Kinh doanh - đầu tư

10 Nguyên Tắc Chọn Đối Tượng Kết Hôn Phù Hợp

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Nguyễn Hà Anh

Download sách 10 Nguyên Tắc Chọn Đối Tượng Kết Hôn Phù Hợp ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : KỸ NĂNG SỐNG

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download Ebook         

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu


Kết hôn là việc trọng đại của đời người và việc chọn lựa đúng người bạn đời đồng hành sẽ cùng nắm tay mình trong suốt quãng đời còn lại không phải là một việc đơn giản. Đó chính là lý do mà các bạn trẻ đang yêu, hay cụ thể hơn sắp sửa bước chân lên xe hoa nên đọc cuốn “10 nguyên tắc chọn đối tượng kết hôn phù hợp này”. Những lời khuyên quý giá và hữu ích được hệ thống bằng những nguyên tắc khoa học với lý luận chặt chẽ và logic, chắc chắn sẽ khiến suy nghĩ của các bạn thông suốt và thấu đáo hơn trong quyết định của mình.

Hôn nhân luôn ẩn chứa trong nó những rắc rối mà bạn không dễ gì giải quyết. Việc có một cuộc sống hạnh phúc về sau phụ thuộc rất nhiều vào chính bạn cùng bạn đời. Liệu tình yêu hai người có đủ lớn để vượt qua mọi thứ? Cuộc sống gia đình đòi hỏi bao nhiêu yêu thương, âu yếm và sự tin tưởng, lòng vị tha là đủ? Bạn đã chọn lựa đúng hay vẫn còn đang đứng giữa ngã ba phân vân về cuộc đời mình và dựa vào đâu để có thể đi tiếp? Tất cả có trong cuốn sách này.

ĐỌC THỬ

THAY LỜI NÓI ĐẦU

Những người mà tôi biết đều khao khát tình yêu. Và một cách hiển nhiên để có được nó là thông qua hôn nhân. Trên thực tế, hơn 90% người dân trên toàn nước Mỹ sẽ lập gia đình ít nhất một lần trong đời.

Một cuộc trưng cầu dân ý của tờ Thời báo Los Angeles tiến hành gần đây đã thu thập ý kiến của hơn 2.000 người Mỹ trưởng thành. Câu trả lời phổ biến nhất đối với câu hỏi “mục tiêu chủ yếu trong cuộc sống là gì?” là “có một cuộc sống gia đình hạnh phúc”. Kết hôn có thể mang lại hạnh phúc bất ngờ nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ thất bại cao. Khi hai người yêu nhau và quyết định dành phần còn lại của cuộc đời bên nhau, họ có thể tạo ra niềm vui sướng tột cùng cho bản thân và con cái của họ hoặc hạnh phúc khó mà diễn tả bằng lời cho những người có liên quan.

Hãy nghe hai câu chuyện có thật về tình yêu và hôn nhân mà kết quả lại rất khác nhau:

Câu chuyện của Jerrica

“Tôi cưới một người đàn ông hoàn toàn hài lòng về bản thân và rất vui sướng khi khám phá ra tôi. Tôi bị John cuốn hút bởi cuộc sống của anh đầy đủ, anh làm việc chăm chỉ và vui tính và anh ấy yêu tôi vì chính bản thân tôi. Ngay từ lúc mới cưới, bố tôi đã nói: “Bố chưa bao giờ thấy con vui đến như vậy”. Em trai tôi nhận xét: “Đây đúng là người chị sôi nổi nhất mà em biết”. Câu trả lời rất đơn giản: Lần đầu tiên trong đời tôi cảm thấy được yêu một cách vô điều kiện và không hề phải e dè. John và tôi có nhiều điểm giống nhau, nhưng những sự khác biệt làm cuộc sống thêm phần thú vị hơn là bị đe dọa. Sự cam kết của chúng tôi, trước hết là sẽ gắn bó bên nhau và tin tưởng rằng mối quan hệ bền chặt sẽ giúp chúng tôi đối mặt với những thử thách khó tránh khỏi trong những hoàn cảnh gia đình và công việc đầy áp lực”.

Câu chuyện của Barbara

“Gary là người luôn ăn mặc chỉnh tề và bảnh bao, quả quyết và tự tin, đã bôn ba nhiều nơi và rất tinh tế. Anh tỏ vẻ giàu có và biết mình phải làm gì. Dường như anh là tất cả những gì mà tôi nghĩ là mình không có. Tôi theo đuổi và cuối cùng kết hôn với người đàn ông duy nhất mà tôi hẹn hò. Chẳng bao lâu sau thì anh đã kiểm soát cuộc sống của tôi, đòi hỏi tôi phải chấp nhận thế giới quan của mình

– về tôn giáo, thành kiến và sở thích, có tranh luận về việc tôi cần có sở thích về thức ăn, chuyện cười hay ý kiến cũng chẳng lợi gì. Chỉ có một cách sống duy nhất mới chấp nhận được, cách sống của anh ấy. Cuối cùng thì tôi không còn tin tưởng anh ta nữa – sau chuyện ngoại tình bị vỡ lở, bị thất nghiệp triền miên, việc làm ăn phi đạo đức và hành vi hoàn toàn trái pháp luật. Cuộc sống trở thành những trận cãi vã và xung đột liên tiếp. Thậm chí lúc đó nếu anh ta đưa ra một sự đáp lại đầy hi vọng đối với lời cầu xin của tôi để mối quan hệ có ý nghĩa hơn, tôi đã có thể ở lại.

Chọn bạn đời: khó khăn lớn nhất của đời người

Trong hơn 30 năm tôi đã làm việc với những người như Jessua và Barbara – những người đã đấu tranh để giữ cuộc hôn nhân hạnh phúc. Tôi đã gặp nhiều cặp vợ chồng đủ mọi thể loại và dần dần tôi phát triển một loạt những kết luận toàn diện về điều gì quyết định hạnh phúc trong hôn nhân.

Kết luận đầu tiên trong danh sách của tôi như sau: Sự lựa chọn người để kết hôn có ý nghĩa quyết định hơn mọi thứ khác cộng lại mà bạn sẽ làm để tạo dựng hôn nhân hạnh phúc. Nếu lựa chọn sáng suốt, cuộc sống sẽ dễ dàng hơn nhiều và chắc chắn là được thỏa mãn hơn. Nhưng nếu phạm phải sai lầm nghiêm trọng, hôn nhân có thể đổ vỡ, gây cho bạn và cả con cái của bạn nỗi đau không kể xiết. Hầu hết những cuộc hôn nhân tan vỡ tôi biết đều gặp trục trặc ngay từ ngày mới bắt đầu. Cả hai bên đều chọn sai người để cưới.

Liệu có kỹ năng nào liên quan đến lựa chọn bạn đời

Tại sao có nhiều người chọn người đồng hành suốt cả cuộc đời lại kém vậy? Bởi vì họ hầu như không được hướng dẫn tí gì về cách làm điều đó cho đúng cả. Và làm sao bạn có thể đưa ra sự lựa chọn sáng suốt khi bạn được rèn luyện quá ít?

Nhiều sự hướng dẫn đã có trước thì quá ư nông cạn và cuối cùng lại có hại. Ví dụ như, cuốn sách ăn khách của Margaret Kent vào năm 1987: Các cách để lấy chồng như ý. “Cuốn sách này nghiên cứu kỹ thuật lôi kéo. Bạn sẽ biết cách lôi kéo người khác và cách để ngăn họ không lôi kéo bạn”. Kent đã chỉ cho phụ nữ 20 nơi để tìm kiếm một người đàn ông, “những sự phê phán có thể làm anh ta yêu bạn” và cách để phát triển sự “quyến rũ” của riêng họ. Bà cho rằng quyển sách của mình sẽ “chỉ dẫn cho bạn để thay đổi – kể cả ngoại hình, quá khứ và tuổi tác của bạn!”

