Văn học nước ngoài

Tình Ơi Là Tình

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Elfriede Jelinek

Download sách Tình Ơi Là Tình ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Nước Áo có thể đắm chìm thoải mái trong vũng lầy dơ dáy của nó (lời Elfriede Jelinek) hay nỗi băn khoăn (trước khi), khổ ải (trong khi) và áy náy sau khi dịch “Tình ơi là tình”

“Công khai nói vài lời thân thiện về Elfriede Jelinek, một cây bút mà người hiểu biết tôn kính, báo chí căm ghét và đồng nghiệp xa lánh, đồng nghĩa với nguy cơ đánh mất cảm tình của mọi người xung quanh”, khi dẫn dụng lời nhận xét này của một nữ văn sĩ nói về tác giả cuốn sách ta đang cầm trong tay trước các đồng bào của Jelinek, thú thực là rất hiếm khi tôi được nghe một câu phản bác lấy lệ. Sao vậy, con người nhút nhát sợ đám đông đến nỗi không cất bước nổi tới Praha nhận giải Kafka cao quý, thậm chí vắng mặt cả ở Stockholm hôm được trao giải Nobel văn chương, đã làm gì đến nỗi phải chịu nhiều búa rìu vậy?

Jelinek còn rất trẻ khi bắt tay vào một đề tài gai góc: phụ nữ trong một xã hội mà quyền tự do định đoạt số phận của mình luôn bị gò vào một khuôn khổ vô hình – cuối thế kỷ 20 ở giữa châu Âu! Bà đã về nông thôn để hoàn tất cuốn tiểu thuyết này, và trái với những người thành phố no ấm đi tìm lại sự đồng điệu giữa con người và thiên nhiên, cặp mắt của Jelinek của xoáy vào cuộc đời tù túng của các nữ công nhân vô học đang sống giữa đồng lương eo hẹp và ước mơ đổi đời hão huyền. Tương lai nào sẽ đến với họ, ngoài nỗ lực kiếm một tấm chồng có máu mặt để thoát khỏi vũng lầy, với cái giá phải trả là tình yêu đồng nghĩa với tính toán? Nhưng, đàn ông cao giá thì hiếm khi còn son rỗi hoặc họ có những kế hoạch khác!

“Tình ơi là tình” (Die Liebhaberinnen), với tác phẩm này Jelinek lần đầu tiên khẳng định chỗ đứng trên văn đàn và trong mắt người hâm mộ. Đó là cuốn sách mang “đặc trưng Jelinek nhất”. Thành công ấy có thể chỉ kém cuốn tiểu thuyết đầy hơi hướng tự thuật “Cô giáo dương cầm” (tạm gọi theo chuyển thể phim của Die Klavierspielerin) mà trong đó, lại một lần nữa, phụ nữ đóng vai trò chính. Nhưng sự so sánh đó quá khập khiễng, có giống nhau thì chỉ ở cái khía cạnh Jelinek tài tình hơn các đồng nghiệp của bà khi đào bới các ngõ ngách trong tâm hồn giống cái. Và chính năng khiếu ấy không dược đồng bào của bà nồng nhiệt đón chào: có mấy ai đủ dũng cảm đi vạch áo cho người xem lưng? Kể cả phụ nữ là những người được bà cho mượn một ngôn ngữ mãnh liệt! Nói theo cách của Jelinek, là “những thây ma muốn mồ yên mả đẹp, nhưng tôi lại cứ khai quật chúng lên, ngày này qua ngày khác.”

Người ta thường được nghe về Jelinek là một nữ văn sĩ đấu tranh cho nữ quyền – không có nhận định nào sai hơn! Đâu chỉ có đàn ông trong sách của bà bị lôi vào cái gọi là mỹ học của sự bẩn tưởi, mà cả phụ nữ, bất kể trong vai trò người tình, người vợ hay người mẹ. Trong sách của bà, phụ nữ ngu xuẩn (hoặc độc ác) đến độ hết thuốc trị nổi. Nói đúng hơn là Jelinek không chăm chăm đi tìm đề tài trong tâm hồn phái yếu, mà bà túm lấy cuộc đời thường nhật như bà nhìn thấy để ra tay nhờ thuốc đắng dã tật.

Giờ thì đến lúc ngỏ lời về câu chữ, cũng là lý do để tôi hăm hở tỏ lòng kính trọng Jelinek qua bản dịch này. “Tình ơi là tình” đôi khi gây sốc bằng một giọng điệu rất Jelinek, nhưng nhờ đó mà cuộc sống nội tâm của mấy người đàn bà đầy rẫy nhẫn nhục và ngây thơ được mổ xẻ một cách kiệt xuất. Đó cũng là trở ngại lớn khi chuyển tải tác phẩm sang tiếng Việt, không chỉ đơn thuần vì chẳng dễ dịch các kiểu chơi chữ hay đặt chấm phẩy có vẻ như tùy tiện để tạo nhịp câu, mà bối cảnh câu chuyện đòi độc giả vất vả đọc giữa hai dòng chữ để hiểu và liên tưởng.

Một người cầm bút đã băn khoăn hỏi bà rằng, khi đọc nguyên tác có thể cảm nhận được nhịp điệu âm nhạc rất đặc biệt trong từng câu, vậy bà có ý kiến gì về tác phẩm của mình được dịch sang ngôn ngữ khác, liệu những bản giao hưởng tuyệt vời ấy có mang được hết các nôt nhạc của mình sang một dàn nhạc công khác với một nhạc trưởng khác? Và tôi mạn phép được trích đáp từ của chính tác giả để xin thứ lỗi cho khiếm khuyết nào xảy ra trong quá trình chuyển ngữ: “Thật khổ cho các nhà dịch thuật! Họ phải viết lại hoàn toàn công việc của tôi bằng ngôn ngữ nước họ để cho tác phẩm có thể chứa đựng giá trị nguyên gốc. Những trò chơi ngôn ngữ chỉ được yêu thích ở những nơi được phép. Và chỉ những nhà văn mới yêu thích trò chơi này, nhưng họ chẳng hơi đâu mà dịch tôi làm gì!” Tôi rất mong bà chỉ nói dỗi để làm dáng, hoặc đoán lầm.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button