Kinh điểnTiểu thuyết - ngôn tình

Người đẹp ngủ mê

nguoi-dep-ngu-me1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK NGƯỜI ĐẸP NGỦ MÊ

Tác giả : Yasunari Kawabata

Download sách Người đẹp ngủ mê ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : SÁCH KINH ĐIỂN

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PRC               Download

Định dạng EPUB            Download

Định dạng PDF               Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Qua tác phẩm “Người đẹp ngủ mê”, Kawabata mô tả những suy tư của một người đàn ông già với những cô gái trẻ hoàn toàn xa lạ, vô danh, khỏa thân chung chăn chiếu nhưng không hề có trao đổi bằng ngôn ngữ hoặc đụng chạm thân xác.

Đó như thái độ phản tỉnh của một người thực hành thiền định để tới giác ngộ về dục tính của chính mình và về ý nghĩa của nhân sinh.

Cũng trong tác phẩm này, Kawabata nhận định: “Trên thế gian không có gì cao quý bằng con người. Trong loài người không có gì vinh dự bằng thân thể trong trắng của người nữ. Tuy nhiên, để chiếm đoạt, sở hữu nó người ta phải phá hủy sự trinh khiết đó”.

Tác phẩm “Người đẹp ngủ mê” đã giúp cho tác giả Yasunari Kawabata trở thành tiểu thuyết gia người Nhật đầu tiên và người châu Á thứ ba đoạt giải Nobel Văn học năm 1968 với lời ca ngợi của Viện Hàn Lâm Thụy Điển rằng: “Ông là người tôn vinh cái đẹp hư ảo và hình ảnh u uất của hiện hữu trong đời sống thiên nhiên và trong định mệnh con người”.

Yasunari Kawabata sinh năm 1899 và mất năm 1972. Sinh ra ở Osaka, sớm mồ côi năm lên hai tuổi, từ đóYasunari Kawabata và chị sống lần lượt cùng ông bà ngoại và gia đình người dì.

Cảm thức cô đơn trong tác phẩm văn chương của Kawabata thường phản ánh từ chính cuộc sống thời thơ ấu và tuổi trẻ của ông. Cái cô đơn ấy bắt đầu với tập “Nhật ký tuổi mười sáu”được xuất bản vào năm 1925.

Rồi lần lượt là sự ra đời của các tác phẩm như: “Izu no Odoriko” (Vũ nữ Izu, 1926), “Tenohira no Shosetsu” (Những truyện ngắn trong lòng bàn tay, 1926),”Asakusa Kurerai dan” (Hồng đoàn Asakusa, 1930),”Kinju” (Cầm thú, 1933), “Yukiguni” (Xứ tuyết, 1935-1937 & 1947), “Meijin” (Danh thủ cờ vây, 1951-1954),”Utsukushisa to Kanashimi to” (Đẹp và buồn, 1964),”Utsukushii Nihon no Watakushi” (Đất Phù Tang, cái đẹp và tôi, 1968), “Kani wa Nagaku” (Tóc dài, 1970)…

Bên cạnh viết văn, Kawabata còn làm phóng viên cho một số tờ báo mà đáng chú ý nhất là tờ Mainnichi Shimbun ở Osaka và Tokyo.

Nhà văn García Márquez của Colombia tình cờ đọc “Người đẹp ngủ mê” của Kawabata trên một chuyến bay và từ cảm hứng được gợi từ cuốn tiểu thuyết này đã xây dựng về cuộc tình giữa một ông già 90 tuổi và một cô gái 14 tuổi qua cuốn “Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi”.

Trích dẫn :

Ông không được làm điều gì bất nhã, người đàn bà ở quán trọ cảnh giới ông già Eguchi. Không được thọc ngón tay vào miệng cô gái đang ngủ, hay thử làm bất cứ việc gì khác tương tự.

Ở tầng một, chỉ có hai phòng : phòng đầu mà hai người đang đứng nói chuyện rộng chừng tám chiếu 1, và một phòng ngủ bên cạnh; nhưng tầng trên nữa hình như chẳng có phòng nào; và ở tầng trệt thì có vẻ chỉ dành làm phòng khách nên ngôi nhà này không đáng mang danh là một quán trọ. Thực ra chẳng có bảng hiệu nào ở cổng, chắc vì những điều bí ẩn của ngôi nhà không cho phép công khai treo bảng. Không khí im ắng, tĩnh mịch. Ngo i trừ người đàn bà đã mở cái cổng khóa chặt đưa ông vào nhà và bây giờ đang đứng nói chuyện cùng ông, chẳng thấy bóng người nào khác. Đây là lần đầu tiên ông đến chỗ này và ông không thể đoán ra mụ là bà chủ hay người giúp việc. Tốt hơn không nên hỏi.

