ListTheo chủ đề

9 sách hay về đại suy thoái làm sáng tỏ nguyên nhân và hậu quả

Cuộc Đại suy thoái là một giai đoạn biến đổi trong lịch sử đã định hình thế giới như chúng ta biết ngày nay. Nó thường được nghiên cứu và phân tích để hiểu sâu hơn về nguyên nhân, tác động và khả năng phục hồi của các cá nhân trong thời gian đó. Nếu bạn đang tìm cách đi sâu vào kỷ nguyên quan trọng này, có vô số cuốn sách có sẵn cung cấp thông tin chi tiết, câu chuyện và quan điểm. Trong bài viết này, chúng tôi đã tuyển chọn 9 cuốn sách đặc biệt khám phá cuộc Đại suy thoái từ nhiều góc độ khác nhau.

Nước Cho Voi – Sara Gruen

Nước Cho Voi – Sara Gruen

Một gánh xiếc trong thời Đại suy thoái 1930. Ấy là bối cảnh của Nước Cho Voi qua lời kể của người đàn ông già nua về bí mật ông đã chôn giấu hàng chục năm.

Bước vào thế giới của Nước Cho Voi là bước vào một gánh xiếc – một phiên bản thu nhỏ của thế giới đương thời. Ở gánh xiếc ấy có đủ mọi loại người, từ ông chủ ti tiện, keo kiệt đến anh hề lùn khao khát một cuộc sống nhân văn trong những trang sách, từ gã đàn ông tâm thần phân liệt điên loạn đến cô gái luôn mơ ước vươn tới tự do… Nước Cho Voi dồn dập trong vòng xoáy của tiền bạc, của thủ đoạn và sự tàn nhẫn ẩn sau cái vỏ bọc lịch thiệp hào hoáng. Và trong đôi mắt của chú voi Rosie, Nước Cho Voi là vở bi hài kịch mà chú bất đắc dĩ phải đảm nhiệm vai nhân vật thứ chính.

Tiểu thuyết lịch sử Nước Cho Voi chứa đầy nhân tính đen tối, vị tha, sa đọa của thời đại. Truyện được kể với giọng điệu lôi cuốn, tiết tấu nhanh và những sợi dây thắt nút khiến người đọc không thể hiểu hết chân tướng của câu chuyện cho đến trang cuối cùng.

Của Chuột Và Người

Của Chuột Và Người

Là tác phẩm nổi tiếng nhất của John Steinbeck, “Của Chuột Và Người” được coi là khuôn mẫu tiểu thuyết xuất sắc cho văn chương Mỹ.

Câu chuyện khắc họa nỗi cùng khổ của những người dân lao động trong bối cảnh Đại khủng hoảng kinh tế, của những thân phận tột cùng cô độc giữa một xã hội đầy rẫy bất công. Ở đó, ước mơ và hoài bão mắc cạn trong cái vòng luẩn quẩn, còn khát khao làm chủ số phận chỉ là một ảo giác an thần kéo lê những đôi chân trĩu nặng không ngừng bôn ba xê dịch.

Miếng Bánh Ngon Bị Bỏ Quên: Kiếm Lời Từ Khủng Hoảng Tài Chính

Miếng Bánh Ngon Bị Bỏ Quên: Kiếm Lời Từ Khủng Hoảng Tài Chính

Xét trên cả hai phương diện kinh tế và tiền tệ, nước Mỹ đều có thể được ví như trò chơi xếp hình của trẻ con: nhìn từ bên bên ngoài thì hấp dẫn nhưng bên trong lại là một thảm hoạ sắp diễn ra. Chỉ trong một thời gian tương đối ngắn, từ vai trò là người cho vay lớn nhất, đất nước này đã trở nên thành kẻ vay nợ lớn nhất thế giới, giá trị đồng đô la giảm sút, và sản xuất nội địa đã phải nhường chỗ cho những ngành dịch vụ không thể xuất khẩu được. Tình trạng này rất có thể sẽ gây ra thảm hoạ cho chính những nhà đầu tư độc lập song nó cũng mang lại những cơ hội hiếm có nếu bạn được chuẩn bị tinh thần.

Ngày 15 tháng 9 năm 2008, 7 năm 4 ngày sau sự kiện khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, nước Mỹ lại phải hứng chịu một cơn chấn động dữ dội: Lehman Brothers sụp đổ đánh dấu vụ phá sản lớn nhất tại Mỹ; Merrill Lynch bị Bank of America Corp thâu tóm; American International Group – tập đoàn bảo hiểm lớn nhất thế giới mất khả năng thanh toán do những khoản thua lỗ liên quan tới nợ cầm cố.

