra khỏi cửa hàng, nghĩa là hãy đưa mắt tiễn khách ra khỏi cửa hàng.

Đại đa số nhân viên bán hàng cho rằng sau khi giao hàng cho khách thì việc phục vụ đã kết thúc. Cho nên họ tưởng rằng rồi khách sẽ còn ghé lại.

Nhưng nghĩ thế là sai. Giả dụ có một khách hàng khi bước ra khỏi cửa hàng liền vẫy taxi. Đưa mắt tiễn khách đến lúc họ bước lên taxi cũng là phạm vi phục vụ. Trong giây phút khách bước lên xe taxi, cũng có thể nhận biết tình cảm thật của họ.

Nếu lúc ấy họ thốt lên một tiếng “ôi” thoải mái, thì chứng tỏ sự phục vụ của các bạn đã có cái gì đó làm cho họ thất vọng.

Nếu họ nôn nóng nói gì đó với lái xe, chứng tỏ sự phục vụ của các bạn đã có thiếu sót.

Lần sau thấy một khách hàng không thật hài lòng bước ra khỏi cửa hàng, bạn hãy thử học cách quan sát bối cảnh của họ xem sao.

Vì ngày mai hãy làm việc thứ 3

Hãy quan sát bối cảnh của khách hàng.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button