Chuyên ngành

Hiểu Lòng Con Trẻ (Tiểu Học)

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Vương Nghệ Lâm

Download sách Hiểu Lòng Con Trẻ (Tiểu Học) ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Nuôi dạy con

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Bước vào bậc tiểu học, trẻ đã trở thành những học sinh thực thụ, cuộc sống của trẻ không chỉ có vui chơi mà còn có cả nhiệm vụ học tập nữa, khi trẻ lớn hơn thì tâm lí cũng dần trưởng thành hơn:

Tại sao học sinh ngoan cũng rất nghịch ngợm? Tại sao trẻ bị mất đồ mà không muốn tìm?

Tại sao trẻ rất giỏi giang mà vẫn không có bạn?

Tại sao trẻ than mệt mỗi khi học môn tập làm văn? Tại sao trẻ luôn muốn cha mẹ phải kèm làm bài tập?

Tại sao trẻ luôn “quan trọng hóa” những việc rất nhỏ nhặt? Làm gì khi trẻ không thừa nhận mình thua?

Cuốn sách không chỉ đề cập tới 32 vấn đề đau đầu của các bậc cha mẹ, mà còn là lời tâm sự của trẻ, giúp cha mẹ hiểu được tâm lí trẻ để kịp thời hướng dẫn, uốn nắn trẻ khôn lớn thành người.

LỜI NÓI ĐẦU

Mới ngày nào, trẻ còn quấn quýt bên cha mẹ, vậy mà giờ đã bước vào lớp một, chính thức trở thành học sinh tiểu học rồi. Lúc này, trẻ không chỉ biết vui chơi mà còn có một nhiệm vụ vô cùng quan trọng, đó là học tập. Càng lớn, trẻ lại càng phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn, chính vì vậy, sự lo lắng buồn phiền của trẻ xuất hiện cũng nhiều hơn.

Hơn nữa, sự trưởng thành về tâm sinh lí của trẻ, cùng với những thay đổi của môi trường xung quanh luôn là những thử thách mới lạ cho cha mẹ. Vì lúc này, khả năng tự lập của trẻ đã tương đối tốt, nên những việc chăm lo trẻ như ăn, uống, ngủ, nghỉ sẽ bị đẩy xuống hàng thứ yếu; thay vào đó, việc dạy dỗ trẻ học tập, rèn luyện cho trẻ các kĩ năng sống lại trở thành nhiệm vụ trọng yếu. Trẻ trong giai đoạn này có sự thay đổi và phát triển rõ rệt về thể chất, tâm lí cũng như tri thức; nhưng dù có thay đổi đến thế nào thì cha mẹ cũng không được để những biểu hiện bên ngoài ấy đánh lừa, trẻ con vẫn là trẻ con, chúng hãy còn rất ngây thơ và non nớt. Do đó cha mẹ cần hiểu tâm lí trẻ, khoan dung với trẻ, đồng thời vẫn phải giữ vai trò của một người thầy giỏi, người bạn tốt, người dạy dỗ những kiến thức mới và đầu tiên trong cuộc đời trẻ.

Lứa tuổi trẻ học tiểu học tương đối dài (thường từ 6 – 12 tuổi). Với những trẻ có tâm sinh lí phát triển tương đối nhanh thì mỗi năm lên lớp, kiến thức và tâm lí của trẻ đều có sự thay đổi rất lớn. Đa phần trẻ dưới 8, 9 tuổi có xu hướng phụ thuộc vào cha mẹ, nhưng từ 9 tuổi trở lên là bắt đầu có ý thức tự lập mạnh mẽ, đến khi kết thúc giai đoạn tiểu học cũng là lúc trẻ bước vào tuổi dậy thì. Trong cuốn sách này, chúng tôi xin phân tích những biểu hiện khác nhau của trẻ đối với một vấn đề, nhằm tiếp cận gần nhất thế giới nội tâm của trẻ.

