ListTheo chủ đề

5 sách hay về nạn diệt chủng và cách nhìn lại quá khứ để không lặp lại

Nạn diệt chủng là một trong những bất cập tàn khốc của loài người. Trải qua hàng thế kỷ, những cuộc diệt chủng đã cướp đi hàng triệu sinh mạng và gieo rắc sự kinh hoàng vào tâm hồn của con người. Để hiểu sâu hơn về những điều kinh hoàng mà con người đã trải qua và học được từ quá khứ, hãy xem qua danh sách các cuốn sách hay về Nạn diệt chủng.

Không Số Phận

Không Số Phận

Không số phận – gần như một tự truyện. Cũng như nhân vật thiếu niên trong cuốn tiểu thuyết, Imre Kertész đã từng rơi vào trại tập trung của Hitler năm 15 tuổi. Ông đã may mắn, bởi khác với hàng triệu nạn nhân của Holocaust, Kertész vượt qua được cả Auschwitz lẫn Buchenwald, và sống sót.

Tác phẩm đầy sức nặng và ám ảnh này của Kertész Imre mô tả thế giới khủng khiếp và phi lí của nhà nước toàn trị kiểu phát xít, trong đó con người bị tước đoạt số phận cá nhân, và, không chỉ kiến thức về cuộc sống thực tế và lịch sử, mà khả năng nhận biết thường nhật của cá thể cũng đã hóa đá và biến dạng. Ẩn sâu vào đó là sự phản kháng đầy cay đắng trước cái bất nhẫn phổ quát của thế giới. Một thế giới đang thể hiện dữ tợn trong những học thuyết tự cho phép đối xử với cả một dân tộc như những sinh linh hạ cấp, tước đoạt quyền sống, xua đuổi vào các trại tập trung, và hủy diệt.

Danh Sách Của Schindler

Danh Sách Của Schindler

Trong bóng đen khủng khiếp của các trại diệt chủng thời Đệ nhị Thế chiến, có một nhà công nghiệp Đức đã trở thành cứu tinh của người Do Thái. Oskar Schindler, con người ham lạc thú, kẻ còn lâu mới được coi là mẫu mực, cũng đồng thời là kẻ đã mạo hiểm cả mạng sống của mình để bảo vệ những đồng loại khác chủng tộc mà nếu không có ông thì hẳn đã kết thúc cuộc đời trong lò thiêu.

Danh sách của Schindler đã kể một câu chuyện có thật khác thường như vậy, một câu chuyện tự nó đã có thể làm người đọc choáng váng mà không cần đến một phương tiện văn chương cầu kỳ nào. Nó có thể làm ta khóc, như bộ phim kinh điển dựng từ chính nó của Steven Spielberg đã làm cho hàng triệu người khóc, nhưng trên hết nó làm ta hiểu hơn về những gì đã xảy ra, những sự kiện, những con số, những chân dung chi tiết hơn của cả nạn nhân, thủ phạm và người cứu nạn.

Holocaust là một sự kiện lịch sử khủng khiếp mà hầu như không thể hiểu được đối với những hết thảy loài người. Nhưng những câu chuyện như Bản danh sách của Schindler mang đến tia lạc quan trấn an, chứng minh rằng ngay cả trong thời kỳ đen tối nhất của lịch sử, luôn có một cá nhân nhận ra và nỗ lực làm điều đúng đắn, đảm bảo rằng nhân loại sẽ chiến thắng bất kể thử thách khó khăn đến đâu.

Thoát Khỏi Địa Ngục Khmer Đỏ – Hồi Ký Của Một Người Còn Sống

Thoát Khỏi Địa Ngục Khmer Đỏ – Hồi Ký Của Một Người Còn Sống

Dưới sự cầm quyền của Khmer đỏ, đất nước Campuchia đã trải qua giai đoạn có thể nói là tồi tệ nhất trong lịch sử của mình. Chỉ trong 4 năm đó, 2 triệu người trong số hơn 7 triệu người Campuchia đã chết vì đói, vì làm việc quá sức, vì bệnh tật mà không được chăm sóc, vì bị hành quyết dã man…

Cuốn sách “Thoát khỏi địa ngục Khmer đỏ – Hồi ký của một người còn sống” là cuốn hồi ký đẫm nước mắt được Denise Affonco kể lại về những năm tháng kiệt quệ cả về thể xác lẫn tinh thần mà bà đã trải qua. Bằng giọng văn ý nhị nhưng rõ ràng, tác giả đã kể lại khá chi tiết, chân thực và thành công một giai đoạn đặc biệt và phi thường của cuộc đời mình, những mất mát và khổ đau mà bà đã trải qua trong những năm bị đày ải dưới sự kìm kẹp của Khmer đỏ cũng như trong thời gian 11 tháng sau khi bộ đội Việt Nam vào giải phóng nhân dân Campuchia.

