Văn học nước ngoài

Gỗ Mun

Go mun - Ryszard Kapuscinski1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Ryszard Kapuscinski

Download sách Gỗ Mun ebook PDF/PRC/EPUB/MOBI. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Trước hết là ánh sáng đập vào mắt. Khắp nơi là ánh sáng. Khắp nơi chói lòa. Khắp nơi là nắng. Mới ngày hôm qua, London mùa thu lướt thướt nước mưa. Máy bay lướt thướt nước mưa. Gió lạnh và âm u. Còn ở đây, từ sáng sớm cả sân bay ngập trong nắng, tất cả chúng tôi ngập trong nắng.

Thời trước, khi người ta đi bộ du hành qua thế giới, cưỡi ngựa hay đi thuyền, cuộc hành trình làm họ thích nghi dần với các thay đổi. Các hình ảnh của trái đất từ từ trôi qua trước mắt họ, sân khấu của thế giới quay chầm chậm từng chút một. Hành trình kéo dài hàng tuần, hàng tháng. Con người có thời gian để thích nghi với môi trường khác, với quang cảnh mới. Khí hậu cũng thay đổi từng bước, qua các giai đoạn. Trước khi một người du hành từ châu Âu lạnh lẽo đến được xích đạo nóng bỏng, anh ta đã trải qua cái ấm áp dễ chịu của Las Palmas, cái nóng nực của Al-Mahara và địa ngục Quần đảo Cape Verde.

Ngày nay, những giai đoạn ấy chẳng còn lại chút gì. Máy bay đột ngột bứt chúng ta ra khỏi tuyết và băng giá rồi ngay ngày hôm đó ném ta vào vạc dầu nhiệt đới nóng rực. Đột nhiên, chỉ vừa mới dụi mắt là ta đã ở trong địa ngục ẩm ướt. Ta bắt đầu đổ mồ hôi ngay. Nếu bay đến từ châu Âu mùa đông, ta quăng bỏ áo choàng, cởi áo len. Đó là hành động đầu tiên của chúng ta, người phương Bắc, khi đến châu Phi.

Người phương Bắc. Có bao giờ ta từng nghĩ rằng người phương Bắc chỉ chiếm một phần rất nhỏ trên hành tinh này? Người Canada và Ba Lan, người Litva và bán đảo Scandinavia, một bộ phận người Mỹ và Đức, người Nga và Scotland, người Sami[1] và Eskimo, người Evenki và Yakut, danh sách cũng không dài lắm. Tôi không rõ tổng cộng nó có nhiều hơn năm trăm triệu người – chưa đến 10% cư dân trái đất – hay không. Ngược lại, một phần rất lớn sống trong ấm áp, cả đời được sưởi nắng. Vả lại, con người được sinh ra trong ánh nắng, những dấu vết cổ xưa nhất của con người được tìm thấy ở các xứ sở ấm áp. Thiên đường trong Kinh Thánh có khí hậu thế nào? Ở đó ấm áp vĩnh cửu, nóng nực là đằng khác, đến nỗi Eva và Adam có thể trần truồng và không cảm thấy lạnh ngay cả trong bóng cây.

Ngay ở cầu thang máy bay ta đã gặp một điều mới mẻ khác: mùi nhiệt đới. Điều mới mẻ? Nhưng đó chính là mùi hương ngập tràn trong cửa tiệm nhỏ của ông Kanzman “Hàng hóa từ thuộc địa và các loại khác” trên phố Pereca ở Pinsk[2] đấy mà! Quả hạnh, đinh hương, chà là, ca cao. Va ni, lá nguyệt quế; cam và chuối bán quả, bạch đậu khấu và nghệ bán cân. Còn Drohobych thì sao? Những cửa hàng quế của Schulz[3] thì sao? Chính là “những đồ vật sẫm màu và trang trọng được chiếu sáng lờ mờ, thơm nồng mùi của màu, sơn, nhang, đẫm hương của các xứ sở xa xôi và những chất liệu quý hiếm”! Tuy vậy, mùi nhiệt đới có khác một chút. Ta nhanh chóng nhận ra sức nặng của nó, sự nhớp nháp của nó. Thứ mùi này cho ta biết ngay rằng ta đang ở một điểm trên trái đất nơi giới thực vật rậm rạp và không mệt mỏi luôn liên tục hoạt động, sinh sôi, lan tràn và nở hoa, song đồng thời cũng đang tật bệnh, bị đốn ngã, sâu ruỗng và héo rụi.

Đó là mùi của những tấm thân được sưởi nóng và cá khô, của thịt ôi và sắn nướng, của hoa tươi và tảo rữa, tóm lại là mùi của tất cả những thứ đồng thời vừa dễ chịu vừa khó chịu, vừa lôi cuốn vừa đáng ghét, những thứ cám dỗ hoặc làm người ta ghê tởm. Thứ mùi này bay đến với chúng ta từ những rừng cọ không xa, thoát ra từ mặt đất nóng ran, bốc lên trên những rãnh nước mốc meo của thành phố. Nó không rời chúng ta, nó là một phần của miền nhiệt đới.

Và cuối cùng là khám phá quan trọng nhất – con người. Những người ở đây, dân bản xứ. Họ mới hợp với phong cảnh, ánh sáng và thứ mùi này làm sao! Dường như họ tạo thành một tổng thể. Dường như con người và cảnh vật không tách rời nhau, bổ sung cho nhau, là một bản sắc, một cộng đồng hài hòa. Dường như mỗi sắc dân được đặt vào phong cảnh của riêng mình, khí hậu của mình! Chúng ta tạo ra phong cảnh của mình, còn phong cảnh nặn thành hình các đường nét trên gương mặt chúng ta. Người da trắng ở giữa những cây cọ và đám dây leo này, trong các bụi cây và rừng rậm này là một điều gì đó lạc lõng thừa thãi. Nhợt nhạt, yếu ớt, áo đẫm mồ hôi, tóc dính bết, anh ta luôn bị cái khát, cảm giác bất lực và chán nản hành hạ. Anh ta luôn luôn sợ hãi, sợ muỗi, a míp, bọ cạp, rắn – tất cả những gì cử động đều làm anh ta tràn ngập lo sợ, khiếp hãi, hoảng loạn.

Người bản xứ thì ngược lại: với sức mạnh, vẻ duyên dáng và sự dẻo dai của mình, họ chuyển động một cách tự nhiên, thoải mái, trong nhịp điệu được khí hậu và truyền thống ấn định, trong nhịp điệu có phần chậm rãi, không gấp gáp, vì đằng nào cũng chẳng thể đạt được tất cả mọi thứ trong đời, bởi nếu thế thì còn lại gì cho người khác?


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button