Xã hội của chúng ta – cụ thể hơn là tivi và công nghệ phim ảnh dạy người ta tin gần như tuyệt đối vào “bản năng tự nhiên” khi chọn bạn đời. Nhưng những cảm xúc lãng mạn, những rung cảm có vẻ như đáng tin cậy hầu như không mang lại gì khi phải đưa ra quyết định khôn ngoan về một bạn đời tương lai. Thực tế thì, họ thường xuyên đi theo hướng này. Chúng làm bạn lờ đi các nhân tố chủ chốt bạn rất cần phải xem xét.

Nhưng đây lại là tin vui: Việc chọn chính xác người bạn đời là một kỹ năng bạn có thể phát triển.

Chủ đề trọng tâm của cuốn sách này là bạn có thể đưa ra quyết định khôn ngoan về người bạn kết hôn. Một cuộc hôn nhân tuyệt vời chỉ có thể hiện diện khi bạn chọn một người bạn đời tuyệt vời và sự lựa chọn này gần như không bao giờ có được do may mắn hay sự lười biếng. Đây là phần thưởng đối với những ai làm theo những nguyên tắc đã được trình bày cẩn thận. Những người tán đồng những nguyên tắc này có thể không phải lúc nào cũng ý thức là mình đang thực hiện chúng. Nhưng nếu cuối cùng họ tìm được người mà họ yêu và sống hạnh phúc đến trọn đời, tôi đảm bảo rằng các quan niệm trong cuốn sách này đóng vai trò quyết định. Nếu bạn học những nguyên tắc này ngay từ đầu và học cách luyện tập chăm chỉ, bạn có thể tăng đáng kể khả năng có được cuộc hôn nhân tuyệt vời. Nhưng nếu bạn trông đợi vào may mắn và cơ hội – hay sự say mê và lãng mạn – có nhiều hơn 50% khả năng rằng hôn nhân của bạn sẽ trở nên đáng thất vọng, nếu không muốn nói là đau đớn đến mức nhức nhối.

Tình yêu có thể trở nên cay đắng

Ở Mỹ, mỗi năm có hơn 200.000 cuộc hôn nhân kết thúc trước lễ kỷ niệm đám cưới bạc của các cặp vợ chồng. Hãy thử tưởng tượng nỗi đau tổng hợp của 400.000 con người này.

Mặc dù những cuộc chia tay luôn vô cùng đau đớn nhưng nếu đôi vợ chồng chưa có con thì ly dị cũng mang lại ít hậu quả nặng nề nhất. Chỉ khi có sự liên quan của con cái thì nỗi bất hạnh sẽ nhân đôi.

Trong cuốn sách viết năm 1991: Khi cột trụ gia đình đổ vỡ của mình, Syliva Ann Hewlett khai thác một loạt những hậu quả sau khi các gia đình Mỹ tan vỡ. Bà chỉ ra rằng tỷ lệ ly dị và sinh con ngoài giá thú là ngoài tầm kiếm soát theo ước tính, một đứa trẻ da trắng ra đời vào đầu năm 1980 sẽ chỉ có 30% cơ hội sống đến tuổi 17 với bố mẹ đẻ ở nhà, còn một đứa trẻ da đen chỉ có 6% cơ hội.

Chúng ta không thể không nhận thấy rằng những sự lộn xộn trong cái đơn vị xã hội cơ bản này phải chịu trách nhiệm cho hầu hết những nỗi thống khổ của con người phải chịu đựng ngày hôm nay. Khi biện pháp nuôi dưỡng đã đến mức đắng cay thì tất cả những thói quen xử sự điên cuồng, từ các băng nhóm và thuốc phiện tới sự sụp đổ về tinh thần và tự tử đều có thể xảy ra.

Hôn nhân có thể rất tuyệt

Không gì trong cuộc sống có thể đánh đổi niềm hạnh phúc của một người đàn ông và đàn bà đang yêu và một gia đình được dựng xây trên nền tảng sự thủy chung của bố mẹ. Cũng vô cùng thú vị khi được chia ngọt sẻ bùi với một người mà bạn bị lôi cuốn hơn bất kỳ ai trên thế giới này. Đây là cảm giác về sự tồn tại trong sự gắn bó với một người thích những thứ bạn thích, nghĩ cách nghĩ của bạn, làm việc chăm chỉ để vun đắp gia đình giống như bạn và hơn hết là người yêu bạn chân thành đóng góp vào sự trưởng thành và lòng tự trọng của bạn. Khi bạn tìm được một người như vậy, ước mơ được hưởng hạnh phúc đích thực và sự thỏa mãn hoàn toàn rất dễ đạt được.

Nhưng mọi thứ chỉ bắt đầu từ bạn và công sức bỏ ra để có sự lựa chọn khôn ngoan. Dù các con số thống kê về hôn nhân có ảm đạm đến đâu, thì sự lựa chọn của bạn có thể khôn ngoan và khéo léo hơn là của bố mẹ hay ông bà bạn. 10 nguyên tắc trong cuốn sách này là sự chắt lọc của những nghiên cứu khoa học gần đây, nhất là những lời giáo huấn cổ xưa nhất còn tồn tại. Nếu bạn thực hiện tuần tự, bạn sẽ có khả năng nhiều hơn để đưa ra một quyết định sáng suốt về việc sẽ lấy ai và tiến tới một quan hệ lâu dài và hoàn toàn được thỏa mãn.

Chúng ta cần một cuộc cách mạng

Những gì chúng ta cần là một cuộc cách mạng – một sự thay đổi hoàn toàn trong các bước lựa chọn bạn đời. Đây chính là nội dung của cuốn sách này!

Tôi thực sự tin rằng chúng ta có thể cải thiện đáng kể lĩnh vực quan trọng này trong cả cuộc đời. Con người ở khắp mọi nơi có thể được giúp đỡ để tìm ra một người để yêu mang lại cho họ một cuộc đời có ý nghĩa. Điều đó cần nhiều công sức và nhẫn nại. Nó đòi hỏi sự hướng dẫn và rèn luyện. Nhưng hơn hết, nó có ý nghĩa cho cả cuộc đời. Điều đó cũng đáng để bạn bỏ nhiều thời gian và nỗ lực cho nó.

Cho nên bạn hãy bắt đầu cuộc cách mạng đó. Sẽ không còn những cuộc hôn nhân lần thứ hai. Những cuộc hôn nhân hoàn hảo phải là mục tiêu của chúng ta.

Nguyên tắc 1HÃY LOẠI BỎ 7 NGUYÊN NHÂN PHỔ BIẾN NHẤT CỦA VIỆC LỰA CHỌN SAI BẠN ĐỜI

Sau khi đi nghỉ cuối tuần ở San Diego, tôi và một số đồng nghiệp quay trở lại Los Angeles trên đường cao tốc 1 – 5. Cách một vài dặm về phía Nam của San Diego, có một điểm kiểm tra nơi bộ phận phụ trách việc nhập cư và quá trình tự nhiên hóa của Mỹ, cố gắng tìm ra những chiếc xe giấu những dân nhập cư bất hợp pháp và đưa họ vượt biên từ Mehico sang Mỹ.

Những biển báo dọc đường hướng dẫn các lái xe đi đúng làn đường của mình và giảm tốc độ. Hàng nghìn ô tô thực hiện đúng theo và giao thông bị nghẽn lại nhiều dặm. Khi cuối cùng cũng đến được điểm kiểm tra, có một nhân viên mặc đồng phục ở mỗi làn đường, quan sát kỹ từng chiếc xe. Anh ta cho hầu hết các xe đi qua, chỉ thỉnh thoảng mới dừng một chiếc để kiểm tra. Một khi đã qua điểm đó, các lái xe sẽ tăng tốc độ trên xa lộ.

Khi chúng tôi đến chỗ người nhân viên, anh ta nhìn qua chúng tôi và cho chúng tôi đi. Khi chúng tôi đi tiếp đến Los Angeles, chúng tôi nghĩ về người sĩ quan: “Anh ta tìm cái gì nhỉ? Đâu là căn cứ để anh ta có thể tin tưởng? Cái gì làm anh ta nghi ngờ? Làm sao mà anh ta có thể biết được nhanh chóng liệu có vấn đề gì không?” Bạn có thể tượng tượng ra các lý thuyết mà một loạt các nhà tâm lý nghĩ ra!

