ListTheo chủ đề

5 sách hay về truyền thông nội bộ xây dựng sự gắn kết và thành công trong tổ chức

Trong một tổ chức, truyền thông nội bộ đóng vai trò quan trọng để xây dựng sự gắn kết và tạo thể chế làm việc hiệu quả. Để giúp bạn cải thiện kỹ năng quản lý truyền thông nội bộ của mình, giới thiệu đến bạn 5 cuốn sách tuyệt vời về chủ đề này.

Những Bí Quyết Căn Bản Để Thành Công Trong PR

Những Bí Quyết Căn Bản Để Thành Công Trong PR

Bên cạnh việc giới thiệu khung pháp lý và đạo đức của các hoạt động PR, Philip Henslowe còn nêu rõ mối tương quan giữa lĩnh vực này và các đối tác có liên quan như nhà cung cấp, thợ chụp ảnh, nhà in, nhân viên đồ họa và giới truyền thông. Trong đó, ông mô tả cụ thể cách tổ chức triển lãm, lễ trưng bày, thậm chí cả cách tổ chức những buổi lễ đón tiếp các quan chức chính phủ, hoàng gia. Một trong những nhiệm vụ then chốt của chuyên viên PR là công việc viết lách. Vì thế, Philip Henslowe đã dành hẳn một chương để trình bày về kỹ năng soạn thảo các văn bản thương mại, cách viết lời quảng cáo, thông cáo báo chí…Không chỉ vậy, ông còn đưa ra những hướng dẫn hữu ích khi thực hiện các hoạt động tài trợ, kỹ năng xử lý khủng hoảng, cách thức làm việc với giới truyền thông, cũng như cách hoạch định lẫn đánh giá các chiến dịch hoạt động.

Không giống như những quyển sách đề cập đến những vấn đề khác chuyên sâu có liên quan đến các hoạt động PR như truyền thông nội bộ, truyền thông tiếp thị, công vụ…Philip Henslowe chú tâm đến việc trang bị cho độc giả, những chuyên viên PR tiềm năng, khả năng tập hợp các kiến thức và kỹ năng quan trọng đối với những hoạt động PR chủ yếu. Do đó, quyển sách này được xem như là một cẩm nang cơ bản dành cho tất cả những ai muốn làm việc trong lĩnh vực PR, bất kể hoài bão cho sự nghiệp tương lai của mình.

PR Nội Bộ Và PR Cộng Đồng

PR Nội Bộ Và PR Cộng Đồng

Cuốn sách này là một lựa chọn tuyệt vời cho các khóa học quan hệ công chúng do sự phổ biến của thị trường toàn cầu, công nghệ mới, đa văn hóa và tin tức PR gần đây nhất.

Cuốn sách này trình bày và giải thích các công cụ cơ bản của thực hành quan hệ công chúng theo cách dễ tiếp cận và không dùng biệt ngữ, tập trung vào con người, đặc biệt là sở thích của sinh viên và hiểu sâu về các xu hướng mới nổi trong nghề.

Tôi PR Cho PR

Tôi PR Cho PR

“Cuốn sách phù hợp với mọi đối tượng từ 15 tuổi trở lên, bất phân ngành nghề và giới tính, bởi trong xã hội, ai cũng phải làm PR cho bản thân mình. Tất cả các bạn đều đã và đang làm PR cho bản thân mà không biết. Ngày Tết, các bạn thường hay đến thăm nhà sếp, mục đích là để tạo dựng mối quan hệ thân tình và chiếm thiện cảm của sếp, đó chính là một phần bản chất của PR. Bạn chuẩn bị tháo dỡ và xây nhà mới, tiếng ồn, khói bụi và sự bừa bãi của gạch vữa sẽ ảnh hưởng đến các gia chủ xung quanh, họ sẽ không chịu đựng được và cùng nhau làm đơn khiếu nại lên phường, bạn biết vậy nên vào một tối đẹp trời đã cất công sang từng nhà hàng xóm để trình bày trước sự việc bằng nụ cười chân thành, mục đích ngăn chặn một cuộc xung đột sắp xảy ra, đó chính là PR.