Cuộc Chiến Phố Wall

Cuộc Chiến Phố Wall

Kể từ thời khai sinh chế độ Công hòa , người Mỹ đã phản bận tâm với các câu hỏi về ngân hàng , tiền và tín dụng, với quyền lực của chúng ta với vấn đề kép – làm thế nào để tạo ra các tập đoàn khi trong ki đồng thời hạn chế sức phá hoại của của chúng. Từ giá trị của tiền tệ trong túi mọi người đến bản chất của tiền tệ và mối liên hệ của nó với tiền giấy và kim loại , các nhà kinh tế , nông dân và các nhà máy đã liên tục đưa ngành ngân hàng vào trung tâm chính trị của Mỹ. Không nhiều chủ đề gây ra tranh cãi hay kiên kết chặt chẽ cuộc chiến , nề chính trị và cuộc sống hằng ngày của nước Mỹ đến vậy.

Cuốn sách cung cấp lịch sử ngắn gọn về tàu chính nước Mỹ, hình thức tập đoàn và tập trung vào các cuộc khủng hoảng ngày càng trầm trọng kể từ năm 1929, khi bối cảnh pháp lý mà chúng ta biết phần lớn là hình thành: cuộc khủng hoảng tiết kiệm của thập niên 1980, sự sụp đổ của gã khổng lồ ngành năng lượng Enron với một loạt vụ bê bối kế toán , và cuộc khủng hoảng nhà đất với cái tên Đại suy thoái. Mỗi thảm họa đều phát triển từ khủng hoảng trước đó. Việc kể các câu chuyện trên theo trình tự sẽ giúp mình họa mối tương quan giữa chúng và cung cấp cho bạn những hiểu biết cần thiết để lường trước và chuẩn bị tốt hơn cho cuộc khủng hoảng tài chính tiếp theo.

Bong Bóng Kinh Tế Và Làn Sóng Vỡ Nợ Quốc Gia

Bong Bóng Kinh Tế Và Làn Sóng Vỡ Nợ Quốc Gia

Cơn sóng thần tín dụng giá rẻ quét qua thế giới từ năm 2002 đến năm 2008 không phải là một hiện tượng tài chính đơn giản: đó là một sự cám dỗ, một cơ hội cho mọi xã hội phô bày những khía cạnh trong tính cách mà bình thường chúng ta không bao giờ để lộ ra. Người Iceland muốn ngừng câu cá và trở thành nhân viên ngân hàng đầu tư, người Đức muốn trở nên Đức hơn, còn người Ireland không muốn làm người Ireland nữa.

Cuốn sách này bắt đầu với một bản điều tra về những bong bóng vượt ra ngoài nước Mỹ. Nó tuyệt vời và bi hài đến mức các độc giả người Mỹ phải thốt lên rằng: “Ồ, những kẻ ngoại quốc này thật ngu ngốc”. Nhưng ngay sau đó, khi Lewis chuyển con mắt xét đoán không khoan nhượng về California và Washington, người Mỹ sẽ biết sự hài hước ấy chỉ là miếng mồi dẫn họ đến một cái bẫy khi choáng váng nhận ra rằng những khoản nợ của nước Mỹ – con nợ lớn nhất và tham lam nhất thế giới này – sắp đến hạn thanh toán.

Nền Kinh Tế Tăng Trưởng Và Sụp Đổ Như Thế Nào

Nền Kinh Tế Tăng Trưởng Và Sụp Đổ Như Thế Nào

Hàng ngày, tất cả chúng ta đều tham gia vào các hoạt động kinh tế. Các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, báo chí, internet … cũng đầy rẫy những bài viết, phân tích hay đưa tin về các sự kiện kinh tế.

Tuy nhiên, với đa số người dân, kinh tế học dường như vẫn là điều gì đó khó hiểu, trừu tượng, một lĩnh vực mà chỉ các “chuyên gia” mới biết và dám bàn đến mà thôi.

Chính vì lẽ đó, trong những năm gần đây nhiều học giả kinh tế nước ngoài đã bắt đầu biên soạn những cuốn sách đơn giản, dễ hiểu, nhằm giới thiệu đến độc giả đại chúng những khái niệm cơ bản nhất của kính tế học, hy vọng giúp lĩnh vực khô khan này trở nên gần gũi hơn với mọi người. Cuốn sách này cũng nằm trong số đó.

Rơi Tự Do – Nước Mỹ, Các Thị Trường Tự Do Và Sự Suy Sụp Của Nền Kinh Tế Thế Giới

Rơi Tự Do – Nước Mỹ, Các Thị Trường Tự Do Và Sự Suy Sụp Của Nền Kinh Tế Thế Giới

Đây là cuốn sách xuất bản đầu năm 2010 của Joseph Eugene Stiglitz – giáo sư Đại học Columbia, nhà kinh tế học hàng đầu thế giới thuộc trường phái Keynes. Không chỉ mô tả lại quá trình “rơi tự do” của nền kinh tế Mỹ bắt đầu từ mùa thu 2008, ông còn thảo luận qua 10 chương trong sách này các nguyên nhân sâu xa của khủng hoảng tài chính và đợt suy thoái quy mô toàn cầu hiện nay, bàn về một trật tự kinh tế toàn cầu mới được thiết lập sau cuộc khủng hoảng và đề xuất các hành động cải cách cần thiết để phục hồi và phòng tránh sự lặp lại của khủng hoảng. Có lẽ thông điệp lớn nhất của ông là kêu gọi sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế và những quy định trong một số lĩnh vực ngành nghề nhất định.