Sau đó tôi nhận ra rằng văn phòng của tôi cũng thuộc loại giống như điểm kiểm tra trên xa lộ. Mỗi cặp vợ chồng trẻ – những cuộc hôn nhân đang dự định diễn ra và đôi khi tôi “níu kéo họ lại” và xem xét kỹ hơn nếu tôi cảm nhận mối quan hệ này đang gặp nguy hiểm thực sự.

Chắc chắn là đôi khi tôi cũng nhầm – Cách đây 4 năm, tôi hẹn gặp một đôi bạn 7 lần trước hôn nhân. Tôi cảm thấy chắc chắn rằng họ hoàn toàn phù hợp với nhau. Một năm sau họ ly thân và bây giờ đã ly dị. Nhưng ít khi tôi nhầm như vậy. Sau nhiều năm trời thử nghiệm với các cặp vợ chồng và theo dõi họ sau đám cưới. Tôi đảm bảo rằng tỷ lệ chính xác là rất cao.

Cho nên tôi hỏi mình tìm kiếm cái gì khi đã có những dấu hiệu rạn nứt. Tôi luôn biết rằng sức mạnh của mối quan hệ rõ ràng hơn nhiều so với dấu hiệu của sự tan vỡ tiềm ẩn. Những căn cứ trên thường khó thấy như một vết u trên cơ thể. Chúng lẩn trốn và chuyển động làm việc kiểm tra trở nên khó khăn.

Với các cặp vợ chồng, chính là tình yêu đã che dấu những khiếm khuyết có thể hủy hoại cuộc hôn nhân theo cách giống như khối u hủy hoại cơ thể. Khi những tế bào mang mầm bệnh xâm chiếm cơ thể của người trẻ tuổi khỏe mạnh, sôi nổi, làm sao mà bạn có thể nghi ngờ một căn bệnh đang bắt đầu được? Và khi hai bạn trẻ tiến vào căn phòng của tôi, đầy tình tứ và hứng khởi, làm sao mà tôi biết được mối quan hệ này sẽ phải trải qua nhiều vấn đề trầm trọng?

Các nhà nghiên cứu đã biết cách dự đoán những vấn đề này một cách rất có hiệu quả. Một cuộc điều tra gần đây đã chỉ ra rằng tỷ lệ dự đoán sự thất bại và thành công của một cuộc hôn nhân trước khi diễn ra lễ cưới có thể chính xác đến 81%. Từ nghiên cứu này và dựa trên 30 năm kinh nghiệm của tôi, tôi đã tìm ra bảy yếu tố dẫn đến sự lựa chọn người bạn đời sai lầm.

Nếu có một thứ thu hút sự chú ý của tôi thì đó là hai người bảo với tôi rằng họ mới quen biết nhau trong vài tháng và bây giờ sẵn sàng gắn bó với nhau trong suốt cuộc đời còn lại. Tôi muốn nói rằng: “Cái gì cơ? Các bạn có hiểu nửa quãng đời còn lại là gì không? Có nghĩa là hàng nghìn bữa ăn sáng cùng nhau, trải qua các kiểu khủng hoảng tài chính cùng nhau, chịu đựng ốm đau và suy sụp, đối mặt với sự thất vọng nặng nề cùng nhau, có thể thậm chí nhìn thấy nhau già yếu và mất khả năng kiểm soát sinh lý. Và bạn nghĩ rằng bạn sẵn sàng ra một quyết định như vậy chỉ sau một vài ngày hay vài tuần hoặc vài tháng quen biết ư?”

Tất nhiên, tôi hoàn toàn có thể giữ cảm xúc mãnh liệt cho bản thân nhưng họ hiểu ý của tôi. Khi một đôi sẵn sàng quyết định cái gì hệ trọng như chuyện hôn nhân, tôi đoán quyết định của họ là do bốc đồng và ít thực tế. Nó cho tôi thấy nghĩa vụ kết hôn đã quá bị coi nhẹ, và rằng sự chín muồi cần thiết để vun vén cho cuộc hôn nhân năm này qua năm khác chưa được phát triển.

Tôi đã đọc hàng nghìn quyển sách về việc lựa chọn bạn đời, hầu hết là các nghiên cứu mặt này hay mặt khác, và tôi đã làm việc với hàng trăm cặp chuẩn bị kết hôn. Tôi đã phỏng vấn thậm chí cả người đã kết hôn và đang gặp vấn đề. Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng khi đưa ra quyết định kết hôn quá nhanh, nó đặt mối quan hệ trong mối nguy hiểm rất lớn.

Cách đây vài năm, một nghiên cứu kinh nghiệm do các chuyên gia ở trường Đại học Công lập Kansas tiến hành được xuất bản đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc dành nhiều thời gian bên nhau trước đám cưới. Theo kinh nghiệm của 51 bà vợ tuổi trung niên thì “có sự ràng buộc chặt chẽ trong khoảng thời gian hò hẹn với người chồng hiện tại và sự thỏa mãn hôn nhân hiện thời”. Những nhà nghiên cứu này nhấn mạnh rằng hôn nhân chỉ sau một khoảng thời gian tương đối ngắn đôi khi cũng có kết quả khả quan, nhưng khoảng thời gian dài hạn mang lại nhiều kinh nghiệm hơn trong những mặt dễ nảy sinh rắc rối. Nghiên cứu này cho thấy “những đôi hẹn hò trong hơn hai năm đạt mức thỏa mãn rất cao, trong khi những đôi hẹn hò trong khoảng thời gian ngắn hơn thì biến động từ mức rất cao xuống mức rất thấp”. Do vậy, nguy cơ thất bại trong hôn nhân sẽ được giảm đáng kể bởi khoảng thời gian tìm hiểu lâu hơn.

Tôi cảm thấy băn khoăn về những đám cưới lần hai nóng vội – thậm chí có khi còn lo lắng hơn đến khả năng về một hậu quả bị phụ bạc là rất lớn.

Tôi biết một số người trong đám cưới lần thứ hai, và nếu những “cơ hội thứ hai” này diễn ra tốt đẹp, thường là những người liên quan biết sử dụng thời gian. Một nhà lãnh đạo cộng đồng viết rằng: “Đám cưới lần hai rút ra được nhiều từ những bài học đám cưới đầu tiên của tôi. Điều khôn ngoan nhất tôi đã làm là bốn năm để tái giá cho nên có thể chấp nhận phần trách nhiệm trong những sai lầm trong đám cưới đầu tiên”.

Một người bạn gần đây đã viết thư rằng:

Quá trình chọn lựa vợ của tôi rất phức tạp khó mà diễn tả chỉ bằng vài lời. Khi gặp Patti tôi 24 tuổi. Tôi đang đau khổ vì cái chết của bạn gái sau một tai nạn ô tô chỉ một tháng trước. Tôi không nhận ra rằng tôi đang trốn tránh sự thương tiếc và nỗi đau cho những mất mát của mình. Tôi cảm thấy Chúa đã chỉ đường cho cuộc đời tôi và tôi nên hài lòng với nó. Tôi hẹn hò với Patti một lần trước khi rời Chicago đến sống ở Boston. Tôi nghĩ cô ấy là người tôi cần và tôi liên lạc với cô ấy một cách bốc đồng chỉ 6 tháng sau khi gặp cô ấy. Tôi hầu như không suy nghĩ về việc liệu nó có phải là sự lựa chọn đúng đắn không. Tôi cho rằng chúng tôi sẽ thực hiện tốt nó. Tôi cố gắng để tự mình tin tưởng rằng tôi không kết hôn mà lại là người bị phụ tình.

Cuộc hôn nhân này có thể không bao giờ có cơ hội. Nó không tan vỡ một cách bất ngờ mà là không thể tránh khỏi. Người bạn này đã rút bài học xương máu về việc kết hôn nóng vội.

