ListTheo chủ đề

Những quyển sách hay về con đường tơ lụa bạn nên đọc

Những quyển sách hay về con đường tơ lụa kể câu chuyện hấp dẫn về con đường huyền thoại xa xưa với bề dày lịch sử, văn hóa kéo dài hàng trăm năm qua..

Trên Con Đường Tơ Lụa Nam Á

Xem giá bán

…Con đường tơ lụa còn được gọi là con đường Đông – Tây với nhiều ý nghĩa sâu xa bởi không chỉ tơ lụa mà trên con đường đó còn hình thành việc giao thương các mặt hàng quý giá lúc bấy giờ, những nền tôn giáo và văn hóa hòa quyện vào nhau. Không chỉ có ý nghĩa về mặt thương mại, con đường tơ lụa còn có ý nghĩa về mặt quân sự khi các hoàng đế La Mã, các vị vua Hồi giáo, triều đại nhà Đường Trung Quốc, đế chế Ba Tư và Ottoman, Thành Cát Tư Hãn, vương triều Mughal đều sử dụng con đường Đông – Tây để cất vó ngựa chinh yên của mình trong việc mở mang bờ cõi.

…………….

Con đường ấy bây giờ có khi cũng đã biến mất, lúc lại bị chia năm xẻ bảy ra nhiều khúc khác nhau bởi các con đường nhựa hiện đại, hoặc có khi chỉ là con đường đất hoang tàn xơ xác… trên nhiều quốc gia khác nhau. Nhưng khi được bước chân đi trên những con đường ấy, lòng tôi luôn rộn ràng như tuổi 13 và cứ mơ màng xa xôi về hình ảnh đoàn thương gia với lạc đà cùng với túi hàng gồ ghề trên lưng băng qua cái nắng, cái gió hay cái lạnh thấu xương của sa mạc hoang vu rộng lớn để đến Istanbul, Rome và Venice. Họ đã cất tiếng ca ú a ú ờ để xua đi nỗi nhớ nhà, quyết tâm đến được những vùng đất mới lạ khi năm tháng dần trôi qua trên những cung đường quanh co có khi chạy cuốn hút vào những dãy núi xa mờ lẫn vào trong chân mây…

Độc Hành – Những Khám Phá Giá Trị Và Kỳ Lạ Trên Con Đường Tơ Lụa

Xem giá bán

“Bạn đã từng thấy đâu đó hình ảnh đoàn người cùng lạc đà thồ những kiện hàng nhẫn nại vượt biển cát mênh mông được thể hiện qua thơ, tranh ảnh, những câu chuyện thần thoại, những vở diễn trên sân khấu hay kịch bản điện ảnh chưa? Đó chính là sự biểu trưng hoàn hảo cho con đường huyền thoại xa xưa. Sau hai tháng dọc theo Con đường tơ lụa, tôi đã có những trải nghiệm đáng nhớ trong đời. Từ Kuwait, Iran của “vùng đất lửa” Trung Đông đến những đất nước gần như biệt lập ở Trung Á như Turkmenistan, Uzbekistan, Kyrgyzstan, Tajikistan, và hàng loạt các điểm đến xa xôi mà đoàn thương nhân năm xưa đã phải trải qua với biết bao nhiêu câu chuyện huyền bí, ly kỳ. Và tôi, cũng trên Con đường tơ lụa năm nào, đã lang thang qua bao nhiêu làng mạc, thị trấn heo hút không bóng người, tận mắt chứng kiến những công trình kiến trúc cổ có tuổi đời hàng trăm thậm chí hàng ngàn năm, may mắn tham dự những lễ hội truyền thống của địa phương, được đắm mình với cuộc sống cư dân bản địa ở Trung Đông hay khắp các nẻo đường Trung Á. Quyển sách ra đời sau chuyến đi mười tháng, trong đó có bốn tháng tôi phải miệt mài vẫy bút để lưu lại những kỷ niệm tuyệt vời trong hành trình ấy.

