Lịch sử - địa lý

Việt Nam Một Thiên Lịch Sử

 

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Nguyễn Khắc Viện

Download sách Việt Nam Một Thiên Lịch Sử ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : LỊCH SỬ – ĐỊA LÝ

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                      Download

Định dạng MOBI                      Download

Định dạng PDF                         Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Nước Việt Nam nằm trong vùng Đông Nam Á: Tại đây có những dấu hiệu được phát hiện cho thấy khỉ dạng người đã tìm xuất hiện ở nhiều nơi.

Tháng 8-1965, trong một hang động thuộc xã Tân Văn,tỉnh Lạng Sơn, người ta phát hiện di cốt của một vượn người, và những chiếc răng của một người vượn khác gần với người vượn Bắc Kinh hơn. Di cốt ấy đang được nghiên cứu, nhưng những nhận xét đầu tiên cho phép xác định thời điểm chúng xuất hiện là vào thời kì trung pleistocène (1) (khoảng 500.000 năm).

Các vết tích đầu tiên của một kỹ nghệ thực sự của con người được phát hiện tháng 11-1960, trên núi Đọ, tỉnh Thanh Hóa: ở một độ cao cách mặt ruộng xung quanh từ 20 đến 30m, người ta tìm thấy hàng nghìn mảnh tước dùng để cắt, cào. Trong số các mảnh tước có những nắm đấm hình hạnh nhân, hai mặt được gọt cẩn thận, điển hình cho thời kì chelléen. Điều đó khẳng định sự tồn tại của sơ kì đá cũ ở Việt Nam (một số nhà khảo học Việt Nam không công nhận điều này).

Trong nhiều hang động của các tỉnh Yên Bái, Ninh Bình, Quảng Bình với những lớp trầm tích chứa xương động vật thuộc thời kì hậu pleistocène, người ta đã phát hiện ra những chiếc răng và hàm của người vượn Homo sapiens (2). Vậy là con người vẫn tiếp tục tồn tại suốt một thời gian dài, cải tiến dần dần tuy rất chậm các công cụ của mình để tiến lên một kỹ nghệ hoàn thiện hơn.

Vào cuối thời đại đá cũ châu thổ sông Hồng chưa được phù sa lấp đầy, con người phải cư trú trong những khối núi đá vôi bao quanh các châu thổ, những khối núi này có nhiều hang động rộng rãi thuận tiện cho việc cư trú, gần các sông suối, rừng rậm sẵn thức ăn. Các hòn sỏi trong lòng suối cũng là nguyên liệu cần thiết để chế tác công cụ. Chính trong các hang động Hòa Bình và Bắc Sơn, người ta đã tìm thấy nhiều trung tâm văn hóa đồ đá, với những dụng cụ, những vật dụng hàng ngày, những dấu vết của bếp núc và những thứ được bỏ lại sau bữa ăn, chủ yếu là vỏ sò, ốc và xương thú.

Các công cụ được làm bằng đá đẽo còn thô kệch có hình dạng ê-líp, hình đĩa, hạnh nhân, làm thành những con dao, những cái cào, những rìu tay hình chữ nhật. Những hòn sỏi được dùng làm chày để giã các loại hạt. Dần dần xuất hiện loại rìu bằng đá mài, gọi là rìu Bắc Sơn. Các công cụ bằng xương hay sừng thú có vẻ không phổ biến. Có khả năng là cây tre, dễ sử dụng, được dùng rộng rãi cho nhiều việc khác nhau: cọc, tên bắn, dao và một gốc tre già được dùng để chứa đựng, thậm chí làm nồi để nấu thức ăn (cách làm này hiện nay vẫn còn phổ biến ở các miền núi).

Các thân tre, sọ dừa, vỏ bầu cũng được dùng làm vật đựng và nồi niêu. Vào thời kì Bắc Sơn, đồ gốm xuất hiện. Lúc đầu đất sét được nhào và nặn thành những khúc dài và tròn như những khúc dồi, rồi đem quấn lại để tạo thành những vật đựng hay những nồi niêu, sau đó người ta làm nhẵn cả mặt trong và mặt ngoài. Trong một số đồ vật được tìm thấy, người ta còn nhận ra những dấu vết chắc là của một thứ dụng cụ giống cái bay có buộc bằng một sợi dây leo, dùng để vỗ đất khi còn ướt. Nói chung, các đồ gốm còn thô kệch và được nung ở nhiệt độ không cao.

Hái lượm và săn bắn là những hoạt động chính, chưa có dấu vết của nông nghiệp, cũng không có dấu vết của gia súc, có lẽ trừ con chó.

Cũng vào thời kì ấy, ở các vùng ven biển Trung Bộ, con người sống chủ yếu bằng đánh cá và vỏ của những con sò (ruột sò dùng làm thức ăn) được chất thành những đống khổng lồ cao từ 5 đến 6m trải rộng trên nhiều nghìn mét vuông, điển hình nhất là trong vùng Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An. Trong các đông vỏ sò này, người ta cũng tìm thấy những xương thú (hươu, nai, trâu, chó) và những chiếc chày với cối bằng đá rỗng để nghiền các loại hạt. Nhiều công cụ bằng đá cũng được tìm thấy ở đấy.

Trong một đống vỏ sò ở Quỳnh Văn, đã tìm thấy nhiều ngôi mộ chôn tập trung thành nhóm, người chết được chôn ngồi, đầu gối gấp lại, với vài công cụ lao động và những vỏ sò, xương thú, hoặc bằng đá hay là những viên bi bằng đất nung có đục lỗ làm đồ trang sức. Trên mặt đồ gốm xuất hiện những hình vẽ trang trí; trên vách một cái hang ở tỉnh Hòa Bình, người ta tìm thấy một hình vẽ một con vật mình thú đầu người nhưng có sừng. Sự tồn tại của những vỏ sò trong những hang động ở xa biển cũng như những công cụ bằng đá ở những bờ biển không có nguyên liệu làm công cụ, có vẻ chứng minh rằng đã có những sự trao đổi giữa hai miền.

Có lý do đế nghĩ rằng vào cuối thời đại đá mới, cách đây năm, sáu nghìn năm, phần lớn các cư dân nguyên thủy đóng trên lãnh thổ hiện nay của Việt Nam đã bước vào kỉ nguyên trồng lúa. Những phát hiện khảo cổ gần đây đã cho thấy những vết tích của việc trồng lúa mỗi nơi một ít, từ Bắc chí Nam, từ miền trung đến đồng bằng, bờ biển hay xa hơn nữa, ở các đảo ngoài khơi. Ngoài các di chỉ đá mới đã được biết trong châu thổ Sông Hồng và lưu vực sông Mã, người ta còn tìm thấy trên bờ biển tỉnh Quảng Ninh, những di tích của nền văn hóa Hạ Long, có lẽ đã bắt nguồn từ các nền văn hóa hậu Bắc Sơn. Cũng trên bờ biển nhưng quá xuống phía Nam, trong phần bắc của Bình Trị Thiên, đã phát hiện di chỉ Bầu Tró mà lớp văn hóa có thể coi là một giai đoạn tiến hóa cao hơn của truyền thông Quỳnh Văn.


 

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button