Thực tế thì việc lựa chọn người bạn đời còn khó khăn hơn nhiều so với các bộ phim thường thể hiện. Khả năng kết hôn phải được xem xét từ nhiều góc độ, phân tích và các thời điểm tốt hay xấu, đánh giá sự bền lâu cũng như sự yêu thích ban đầu. Tôi không muốn mơ mộng, nhưng tôi tin rằng khi mọi người dành hai hoặc ba năm để xem xét kĩ tình trạng mối quan hệ của họ, họ có khả năng nhiều hơn để đưa ra quyết định chính xác và khôn ngoan.

Để đưa ra quyết định dứt khoát thay đổi được cuộc đời, bạn cần phải kiên nhẫn và kỹ càng trong khi thu thập tài liệu cần thiết. Hãy biết sử dụng thời gian. Việc bắt đầu một mối quan hệ dễ hơn rất nhiều so với hàng năm trời bế tắc trong mối quan hệ đầy đau khổ, không trọn vẹn.

Gần đây khi hai học sinh tốt nghiệp cấp ba đến thăm tôi và tuyên bố dự định kết hôn, trong óc tôi chợt lóe lên từ “nguy hiểm” tôi biết tỷ lệ ly dị đối với những cặp vợ chồng dưới 20 tuổi cao đến khó tin. Những nhà khoa học xã hội đã kết luận rằng những người kết hôn sớm hiếm khi chuẩn bị cho những vai trò trong gia đình.

Kết quả là, tỷ lệ ly dị đối với những người 21 và 22 tuổi cao gấp 2 lần đối với những người 24 và 25 tuổi.

Khi con gái của tôi, Lorrie 16 tuổi và mong sẽ tới UCLA tôi thường đến phòng con bé vào buổi tối để nói chuyện. Một buổi tối, tôi giảng giải cho con bé về “sự cần thiết tuyệt đối” của việc chờ kết hôn cho đến khi đủ tuổi để thực sự hiểu chính mình và hiểu những gì cần ở một người chồng. Tôi nói: “Lorrie, bố muốn con chờ đến khi 24 tuổi mới kết hôn”. Có một chút ngập ngừng, và rồi nó nói với giọng nhỏ nhẹ và bình tĩnh: “Thưa bố, vâng ạ”.

Tôi chắc chắn nó chưa đủ lớn khôn để hiểu điều nó vừa hứa, cho nên tôi tiến thêm một chút nữa và diễn giải cho nó với một vài lý lẽ đưa ra để thuyết phục nó về những hậu quả của việc kết hôn sớm. Tôi cam đoan: “Nhưng mà Lorrie này. Bố biết điều gì sẽ xảy ra. Con sẽ đến UCLA và tất cả các chàng trai ở đó sẽ yêu con. Họ sẽ muốn cưới con ngay lập tức và họ sẽ gây áp lực để con phải cưới – dù con bao nhiêu tuổi”. Con bé lại suy nghĩ, nhìn thẳng vào mắt tôi hồi lâu và nhắc lại với giọng nói vẫn nhẹ nhàng như vậy: “Con sẽ đợi bố ạ”.

Sau đó khi tôi nói chuyện về những điều này với tiến sỹ James Dobson trong chương trình phát thanh “Quan tâm đến gia đình”, tôi phải thừa nhận rằng thời gian trôi qua và Lorrie đã giữ đúng lời hứa. Nó đã 24 và rồi 25. Tự nhiên trong đầu tôi nảy ra ý nghĩ rằng có thể nó nghĩ là tôi bảo 34. Đột nhiên, nỗi lo lắng của tôi lại chuyển sang chiều hướng khác, và tôi băn khoăn “khi nào thì con bé sẽ kết hôn”. Tuy nhiên lẽ ra tôi không nên lo lắng vì nó và Greg đã cưới nhau một thời gian ngắn sau đó.

Tại sao tôi lại quá lo lắng về việc Lorrie sẽ lấy chồng quá sớm nhỉ? Thường thì những người trẻ tuổi không thể lựa chọn đúng người bạn đời nếu họ không hiểu rõ chính mình. Trong xã hội này khi độ tuổi thành niên thường kéo dài cho đến những năm giữa của độ tuổi 20, sự hình thành cá tính chưa hoàn chỉnh cho đến khi mỗi cá nhân phải hoàn toàn tách rời khỏi cha mẹ về tâm lý và khám phá chi tiết về những nét riêng của mình. Trước lứa tuổi này, những người mới thành niên vẫn chưa xác định mục tiêu và nhu cầu của mình. Họ chưa có thời gian để học cách tự lập. Họ vẫn chưa có điều kiện để biết kiểu người họ có thể hình thành một sự gắn bó suốt đời có ý nghĩa. Đơn giản là họ cần kinh nghiệm trong cuộc sống nhiều hơn.

Bao nhiêu tuổi mới nên kết hôn? Điều đó còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau. Mức trưởng thành, khả năng kiếm sống, sự hoàn thiện trong giáo dục,… nhưng chúng ta có thể chắc chắn rằng, theo thống kê, các cuộc hôn nhân có vẻ như là ổn định hơn khi họ bắt đầu không sớm hơn lứa tuổi giữa những năm 20 tuổi. Do đó, một nghiên cứu gần đây cho thấy những đám cưới bền vững nhất có “thời điểm bắt đầu” là vào năm 28 tuổi.

Có thể bạn nghĩ là tôi không thực tế, tôi cần phải nói rằng thậm chí vào năm 1890, độ tuổi kết hôn lần đầu của đàn ông Mỹ trung bình là hơn 26 tuổi. Còn đối với phụ nữ là 22 tuổi. Qua nhiều năm, độ tuổi này dần giảm xuống 22,8 tuổi với đàn ông và 20,3 tuổi với phụ nữ sau thế chiến thứ hai vào năm 1950. Nhưng đến năm 1988, độ tuổi trung bình của đàn ông khi kết hôn lần đầu tiên lại tăng lên 25,9 và đối với phụ nữ tăng đến mức cao nhất là 23,6. Hiện nay độ tuổi kết hôn trung bình của nữ giới cao nhất từ trước đến nay và còn có một xu hướng tăng chậm.

Maria và Tom Lasswell là hai nhà xã hội học mà công việc của họ tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ riêng của tôi. Vào năm 1974, Maria Lasswell viết một bài báo với tựa đề “Liệu có một độ tuổi tốt nhất để kết hôn?” Cô ấy kết luận:

Tỷ lệ li dị là thấp nhất đối với cả phụ nữ và đàn ông kết hôn lần đầu tiên vào độ tuổi 28 tuổi hoặc hơn. Cơ hội để có một cuộc hôn nhân ổn định tăng lên khi cả hai người bước vào tuổi 30 và sau đó tỷ lệ này không đổi. Những cặp vợ chồng muốn có con không cần phải đợi vào khoảng giữa 30 đến 35 tuổi để kết hôn nếu họ muốn có con trước khi yếu tố rủi ro của việc mang thai muộn có thể trở thành vấn đề. Điều này dẫn tới kết luận rằng khả năng lớn nhất để thành công trong sự chia sẻ, yêu thích và sinh nở trong hôn nhân tồn tại khi kết hôn vào giữa độ tuổi 28 và 34 (trừ một năm mang thai nếu họ dự định có một con) giữa 28 và 32 nếu định có hai con và giữa 28 và 30 nếu muốn có 3 con. Nếu họ không muốn có con thì độ tuổi của các cặp vợ chồng để được làm bố mẹ rõ ràng không còn là mối lo ngại.

Nếu bạn muốn tránh nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến thất bại trong hôn nhân thì hãy xem trong sự cần thiết phải chờ đợi cho đến khi cá nhân bạn đã phát triển về tính cách riêng và mục tiêu cuộc sống. Nếu bạn làm được, sự lựa chọn bạn đời dựa trên “một con người đã trưởng thành là bạn” và do đó chắc đến 10 hay 20 năm sau sẽ tốt đẹp như hiện tại.