Mụ có lẽ đã quá xa tuổi bốn mươi tuy giọng nói nghe còn trẻ và bề ngoài cố tạo cho mình một dáng điệu, một cung cách điềm tĩnh và đứng đắn. Đôi môi mỏng dính không hở ra khi nói. Ít khi nhìn thẳng Eguchi. Có cái gì trong đôi mắt đen thẫm ấy làm ông bớt ngờ vực, và mụ lại tỏ ra thoải mái tự nhiên. Mụ pha trà từ cái ấm nước bằng sắt đặt trên lò than bằng đồng. Nhờ chất lượng lá trà và cách pha, trà ngon một cách lạ lùng, nhất là so với nơi chốn và tình cảnh hiện tại, khiến ông già Eguchi cảm thấy dễ chịu. Một bức tranh của Kawai Gyokudo 2 treo ở hốc tường, chắc là tranh in lại, vẽ một làng miền núi với màu ấm của lá thu vàng. Thực ra chẳng có gì trong cái phòng này khiến ta nghĩ nó chứa đựng những chuyện bí ẩn lạ thường.

“Và xin đừng bao giờ tìm cách đánh thức cô gái. Dù ông làm cách gì đi nữa, cô ta không thức dậy được đâu. Cô ta ngủ say li bì và chẳng cảm nhận chi hết”. Người đàn bà lập lại: “Cô ta chỉ ngủ và ngủ, chẳng hay biết gì từ đầu đến cuối. Không biết được ai nằm bên cạnh mình suốt đêm đâu. Ông chẳng nên lo ngại”.

Eguchi không nói gì, giữ những mối nghi ngờ xuất hiện trong đầu cho riêng mình.

“Cô gái rất xinh. Tôi chỉ chọn những người khách đáng tin cậy thôi”.

Ông quay mắt sang chỗ khác, nhìn đồng hồ đeo tay.

“Mấy giờ rồi nhỉ?”

“Mười một giờ kém mười lăm”.

“Tôi cũng đoán thế. Các cụ ông thường đi ngủ sớm và dậy sớm. Tùy ông đấy, khi nào cảm thấy sẵn sàng”.

Người đàn bà đứng dậy, mở khóa cửa phòng bên cạnh. Mụ dùng tay trái. Eguchi nhìn mụ, nín thở, dù động tác dùng tay trái mở cửa phòng này tự nó chẳng có gì đáng chú ý. Mụ ghé mắt nhìn vào căn phòng. Chắc chắn là mụ có thói quen nhìn vào phòng từ ngưỡng cửa như thế, và cũng chẳng có gì khác thường việc mụ quay lưng về phía Eguchi. Vậy mà ông thấy nó lạ lùng. Một con chim to và lạ thêu trên cái nút thắt chiếc đai lưng. Ông không biết nó thuộc loài chim nào. Tại sao mắt và chân chim lại hiện thực quá đỗi trong một hình chim cách điệu hóa? Chắc chắn không phải vì con chim này mà ông cảm thấy bất an, đó chỉ là một hình thêu vụng về; nhưng nếu nỗi bất an dính liền với tấm lưng của người đàn bà thì nó lại nằm ngay nơi con chim. Chiếc đai lưng có nền màu vàng nhạt, gần như trắng.

Căn phòng bên cạnh được thắp sáng lờ mờ. Người đàn bà đóng lại cánh cửa nhưng không khóa rồi đặt chiếc chìa khóa lên bàn trước mặt Eguchi. Cung cách cũng như giọng nói của mụ không để lộ ra chút gì là mụ vừa xem xét một căn phòng bí mật.

“Chìa khóa đây. Tôi mong ông ngủ ngon giấc. Nếu ông cảm thấy khó ngủ thì có sẵn thuốc ngủ bên gối”.

“Bà có gì uống không?”

“Ở đây không phục vụ rượu”.

“Tôi không thể làm một ly trước khi ngủ hay sao?”

“Không”.

“Cô gái đang ở phòng bên?”

“Cô đang ngủ và chờ ông”.

“Thật à?” Eguchi tỏ vẻ hơi ngạc nhiên. Cô gái vào phòng bên tự hồi nào? Cô ngủ được bao lâu rồi? Có phải người đàn bà mở cửa phòng lúc nãy là để xem cô đã ngủ say chưa? Eguchi đã từng nghe một người bạn thường lui tới chốn này kể rằng các cô gái đợi khách khi đã ngủ say, và không tỉnh giấc; nhưng ngay bây giờ khi đang ở đây, ông lại thấy khó tin chuyện này.

“Ông muốn thay đồ ở đâu?” Mụ có vẻ sẵn sàng giúp ông. Eguchi không trả lời.

“Nghe tiếng sóng kìa. Và tiếng gió”.

“Tiếng sóng?”

“Chúc ông ngủ ngon”. Mụ rút lui.

Còn lại một mình, ông già Eguchi nhìn quanh căn phòng, trống rỗng và không có sự xếp đặt bí ẩn nào. Rồi ánh mắt ông dừng lại trên cánh cửa dẫn vào phòng bên cạnh. Cánh cửa làm bằng gỗ thông bá hương, rộng gần một thước, có vẻ được đặt thêm vào sau khi ngôi nhà đã xây xong. Ngay cả bức tường khi nhìn kỹ mới thấy nó được bịt kín lại, thay thế cái vách ngăn di động chia đôi hai phòng trước đó, để làm một phòng bí mật cho các người đẹp ngủ mê. Tường được sơn cùng màu như các tường khác nhưng có vẻ tươi mới hơn.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button