Cuốn sách sẽ giúp thế hệ đi sau hiểu hơn, từ đó không lãng quên một giai đoạn tang thương của người Campuchia dưới tội ác diệt chủng của chính quyền Khmer đỏ, cũng như tôn vinh những đóng góp to lớn của bộ đội tình nguyện Việt Nam trong sự nghiệp quốc tế cao cả, nhưng hiện đang bị một số thế lực tìm cách phủ nhận.

Đêm – Elie Wiesel

Đêm – Elie Wiesel

Tiểu thuyết Đêm của nhà văn Elie Wiesel được bình chọn là tác phẩm hay nhất của văn chương holocaust. Ngày hôm nay, dù Phát-xít đã thất trận, nhưng Lịch sử giải thích thế nào về những trẻ sơ sinh đã bị ném vào lửa, về những đứa con sẵn sàng đánh chết cha mình vì một miếng ăn, về những con người trần truồng giẫy chết trong các buồng hơi ngạt? Và Lịch sử sẽ nói gì với những con người sống sót bước ra từ các khu trại chết chóc ấy?

Không có lời giải đáp thích đáng nào cho những thân phận vô tội đã bị ép chết, cũng không có câu trả lời hợp lẽ về các trại tập trung ghê rợn đã đày đọa người Do Thái, càng không có lời lẽ nào công bằng cho những con người bước ra từ nhục hình ấy; bởi lẽ chính những cái chết phi lý đã là sự kiện, những trại tập trung đã là nơi chốn, những tù nhân sống sót đã là nhân chứng của một trang đen tối và bi thảm nhất trong lịch sử loài người.

Đi Tìm Lẽ Sống

Đi Tìm Lẽ Sống

Trước hết, đây là quyển sách viết về sự sinh tồn. Giống như nhiều người Do Thái sinh sống tại Đức và Đông Âu khi ấy, vốn nghĩ rằng mình sẽ được an toàn trong những năm 1930, Frankl đã trải qua khoảng thời gian chịu nhiều nghiệt ngã trong trại tập trung và trại hủy diệt của Đức quốc xã. Điều kỳ diệu là ông đã sống sót, cụm từ “thép đã tôi thế đấy” có thể lột tả chính xác trường hợp này. Nhưng trong Đi tìm lẽ sống, tác giả ít đề cập đến những khó nhọc, đau thương, mất mát mà ông đã trải qua, thay vào đó ông viết về những nguồn sức mạnh đã giúp ông tồn tại.

Ông chua xót kể về những tù nhân đã đầu hàng cuộc sống, mất hết hy vọng ở tương lai và chắc hẳn là những người đầu tiên sẽ chết. Ít người chết vì thiếu thức ăn và thuốc men, mà phần lớn họ chết vì thiếu hy vọng, thiếu một lẽ sống. Ngược lại, Frankl đã nuôi giữ hy vọng để giữ cho mình sống sót bằng cách nghĩ về người vợ của mình và trông chờ ngày gặp lại nàng. Ông còn mơ ước sau chiến tranh sẽ được thuyết giảng về các bài học tâm lý ông đã học được từ trại tập trung Auschwitz. Rõ ràng có nhiều tù nhân khao khát được sống đã chết, một số chết vì bệnh, một số chết vì bị hỏa thiêu. Trong tập sách này, Frankl tập trung lý giải nguyên nhân vì sao có những người đã sống sót trong trại tập trung của phát xít Đức hơn là đưa ra lời giải thích cho câu hỏi vì sao phần lớn trong số họ đã không bao giờ trở về nữa.

Lời kết

Những cuốn sách về Nạn diệt chủng không chỉ là những lưu đày vào quá khứ đau buồn, mà còn được coi là tiếng chuông cảnh tỉnh cho tương lai. Chúng giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tình trạng nạn diệt chủng và cung cấp cái nhìn đa chiều về nhân loại, lòng thương yêu và sức mạnh của hy vọng. 

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button