“Rơi tự do: nước Mỹ, các thị trường tự do và sự chìm đắm của nền kinh tế thế giới” đã vẽ nên một bức tranh toàn cảnh kinh tế Hoa Kỳ nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung trong giai đoạn hiện nay. Stiglitz, trong khi không dành quá nhiều giấy mực vào việc “truy tìm các thủ phạm gây ra khủng hoảng và quy trách nhiệm”, đã nỗ lực để phân tích các nội dung có ý nghĩa sâu xa hơn: đó là các động cơ, các học thuyết kinh tế làm nền tảng cho tư duy, hành động và cách biện hộ của chính phủ Mỹ, các tổ chức quốc tế cũng như các thành phần khác tham gia vào nền kinh tế. Vượt ra ngoài các yếu tố kỹ thuật trong hoạt động kinh tế, tác giả còn trình bày nhiều vấn đề từ góc độ chính trị, lịch sử, văn hóa xã hội.

Khủng Hoảng Tài Chính: Những Điềm Báo Trước Giờ G

Khủng Hoảng Tài Chính: Những Điềm Báo Trước Giờ G

Cách đây hơn 10 năm (2008), nhân loại chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng bao gồm sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng “đói” tín dụng, tình trạng sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở Mỹ và nhiều nước châu Âu, có nguồn gốc từ khủng hoảng tài chính ở phố Wall.

Tình trạng tồi tệ của các tổ chức tài chính thứ cấp đã dẫn tới “đói” tín dụng ở nhiều nước, ảnh hưởng nghiêm trọng tới khu vực sản xuất. Khủng hoảng tài chính toàn cầu đã kéo theo suy thoái kinh tế ở nhiều nước.​

Thời điểm đó, ngân hàng HSBC công bố tỷ lệ nợ xấu năm 2006 tăng 20%; Tập đoàn tài chính New Century, khi đó là hãng cho vay dưới chuẩn lớn nhất tại Mỹ, đệ đơn xin phá sản; Tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới Merrill Lynch bán tháo tài sản trong hai quỹ đầu tư Bear Stearns – nơi đã cho vay tín dụng dưới chuẩn hàng tỷ USD; ngân hàng lớn nhất của Pháp BNP Paribas đóng băng hoạt động rút vốn từ nhiều quỹ đầu tư…

Trong quyển sách Zero hour này, ông ấy và Andrew Pancholi (tác giả các “Báo cáo định thời điểm thị trường”) giải thích tất cả các chu kỳ này, các chu kỳ ảnh hưởng đến mọi thứ, từ định giá tiền tệ đến kết quả bầu cử, từ tốc độ tăng trưởng kinh tế ở châu Á đến tỷ lệ sinh sản ở Châu Âu. Bạn sẽ biết được, ví dụ:

  • Tại sao các công nghệ được thổi phồng nhất trong thời gian gần đây (xe hơi tự lái, trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, blockchain) không thể phát triển cho đến thập niên 2030.
  • Tại sao Trung Quốc có thể là một bong bóng lớn nhất trong niên kinh tế toàn cầu (và bạn sẽ là một gã ngốc nếu đầu tư vào đây)
  • Tại sao bạn nên đầu tư vào ngành công nghiệp dược phẩm và chăm sóc y tế, và thoát ra khỏi thị trường bất động sản và xe hơi

Sự Trở Lại Của Kinh Tế Học Suy Thoái

Sự Trở Lại Của Kinh Tế Học Suy Thoái

Đa số các nhà kình tế, trong mức độ mà họ suy nghĩ về đề tài này, đều cho rằng cuộc Đại suy thoái của thập niên 1930 chí là một thảm họa vu vơ và không cần thiết.

Phải chi Herbert Hoover không cố gắng cân bằng ngân sách trong bôi cánh kình tế suy thoái; phải chi Cục Dự trữ Liên bang không báo vệ chế độ bản vị vàng bất chấp cái giá phái trả là nền kinh tế quốc nội; phải chi người ta cung cấp thanh khoán cho các ngân hàng gặp khó khăn để làm dịu sự sợ hãi trong hệ thống ngân hàng những năm 1930-31… thì vụ sụp đố của thị trường chứng khoán năm 1929 cũng chí dân tới một cuộc suy thoái bình thường, không đáng để ý và chắc chắn sẽ rơi vào quên lãng.

Do các nhà kinh tế và những nhà làm chính sách đã “thuộc bài”… dường như một cuộc Đại suy thoái tương tự sẽ không bao giờ có cơ may xảy ra nữa. Liệu điều này có đúng hay không?

Lời kết

9 cuốn sách này cung cấp một khám phá toàn diện và đa dạng về cuộc Đại suy thoái, làm sáng tỏ nguyên nhân, hậu quả và những cá nhân bị ảnh hưởng bởi nó. Mang đến những hiểu biết có giá trị về các khía cạnh kinh tế và xã hội của thời kỳ hỗn loạn này trong lịch sử. 

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button