Review

Tự Truyện Helen Keller – Câu Chuyện Đời Tôi

Thể loại Văn học nước ngoài
Tác giả Helen Keller
NXB NXB Văn Hóa – Văn Nghệ
Công ty phát hành Saigon Books
Số trang 428
Ngày xuất bản 09-2017
Giá bánXem giá bán

Giới thiệu sách


“Tôi khởi sự kể lại đời mình với một nỗi e sợ. Nói theo cách nào đó, tôi cảm thấy một sự do dự mang tính dị đoan khi vén mở bức màn che phủ thời thơ ấu của mình như một lớp sương mù vàng vọt. Khi cố phân định những ấn tượng thuở đầu đời, tôi nhận ra rằng thực tế và trí tưởng tượng của mình khá giống nhau trong suốt những năm nối kết quá khứ với hiện tại. Người phụ nữ trưởng thành vẽ lại những trải nghiệm ấu thơ theo trí tưởng tượng của riêng mình. Bởi vì, một vài ấn tượng nổi lên rõ mồn một từ những năm đầu đời của tôi; nhưng “những bóng đen của tù ngục lại chìm vào quên lãng”.

“Những bóng đen ngục tù” mà tác giả nhắc đến bắt đầu từ lúc bà chưa đầy 20 tháng tuổi, khi cơn sốt viêm màng não đã lấy đi của bà những gì bình thường nhất mà mỗi con người đều được sở hữu. Và cuốn sách mà chúng ta đang cầm trên tay cũng chính là hành trình dài hơn 20 năm mà Helen Keller đã trải qua kể từ khi trở thành người khiếm thị. Trải qua từng ấy năm sống với bóng tối và sự im lặng đến đáng sợ, nhưng những thách thức của cuộc đời dường như là không đủ để đánh gục một trong những người phụ nữ vĩ đại nhất của Thế kỷ XIX. Vượt qua thời thơ ấu gian khó trong hoàn cảnh không thể dùng đôi mắt để nhìn, đôi tai để nghe và trò chuyện như một người bình thường, Helen Keller đã trở thành một biểu tượng của tinh thần tự lực phi thường, đồng thời truyền tải nguồn nghị lực sống vô tận cho những con người cùng cảnh ngộ: “Tính cách không thể phát triển một cách dễ dàng trong bình lặng. Chỉ qua thử thách và gian khổ, tâm hồn ta mới trở nên mạnh mẽ hơn, hoài bão hình thành, công thành danh tựu”.

[taq_review]

Trích dẫn


Bây giờ tôi đã có chìa khóa mở vào mọi ngôn ngữ, và tôi háo hức muốn học cách sử dụng nó.

Những đứa trẻ không bị điếc, thủ đắc ngôn ngữ mà không cần bất cứ nỗ lực đặc thù nào; những từ ngữ rơi từ môi người khác, chúng bắt được dễ dàng, có thể nói, một cách vui sướng, trong khi đứa trẻ nhỏ bị điếc, phải đánh bẫy chúng bằng một quá trình chậm chạp, và thường khi, nhọc nhằn. Nhưng bất luận quá trình nào, kết quả đều tuyệt vời. Dần dần, từ việc gọi tên một sự vật, chúng tôi[26] tiến lên từng bước, cho đến khi chúng tôi đã băng qua khoảng cách bao la giữa một vần bập bẹ đầu tiên của mình, để đến với chuỗi ý tưởng trong một dòng thơ của Shakespeare.

Ban đầu, cô giáo nói với tôi về một vật mới, và đặt rất ít câu hỏi. Những ý kiến của tôi thì mơ hồ, và vốn từ của tôi thì bất cập; nhưng khi kiến thức của tôi về sự vật tăng lên, và tôi học ngày càng thêm nhiều từ hơn, thì cái lãnh vực học hỏi của tôi rộng thêm ra, và tôi thường trở đi trở lại cùng một đề tài, háo hức muốn có thêm thông tin. Đôi khi một từ mới làm sống lại một hình ảnh mà kinh nghiệm xa xưa nào đó đã ghi khắc trên óc não tôi. Tôi nhớ buổi sáng khi mà lần đầu tiên tôi hỏi nghĩa của từ “yêu.”

Đây là trước khi tôi biết được nhiều từ. Tôi đã tìm thấy một vài bông hoa violet nở sớm trong vườn, và đem chúng đến cho cô giáo. Cô cố hôn tôi: nhưng vào thời điểm đó, tôi không thích bất cứ ai hôn tôi ngoài mẹ tôi. Cô Sullivan nhẹ nhàng ôm lấy tôi và đánh vần vào bàn tay tôi, “ cô yêu Helen.”

“Tình yêu là gì hả cô?” tôi hỏi. Cô kéo tôi sát vào cô, đặt tay cô lên trái tim tôi và nói: “Nó ở đây.” Đây là lần đầu tiên tôi ý thức về tiếng đập của trái tim mình. Những lời nói của cô gây bối rối nhiều cho tôi, bởi vì lúc bấy giờ, tôi không hiểu bất cứ cái gì, trừ phi tôi sờ vào nó.