Mặc dù chuyện đã xảy ra chục năm rồi, tôi nhớ rất rõ thời điểm khi Rich và Sally đến nhờ tôi tư vấn chuyện tiền hôn nhân. Tôi biết qua về Rich từ rất lâu bởi vì bố mẹ cậu ấy sống cùng ở thị trấn nơi tôi trưởng thành. Nhưng tôi chưa gặp Sally bao giờ cho đến khi tôi gặp cô ấy ở phòng đợi.

Rich là một chàng trai tuyệt vời và tất cả bọn trẻ con trong thị trấn ngưỡng mộ cậu ta. Cậu ta có một vẻ dễ gần chu đáo mà bọn trẻ rất tin cậy và cậu ấy nổi tiếng là một trong những chàng trai đáng mến nhất quanh thị trấn. Sally nhìn rất xinh đẹp, chín chắn, biết cách tổ chức và rất thẳng thắn. Cô ấy rõ ràng rất có trách nhiệm, luôn trả lời trước khi tôi đặt câu hỏi cho họ và đôi khi cô ấy còn sửa sai cho Rich khi cậu này thuật lại kinh nghiệm của mình.

Rich xuất thân từ một gia đình giàu có và mặc dù chưa hẹn hò nhiều lần, tôi có cảm giác rằng cậu ấy có đời sống tình cảm lành mạnh và dễ tha thứ. Bố mẹ Sally đã ly dị, bố cô ấy đã bỏ đi khi cô bé mới 12 tuổi và từ đó không gặp bố thường xuyên. Mẹ cô ấy là người phụ nữ đầu tiên được thăng chức chủ tịch hội đồng quản trị của ngân hàng trung tâm, nơi bà làm việc. Rõ ràng bà là người phụ nữ chăm chỉ và đầy quyền lực và mặc dù phải đi công tác thường xuyên nhưng vẫn quan tâm nhiều đến hai chị em Sally. Khi Sally trưởng thành, mẹ cô có nhiều mối quan hệ tốn nhiều thời gian và những trách nhiệm cũng như áp lực công việc cứ tăng dần. Bà càng ngày càng dành ít thời gian ở nhà và yêu cầu nhiều hơn ở Sally và em gái phải tự trông coi việc gia đình. Một mặt, Sally rất cô đơn nhưng cô ấy cũng đang háo hức được ra khỏi nhà. Cô ấy rất muốn thoát khỏi sự kiểm soát sắt đá của mẹ mình.

Hơn nữa, trước đó 3 tháng rưỡi, Sally đã bị người bạn trai lâu năm nói lời chia tay, đây là người mà cô ấy đã hẹn hò suốt những năm trung học và đại học. Cô ấy đã đặt tất cả lòng tin vào mối quan hệ ấy trong suốt những năm tháng cô đơn khi công việc và các mối quan hệ bên ngoài của bà mẹ đã lôi cuốn bà ấy khỏi gia đình. Sally đã hoảng sợ khi người bạn trai nói rằng cậu ấy nghĩ họ cần phải chia tay và anh ta muốn hẹn hò với các cô gái khác. Cô ấy cảm thấy hoàn toàn cô đơn, mất mát thực sự và cô ấy bắt đầu ước ao sự bao bọc.

Rich và Sally cùng làm việc trong một hiệu vải lớn và họ đã quen nhau vài tháng. Rich thân thiện với hầu hết tất cả mọi người nhưng sự nhút nhát làm cậu ta không hẹn hò nhiều. Cho nên khi Sally chủ động, Rich đồng ý luôn. Trước khi nhận thức được chuyện gì đã xảy ra, cậu ta đã ở văn phòng của tôi nhờ tư vấn tiền hôn nhân.

Tôi cho Rich và Sally tiến hành những cuộc kiểm tra và phỏng vấn thông thường đối với bất cứ cặp nào tìm kiếm sự giúp đỡ của tôi. Và ngay từ đầu tôi đã nhận thấy những vấn đề thực sự. Điểm số của họ trong những bài kiểm tra tính cách khác nhau không phù hợp lắm và họ không nhất trí về nhiều điểm. Hơn thế nữa, có một cảm giác lo lắng mơ hồ bên trong. Tôi có thể xác định rõ vài điểm lo lắng nhưng tôi không cảm nhận được hết những gì mình thấy.

Nhưng đây mới là vấn đề, khi tôi cố gắng nêu lên một trong những mối lo lắng của tôi từ những bài kiểm tra và phỏng vấn, Sally ngay lập tức đưa ra một lý do hợp lý để gạt nó đi. Rick thường xuyên thể hiện mong muốn bàn nhiều hơn về mối lo lắng đó, rõ ràng cậu đã nhận ra rằng đây là một vấn đề đáng bàn. Tuy nhiên, khi Sally cố gắng nhanh chóng “giải quyết” và dẹp bỏ vấn đề, Rick luôn chấp thuận. Cô ấy quá mạnh mẽ. Hơn thế nữa, cô ấy quá háo hức kết hôn đến nỗi cô ấy không thể có cái nhìn bi quan vào hiện thực.

Tôi thấy rõ là Sally rất quyết tâm dứt bỏ sự cô đơn của mình, sự phản bội và cảm giác về sự cay đắng đối với cả mẹ và bạn trai cũ. Theo quan điểm của cô ấy thì việc kết hôn với Rich là rất tốt đẹp và nó sẽ giảm đáng kể sự đau khổ cô ấy đã phải gánh chịu. Cho nên trái ngược với lời khuyên của tôi, họ đã kết hôn.

Chỉ 6 tháng sau, tôi nghe nói rằng họ đã chia tay và đang định ly dị. Dưới áp lực của cuộc sống chung, những vấn đề đáng kể và sự khác biệt bắt đầu nảy sinh.

Sau đó 18 tháng, tôi gặp Rich trong ngày giỗ của một trong những người cậu của cậu ấy. Chúng tôi không có nhiều thời gian để nói chuyện và cậu ấy vẫn còn đau lòng về những gì mình đã trải qua. Phải mất hai năm cậu ấy mới quen với cuộc sống riêng và nhiều năm sau mới lấy lại được tinh thần.

Có nhiều lý do dẫn đến việc nhiều người muốn kết hôn sớm. Đôi khi họ lo lắng rằng người yêu của họ sẽ thay lòng đổi dạ. Sự lo lắng này làm mức bốc đồng tăng lên và làm họ muốn hành động nhanh chóng. Hay họ cảm thấy chán nản và mệt mỏi khi phải ở một mình vào cuối tuần và họ tin tưởng rằng một khi kết hôn xong họ sẽ không bao giờ phải cô đơn vào mỗi buổi tối thứ bảy nữa. Vậy là họ vội vàng.

Việc quá nôn nóng kết hôn thường liên quan đến cảm xúc phấn khích sâu sắc mãnh liệt được thổi phồng về đám cưới sắp xảy ra. Chắc chắn rằng, hôn nhân rất thú vị, nhưng khi hai người bị sự phấn chấn lôi kéo, họ thường không nhận ra những yêu cầu nặng nề của việc kết hôn. Họ thường tiến tới một sự lựa chọn mà sẽ không chịu được sự thử thách của thời gian. Họ quá nôn nóng “tiến vào công viên Disneyland” mà họ quên không xem xét hậu quả lâu dài của sự lựa chọn đó.

Việc nhận ra sự nôn nóng khá là dễ dàng. Rõ ràng nó là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ hôn nhân mà bạn phải loại bỏ ngay từ đầu. Một quyết định cả cuộc đời như vậy cần một trí óc sáng suốt và không nóng vội.

Tại sao mọi người lại chọn bạn đời chỉ để làm hài lòng ai đó? Bề ngoài, đây là câu hỏi hợp lý, nhưng là một nhà tâm lý, tôi thấy không khó để có câu trả lời. Hầu hết chúng ta cố gắng hết sức để làm hài lòng người khác, và một số người tạo ra cách để làm người khác hài lòng.