Những kinh nghiệm cuộc sống mà trẻ có được trong giai đoạn tiểu học là vô cùng quý giá, ảnh hưởng của thế giới bên ngoài đối với trẻ cũng là vô cùng quan trọng, trẻ tuy không còn ngây thơ như một trang giấy trắng nhưng vẫn dễ bị các yếu tố xung quanh tác động, tùy theo nét vẽ của người lớn mà trang giấy ấy sẽ hiện lên đường thẳng hay đường cong. Do đó, lời nói, cử chỉ, hành vi, thái độ của cha mẹ đều có ảnh hưởng rất lớn đến trẻ; đặc biệt, cha mẹ còn phát hiện đây là thời kì thu hoạch những “hạt giống” mà mình đã “gieo” vào tâm hồn trẻ, “gieo” sự nhẫn nại nhận được sự ôn hòa, “gieo” tình yêu và sự tôn trọng sẽ gặt hái an lành. Điều này cũng nhắc nhở rằng, trong những năm tháng trẻ hình thành tính cách, việc cha mẹ giáo dục trẻ có vai trò rất quan trọng; dạy trẻ thế nào, trẻ sẽ có được tính cách như thế ấy. Có thể coi trẻ là chiếc gương phản chiếu tâm hồn, lối sống của cha mẹ và những người sống xung quanh.

Chúng tôi hi vọng cuốn sách có thể giúp cha mẹ dạy dỗ trẻ tốt hơn, cha mẹ sẽ tìm thấy câu trả lời cho những thắc mắc của mình sau khi đọc xong cuốn sách này. Chúc cho bé yêu của các bậc cha mẹ được lớn lên một cách vui vẻ, lành mạnh; chúc cho mọi gia đình trên thế gian này đều được sống trong tình yêu, sự chia sẻ cảm thông và hạnh phúc.

HÀNH VI VÀ THÓI QUEN

Khi trẻ bước vào tiểu học, môi trường xung quanh sẽ trở nên phức tạp hơn, càng ngày càng xuất hiện nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Rất nhiều rắc rối đã xảy ra trong quá trình trưởng thành của trẻ; ví dụ thấy bạn bè có đồ chơi là đòi cha mẹ mua bằng được, khi không thích đi học thì giả vờ bị ốm, có tính “tắt mắt” mặc dù không phải là học sinh cá biệt, rồi thường xuyên xảy ra những chuyện vặt vãnh như quên làm bài tập, quên bảng, hộp bút…

CHA MẸ CẦN GHI NHỚ:

• Khi thấy trẻ có hành động kì lạ, cha mẹ vì quá cầu toàn mà trách mắng trẻ thì sẽ phản tác dụng, không nên tùy tiện chụp mũ, đổ oan cho trẻ.

• Không nên quan trọng hóa một vài hành vi sai trái không thường xuyên của trẻ, thái độ của cha mẹ có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục. Bởi vậy, khi gặp những vấn đề rắc rối, cha mẹ cần bình tĩnh đặt câu hỏi: “Làm như vậy có khiến cho sự việc tồi tệ hơn không?”, “Làm như vậy có ảnh hưởng tới quan hệ giữa mình và con không?”

LÀM GÌ KHI TRẺ THÍCH MÁCH CÔ GIÁO?

Con gái mình học lớp 3, thành tích học tập của con rất tốt nên được cô phân công làm cán bộ lớp. Nhưng bé có một tật xấu là hễ có chuyện gì lại mách cô giáo ngay, dường như đó đã là câu cửa miệng của bé. Có một hôm, bố bé mở bưu phẩm, quên không vứt giấy gói vào thùng rác mà lại để bừa trên sàn nhà, chẳng kịp nghĩ ngợi gì, bé buột miệng nói ngay: “Bố vứt rác ra nhà, con sẽ báo cáo với cô giáo!”, bố mẹ nghe vậy vừa bực lại vừa buồn cười. Cô giáo cũng từng phản ánh với mình rằng, bé rất thích “mách tội” các bạn, thậm chí cả những việc không có gì to tát, ví dụ như bạn ngồi phía trên nói chuyện với bé trong giờ học, bé cũng lập tức mách cô. Tuy bề ngoài cô giáo nói không vấn đề gì nhưng thực chất trong lòng sẽ cảm thấy phiền phức. Thêm vào đó, mình rất lo mối quan hệ giữa bé với các bạn sẽ bị ảnh hưởng, vì những bé có tật “mách lẻo” thầy cô thường không được bạn bè yêu mến. Mình băn khoăn không biết phải giải quyết việc này thế nào đây?

LẮNG NGHE TIẾNG LÒNG CON TRẺ

1. Quyết tâm bảo vệ quy tắc

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ thích mách thầy cô, có thể vì chúng đã hiểu và muốn bảo vệ một số quy tắc nào đó một cách nghiêm túc, chẳng hạn như cô giáo yêu cầu trong giờ học không được nói chuyện riêng, nên nếu bạn nào nói chuyện thì lập tức trẻ cho rằng bạn đó đã vi phạm kỉ luật của lớp.