Tôi ngửi những bông violet trong tay cô và hỏi một câu hỏi – một nửa bằng những từ, một nửa bằng những dấu hiệu – mà có nghĩa là: “Có phải tình yêu là hương thơm của hoa?” “Không,” cô giáo nói. Tôi lại suy nghĩ. Mặt trời ấm áp chiếu trên chúng tôi. “Cái này không phải là tình yêu?” tôi hỏi, chỉ về hướng mà từ đó hơi nóng đến. Đối với tôi, dường như không thể có cái gì đẹp hơn mặt trời, mà hơi ấm của nó làm cho mọi sự vật tăng trưởng. Nhưng cô Sullivan lắc đầu, và tôi rất bối rối và thất vọng. Tôi nghĩ, thật kỳ lạ, tại sao cô giáo không thể chỉ cho tôi tình yêu.

Một hai hôm sau, tôi học xâu những hạt cườm nhiều kích cỡ thành những nhóm đối xứng – hai hạt lớn, ba hạt nhỏ, và cứ thế. Tôi làm sai nhiều lần, và cô Sullivan lại kiên nhẫn, dịu dàng chỉ ra chỗ sai, lặp đi lặp lại. Sau cùng, tôi nhận thấy một sai lầm rất hiển nhiên trong trình tự. Tôi tập trung sự chú ý vào bài học và cố suy nghĩ, lẽ ra tôi nên sắp xếp những hạt cườm như thế nào. Cô Sullivan sờ vào trán tôi và đánh vần với sự nhấn mạnh: “Suy nghĩ.”

Trong một chớp nhoáng, tôi biết rằng từ đó là tên của cái quá trình mà đang diễn ra trong đầu tôi. Đây là tri giác có ý thức đầu tiên của tôi về một từ trừu tượng.[27]

Tôi lặng thinh một hồi lâu – tôi không đang nghĩ về những hạt cườm, mà đang cố tìm ra ý nghĩa của từ “yêu” trong ánh sáng của ý tưởng mới này. Suốt ngày trời âm u, và có những cơn mưa rào ngắn; nhưng bỗng nhiên mặt trời ló ra trong cái nét huy hoàng miền Nam của nó.

Tôi lại hỏi cô giáo: “Cái này không phải là tình yêu?”

“Tình yêu là một cái gì đó giống như những đám mây trên bầu trời trước khi mặt trời hiện ra,” cô đáp. Rồi, trong những từ đơn giản hơn những từ này – mà vào lúc đó, tôi đã không thể hiểu – cô giải thích, “Em không thể sờ những đám mây, em biết đó; nhưng em cảm nhận mưa và biết, những bông hoa và mặt đất khát nước vui mừng ra sao, khi có mưa sau một ngày nóng bức. Em cũng không thể sờ vào tình yêu; nhưng em cảm nhận sự êm ái mà nó rót vào mọi sự. Không có tình yêu, em sẽ không hạnh phúc hay muốn vui chơi.”

Cái chân lý đẹp đẽ đột ngột xuất hiện trên tâm trí tôi – tôi cảm thấy rằng, có những đường vô hình trải ra giữa linh hồn tôi và linh hồn của những người khác.

Từ khởi đầu việc giáo dục của tôi, cô Sullivan tạo thói quen “nói chuyện” với tôi như cô thường nói với một đứa trẻ bình thường; sự khác biệt duy nhất, là cô đánh vần những câu vào bàn tay tôi, thay vì nói bằng miệng. Nếu tôi không biết những từ và thành ngữ cần thiết để diễn đạt những ý nghĩ của mình, thì cô cung cấp chúng; thậm chí, cô gợi chuyện, khi tôi không thể tiếp tục phần của mình.

Quá trình này tiếp tục trong vài năm; bởi vì đứa trẻ bị điếc, không thể học trong một tháng, hay thậm chí 2, 3 năm, vô số thành ngữ và câu nói đơn giản nhất, được dùng trong giao tiếp hằng ngày. Đứa trẻ nhỏ bình thường học những cái này bằng việc lặp lại và bắt chước thường trực. Cuộc trò chuyện mà nó nghe tại nhà kích thích tâm trí nó, gợi ra những đề tài và thúc đẩy nó diễn đạt những ý tưởng của mình một cách tự phát.

Đứa trẻ bị điếc không thể thực hiện sự trao đổi ý tưởng tự nhiên này. Nhận thức được điều này, cô giáo quyết tâm cung cấp những loại khích lệ mà tôi thiếu. Cô làm việc này bằng cách lặp lại cho tôi, như có thể, đúng nguyên văn những gì cô nghe, và bằng cách cho tôi thấy, như thế nào, mà tôi có thể tham gia vào cuộc đàm thoại. Nhưng, phải mất một thời gian dài, tôi mới dám mạo hiểm chủ động gợi chuyện, và càng lâu hơn nữa, tôi mới có thể tìm thấy một cái gì đó thích hợp để nói đúng lúc.

Người điếc và mù thấy khó mà đàm thoại một cách dễ dàng. Sự khó khăn càng tăng, trong trường hợp người vừa điếc vừa mù! Họ không thể – nếu không có sự trợ giúp – phân biệt cái âm điệu của giọng nói, hay đi qua những cung bậc của âm điệu vốn mang ý nghĩa đến cho những từ; họ cũng không thể quan sát vẻ mặt của người nói, và một cái nhìn thường là chính linh hồn của cái mà người ta nói.

 

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button