Văn học nước ngoài

Mùa Tôm

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Thakazhi Sivasankara Pillai

Download sách Mùa Tôm ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                      Download

Định dạng MOBI                      Download

Định dạng PDF                         Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Anh này, bố em sắp tậu một chiếc thuyền đánh cá và một bộ lưới, thế là nhà em sẽ có thuyền và lưới riêng.
– Vận may đến với gia đình em đấy, Karuthamma ạ!
Karuthamma không biết trả lời ra sao. Một lúc sau, cô nói:
– Nhưng nhà em không dủ tiền. Anh cho vay một ít nhé!
– Anh đào đâu ra tiền? – Parikutti nhún vai.
Karuthamma cười.
– Vậy sao anh được gọi là cậu Muthalali[1]?
– Gọi thế làm gì, em!
– Thế gọi anh là gì?
– Là Parikutti.
Karuthamma bắt đầu nói: “Pari..” rồi dừng lại cười khanh khách. Parikutti muốn cô đọc hết tên mình. Nhưng Karuthamma nén cười, lấy vẻ nghiêm trang: “Không đâu”, cô lắc đầu.
– Em không thể gọi anh như vậy.
– Thế anh cũng sẽ không gọi em là Karuthamma nữa.
– Thì anh gọi em bằng gì nào?
– À, sẽ gọi em là chị hai Marakkhan[2].
Karuthamma lại cười. Chàng trai cũng cười theo.Hai người cứ thế cười, cười mãi, tưởng như họ không kìm nổi mình nữa.
– Thôi được. Khi nào gia đình chị hai có thuyền và lưới rồi, liệu chị hai có nói với cha bán cá cho anh không?
– Có chứ, anh cứ trả giá cao vào thì nhà em sẽ bán cho anh. – Karuthamma nói.
Họ lại cười như nắc nẻ.
Có gì trong câu chuyện khiến đôi trai gái cười nhiều đến thế? Những lời đối đáp của họ ý nhị ư? Hay cả những điều thường tình nhất cũng có vẻ ngộ nghĩnh?
Karuthamma cười đến giàn giụa nước mắt. Hổn hển, cô nói:
– Thôi, cậu Muthalali, đừng chọc em cười nữa.
– Thì em cũng đừng chọc anh nữa.
– Ôi, cậu…
Hai người lại cười. Họ cười tưởng như đang cù nghịch nhau. Kiểu cười ấy có khi kết thúc trong nước mắt.
Bỗng Karuthamma nghiêm sắc mặt. Mặt cô đỏ sậm. Cô có vẻ bực mình giận dỗi.
– Đừng nhìn em như thế!
Cô vùng ra xa Parikutti, khoanh tay trước bộ ngực để trần và quay đi. Cô nhận ra người cô chỉ che mỗi một mảnh vải.
– Sao lại thế, cậu Muthalali?
Bỗng có ai đó trong nhà gọi Karuthamma. Chakki, mẹ cô đã đi chợ về rồi, Karuthamma chạy ào về nhà. Parikutti nhận ra cô đã ỏ về giữa lúc bực tức. Anh ân hận, Karuthamma cũng cảm thấy cô đã nói một câu gì hơi quá đáng. Có thể Prikutti đã bị xúc phạm.
Chưa bao giờ cô cười như thế trước mặt Parikutti hay bất kỳ ai khác. Cô có một cảm giác thật lạ thường, tưởng như không thở được, như thể lồng ngực cô muốn vỡ ra. Lúc bấy giờ, cô cảm thấy mình đứng tràn tụi trước mặt anh. Cô những mong có thể tan biến đi trước con mắt anh. Chưa bao giờ cô có cảm giác như thế.
Bộ ngực Karuthamma là biể tượng tuổi thanh xuân đầy nhựa sống. Nhìn cô, dừng ánh mắt trên ngực cô, Parikutti cảm thấy mình bùn rủn cả chân tay. Có phải vì thế mà tiếng cười đã tắt đi chăng?
Karuthamma chỉ có mỗi một mảnh vải quấn quanh thân. Bên trong, cô không mặc gì. Mà mảnh vải ấy lại mỏng tang.
Parikutti đâu khổ thấy Karuthamma đã giận dỗi bỏ đi. Thái độ anh có gì đáng trách không? Liệu cô còn đến với anh nữa không?
Anh phải cầu xin cô tha thứ. Anh sẽ không lập lại cử chỉ không đúng đắn ấy nữa.
Hai người phải xin lỗi nhau.
Hồi còn là một cô bé bốn tuổi, Karuthamma thường ra bãi biển nhặt vỏ trai và cá nhép mà những người đánh cá rũ khỏi lưới. Một hôm, cô bé Karuthamma có một người bạn nhỏ đến cùng chơi. Karuthamma còn nhớ rất rõ hôm cậu bé Parikutti đến làng Niakunnam lần đầu tiên. Parikutti mặc quần dài, áo sơ-mi vàng, cổ quàng khăn lụa và đầu đội mũ có núm bông, tay cứ níu chặt lấy bố. Hai bố con Parikutti dựng một nhà sấy cá chếch về mé phía nam nhà cô. Nhà sấy cá ấy nay vẫn còn, và cậu thanh nhiên Parikutti bây giờ đã trở thành cậu chủ cơ sở ấy.
Hai đứa trẻ cạnh nhà nhau đã lớn lên bên nhau tại làng chài ven biển.
Nhóm xong lửa trong bếp, Karuthamma ngồi nghĩ mơ màng về những ngày vui sướng ấy. Vừa lúc lửa sắp lụi thì mẹ cô bước bào nhà, bà lấy chân thúc nhẹ Karuthamma. Cô giật mình bừng tỉnh.
– Ngồi đấy mà nghĩ gì thế hả? – Chakki gắt.
em gái Karuthamma là Panchimi liền mách:
– Mẹ ơi, chị Karuthamma đứng đằng sau thuyền ở ngoài bãi cười thi với cậu Muthalali đấy, mẹ ạ.
Karuthamma đỏ mặt. Đó là chuyện thầm kín tội lỗi của cô. Bây giờ nó đã bị lộ.
Panchami chưa thôi:
– Mẹ ơi, giá mẹ được nghe hai người cười với nhau!
Rồi Panchami giơ ngón tay dứ dứ về phía Karuthamma như muốn bảo: “Chị mà tìm cách đánh lừa em thì sẽ bị như thế” rồi cô bé bỏ chạy.
Chả là Karuthamma đã bỏ đi chơi để Panchami phải ở nhà trông nhà. Bố của hai cô là Chemban Kunju cất giấu trong nhà một ít tiền để mua thuyền và lưới, nên ông dứt khoát bắt lúc nào cũng phải có người ở nhà, giờ cô bé trả thù chị.
Người mẹ không thể bỏ qua những lời Panchami vừa mách
– Tao vừa mới nghe chuyện gì thế hả? – Bà Chakki hỏi Karuthamma.
Karuthamma không biết nói sao.
– Mày có hiểu việc mày làm không?
Buộc phải trả lời mẹ, Karuthamma lắp bắp:
– Con chỉ đi chơi ngoài bãi biển.
– Ừ, thế đã xảy ra chuyện gì khi mày đi chơi ngoài bãi biển?
– Lúc đó, Muthalali đang ngồi ở trong thuyền.
– Có thế mà mày phải cười à?
Karuthamma tìm cách thanh minh:
– Con hỏi vay số tiền mà nhà ta còn thiếu để mua thuyền và lưới.
– Việc của mày đấy à?
– Hôm nọ bố mẹ chả bảo nhà ta phải hỏi vay cậu Muthalali là gì?


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button