Ngay lập tức khi thấy một người chọn bạn đời để làm hài lòng cha mẹ hay người nào khác quan trọng. Tôi đã thấy việc này mang lại kết quả không mong đợi nhiều lần nên tôi gần như không kiềm chế được bản thân. Đơn giản là nó sẽ không mang lại gì tốt đẹp. Để có được quyết định chính xác, bạn phải xem xét xuất phát từ ước muốn, nhu cầu riêng và mục tiêu cuộc sống của riêng bạn… chứ không phải của người khác.

Liệu điều đó có nghĩa là bạn không cần xem trọng những gì mà những người quan trọng trong cuộc sống của bạn nghĩ về sự lựa chọn đó, tất nhiên là không. Bạn bè và gia đình hiểu bạn rất rõ và họ muốn bạn được hạnh phúc. Cho nên bạn nên lắng nghe kỹ càng những gì họ nói và xem xét chúng. Nhưng đôi khi có những người khác lại muốn bạn làm họ hạnh phúc. Mặc dù họ không hiểu rõ về bạn như bạn hiểu bản thân mình và mặc dù bạn là người sẽ sống với vợ (chồng) bạn cả đời, họ vẫn tha thiết mong bạn để họ quyết định.

Tôi thường nói với mọi người rằng: “Đừng để bất kỳ ai chọn bạn đời cho bạn và đừng cho phép chính mình lựa chọn chỉ để làm hài lòng người khác. Đây là chuyện hôn nhân của bạn, một cơ hội chỉ có một lần trong đời”.

Tôi đã tìm ra tất cả những kiểu “người khác” sẵn sàng quyết định hộ bạn. Thường thì đó là cha mẹ bạn. Bố và mẹ có cách của họ, có lẽ vì họ có kinh nghiệm trong cuộc sống và vì họ nghĩ họ có thể đưa quyết định tốt hơn bạn. Họ có thể đúng mà cũng có thể sai. Dù thế nào chăng nữa, đó là quyết định của bạn, nếu bạn để người khác làm thay, bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ nặng nề là sẽ phải hối tiếc trong thời gian dài.

Là bậc cha mẹ, tôi biết thế nào là sự quan tâm sâu sắc đến người mà con mình sẽ lấy. Tôi và vợ tôi đã luôn để ý đến những chàng trai mà con gái chúng tôi cân nhắc. Nếu có điều gì mà bố mẹ cần quan tâm lo lắng thì đối tượng của bọn trẻ luôn được đặt lên hàng đầu. Mỗi đứa con đều cần sự chỉ dẫn.

Nhưng tất cả thời giờ lắng nghe mọi người kể về mối liên quan mật thiết trong vật lý trị liệu đã dạy tôi một bài học lớn. Ảnh hưởng của cha mẹ – thậm chí dù họ không nói gì cả – vẫn rất mạnh mẽ và đầy uy thế đến khó tin. Dù một đứa con có cẩn thận đến đâu, họ vẫn có nhiều xu hướng chọn bạn đời xuất phát từ sự khuyến khích hay ngăn cản của bố mẹ.

Nếu bố mẹ khôn khéo, họ sẽ nhận ra tất cả những điều này khi thời điểm chọn lựa đến. Họ sẽ tư vấn cho con cái đưa ra quyết định dựa trên những thông tin sẵn có, nhưng sự lựa chọn phải là của riêng chúng không thì sẽ có vấn đề trầm trọng ở phía trước. Nếu bố mẹ nghĩ là bọn trẻ không có khả năng xem xét thông tin bởi vì chúng chưa phát triển đầy đủ về tính cách hay vì chúng quá mâu thuẫn hay xung đột với chính mình thì họ phải giúp chúng những tư vấn đầy kinh nghiệm trước khi cam kết cho cả đời. Nhưng khi chúng quyết định thì quyết định phải là của riêng chúng, độc lập và tự do là những thứ chúng có thể duy trì và sở hữu suốt cả quãng đời chúng sống.

Tôi muốn nói một lời cuối cùng về điểm này đối với những ai còn cân nhắc. Tôi thực sự khuyến khích bạn nên quan tâm đến tất cả những điều người ta nói với bạn trước khi quyết định – ý kiến của người khác cũng quan trọng, những lời răn dạy bạn nhận được rất cần thiết và những gì bạn đọc được cũng có ích. Khi bạn đã thực hiện qua tất cả những điều ấy rồi thì hãy lắng nghe tiếng nói từ trái tim mình. Khó khăn lớn nhất trong cuộc đời là phải đứng vững trước tất cả các ý kiến, thông tin và cảm xúc để rồi đưa ra quyết định khôn ngoan nhất có thể.

Dù bạn có làm gì, đừng có phá hỏng cuộc đời mình bằng cách đưa ra quyết định chỉ vì bạn không muốn làm tổn thương người yêu hay bởi bạn nghĩ bạn bè có thể nghĩ xấu về mình hay vì những lời tán tỉnh bên ngoài hay thậm chí vì người nào đó lớn tuổi hơn cho rằng hai bạn rất hợp với nhau.

Đôi khi có những đôi đến chỗ tôi nhờ xem xét quyết định về đám cưới, những gì mà họ biết về nhau quá ít ỏi. Không cần thiết là họ phải hẹn hò thì là lâu dài. Họ chỉ chưa từng cùng nhau trải qua một loạt những tình huống và hoàn cảnh cần thiết để thực sự hiểu về nhau. Có lẽ họ có quá nhiều cái gọi là kinh nghiệm và những loại khác thì hầu như không có gì. Sau đây là ba ví dụ:

Jim và Nancy đã quen nhau được hai năm. Họ gặp nhau trong một đám cưới và đã hẹn hò vài lần trong suốt mùa hè đầu tiên ở gần nhau. Vào đầu tháng 9, Jim đi để bắt đầu năm học thứ nhất ở một trường đại học ở phía Đông. Nancy ở lại học tiếp năm thứ hai tại trường phổ thông SMH ở Dallas. Họ trao đổi thư từ suốt cả năm và họ gặp lại nhau vào kỳ nghỉ Giáng sinh ở Phoerx vốn là quê hương của Jim và gần như là nơi Jim đã lớn lên. Mùa hè năm sau họ lại ở bên nhau và sau 2 tháng hẹn hò – bị vây quanh bởi lịch làm việc dày đặc – họ nói về hôn nhân và còn lập các kế hoạch. Sau đó Jim lại đi học tiếp năm thứ hai ở phía Đông, Mary thì bắt đầu năm thứ nhất ở Dallas và việc viết thư lại bắt đầu. May mắn là họ đã nhận ra họ chưa hiểu rõ về nhau đủ để chắc chắn về quyết định của mình, cho nên họ đến gặp tôi. Họ mới biết nhau trong hơn 1 năm, đi chơi với nhau 12 – 15 lần và viết rất nhiều thư. Nhưng họ không trải qua nhiều va chạm trong đời sống hàng ngày đủ để hiểu về nhau một cách sâu sắc.

Chuyện của Bob và Karen lại khác nhưng vấn đề thì tương tự. Từ khi gặp nhau, họ luôn sống trên mây, lơ lửng từ vui sướng này đến vui sướng khác. Họ hấp dẫn nhau mạnh mẽ về sinh lý và họ yêu nhau một cách cuồng nhiệt.

Nhưng họ chưa bàn bạc nhiều về những thứ khác. Họ không thực sự biết người kia thích hay không thích gì trong mọi mặt của đời sống. Họ chưa dành nhiều thời gian bên nhau với gia đình và họ chưa cãi nhau lần nào.

Những cặp luôn sống trong hạnh phúc hão huyền là một trong những đôi mà giải quyết sẽ khó khăn và nguy hiểm nhất. Họ giống như ở trên máy bay đang tiến gần một tảng mây bồng bềnh. Đám mây rất vĩ đại, trắng và sáng chói, nhưng chúng có thể che dấu một dãy núi. Và thảm họa đang chờ ở phía trước.

Tôi nghĩ bạn hiểu ý tôi. Những người đang say đắm trong tình yêu thường không muốn bị quấy rầy với “các vấn đề phát sinh”. Họ tin tưởng rằng họ có đủ bằng chứng cần thiết để lựa chọn nhau. Nhưng sự thực thì sự trải nghiệm ít ỏi cùng nhau làm quyết định của họ vô cùng liều lĩnh.

