ListTheo chủ đề

7 sách hay về phân tâm học đào sâu vào tâm trí và cảm xúc con người

Phân tâm học là lĩnh vực nghiên cứu về suy nghĩ, cảm xúc và ý thức của con người. Để hiểu rõ hơn về bản thân và cách làm việc thông minh, chúng ta có thể khám phá các cuốn sách về phân tâm học. 

Phân Tâm Học Nhập Môn

Phân Tâm Học Nhập Môn

Đây là một trong những sáng tác nổi tiếng và phổ biến nhất của nhà thần kinh học người Áo gốc Do Thái Sigmund Freud. Cuốn sách giới thiệu về phân tâm học, một lý thuyết gây tranh cãi kể từ khi ra đời (cuối thế kỷ 19), và bao gồm 28 bài giảng của Freud bao gồm kiến ​​thức cơ bản và cách tiếp cận của phân tâm học liên quan đến vô thức, ảo giác và trạng thái bệnh lý thần kinh của con người.

Cách tiếp cận khác biệt của Freud đối với việc nghiên cứu và điều trị tâm lý học, dựa trên việc điều tra vô thức, đã được củng cố và thiết lập thông qua tác phẩm này.

Khai Tâm Về Phân Tâm Học

Khai Tâm Về Phân Tâm Học

Phân Tâm Học cũng không chỉ là các affect hay các xung năng. Phân tâm học, một mặt là một kĩ thuật chăm chữa – và Freud luôn luôn tuyên bố sự gắn bó của mình với lâm sàng, rằng chính lâm sàng đã dẫn ông đến việc hình thành nên lí thuyết – và đó cũng là một tập hợp lí luận vô cùng lớn, rất được đào sâu và có kết cấu chặt chẽ.

Ông là người duy nhất cho đến ngày nay, theo quan điểm của chúng tôi, cho phép hiểu được các sức mạnh khuấy đảo con người (và, thường xuyên làm cho con người lạc lối), giải thích những sự điên rồ của con người (những tội ác đáng ghê tởm/khả ố, những cuộc chiến tranh đầy chết chóc, những dự án hoành tráng, những cuộc phiêu lưu điên rồ…) nhưng cả những thiên tài của họ và ông cũng là người duy nhất có khả năng cung cấp một đề xuất đầy đủ về tâm trí của con người và những gì cấu trúc nên bộ máy tâm trí đó..

Dẫn Nhập Về Phân Tâm Học Lacan

Dẫn Nhập Về Phân Tâm Học Lacan

Jacques Marie Émile Lacan (1901-1981) là một trong những nhà phân tâm học quan trọng nhất lịch sử ngành phân tâm học; ông cũng là một cá tính độc đáo, ngạo nghễ và phá cách; Lacan được huyền thoại hóa ngay từ khi còn sống.

Bên cạnh một Sigmund Freud cổ điển với văn phong cầu kỳ và trang nhã, một Carl Jung mang màu sắc huyền bí của đan thuật phương Đông, phân tâm học còn có một Lacan với phong cách diễn ngôn của các hiền triết cổ đại.

Đối với đông đảo độc giả, đại công trình của Lacan phức tạp đến độ bản thân một tập sách dẫn nhập mạch lạc, bao quát và dễ tiếp thụ đã là một thành công đáng kể, và bất kỳ ai vượt qua được những trở ngại về diễn ngôn phức hợp của nhà tư tưởng này, sẽ có được một sự tưởng thưởng xứng đáng

Tâm Lý Đám Đông Và Phân Tích Cái Tôi

Tâm Lý Đám Đông Và Phân Tích Cái Tôi

Mới nhìn thì sự đối lập giữa tâm lí cá nhân và tâm lí xã hội (hay tâm lí đám đông) có vẻ như sâu sắc, nhưng xét cho kĩ thì tính cách đối lập sẽ bớt đi nhiều.

Tuy khoa tâm lí cá nhân đặt căn bản trên việc quan sát các cá nhân riêng lẻ, nó nghiên cứu các phương thức mà cá nhân theo nhằm đáp ứng các dục vọng của mình; nhưng thực ra chỉ trong những trường hợp hãn hữu, trong những điều kiện đặc biệt nào đó nó mới có thể bỏ qua được quan hệ của cá nhân với tha nhân.

Trong tâm trí của cá nhân thì một cá nhân khác luôn luôn hoặc là thần tượng, hoặc là một đối tượng, một người hỗ trợ hay kẻ thù và vì vậy mà ngay từ khởi thủy khoa tâm lí cá nhân đã đồng thời là khoa tâm lí xã hội theo nghĩa thông dụng nhưng rất đúng này..

Thiền Và Phân Tâm Học

Thiền Và Phân Tâm Học

Ở phương Tây trong suốt nửa cuối thế kỷ XX, Thiền và Phân tâm học là hai lĩnh vực nghiên cứu gây sóng gió trong giới học giả cũng như trong đông đảo công chúng. Cho đến thời điểm hiện nay, những cuộc tranh cãi, những tác phẩm giới thiệu hai môn học này vẫn tràn ngập các diễn đàn và các thư viện Âu-Mỹ. Còn ở Việt Nam, Thiền đã trở thành một trào lưu tìm kiếm, học hỏi và ứng dụng ở mọi lĩnh vực đời sống, thậm chí trở thành một ngôn ngữ thời trang. Còn Phân tâm học thì không được như thế, có lẽ do những khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức cũng như đặc trưng “phương Tây” của môn khoa học này.