Bạn làm chủ một cửa hàng nho nhỏ với ba bốn nhân viên, thi thoảng bạn mời nhân viên đi ăn trưa hoặc tặng quà cho họ sau mỗi chuyến công tác, đó cũng tương tự PR đấy thôi. Bạn là phóng viên và cứ đến ngày Nhà báo Việt Nam 21/6 lại nhận được thiệp chúc mừng từ các doanh nghiệp, rõ ràng bạn đang tiếp nhận một hình thức PR. Mục đích của quan hệ công chúng chỉ đơn giản là chiếm cảm tình của số đông và mọi động thái thay đổi nhận thức công chúng, xử lý khủng hoảng, giao tiếp hai chiều và những việc cụ thể liên quan như tổ chức sự kiện, viết bài PR, viết thông cáo báo chí, thành lập website và bản tin nội bộ cũng chỉ nhằm mục tiêu cao nhất là chiếm thiện cảm của công chúng. Khái niệm “Public Relations” lần đầu tiên được hai ông tổ của ngành PR là Edward Bernays và Ivy Lee đưa ra trước công chúng Mỹ vào thập niên đầu của thế kỷ 20, nhưng trên thực tế, như tôi đã nói ở trên, PR đã len lỏi vào mọi lĩnh vực đời sống của nhân loại từ ngàn đời nay dù chưa chính thức và chưa được nâng lên thành một chuyên ngành riêng biệt. Thậm chí một số nhà nghiên cứu lịch sử PR còn cho rằng chính… Caesar Đại đế mới là người sáng tạo ra PR.

Trong cuốn sách này, tôi hạn chế tối đa ngôn ngữ học thuật để nhằm sự giải thích được lĩnh hội dễ dàng hơn đối với độc giả. Vả lại những cuốn sách PR học thuật đã xuất hiện quá nhiều trên thị trường và được viết bởi những chuyên gia PR hàng đầu thế giới. Tôi thiết nghĩ mình không cần thiết phải viết thêm một cuốn sách học thuật nữa. Ở nhiều chương, tôi cũng sử dụng những câu chuyện có thật của các công ty và cá nhân người nổi tiếng ở Việt Nam để đưa ra phân tích trên phương diện PR.

Lý do tôi chọn những ví dụ này là vì tất cả các câu chuyện đó đều đã được công khai trên báo chí trong thời gian vừa qua và dù tốt hay xấu thì độc giả đều đã biết đến chúng. Chọn những câu chuyện mà hầu như người Việt nào cũng biết khiến cho việc phân tích về mặt chuyên môn của tôi trở nên dễ dàng hơn, dễ hiểu hơn đối với người đọc, trong khi những câu chuyện PR dù đã rất nổi tiếng trên thế giới nhưng công chúng Việt Nam chưa nhiều người biết cũng sẽ gây khó hiểu cho độc giả. Trong số đó cũng có nhiều câu chuyện PR có thật xuất phát từ trải nghiệm của chính tôi trong quá trình làm công tác Quan hệ công chúng. Tuy nhiên tôi không thể đưa ra phân tích chi tiết tất cả những câu chuyện từ phía các đối tác mà tôi thực hiện tư vấn PR cho họ trong nhiều năm qua, phần vì tôi không được phép tiết lộ bất cứ thông tin nào về chiến lược PR của khách hàng, phần vì không phải tất cả mọi người đều biết đến những công ty đó, trong khi phần lớn đều biết đến Nick Vujicic, Running Man và Coca Cola.

(Tác giả Di Li)

Thần Thoại PR

Thần Thoại PR

Thần thoại PR là cuốn sách tuyển tập những chia sẻ thực tế từ quá trình làm nghề của một người thực hành truyền thông tại Việt Nam hơn mười năm qua. Sẽ không có hàng mớ công thức truyền thông chằng chịt, không có những bảng biểu thống kê chi tiết, những sơ đồ khoa học phức tạp, thay vào đó là những câu chuyện nhỏ có thể bạn đã đọc, đã nghe đâu đó, thậm chí đã gặp đâu đó.

Sẽ không có những câu kết luận, triết lý mà bạn phải trầm trồ thán phục hàng tuần dài mà thay vào đó là những trải nghiệm cá nhân, những sai lầm ngớ ngẩn, những tình huống dở khóc dở cười.

