Văn học nước ngoài

Nhật Ký Vũ Trụ Của Ion Lặng Lẽ

Nhat ky vu tru cua Ion lang le - Stanislaw Lem1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Stanislaw Lem

Download sách Nhật Ký Vũ Trụ Của Ion Lặng Lẽ ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB               Download

Định dạng MOBI               Download

Định dạng PDF                  Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Giới thiệu với độc giả những đoạn trích chọn lọc trong “Nhật ký vũ trụ” của Ion Lặng Lẽ, nhà xuất bản chúng tôi sẽ không phí giấy mực để miêu tả những ưu điểm của nhà thám hiểm mà tên tuổi đã vang dội cả hai bên bờ dải Ngân Hà. Là một nhà du hành vũ trụ nổi tiếng, chỉ huy những chuyến bay vũ trụ dài ngày trong Thiên hà, người thợ chuyên săn đuổi những ngôi sao chổi cùng các thiên thạch, một nhà nghiên cứu không biết mệt mỏi và là người đầu tiên khám phá ra tám mươi nghìn linh ba hành tinh, hàm tiến sĩ honoris causa[1] của các trường đại học tổng hợp trên cả hai chòm Gấu Lớn và Gấu Nhỏ, hội viên Hội bảo vệ các tiểu hành tinh và của nhiều hội khác nữa, người đã được thưởng huân chương Ngân Hà và Tinh Vân, Ion Lặng Lẽ sẽ tự giới thiệu về mình với độc giả trong tập “Nhật ký” sắp ra mắt đây, tập nhật ký sẽ xếp ông ngang hàng với các nhà hoạt động quả cảm trong quá khứ như Cac Frêđêric Ierônim Munkhauden, Paven Maxlôbôinikôp, Lêmuen Gulivơ hay ngài thị trưởng Ancôfribac[2].

 

Toàn bộ tập “Nhật ký” gồm tám mươi bảy tập in quarto[3]. Với các phụ bản (từ điển các vì sao và các tài liệu minh họa), cũng như bản đồ của các chuyến bay đang được một tập thể các nhà bác học, thiên văn học, hành tinh học chỉnh lý, và vì khối lượng công việc quá lớn nên không thể sớm xuất bản được. Xuất phát từ chỗ cho rằng, nếu giữ trong vòng bí mật những phát minh vĩ đại của Ion Lặng Lẽ, không cho độc giả rộng rãi biết đến thì thật là không phải, nên nhà xuất bản đã chọn trong tập “Nhật ký” một phần rất nhỏ và giới thiệu nguyên văn với bạn đọc, không chú thích, trích dẫn, chú giải và không có cả phần từ điển các thuật ngữ vũ trụ.

 

Trong công việc chuẩn bị xuất bản tập “Nhật ký”, thực chất không có ai giúp đỡ tôi cả; còn những người ngăn trở tôi, tôi sẽ không nêu tên ra đây bởi vì việc đó sẽ tốn quá nhiều giấy mực.

 

Axtran Xternu Tarantôga – Giáo sư vạn vật học vũ trụ trường Đại học tổng hợp Phomangaut.

 

Phomangaut, ngày 18, Nhịp đập Vũ trụ thứ VI.

Trích đoạn

Thứ hai mồng hai tháng tư, khi tôi đang bay gần hành tinh Betengây thì bị một mảnh thiên thạch không lớn hơn hạt đậu mấy tí xuyên thủng vỏ thành tàu làm hỏng bộ phận điều chỉnh công suất động cơ và tay lái – không thể điều khiển tên lửa được nữa.

 

Tôi mặc bộ quần áo công tác, chui ra ngoài tàu để sửa chỗ hỏng, nhưng thấy ngay là không có thêm người giúp thì không thể nào lắp nổi tay lái dự trữ mà tôi đã cẩn thận mang theo. Các công trình sư đã thiết kế con tàu rất dở: một người không thể một mình vặn chặt được êcu, phải có một người nữa dùng clê giữ cứng lấy đầu chiếc ốc. Thoạt tiên, điều đó không làm tôi lo lắng cho lắm, và tôi đã mất mấy giờ liền thử dùng chân giữ một chiếc clê, còn tay thì quay êcu theo chiều ngược lại. Nhưng đã quá giờ ăn trưa rồi mà mọi cố gắng của tôi đều vô ích. Đúng lúc hầu như tôi đã sắp vặn được, thì chiếc clê tuột khỏi chân tôi và rơi vào khoảng không vũ trụ. Thế là không những tôi đã không chữa được gì mà còn để mất toi cái dụng cụ quý giá và đành bất lực nhìn theo chiếc clê đang bay ngày càng xa, ngày một nhỏ dần trên nền trời đầy sao.

 

Một lúc sau chiếc clê bay vòng lại theo một quỹ đạo hình elip dẹt, nhưng mặc dù đã trở thành vệ tinh của con tàu, nó vẫn không chịu bay gần lại đủ để cho tôi có thể với tay tóm lấy. Tôi quay vào trong tàu, ăn uống qua loa rồi ngồi ngẫm nghĩ xem làm cách nào để thoát khỏi tình trạng phiền toái đó.

 

Trong khi ấy con tàu vẫn tiếp tục bay theo đường thẳng với tốc độ ngày một tăng, bởi cái mảnh thiên thạch khốn nạn kia làm tàu của tôi hỏng mất cả bộ phận điều chỉnh công suất. Thực ra, trên đường bay không có một vật thể vũ trụ nào, nhưng không lẽ lại để cho chuyến bay cứ mù quáng kéo dài vĩnh viễn như vậy. Thoạt đầu tôi còn kìm được cơn giận, song khi ăn trưa xong đi rửa bát, tôi phát hiện là động cơ nguyên tử nóng rực lên do quá tải đã làm hỏng mất của tôi miếng thịt bò ngon nhất mà tôi để dành trong tủ lạnh cho bữa ăn ngày chủ nhật; trong một thoáng tôi mất tự chủ và tuôn ra những lời chửi rủa cay độc, đập vỡ mất một số bát đĩa. Làm thế thì quả là chẳng thông minh gì, nhưng nó cũng giúp tôi ít nhiều trút vợi nỗi bực trong lòng. Thêm vào đó, miếng thịt bò tôi vứt ra ngoài khoang tàu đáng lẽ ra phải bay vào vũ trụ thì lại như không muốn xa con tàu mà cứ xoáy vòng quanh nó như một vệ tinh nhân tạo thứ hai, và cứ mười một phút bốn giây lại gây ra hiện tượng nhật thực ngắn ngủi. Để cho thần kinh được thư giãn, tôi ngồi lì cho đến tối, tính toán các phần tử chuyển động của nó cùng độ sai lệch của quỹ đạo do chuyển động của chiếc clê tôi đánh rơi gây nên. Tôi tính ra là sáu triệu năm nữa miếng thịt bò sẽ đuổi kịp chiếc clê, quay xung quanh tàu với một quỹ đạo tròn rồi sau đó sẽ bay vượt đi.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button