Giữa Thiền và Phân tâm học có những điểm chung khi cùng chia sẻ hành trình tìm hiểu tầng sâu trong tâm thức con người, cũng như tìm lời giải cho căn bệnh tinh thần của thời đại, dù ở phương Đông hay phương Tây.

Cuốn sách này tập hợp những bài viết của ba tác giả nổi tiếng: Erich Fromm, Richard de Martino và Daisetz Teitaro Suzuki về Thiền và Phân tâm học. Riêng D.T. Suzuki độc giả Việt Nam đã quen thuộc qua tác phẩm lừng danh “Thiền Luận”.

Giấc Mơ Và Diễn Giải Giấc Mơ

Giấc Mơ Và Diễn Giải Giấc Mơ

Cuốn sách này nhất định là đã mở rộng nhận thức của loài người về chính mình ở toàn bộ lãnh vực cái vô thức và mở ra một hoàng lộ để hiểu được sự chuyển đổi từ cái suy nghĩ vô thức về ý thức, hội nhập về sự hiểu biết và nắm bắt được tác động trị liệu của việc hội nhập này. Nó vĩ đại hơn một công trình mang tầm thế kỷ.

Cuốn Diễn giải Giấc mơ của Freud đã giải được bí mật của loài người là giấc mơ. Cuốn sách đó đã làm rung chuyển nền văn hóa của chúng ta và làm thay đổi bức tranh của chúng ta về con người.

Nếu đem so với phát minh mang tính cơ bản của Freud (theo đúng nghĩa của từ), thì những khảo cứu lâm sàng xây dựng nên từ đấy và những nội dung mới cho lý thuyết chủ yếu là sự gia công và xác nhận lại các nhận thức cơ bản của ông. Đấy là một kết quả đáng ngạc nhiên của một thế kỷ nghiên cứu mà nó nhấn mạnh thứ bậc đặc biệt của cuốn sách này.

Thăm Dò Tiềm Thức

Thăm Dò Tiềm Thức

Thăm Dò Tiềm Thức là một trong những văn bản diễn đạt tư tưởng Jung sáng sủa nhất, giản dị nhất và tổng hợp nhất. Nó còn làm ta xúc động khi biết rằng đó chính là văn bản cuối cùng của cả một công trình quy mô to lớn trải dài gần sáu chục năm và vượt quá con số một trăm năm mươi “đầu sách” lớn nhỏ với tầm quan trọng dẫu sao thì cũng không sàn sàn như nhau. Cuốn sách này được Jung hoàn thành mười ngày trước khi ngã bệnh, rồi tiếp đó là cuộc ra đi mãi mãi hồi tháng Sáu năm 1961 của nhà tư tưởng tiếng tăm này.

Thăm dò tiềm thức là một bước nhảy phi thường khỏi sự câu thúc độc đoán của Freud, khám phá những khía cạnh hoang đường ở những chi tiết tế nhị nhất trong đời sống nội tâm của chúng ta. Không chỉ tập trung vào bệnh học tâm thần và các dấu hiệu của nó, nhà phân tích tâm lý người Thuỵ Sĩ này còn nghiên cứu cả những giấc mơ và thế giới biểu tượng của nó, thần thoại và những cổ mẫu (archétype) để xác định những “gen” tinh thần của con người.

Đôi khi ông phải đánh đổi cách trình bày dễ hiểu cho cách thức sâu sắc hơn (đương nhiên là phức tạp và khó hiểu hơn), nhưng điều đó cũng khó làm nản lòng người đọc (kể cả những độc giả thông thường). 

Với Jung, “sự hiểu biết ngày nay về cái tiềm thức chứng minh rằng đó là một hiện tượng tự nhiên và cũng như thiên nhiên, ít ra nó có tính chất trung lập. Nó chứa đựng tất cả các khía cạnh của bản chất nhân loại, ánh sáng và bóng tối, vẻ đẹp và vẻ xấu, thiện tính và ác tính, sâu sắc và ngu muội. Sự nghiên cứu biểu tượng cá nhân cũng như biểu tượng tập thể là một công việc to tát và khó khăn, người ta chưa nắm vững được manh mối. Nhưng dầu sao người ta cũng bắt đầu nghiên cứu. Những kết quả đầu tiên thật đáng khích lệ, hình như chúng báo trước rằng sẽ mang lại nhiều lời giải đáp vẫn được mong đợi cho nhiều vấn đề đặt ra với nhân loại ngày nay”.

Lời kết

Những cuốn sách trong danh sách này không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về đời sống và tư duy của con người mà còn mang lại những quan điểm mới mẻ và công cụ gia tăng tư duy sáng tạo. Hãy dành thời gian để đọc từng quyển và áp dụng những kiến thức từ phân tâm học vào cuộc sống hàng ngày – bạn sẽ nhận ra sức mạnh và tiềm năng của bản thân mình.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button