Với 9 chương, mỗi chương gồm một câu chuyện truyền thông lấy cảm hứng từ một bức tranh, một phần note điều thú vị người làm PR cần biết, một đoạn “tâm sự” về quãng đường học nghề và làm nghề của người viết và một bộ phim dân PR nên xem, tác giả đã mang đến cho độc giả cái nhìn sinh động và thú vị về nghề PR.

Truyền Thông Theo Phong Cách Win-Win

Truyền Thông Theo Phong Cách Win-Win

Câu chuyện khủng hoảng truyền thông đã xảy ra khá lâu ở một tập đoàn kinh doanh trong lĩnh vực hạ tầng các khu công nghiệp nhưng đến nay vẫn còn nguyên giá trị về bài học cho công tác quản trị truyền thông.

Ông chủ của tập đoàn này từng là một người giàu nhất nhì trên sàn chứng khoán Việt Nam và cũng là một ông nghị trong chính trường. Vậy mà giờ đây, mỗi lần nhắc đến doanh nghiệp này, giới truyền thông tỏ ra rất cẩn trọng trong việc thiết lập quan hệ, hợp tác trao đổi thông tin…

Nguyên nhân bắt nguồn từ năng lực của người quản trị truyền thông. Chuyện kể trên chỉ là một “tai nạn nghề nghiệp” của nhà báo này và “những người bạn” từng có mối quan hệ “cơm không lành, canh không ngọt” với người đại diện truyền thông của tập đoàn kinh tế này. Nắm được một số thông tin bất lợi về siêu dự án do tập đoàn này làm chủ đầu tư, nhà báo này cùng “những người bạn” tổ chức “tổng tiến công” bằng loạt bài “đánh hội đồng” và gây áp lực, đặt điều kiện để mua “sự bình yên” cho doanh nghiệp. Kết cục là “cái bẫy” được người đại diện truyền thông của tập đoàn này giăng ra đã đưa nhà báo này vào vòng lao lý với mức án 7 năm tù giam cho hành vi tống tiền hơn 200 triệu đồng!

Nếu là người làm truyền thông chuyên nghiệp thì không bao giờ bạn chọn kịch bản “cài bẫy” để đưa hoạt động quản trị thương hiệu của tập đoàn đi vào ngõ cụt, như trong trường hợp trên.

Sau sự kiện này, giới truyền thông cảm thấy đau lòng, vì một “con sâu làm rầu nồi canh”, và đã tỏ ra lạnh nhạt với các hoạt động liên quan đến thương hiệu của tập đoàn này. Đây là một trong rất nhiều bài học cho những người làm công tác truyền thông mà chưa thấy có giảng đường đại học nào đưa vào giáo trình để giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành truyền thông.

“Truyền thông theo phong cách Win-Win”, cuốn sách ra đời nhằm tạo ra một cẩm nang hướng dẫn dưới góc nhìn của người trong nghề. Một sản phẩm từ trải nghiệm và quan trọng hơn, được sinh viên, chủ doanh nghiệp, những người sẽ và có thể thụ hưởng từ PR và đương nhiên cả những người đang hành nghề PR yêu thích. Đây cũng là chia sẻ của tác giả biên soạn những “Câu chuyện truyền thông” này, với mong muốn gửi đến những bạn trẻ đam mê và yêu thích công việc quản trị truyền thông có một góc nhìn từ trải nghiệm thực tế.

Tuy nhiên, đây cũng chỉ là chia sẻ kinh nghiệm trên quan điểm cá nhân. Còn để thành công với nghề truyền thông thì bạn phải có trí tuệ, sáng tạo và không ngừng trau dồi, học hỏi. Tôi mong mỗi bạn đọc đều có thể tìm được điều gì đó khác biệt từ cuốn sách này.

Lời tựa

Lời kết

Các cuốn sách này không chỉ cung cấp kiến thức chi tiết về cách xây dựng và duy trì một hệ thống truyền thông nội bộ hiệu quả, mà còn mang lại những nguồn cảm hứng và ý tưởng mới để áp dụng trong công việc hàng ngày. Hãy khám phá các cuốn sách này và từ đó thiết lập một môi trường làm việc tích cực và hiệu quả trong tổ chức của bạn.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button