Cuối cùng là chuyện của Fred và Cyndi. Họ đều đang có mối liên hệ mật thiết với nhà thờ và bắt đầu từ khi họ gặp nhau. Fred làm việc với một nhóm học sinh cấp ba ở nhà thờ và gặp gỡ chúng hàng giờ vào mỗi tuần. Khi coi những trách nhiệm này trở thành việc làm chính thức của anh ấy, anh cảm thấy kiệt sức và mất nhiều thời gian. Do vậy, anh ta tuyển Cyndi để giúp anh ta làm việc với bọn trẻ đó. Họ đã quen biết nhau trên cơ sở mối liên hệ đó. Họ bắt đầu “hẹn hò” nhưng họ hầu như chưa bao giờ đi chơi với nhau. Họ luôn lập kế hoạch và các sự kiện của nhóm thanh niên, tiến hành những buổi cắm trại ngoài trời và dành thời gian chơi với lũ trẻ. Rõ ràng là việc quen biết nhau theo cách này chẳng có gì là sai cả nhưng khi mối liên hệ duy nhất là ở nhà thờ, bức tranh dường như chưa hoàn chỉnh. Hôn nhân liên quan tới nhiều mặt của cuộc sống trong khi Fred và Cyndi mới chỉ khám phá một phần nhỏ của nó.

Điểm mấu chốt là phải mở rộng thời gian bên nhau càng nhiều càng tốt: Dành thời gian với vợ (chồng) tương lai vào sáng sớm và tối muộn, trong giao thông ùn tắc hay trên những con đường nông thôn, trong thời kỳ Stress cũng như những giây phút dễ chịu. Quan sát anh ấy hay cô ấy chơi với trẻ con, làm việc vặt trong gia đình và cân đối sổ thu chi.

Quá nhiều đôi háo hức sống trên những đám mây và vấp phải cả dãy núi đầy những vấn đề đau đớn. Bạn càng trải nghiệm bên nhau nhiều thì khả năng để tránh được sự ngạc nhiên bị che dấu sẽ càng cao.

Chỉ mới tuần trước đây thôi, một người phụ nữ đến văn phòng của tôi kể chuyện về cuộc hôn nhân đã tan vỡ: “Tôi băn khoăn không hiểu tại sao có cái gì đó bùng nổ làm cho tất cả hy vọng và tình yêu đều tan hết. Tôi chỉ biết rằng một khi chúng tôi đã kết hôn và một khi anh ấy thấy rõ tình yêu thực sự là gì thì mọi chuyện đều tốt đẹp. Và rồi anh ấy sẽ thay đổi và sẽ yêu tôi nhiều như tôi yêu anh ấy. Anh ấy giữ tất cả những điều đó bên trong, anh ấy chỉ cần được yêu đủ để bộc lộ ra mà thôi. Tôi sẽ chính là người hé mở chúng ra, tôi sẽ chính là người phụ nữ biến cuộc sống trở nên có ý nghĩa với anh ấy”.

Bạn rất có thể cảm nhận sự vô lý trong những lời nói của cô ấy như chính bản thân tôi. Nó nghe có vẻ ngây thơ và quá tự tin khi nghĩ mình bạn có thể thay đổi ai đó. Không may người phụ nữ đã phát hiện ra rằng những điều đó thật phi thực tế.

Một người phụ nữ khác, chỉ 2 năm sau khi cưới nói rằng: “Tôi chưa bao giờ nghĩ tới tất cả những vấn đề về tài chính này. Anh ấy có vẻ như luôn lắm tiền mỗi khi chúng tôi hẹn hò. Tôi đã đoán rằng sẽ không bao giờ có những vấn đề về tiền nong”. Sau đó có một cặp đang có nguy cơ ly dị ngay sau tuần trăng mật đã nói: “Chúng tôi không hề biết rằng mình lại bất đồng ở nhiều mặt như vậy. Thậm chí chúng tôi không thể nhất trí về nhiệt độ căn phòng tốt nhất vào buổi tối”.

Mỗi khi nghe những câu chuyện này, tôi lại nhớ đến lời nói của phát thanh viên thể thao yêu thích của tôi, Dich Enbery: “Ôi, lạy Chúa tôi!”

Tôi nhớ dòng đầu tiên rất nổi tiếng trong cuốn sách vĩ đại của M. Scott Peck Con đường ít được khám phá, “Cuộc sống thực là phức tạp”. Ông ấy nói rất đúng và nếu ông ấy muốn nói rằng cuộc sống rắc rối đối với mỗi cá nhân, tôi chắc rằng, nó còn khó khăn gấp 2 lần đối với 2 người để cuộc hôn nhân tốt đẹp.

John Wel Wood đã viết một bài báo năm 1990 mà tôi thấy hoàn toàn bổ ích, tôi thích quan điểm về sự hy vọng của ông ấy:

Nếu chúng ta chỉ chú tâm vào khía cạnh tình yêu của một mối quan hệ, chúng ta có thể rơi vào “cái bẫy của hạnh phúc” – cứ tưởng rằng tình yêu là nấc thang lên thiên đường cho phép chúng ta vượt lên những yếu tố thực chất trong tính cách và bỏ lại sau lưng tất cả những nỗi sợ hãi và giới hạn. “Tình yêu thật tuyệt vời! Tôi cảm thấy rất phấn chấn! Mình hãy cưới nhau và mọi thứ sẽ đều tốt đẹp!” Tất nhiên những cảm xúc quá đà này thật tuyệt. Nhưng mặt trái có thể xảy ra là hãy tưởng tượng xem tình yêu tự nó có thể giải quyết vấn đề của chúng ta không, có mang lại sự thoải mái và thích thú vô tận hay giúp chúng ta không phải đối diện với chính mình, nỗi cô đơn, sự đau đớn và cuối cùng là cái chết. Quá để tâm đến khía cạnh thiên đường của tình yêu sẽ dẫn đến những cú sốc và sự thất vọng trần tục khi chúng ta buộc phải trở về đối mặt và phải giải quyết những thách thức thực tế cuộc sống trong việc duy trì một mối quan hệ.

Khi một cặp, dù còn trẻ hay không, quyết định hôn nhân, họ nên ý thức được sẽ phải đối mặt với những khó khăn thực sự dù có thứ phát triển theo chiều hướng tốt. Phát triển một mối quan hệ mới đặt áp lực nặng nề lên nhiều người. Nếu những đôi yêu nhau biết rằng sự đau đớn và căng thẳng là tất yếu họ sẽ có cơ hội tốt hơn nhiều trong việc đối phó với chúng một cách hiệu quả. Bí quyết là nhận thức được bạn sẽ phải đối mặt với cái gì để bạn không bị sốc và quay ra chán nhau.

Những kỳ vọng của chúng ta thường được hình thành chủ yếu từ những gì chúng ta thấy được trong gia đình khi còn bé. Nếu bố mẹ của bạn tham gia vào cuộc sống riêng của họ cùng nhau – sự bất đồng, sự tranh đấu, niềm vui sướng, những chướng ngại vật – bạn có thể có một bức tranh khá hiện thực về cuộc sống hôn nhân. Nhưng đôi khi cha mẹ với ý định tốt đẹp nhất, giải quyết những vấn đề rắc rối đằng sau cánh cửa đóng kín hay tệ hơn nữa họ giấu kín bên trong thì những đứa con sẽ có cảm giác rằng hôn nhân khá là dễ dàng.

Sự thực thì, những cuộc hôn nhân thành công cần có một khối lượng lao động chăm chỉ không thể tin được. Bạn sẽ trải qua tất cả những cay đắng, và sẽ có những vấn đề trong suốt quá trình, và dù hôn nhân có tốt như thế nào, bạn vẫn gặp hàng loạt những thử thách cá nhân để thử khả năng giải quyết vấn đề của bạn. Muốn mọi việc khác đi tức là phải chuẩn bị cho cuộc hôn nhân của bạn đối phó với vấn đề.