2. Lấy lòng người lớn

Tuy nhiên, vấn đề không chỉ dừng lại ở đó, hành động của trẻ cũng có nhiều mục đích khác biệt. Nếu như trong lúc bảo vệ quy tắc mà trẻ tự khen bản thân là người biết giữ phép tắc, là một học sinh ngoan thì mục đích thật sự của trẻ chính là muốn được người lớn công nhận, khen ngợi; trẻ đang muốn nói với cha mẹ và cô giáo rằng: “Con biết làm như thế là sai, con không làm giống bạn, con là học sinh ngoan.” Những tình huống này thường xuất hiện ở những học sinh nhỏ tuổi, còn những học sinh lớn hơn một chút thì hành động này không nhằm mục đích tự đề cao mình mà thực chất là tranh giành công lao, muốn lấy lòng người lớn để được họ tin tưởng; vì mong muốn giành được một vị trí đặc biệt mà sẵn sàng hi sinh tình bạn.

3. Kể tội bạn khác

Nếu như sau khi mách cô mà trẻ tỏ ra rất vui vẻ, thậm chí không để ý đến sự tủi thân, trách móc của người bạn bị mách tội, thì mục đích của hành động này chính là cố ý muốn gây phiền phức cho người khác. Cũng có thể hành động của đối phương ảnh hưởng xấu đến trẻ, khiến trẻ phải mách cô để thoát khỏi sự làm phiền của đối phương. Ví dụ, có một bạn nam nghịch ngợm luôn phá quấy bạn nữ học bài, khiến bạn nữ ấy không chịu được, phải mách cô giáo, mục đích là nhờ cô giúp đỡ để bạn nam kia không quấy rối nữa. Cũng có thể là giữa bọn trẻ xảy ra xích mích nên dẫn đến việc “mách lẻo”. Ví dụ, hai đứa trẻ nói chuyện với nhau rất sôi nổi, do sơ ý nên thốt ra một câu chọc giận đối phương, gây ra bất hòa, thế là bạn kia bèn mách cô để giải tỏa nỗi ấm ức trong lòng. Trong những tình huống như thế, cha mẹ và cô giáo thường nghe thấy những câu đại loại như “Bạn ấy nói như thế trước.” hoặc “Bạn ấy gây chuyện với con trước.”

Chúng ta cũng dễ dàng nhận ra một điều, con gái thường thích mách lẻo hơn con trai, đó có thể là do các bé gái thường phụ thuộc và coi trọng sự đánh giá của người lớn hơn các bé trai.

4. Chưa đủ khéo léo trong giao tiếp

Nhìn chung, hành động thích mách cô giáo và cha mẹ thể hiện việc trẻ chưa đủ khéo léo trong giao tiếp xã hội. Càng tích cực giao tiếp với người khác, con người càng trở nên khéo léo, chừng mực và kinh nghiệm tích lũy được cũng nhiều hơn. Càng lớn thì trẻ càng có nhiều cơ hội giao lưu với các bạn cùng độ tuổi, như vậy lại càng có thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm, đến một chừng mực nào đó, tình trạng mách lẻo cũng sẽ được cải thiện dần.

Từ những phân tích trên có thể thấy, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thích mách lẻo ở trẻ nhỏ, có lúc để thỏa mãn nhu cầu nội tâm của bản thân, có lúc là để tìm kiếm sự giúp đỡ từ người lớn hoặc bảo vệ lẽ phải, nhưng có lúc đơn thuần chỉ là kể tội bạn khác. Nếu như mục đích của trẻ là để thỏa mãn nhu cầu tâm lí thì khi được cha mẹ, thầy cô uốn nắn, hành vi đó sẽ dần giảm bớt; còn nếu là để tìm kiếm sự giúp đỡ hoặc bảo vệ lẽ phải thì có thể chấp nhận được, nhưng người lớn cần chú ý dạy cho trẻ phương pháp phù hợp; còn trường hợp kể tội người khác, biểu dương bản thân thì trẻ cần phải học cách giữ bí mật, vì đó là một phẩm chất đạo đức không thể thiếu.

Bên cạnh đó, có thể trẻ cũng không phân biệt rõ nhiều mục đích như phân tích ở trên mà chỉ là hành động mách cô giáo thông thường, trường hợp này nếu bị các bạn tẩy chay, trẻ sẽ rất buồn bã.

Chính vì thế, cha mẹ cần phải uốn nắn trẻ kịp thời.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button