Quyển sách không viết theo kiểu tư liệu nghiên cứu lịch sử mà là quyển sách về du ký. Hành trình của chuyến đi sẽ được đúc kết thành những câu chuyện thông qua cảm xúc, nhận định về các vùng đất nằm trên vành đai Con đường tơ lụa. Tuy nhiên lịch sử lại là yếu tố quan trọng tạo nên sự biến đổi về văn hóa, tôn giáo, phong tục tập quán, kiến trúc và kể cả con người từng chịu ảnh hưởng bởi con đường giao thương cổ này và tôi đã sử dụng một số tư liệu lịch sử để người đọc dễ dàng hình dung hơn. Thông tin lịch sử được tôi ghi chép lại trong quá trình trò chuyện cùng các nhân vật, những tài liệu thu thập trên internet và những so sánh, nhận định và nhận xét mang tính chủ quan.

Nếu các bạn chưa có dịp đặt chân trên Con đường tơ lụa, hãy tìm một điểm tựa và cùng tôi phiêu lưu qua những trang sách này. Ở đó, có những câu chuyện trải nghiệm về cuộc sống con người, về vùng đất qua nhiều đổi thay từ những thăng trầm của lịch sử và trên hết là những thử thách của bản thân trong suốt hành trình khám phá đơn độc. Những câu chuyện du ký của một lữ khách Việt đi tìm dấu vết lạc đà trên Con đường tơ lụa lẫy lừng trong quá khứ.”

Trích đoạn

“Ngày đi đã gần kề, nhưng thông tin về Con đường tơ lụa vẫn ít ỏi như lá mùa thu, có lẽ những gì còn lại bây giờ chỉ là những dấu vết mờ ảo mà tôi phải tự mày mò. Thôi đành vậy. Phía trước mỗi hành trình dài luôn là những con đường thênh thang, rộng lớn và nhiều cơ hội ở các ngã rẽ kia mà!”

Người Trung Quốc không chỉ đơn thuần cưới vợ, sinh con mà việc chủ yếu là phát triển kinh tế. Tôi thấy rất nhiều hàng hóa Trung Quốc bày bán ở các siêu thị, các khu chợ lớn nhỏ ở thủ đô Dushanbe. Nào là quần áo, đồ chơi trẻ em, hàng kim khí điện máy, đồ gia dụng toàn là “made in China” nhan nhản khắp nơi. Đây chính là kết quả của sự mở rộng hoạt động kinh tế ồ ạt của Trung Quốc vào Tajikistan bắt đầu từ năm 2004, khi người Trung Quốc hoàn thành việc xây dựng con đường ở khu vực đèo Kulma.”.

Tuyến đường ô tô hiện đại, có nơi chạy trên độ cao 4.000 mét so với mực nước biển, đã làm đơn giản hóa đáng kể các mối quan hệ kinh tế, bằng chứng là chi phí vận tải giữa hai nước giảm đi đáng kể.

Đôi lần tôi còn ứa nước mắt khi nghe những câu động viên kiểu như “Mày ổn chứ?!” hay “Người Việt Nam mà cũng đi du lịch đến xứ này à?” Thật ra, lúc đầu tôi cũng có phần ấm ức nhưng rồi riết quen. Khi đó, tôi chỉ có thể nói rằng: Việt Nam đang phát triển kinh tế mạnh mẽ và hội nhập với thế giới. Đất nước tao rất thanh bình có nhiều danh lam thắng cảnh được xếp vào hàng kỳ quan đấy.

Còn lần này, vì có thiện cảm với người Iran nên tôi tỏ vẻ đồng tình, gật đầu lia lịa.– Bác đã đến Việt Nam chưa ạ?– Chưa, chưa bao giờ – Ông già lắc đầu nguầy nguậy.– Vậy bác nên đến Việt Nam đi, Việt Nam cũng đẹpvà bình yên như Iran vậy đó.”

Downloadsach

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button