Tôi đã thấy nhiều cuộc hôn nhân tan vỡ bởi nhiều khi hai người tưởng rằng cuộc sống chỉ cần ngôi nhà tranh phủ đầy lá trường xuân, dạo trên bãi biển, những cảnh yêu đương mùi mẫn và tiếng cười đầy ắp trên đó. Điều đó không thực tế chút nào.

Nếu có những điều về tính cách hay hành vi của người kia làm bạn băn khoăn như tính ích kỷ, nóng nảy, vô trách nhiệm, sự không trung thực hay bướng bỉnh – hãy tự hỏi mình xem liệu bạn có sẵn sàng dành cả phần đời còn lại giải quyết những vấn đề đó. Những đặc điểm tính cách như vậy ít khi biến mất khi bạn kết hôn. Đó là lý do làm tôi rất lo lắng khi có cặp nào định tiến tới hôn nhân mặc dù có những khiếm khuyết đáng kể chưa được giải quyết.

Hầu hết các vấn đề tôi đưa ra ở trên là những đặc điểm tính cách, có nghĩa là lặp đi lặp lại trong nhiều tình huống khác nhau chứ không chỉ một hay hai lần trong một khoảng thời gian dài. Nếu người bạn đời tương lai tỏ vẻ bực bội cách đây 2 hay 3 tháng, thì đó không phải là vấn đề lớn. Nhưng khi tâm trạng cô ấy thay đổi liên tục trong cùng một tuần và có nhiều kiểu “tuần” như thế bạn sẽ đối mặt với một đặc điểm tính cách cố hữu.

Những khó khăn này có thể nảy sinh khi lập kế sách để giải quyết giai đoạn nào đó của cuộc sống. Lấy việc nói dối làm ví dụ. Người bạn đời tương lai tự cảm thấy khó xử, có lẽ là lần đầu tiên trong đời, nếu nói sự thật, anh ta có thể xấu đi và mất đi giá trị gì đó -giống như việc phải thức khuya và xem ti vi. Cho nên anh ta nói dối, và khi làm như vậy, sự lo lắng về nỗi đau mà anh ta sợ hãi sẽ giảm. Loại tự trấn an tinh thần này làm cho việc nói dối trước những hoàn cảnh giống nhau có khả năng tiếp diễn lần tới khi anh ta vấp phải tình thế khó xử. Khi những hành vi này được lặp đi lặp lại nhiều lần với sự trấn an tương tự, chúng trở thành một thói quen.

Nếu người bạn yêu thường xuyên không thể tin cậy hay không thật thà hay dễ nổi nóng, bạn sẽ vô cùng khó khăn để xây dựng lòng tin, hãy để anh ta hay cô ta tự xem xét. Và nếu bạn không thể tin tưởng hay hài lòng với bạn đời, hãy cẩn thận.

Rõ ràng, nếu người bạn quan tâm có một vấn đề về thuốc phiện hay hút thuốc hay vấn đề về giới tính, bạn nên hoàn toàn chắc chắn rằng họ đã dứt điểm hoàn toàn vấn đề trước đám cưới. (Tôi sẽ cung cấp nhiều thông tin hơn trong việc quyết định những lĩnh vực nảy sinh vấn đề ở người bạn đời tương lai ở chương 4). Nếu bạn không làm như vậy có hai việc sẽ xảy ra. Quyền hạn của bạn sẽ trở nên ít quyết đoán hơn sau khi bạn thông báo ý định lâu dài. Đó là vì, người đó có ít động lực để cải thiện hành vi một khi bạn đã kết hôn. Sự việc còn trầm trọng hơn là, áp lực hôn nhân có xu hướng làm vấn đề tồi tệ hơn và theo thời gian việc giải quyết còn khó khăn hơn nhiều.

Một thương gia hết sức thành đạt cách đây chỉ vài ngày đã kể với tôi rằng hôn nhân của ông ta là một mớ hỗn độn vì ông đã phớt lờ vấn đề tâm lý rõ ràng mà ông ta nhận ra ở vợ của mình rất lâu trước ngày cưới. “Cô ấy luôn luôn làm theo cách của mình”, ông ấy kể “và điều đó luôn như vậy kể từ khi tôi gặp cô ấy. Khi chúng tôi còn đang hẹn hò và quyết định xem bộ phim nào, cô ấy đều tự quyết định và không chấp nhận sự nhượng bộ nào. Qua nhiều năm mọi việc vẫn như vậy – khi nào chúng tôi muốn có con và chúng tôi sẽ có bao nhiêu con, chúng tôi sẽ đặt tên con là gì, chúng tôi sẽ sống ở đâu. Không có quyết định quan trọng nào mà cô ấy không đưa ra. Và khi đó tôi nhận ra rằng tôi chỉ có hai sự lựa chọn: Đồng ý hay bỏ cuộc. Tôi ghét li dị và tôi không muốn bỏ cuộc nhưng tôi đã sống trong nỗi bất hạnh trong suốt cuộc hôn nhân của mình”.

Đó thật sự là một câu chuyện đáng buồn. Bạn có thể băn khoăn rằng liệu hai vợ chồng đã cố gắng để giải quyết vấn đề chưa. Khi tôi hỏi ông ta về điều này, ông ta đảm bảo rằng họ đã bàn bạc ba lần khác nhau. Nhưng qua nhiều năm, vấn đề hầu như chưa được giải quyết.

Trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì cũng đừng tiến tới hôn nhân cho đến khi những vấn đề cá nhân quan trọng đã được tiếp cận và dứt điểm hoàn toàn. Nếu bạn vẫn làm như vậy, sẽ có một mối nguy hiểm lớn tiềm tàng trong mối quan hệ của bạn.

Tổng kết nguyên tắc số 1

Trên đây chính là 7 nguyên nhân nguy hiểm nhất gây ra sự lựa chọn bạn đời sai lầm. Nếu bạn có thể loại bỏ chúng, bạn sẽ tăng đáng kể khả năng xây đắp một cuộc hôn nhân bền vững.

Bạn có thể băn khoăn có bao nhiêu trong 7 dấu hiệu nguy hiểm này bạn có thể vi phạm mà không vấp phải nhiều rủi ro. Không may là câu trả lời là chẳng có cái nào. Có thể là một số người kết hôn chỉ sau khi bên nhau được vài tuần và có được cuộc hôn nhân hạnh phúc. Tôi không bao giờ phủ định bởi vì tôi biết điều đó vẫn xảy ra. Nhưng nó rõ ràng là ngoại lệ với nguyên tắc này, sự lý giải tương tự cũng vẫn đúng với sáu vấn đề còn lại.

Nếu bạn tuân thủ nguyên tắc số 1, bạn sẽ loại bỏ được nguyên nhân chủ yếu của việc chọn sai đối tượng. Sau đó bạn sẽ được tự do suy nghĩ tích cực hơn về cách để biến cuộc hôn nhân vô cùng hạnh phúc và có ý nghĩa sâu sắc bằng cách tự tạo dựng và có đủ sự quan tâm.

Phần thưởng của việc lựa chọn đối tượng khôn ngoan rất lớn lao và sự lao động chăm chỉ sẽ được đền đáp. Tôi luôn bị tác động bởi rất nhiều số phận mà có thể bị ảnh hưởng bởi việc hôn nhân của một phụ nữ và một người đàn ông. Ví dụ, khi bố mẹ tôi kết hôn vào một ngày mùa hè năm 1915 họ có lẽ đã biết rằng rồi đây sẽ có một gia đình gồm 45 người (gồm con cái và cháu chắt) trong khi họ còn sống – và tất cả chúng tôi nhận ra rằng đám cưới của họ đã tác động đáng kể đến cuộc sống của chúng tôi theo nhiều cách.

Tôi rất hứng thú với ý kiến rằng con người khắp mọi nơi có thể tăng đáng kể cơ hội được hạnh phúc và mang lại một môi trường an lành cho những người mà họ yêu thương nếu họ chỉ cần nhận ra tầm tối quan trọng của 7 vấn đề trên.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button